Nắmvữngkháiniệm,điềukiệnra đờicủasảnxuấthànghóavàhai
thuộctínhcủahànghóađểtừđóthấyrõtínhchấthaimặtcủalao động
sảnxuấthànghóavàlượnggiátrịcủahànghóa.
Hiểu rõ nguồn gốc, bản chất, chức năng của tiền tệ.
Nội dung và cơ chế tác động của quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh và
quy luật cung cầu.
Từ đó học viên cần liên hệ giữa lý luận với thực tiễn sản xuất hàng hóa
ở nước ta hiện nay theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
40 trang |
Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1110 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Hàng hóa tiền tệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Th.s Lê Minh Tuấn 1
Th.s Lê Minh Tuấn 2
Mục đích, yêu cầu:
Nắm vững khái niệm, điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa và hai
thuộc tính của hàng hóa để từ đó thấy rõ tính chất hai mặt của lao động
sản xuất hàng hóa và lượng giá trị của hàng hóa.
Hiểu rõ nguồn gốc, bản chất, chức năng của tiền tệ.
Nội dung và cơ chế tác động của quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh và
quy luật cung cầu.
Từ đó học viên cần liên hệ giữa lý luận với thực tiễn sản xuất hàng hóa
ở nước ta hiện nay theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
I/ SẢN XUẤT HÀNG HÓA.
II/ HÀNG HÓA
III/ TIỀN TỆ.
IV/ QUY LUẬT GIÁ TRỊ, CẠNH TRANH VÀ QUAN HỆ CUNG
CẦU.
Th.s Lê Minh Tuấn 3
I/ SẢN XUẤT HÀNG HÓA
1. Sản xuất hàng hóa là gì?
2. Điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng
hóa.
3. Đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa so
với sản xuất tự cấp, tự túc.
Th.s Lê Minh Tuấn 4
I/ SẢN XUẤT HÀNG HÓA
1. Sản xuất hàng hóa là gì?
Sản xuất hàng hóa là kiểu sản xuất ra sản
phẩm để trao đổi, mua bán.
Th.s Lê Minh Tuấn 5
I/ SẢN XUẤT HÀNG HÓA
2. Điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa.
a) Phân công lao động xã hội:
Là sự chuyên môn hóa trong lao động sản xuất dẫn tới hình
thành các ngành, nghề, các lĩnh vực khác nhau.
b) Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của người sản xuất:
Là do quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất, sản
phẩm lao động và những hình thức tách biệt khác về mặt
kinh tế, về lợi ích làm cho lao động của người sản xuất
mang tính chất lao động tư nhân; sản xuất và tái sản xuất
của họ khác biệt về mặt kinh tế.
Th.s Lê Minh Tuấn 6
I/ SẢN XUẤT HÀNG HÓA
Sản xuất tự cấp, tự túc.
- Sản xuất khép kín, nhu
cầu sản xuất hạn chế,
nhu cầu tiêu dùng cá
nhân nhỏ hẹp.
Sản xuất hàng hóa.
- Sản xuất mở rộng, nhu
cầu xã hội lớn và không
ngừng tăng lên cho sản
xuất hàng hóa, người
tiêu dùng được quyền
lựa chọn hàng hóa phù
hợp với thị hiếu.
3. Đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa so
với sản xuất tự cấp, tự túc.
Th.s Lê Minh Tuấn 7
I/ SẢN XUẤT HÀNG HÓA
Sản xuất tự cấp, tự túc.
- Cản trở sự phát triển của
phân công lao động xã
hội.
Sản xuất hàng hóa.
- Là cơ sở, động lực
thúc đẩy phân công lao
động xã hội phát triển,
khai thác triệt để mọi lợi
thế so sánh.
3. Đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa so
với sản xuất tự cấp, tự túc.
Th.s Lê Minh Tuấn 8
I/ SẢN XUẤT HÀNG HÓA
Sản xuất tự cấp, tự túc.
- Môi trường không có
cạnh tranh; sản xuất quy
mô nhỏ; nhu cầu sản xuất
thấp, chủ yếu dựa vào
nguồn lực tự nhiên; không
thúc đẩy cải tiến đổi mới
kỹ thuật để phát triển sản
xuất; mục tiêu thỏa mãn
nhu cầu người sản xuất.
