Hấp phụ là đặc tính của đất có thể hút được các chất rắn, chất lỏng hoặc chất khí hoặc
làm tăng nồng độ của các chất đó trên bề mặt của hạt keo đất. Đất có khả năng hấp phụ là nhờ
keo đất có tỷ diện lớn nên có năng lượng bề mặt lớn. Vì vậy keo đất đóng vai trò quyết định
đối với sự hấp phụ của đất. Thành phần keo đất khác nhau sự hấp phụ của đất diễn ra khác
nhau và có ảnh hưởng rất lớn đến độ phì nhiêu đất.
27 trang |
Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 3160 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Hấp phụ của đất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
73
Chương 5
HẤP PHỤ CỦA ĐẤT
Hấp phụ là đặc tính của đất có thể hút được các chất rắn, chất lỏng hoặc chất khí hoặc
làm tăng nồng độ của các chất đó trên bề mặt của hạt keo đất. Đất có khả năng hấp phụ là nhờ
keo đất có tỷ diện lớn nên có năng lượng bề mặt lớn. Vì vậy keo đất đóng vai trò quyết định
đối với sự hấp phụ của đất. Thành phần keo đất khác nhau sự hấp phụ của đất diễn ra khác
nhau và có ảnh hưởng rất lớn đến độ phì nhiêu đất.
5.1 Các nhóm chức bề mặt
Ở bảng 3.6 đã liệt kê các nhóm chức quan trọng nhất của hợp chất mùn trong đất. Ví
dụ nhóm cacboxyl - COOH và nhóm hydroxyl phenol - OH của nhân thơm, cả 2 nhóm này có
thể phân ly ra 1 proton và trở nên tích điện âm trong dung dịch đất. Người ta cho rằng trong số
các nhóm chức có trong các hợp chất hữu cơ polyme hoá để hình thành mùn đất có một vài
nhóm sẽ tồn tại trên bề mặt phân cách giữa chất hữu cơ của đất ở thể rắn và dung dịch đất. Các
đơn vị phân tử này là các nhóm chức bề mặt, chúng thò ra từ bề mặt của thể rắn vào dung dịch
đất. Trong trường hợp chất hữu cơ đất, các nhóm chức bề mặt tất yếu phải là các đơn vị phân
tử hữu cơ. Nói chung chúng có thể liên kết được với hoặc chất rắn hữu cơ, hoặc với chất rắn
vô cơ và có sự sắp xếp cấu trúc nào đó để có thể liên kết được với các phân tử nhỏ thay vì các
vật liệu polyme như mùn đất hoặc các khoáng vật sét. Không giống như trạng thái đối với các
phân tử nhỏ, các nhóm chức trên bề mặt không thể bị pha loãng vô cùng, ngay cả trong dung
dịch huyền phù. Trừ phi chất nền mang chúng bị phân huỷ, các nhóm chức bề mặt tồn tại độc
lập trong một khoảng nhất định không kể đến huyền phù của chất nền có thể bị pha loãng như
thế nào.
Các nhóm chức bề mặt trên các các chất rắn vô cơ cũng thường gặp trong đất. Ví dụ
trong hình 4.3 cho thấy 1 phân tử nước mang điện tích dương liên kết với 1 ion Al3+ ở mặt
ngoài của khoáng vật gipxit (phía trên bên trái). Sự kết hợp của cation kim loại và phân tử
nước ở bề mặt phân cách là vị trí axit Lewis (Lewis acid site) vì cation kim loại đó được gọi là
axit Lewis (Lewis acid). Axit Lewis là tên đặt cho các cation kim loại và các proton khi các
phản ứng của chúng được suy xét từ hình phối cảnh của các quỹ đạo điện tử của các ion. Các
vị trí axit Lewis cũng có thể tồn tại trên bề mặt của gơtit (hình 2.5) nếu các ion Fe3+ mặt ngoài
được liên kết với các phân tử nước ở đó. Vì vậy hydroxit kim loại cũng như mép bề mặt của
các khoáng vật sét như kaolinit (hình 5.1) có thể phơi bày các vị trí axit Lewis về phía dung
dịch đất. Những nhóm chức bề mặt này rất dễ tham gia phản ứng, vì các phân tử nước mang
74
Hình 5.1 Các nhóm chức bề mặt trên các silicát dạng lớp: lỗ hổng siloxan (trái), vị trí
axit Lewis [Al(III).H2O], các nhóm aluminol và sinanol (phải).