Sản xuất hàng hóa.
- Môi trường cạnh tranh
gay gắt; quy mô sản xuất
ngày càng lớn; nguồn lực
tự nhiên ngày càng khan
hiếm; không ngừng cải tiến
đổi mới khoa học – kỹ
thuật – công nghệ để tăng
năng suất lao động; mục
tiêu tối đa là lợi nhuận.
3. Đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa so
với sản xuất tự cấp, tự túc.
Th.s Lê Minh Tuấn 9
I/ SẢN XUẤT HÀNG HÓA
Sản xuất tự cấp, tự túc.
- Sản xuất kém phát
triển, sản phẩm ít, nhu
cầu thấp, khép kín; biệt
lập giữa những người
sản xuất; đời sống vật
chất và tinh thần nghèo
nàn, lạc hậu.
Sản xuất hàng hóa.
- Tính chất sản xuất
“mở”; giao lưu kinh tế,
văn hóa giữa các vùng,
miền và các nước phát
triển; đời sống vật chất
và tinh thần ngày càng
được nâng cao
3. Đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa so
với sản xuất tự cấp, tự túc.
Th.s Lê Minh Tuấn 10
II/ HÀNG HÓA
1. Hàng hóa và hai thuộc tính của nó.
2. Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng
hóa.
3. Lượng giá trị hàng hóa.
Th.s Lê Minh Tuấn 11
II/ HÀNG HÓA
1. Hàng hóa và hai thuộc tính của nó.
a) Hàng hóa là gì?
* Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể
thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người
nhưng thông qua trao đổi, mua bán với nhau.
* Đặc điểm:
- Là một phạm trù lịch sử.
- Biểu hiện dưới dạng vật thể hữu hình hoặc
dịch vụ vô hình.
Th.s Lê Minh Tuấn 12
II/ HÀNG HÓA
1. Hàng hóa và hai thuộc tính của nó.
b) Hai thuộc tính của hàng hóa.
* Giá trị sử dụng:
- Khái niệm:
Là công dụng của vật phẩm có thể thỏa mãn
nhu cầu nào đó của con người.
Th.s Lê Minh Tuấn 13
II/ HÀNG HÓA
1. Hàng hóa và hai thuộc tính của nó.
b) Hai thuộc tính của hàng hóa.
* Giá trị sử dụng:
- Đặc điểm:
+ Mỗi hàng hóa có một hay một số công dụng nhất định.
+ Khoa học – kỹ thuật càng phát triển, con người càng phát
hiện ra nhiều công dụng cho một vật phẩm.
+ Giá trị sử dụng thực hiện ở tiêu dùng mà khi sản xuất ra
nó chỉ ở dạng khả năng.
+ Giá trị sử dụng của hàng hóa là giá trị xã hội và là vật
mang giá trị trao đổi.
+ Hàng hóa dịch vụ thì quá trình sản xuất đồng thời là quá
trình tiêu dùng.
+ Là một phạm trù vĩnh viễn.
Th.s Lê Minh Tuấn 14
II/ HÀNG HÓA
1. Hàng hóa và hai thuộc tính của nó.
b) Hai thuộc tính của hàng hóa.
* Giá trị sử dụng:
* Giá trị (Giá trị trao đổi):
- Khái niệm:
+ Giá trị trao đổi là một quan hệ về số lượng, một tỷ
lệ trao đổi giữa những giá trị sử dụng khác nhau.
+ Giá trị là lao động xã hội được vật hóa trong hàng
hóa (lao động của người sản xuất hàng hóa kết tinh
trong hàng hóa).
Th.s Lê Minh Tuấn 15
II/ HÀNG HÓA
1. Hàng hóa và hai thuộc tính của nó.
b) Hai thuộc tính của hàng hóa.
* Giá trị sử dụng:
* Giá trị (Giá trị trao đổi):
- Đặc điểm:
+ Là sản phẩm của lao động xã hội hao phí.
+ Biểu hiện quan hệ xã hội giữa những người sản
xuất hàng hóa.
+ Giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện của giá trị.
+ Giá trị là nội dung, cơ sở của giá trị trao đổi.
Th.s Lê Minh Tuấn 16
II/ HÀNG HÓA
1. Hàng hóa và hai thuộc tính của nó.
b) Hai thuộc tính của hàng hóa.
* Giá trị sử dụng:
* Giá trị (Giá trị trao đổi):
* Tính thống nhất và mâu thuẫn của hàng hóa:
- Tính thống nhất: Hàng hóa có 2 thuộc tính GT và GTSD.
- Tính mâu thuẫn: Mua và bán là hai cực đối lập của một
quan hệ xã hội.
NGƯỜI
MỤC
ĐÍCH
QUAN TÂM
THỜI GIAN
THỰC
HIỆN
KHÔNG GIAN
THỰC HIỆN
Bán
Mua
Giá trị
Giá trị sử dụng
Giá trị sử dụng
Giá trị
Trước
Sau
Thị trường
Tiêu dùng
Th.s Lê Minh Tuấn 17
II/ HÀNG HÓA
2. Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa.
a) Lao động cụ thể:
* Khái niệm:
Là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những
ngành, nghề chuyên môn nhất định.
* Đặc điểm:
- Mỗi lao động cụ thể có mục đích, phương tiện, phương
pháp, kết quả và đối tượng lao động riêng.
- Tạo ra một giá trị sử dụng hàng hóa.
- Là phạm trù vĩnh viễn.
- Khoa học công nghệ và phân công lao động xã hội càng
phát triển thì hình thức lao động cụ thể càng phong phú,
đa dạng phụ thuộc vào trình độ phát triển của LLSX.
Th.s Lê Minh Tuấn 18
II/ HÀNG HÓA
2. Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa.
a) Lao động cụ thể:
b) Lao động trừu tượng:
* Khái niệm:
Là sự tiêu hao sức lao động để sản xuất hàng hóa.
* Đặc điểm:
- Tạo ra giá trị hàng hóa.
- Là một phạm trù lịch sử.
Th.s Lê Minh Tuấn 19
II/ HÀNG HÓA
2. Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa.
a) Lao động cụ thể:
b) Lao động trừu tượng:
c) Ý nghĩa:
- Đem lại cho lý luận giá trị lao động một cơ sở khoa học
mới là phát hiện ra 2 xu hướng vận động trái ngược
nhau: Khối lượng của cải vật chất ngày càng tăng, khối
lượng giá trị của nó ngày càng giảm.
- Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa biểu
hiện mâu thuẫn giữa tính chất tư nhân và tính chất xã hội
của lao động sản xuất hàng hóa. Chứa đựng mầm mống
của mọi mâu thuẫn của kinh tế hàng hóa.
Th.s Lê Minh Tuấn 20
II/ HÀNG HÓA
* Tóm lại:
HÀNG HÓA
GTSD GT
LĐTT
TCXH
LCĐT
TCTN
Th.s Lê Minh Tuấn 21
II/ HÀNG HÓA
3. Lượng giá trị của hàng hóa.
Là do lượng lao động trừ tượng của người sản
xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa quy định.
Lượng lao động tiêu hao được tính theo thời gian
lao động.
Thời gian lao động cá biệt là thời gia lao động của
người sản xuất cá biệt để sản xuất ra hàng hóa.
Th.s Lê Minh Tuấn 22
II/ HÀNG HÓA
3. Lượng giá trị của hàng hóa.
Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian lao động mà xã
hội cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa nào đó trong điều kiện
bình thường của xã hội, với một trình độ thành thạo trung bình
và một cường độ lao động trung bình trong xã hội. Thông
thường nó bằng thời gian lao động cá biệt của đơn vị sản xuất
nào cung cấp khối lượng lớn loại hàng hóa đó trên thị trường
quyết định.
Người
SX
Loại
HH
Thời gian
LĐ cá biệt
Tổng sản lượng
HH
Tổng giá trị HH
(hao phí)
TGLĐXHCT
A Vải 2/m 50m = 100’ ∑GTHH
∑ SẢN LƯỢNG
HH
= 1.760/ 590 =
2,98’
B Vải 3/m 500m = 1.500’
C Vải 4/m 40m = 160’
Cộng 590m 1.760’
Th.s Lê Minh Tuấn 23
II/ HÀNG HÓA
3. Lượng giá trị của hàng hóa.
Thời gian lao động xã hội cần thiết là một đại lượng không
cố định mà phụ thuộc vào năng suất lao động, trình độ lao
động. Xu hướng chung là thời gian lao động xã hội cần
thiết ngày càng giảm.