điện dương hầu hết không ổn định và dễ dàng trao đổi với một anion hữu cơ hoặc vô cơ trong
dung dịch đất, khi đó nó có thể hình thành một liên kết bền vững hơn với cation kim loại đó. Ví
dụ các phương trình 3.15 và 3.16 là phản ứng trao đổi phối tử - phản ứng trao đổi giữa nhóm
cacboxyl của mùn với một vị trí axit Lewis hydroxit kim loại.
Nhóm chức bề mặt vô cơ nhiều nhất và có khả năng phản ứng trong các hạt sét của đất
là nhóm hydroxyl được phơi bày ở mép mặt ngoài cùng của 1 khoáng vật. Loại nhóm OH này
được tìm thấy trên các oxyt, oxihydroxit và hydroxit (hình 2.5), trên các khoáng vật sét (hình
5.1) và trên các khoáng vật silicat vô định hình như alophan. Thường các nhóm OH bề mặt của
khoáng vật có thể được phân biệt dựa trên cơ sở hoá học lập thể và các loại nhóm OH bề mặt
khác nhau này có các đặc tính (ví dụ, khả năng phản ứng của chúng với các proton) tách chúng
ra khỏi các nhóm OH bên trong cấu trúc của khoáng vật đó.
Các đặc điểm chung của nhóm hydroxyl bề mặt vô cơ có thể được minh hoạ bằng ví dụ
gơtit mà cấu trúc phân tử của nó đã được trình bày ở hình 2.5 và 5.2. Bề mặt của gơtit bao
gồm chủ yếu các mặt phẳng được phơi bày định hướng khác nhau. Các nhóm OH bề mặt trên
các mặt phẳng này được biểu thị bằng các chữ A, B và C (hình 5.2). Nhóm hydroxyl loại A là
ion oxy trước đây được phối trí với 1 cation Fe3+ trong cấu trúc của khoáng vật và đã được
thu thêm 1 proton do phơi bày ra dung dịch nước giống như 1 nhóm bề mặt. Nhóm hydroxyl
loại C được tạo thành bằng cách tương tự nhưng nó được phối trí với 2 cation Fe3+. Nhóm
hydroxyl loại B thì giống như hydroxyl của cấu trúc khoáng vật được phối trí với 3 cation
Fe3+ (hình 2.5), nhưng được phơi bày trên 1 bề mặt. Ba nhóm OH này biểu lộ khả năng phản
ứng khác nhau: chỉ các nhóm hydroxyl loại A được tìm thấy có thể thu thêm hoặc phân ly ra
cac proton và tạo phức với các cation kim loại.
Các khoáng vật sét cũng phơi bày các nhóm OH phối trí đơn độc trên mép bề mặt được
tạo ra khi tinh thể khoáng vật bị vỡ một phần. Ví dụ các nhóm hydroxyl mép bề mặt của
kaolinit được minh hoạ bằng hình 5.1 phía bên phải. Ở trên mép của phiến khối bát diện, các
nhóm OH được phối trí đơn lẻ với các cation Al3+ và ở trên mép của phiến khối tứ diện chúng
được phối trí đơn lẻ với các cation Si4+. Do hoá trị của Si lớn hơn nên các nhóm OH phối trí
với Si có xu hướng chỉ phân li ra các proton, ngược lại các nhóm OH phối trí với Al3+ có khả
năng liên kết cũng tốt như khả năng phân li ra các proton. Hai loại nhóm hydroxyl mép bề mặt
này được phân biệt với nhau bởi tên aluminol và silanol cũng như khác nhau về khả năng phản
ứng với các oxianion như COO- và HPO42-. Các nhóm SiOH không phải trải qua phản ứng
trao đổi phối tử hai bước trong các phương trình 3.15 và 3.16. Tuy nhiên, các phản ứng với các
cation kim loại có thể diễn ra đối với mỗi loại nhóm OH này bằng sự trao đổi với một proton.
Mặt phẳng các nguyên tử oxi trên bề mặt các silicat dạng lớp 2:1 (hình 2.4) được gọi là
bề mặt siloxan. Mặt phẳng này được đặc trưng bởi cấu trúc cân đối sáu cạnh giữa các nguyên
tử oxi bị bóp méo (mục 2.3). Nhóm chức kết hợp với bề mặt siloxan thành lỗ hổng sáu cạnh gồ
ghề do sáu khối tứ diện oxit silic chung góc được chỉ trên hình 5.1, phía bên trái. Lỗ hổng này
có đường kính khoảng 0,26nm và được viền bằng sáu cặp quĩ đạo điện tử bắt nguồn từ vòng
các nguyên tử oxi bao quanh.