Quan hệ giữa tăng năng suất lao động, tăng cường độ lao
động với lượng giá trị trong mỗi đơn vị hàng hóa.
Trong xã hội có nhiều trình độ lao động cao, thấp khác
nhau. Để đơn giản người ta quy đổi lao động phức tạp
thành bội số của lao động giản đơn. Trong tính toán chỉ
căn cứ vào lao động giản đơn.
Th.s Lê Minh Tuấn 24
III/ TIỀN TỆ
1. Bản chất của tiền tệ.
2. Chức năng của tiền tệ.
3. Lạm phát.
Th.s Lê Minh Tuấn 25
III/ TIỀN TỆ
1- Bản chất của tiền tệ.
a) Các hình thái giá trị:
* Hình thái giản đơn và ngẫu nhiên.
Giá trị sử dụng của hàng hóa này trở thành hình thức biểu
hiện giá trị của hàng hóa kia là mầm mống phôi thai của hình
thái tiền.
Vd: 1m vải = 10 kg thóc
* Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng.
Giá trị của một hàng hóa được biểu hiện ở giá trị của nhiều
hàng hóa khác nhau có tác dụng làm vật ngang giá, được mở
rộng.
Vd:
= 2 hàng hóa B
1 hàng hóa A = 4 hàng hóa C
= 15 hàng hóa D
= 0,001 gr vàng..
Th.s Lê Minh Tuấn 26
III/ TIỀN TỆ
1- Bản chất của tiền tệ.
a) Các hình thái giá trị:
* Hình thái giản đơn và ngẫu nhiên.
* Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng.
* Hình thái chung của giá trị:
Các hàng hóa đều biểu hiện giá trị của mình ở giá trị sử dụng của một
thứ hàng hóa đặc biệt đóng vai trò vật ngang giá chung.
Vd:
- 2 hàng hóa A
- hoặc 6 hàng hóa B = 1 hàng hóa X
- hoặc 10 hàng hóa C
- hoặc, v..v..
* Hình thái tiền tệ:
Khi vật ngang giá chung được cố định ở một loại hàng hóa độc tôn và
phổ biến thì hình thái tiền tệ của giá trị xuất hiện. Vật ngang giá chung
trở thành tiền tệ.
Th.s Lê Minh Tuấn 27
III/ TIỀN TỆ
1- Bản chất của tiền tệ.
a) Các hình thái giá trị:
b) Bản chất của tiền tệ:
Tiền tệ là hàng hóa đặc biệt được tách ra làm vật
ngang giá chung cho tất cả hàng hóa. Nó thể hiện
lao động xã hội và biểu hiện giữa những người sản
xuất hàng hóa
Th.s Lê Minh Tuấn 28
III/ TIỀN TỆ
1- Bản chất của tiền tệ.
2- Các chức năng tiền tệ.
a) Thước đo giá trị.
* Tiền dùng để biểu hiện và đo lường giá trị của các
hàng hóa.
* Giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị.
* Giá cả phụ thuộc vào cung cầu, sức mua của đồng
tiền.
* Trên phạm vi rộng và thời gian dài của nền kinh tế
thì tổng giá cả bằng tổng giá trị.
Th.s Lê Minh Tuấn 29
II/ TIỀN TỆ
1- Bản chất của tiền tệ.
2- Các chức năng tiền tệ.
a) Thước đo giá trị.
b) Phương tiện lưu thông.
Tiền dùng làm môi giới trong việc trao đổi hàng hóa.
- Khi hàng chuyển từ người bán sang người mua thì tiền
chuyển từ tay người mua sang người bán.
- Các hình thức của tiền là những ký hiệu của giá trị để
làm môi giới trong trao đổi.
- Hành vi mua và bán có thể tách rời nhau theo thời gian
và không gian chứa đựng khủng hoảng kinh tế sau này.
Th.s Lê Minh Tuấn 30
II/ TIỀN TỆ
1- Bản chất của tiền tệ.
2- Các chức năng tiền tệ.
a) Thước đo giá trị.
b) Phương tiện lưu thông.
c) Phương tiện thanh toán.
- Tiền được dùng để chi trả sau khi việc mua bán khi đã hoàn thành công việc.
- Gắn liền với chế độ tín dụng. Trong đó, tín dụng thương mại là mua bán chịu hàng
hóa.
- Khối lượng tiền M cần thiết cho lưu thông.
1 – (2 + 3) +4
M =
5
Trong đó:
M: là số lượng loại tiền cần thiết cho lưu thông.
1: là tổng giá trị hàng hóa dịch vụ đem lưu thông.
2: là tổng giá cả hàng hóa bán chịu.
3: là tổng giá cả hàng hóa khấu trừ cho nhau.
4: là tổng giá cả hàng hóa đến thời hạn thanh toán.
5: số vòng chu chuyển trung bình của đồng tiền.
Th.s Lê Minh Tuấn 31
II/ TIỀN TỆ
1- Bản chất của tiền tệ.
2- Các chức năng tiền tệ.
a) Thước đo giá trị.
b) Phương tiện lưu thông.
c) Phương tiện thanh toán.
d) Phương tiện cất trữ.
- Là tiền được rút khỏi lưu thông và được cất trữ.
- Là hình thức cất trữ của cải, giá trị.
- Dự trữ tiền là dự trữ cho lưu thông tiền tệ.
e) Tiền tệ thế giới.
- Tiền được dùng với các chức năng ở trên trong phạm vị quốc tế.
- Phải là vàng, bạc hoặc loại tiền tín dụng được công nhận làm
phương tiện thanh toán quốc tế.
- Đổi tiền giữa các nước theo tỷ giá hối đoái.
Th.s Lê Minh Tuấn 32
II/ TIỀN TỆ
1- Bản chất của tiền tệ.
2- Các chức năng tiền tệ.
3- Lạm phát.
* Khái niệm:
Là tình trạng mức giá chung của toàn bộ nền kinh tế tăng lên trong
một thời gian nhất định.
* Đặc điểm:
- Khi giá tăng từ vài tháng trở lên.
- Các loại lạm phát:
+ 01 con số (< 10%/năm)
+ 02 con số (< 100%/năm)
+ Phi mã (> 100%/năm)
+ Siêu lạm phát (cao)
- Tỷ lệ lạm phát càng cao càng có tính chất đột biến, không dự báo trước được
thì tác hại càng lớn.
- Là hiện tượng khủng hoảng tiền tệ, là sự phản ánh và thể hiện trạng thái
chung của toàn bộ nền kinh tế.
Th.s Lê Minh Tuấn 33
II/ TIỀN TỆ
1- Bản chất của tiền tệ.
2- Các chức năng tiền tệ.
3- Lạm phát.
* Khái niệm:
* Đặc điểm:
* Nguyên nhân:
- Khi lượng tiền giấy phát hành quá nhiều, vượt quá lượng vàng
cần thiết cho lưu thông.
- Nhà nước phát hành tiền để bù đắp thâm hụt ngân sách.
- Đầu tư quá mức vào các công trình lớn.
- Cầu kéo và chi phí đẩy.
- Do nhiều nguyên nhân tác động: chính trị, quân sự
Th.s Lê Minh Tuấn 34
III/ TIỀN TỆ
1- Bản chất của tiền tệ.
2- Các chức năng tiền tệ.
3- Lạm phát.
* Khái niệm:
* Đặc điểm:
* Nguyên nhân:
* Hậu quả:
- Làm giá cả hàng hóa tăng lên.
- Giá cả hàng hóa khác nhau lại không tăng lên theo cùng một tỷ lệ dẫn
tới phá hoại các quan hệ kinh tế, phá hủy quan hệ hạch toán kinh doanh.
- Người sản xuất khó bảo toàn vốn nên không muốn bỏ vốn vào đầu tư.
- Làm phân phối lại thu nhập và tài sản theo hướng có lợi cho người
nắm giữ tài sản bằng tiền.
- Có lợi cho người đi vay, có hại cho người cho vay.
- Khuyến khích đầu cơ hàng hóa, cản trở sản xuất kinh doanh.
Th.s Lê Minh Tuấn 35
IV/ QUY LUẬT GIÁ TRỊ, CẠNH TRANH VÀ
CUNG – CẦU
1- Quy luật giá trị
a) Nội dung QLGT.
Quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa được
thực hiện theo hao phí lao động xã hội cần thiết.
b) Tác động của quy luật:
- Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.
- Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất,
tăng năng suất lao động cá biệt và năng suất lao
động xã hội.
- Thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hóa
giàu nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa.
Th.s Lê Minh Tuấn 36
IV/ QUY LUẬT GIÁ TRỊ, CẠNH TRANH VÀ
CUNG – CẦU
1- Quy luật giá trị
2- Quan hệ cạnh tranh và thị trường
a) Cạnh tranh.
* Khái niệm:
Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh về kinh tế giữa những chủ
thể sản xuất kinh doanh, giữa những người tiêu dùng và giữa những
người sản xuất kinh doanh và những người tiêu dùng với nhau nhằm
thu được nhiều lợi ích cao nhất.
* Vai trò:
- Buộc mọi người phải thường xuyên cải tiến kỹ thuật, áp dụng công
nghệ mới, năng động, quản lý có hiệu quả.
- Đào thải cái lạc hậu, bình tuyển tiến bộ, thúc đẩy sản xuất hàng hóa
phát triển.
- Có những tác động tiêu cực
Th.s Lê Minh Tuấn 37
IV/ QUY LUẬT GIÁ TRỊ, CẠNH TRANH VÀ
CUNG – CẦU
1- Quy luật giá trị
2- Quan hệ cạnh tranh và thị trường.
a) Cạnh tranh.
b) Thị trường.
* Khái niệm:
Là tổng hòa các mối quan hệ mua bán trong xã hội được hình thành do những điều kiện lịch
sử, kinh tế - xã hội nhất định.
* Đặc điểm:
- Các chủ thể kinh tế cạnh tranh, hợp tác với nhau để thống nhất đơn giá và sản lượng hàng hóa mua bán.
- Các loại thị trường (mua, bán).
+ Theo đối tượng: từng loại thị trường hàng hóa, dịch vụ.
+ Theo ý nghĩa, vai trò: các yếu tố sản xuất, các yếu tố tiêu dùng.
+ Theo quy mô và phạm vi quan hệ kinh tế: thi trường địa phương, khu vực, trong nước, ngoài
ngước; thị trường tự do, có sự điều tiết quản lý của Nhà nước.
* Chức năng thị trường:
- Thực hiện giá trị hàng hóa.
- Thông tin cho người sản xuất và tiêu dùng
- Kích thích sản xuất và tiêu dùng.
Th.s Lê Minh Tuấn 38
IV/ QUY LUẬT GIÁ TRỊ, CẠNH TRANH VÀ
CUNG – CẦU
1- Quy luật giá trị:
2- Quan hệ cạnh tranh và thị trường.
3- Quan hệ cung – cầu và giá cả thị trường.
a) Quan hệ cung – cầu:
- Cầu: là khối lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người tiêu dùng có khả năng
mua (với giá cả, thu nhập và các biến số kinh tế).
+ Người tiêu dùng: dân cư, nhà doanh nghiệp, chính phủ, người
nước ngoài.
+ Lượng cầu phụ thuộc: mức thu nhập, sức mua của đồng tiền, giá cả
hàng hóa, lãi suất, thị hiếu, giá tăng cầu giảm và ngược lại.
- Cung: là khối lượng hàng hóa dịch vụ mà các chủ thể đem bán trên thị
trường (trong một thời kỳ, với mức giá cá, với khả năng sản xuất, chi
phí sản xuất nhất định).
+ Phụ thuộc vào khả năng sản xuất và giá cả trên thị trường.
+ Giá tăng thì cung tăng và ngược lại.
Th.s Lê Minh Tuấn 39
IV/ QUY LUẬT GIÁ TRỊ, CẠNH TRANH VÀ
CUNG – CẦU
1- Quy luật giá trị:
2- Quan hệ cạnh tranh và thị trường.
3- Quan hệ cung – cầu và giá cả thị trường.
a) Quan hệ cung – cầu:
b) Cân bằng cung – cầu và giá cả thị trường.
- Quan hệ cung – cầu là quan hệ giữa người bán và gười mua,
giữa người sản xuất và người tiêu dùng.
- Cung – cầu ảnh hưởng tới giá cả và ngược lại.
Khi cung > cầu: giá cả hàng hóa < giá trị.
Khi cung giá trị.
Khi cung = cầu: giá cả hàng hóa = giá trị.
Th.s Lê Minh Tuấn 40
XIN CHÂN THÀNH CÁM ƠN