Phản ứng của lỗ hổng siloxan phụ thuộc vào bản chất sắp xếp điện tích trong cấu trúc
silicat dạng lớp. Nếu không có sự thay thế cation đồng hình để tạo ra sự thiếu hụt cục bộ điện
tích dương ở lớp dưới, lỗ hổng siloxan sẽ có chức năng giống như một chất cho điện tử rất yếu
có thể tạo phức chỉ với các phân tử trung hoà, lưỡng cực như các phân tử nước. Các phức chất
được tạo thành không bền. Nếu sự thay thế đồng hình của Al3+ bằng Fe2+ hoặc Mg2+ diễn ra
ở phiến khối bát diện dẫn đến làm dư thừa điện tích âm trên lỗ hổng siloxan ngay bên cạnh làm
75
cho nó có khả năng hình thành các phức chất bền vững với các cation cũng như với các phân
tử lưỡng cực. Nếu sự thay thế đồng hình của Si4+ bằng Al3+ diễn ra ở phiến khối tứ diện, sự
dư thừa điện tích âm ở càng gần các nguyên tử oxi bề mặt hơn do đó có khả năng hình thành
các phức chất bền vững hơn với các cation và phân tử lưỡng cực.
Các phức chất được hình thành giữa các nhóm chức bề mặt và các thành phần của dung
dịch đất có thể được phân loại tương tự các phức chất hoà tan. Nếu một nhóm chức bề mặt
phản ứng với một ion hoặc một phân tử hoà tan trong dung dịch đất để hình thành một đơn vị
phân tử bền, đơn vị phân tử này được gọi là phức chất bề mặt và phản ứng hình thành nó được
gọi là sự tạo phức bề mặt. Dựa vào cấu trúc của phức chất được tạo thành người ta chia phức
chất bề mặt thành hai loại. Nếu không có phân tử nước nào xen vào giữa nhóm chức bề mặt và
ion hoặc phân tử mà nó liên kết thì phức đó được gọi là phức cầu nội. Nếu có
PHỨC BỀ MẶT CẦU NỘI: K+ TRÊN VECMICULIT PHỨC BỀ MẶT CẦU NGOẠI:
Ca(H2O)62+ TRÊN MONTMORILLONIT
NHÓM HYDROXYL BỀ MẶT
NHÓM HYDROXYL BỀ MẶT CỦA GƠTIT
VÀ VỊ TRÍ AXIT LEWIS NHÓM HYDROXYL BỀ MẶT CỦA GƠTIT
VÀ VỊ TRÍ AXIT LEWIS
Hình 5.2 Các ví dụ về phức chất bề mặt. G. Sposito, 1984)
VỊ TRÍ
AXIT LEWIS
76
ít nhất một phân tử nước xen giữa nhóm chức và ion hoặc phân tử liên kết thì phức đó đợc gọi
là phức cầu ngoại. Theo qui luật chung, phức bề mặt cầu ngoại liên quan đến các cơ chế liên
kết tĩnh điện và vì vậy nó kém bền hơn so với phức bề mặt cầu nội là phức liên quan chặt chẽ
với liên kết ion hoặc liên kết cộng hoá trị hoặc sự phối hợp của cả hai loại liên kết này.
Các ví dụ về phức chất bề mặt được biểu diễn bằng biểu đồ ở hình 5.2. Phức chất bề
mặt cầu nội: ion K+ trên vecmiculit (hình phía trên bên trái) được hình thành do sự phối trí
giữa ion K+ với 12 nguyên tử oxi viền quanh hai lỗ hổng siloxan đối diện nhau. Điện tích lớp
của vecmiculit đủ lớn để mỗi lỗ hổng siloxan trong mặt phẳng cơ bản của khoáng vật này có
thể tạo phức với một cation K+. Hơn nữa, bán kính ion của K+ gần như bằng bán kính của một
lỗ hổng. Sự kết hợp này và các yếu tố hoá học lập thể làm cho phức chất bề mặt K-vecmiculit
có độ bền rất lớn trong đất và là cơ sở phân tử của sự cố định kali. Phức chất bề mặt cầu
ngoại: cation Ca2+ trên montmorillonit được thể hiện ở phía trên bên phải của hình 5.2. Trong
ví dụ này hai lỗ hổng siloxan đối diện nhau tạo phức với một cation Ca2+ được hydrát hoá bởi
sáu phân tử nuớc trong phối trí bát diện của montmorillonit.
Như đã trình bày ở trên, nhóm hydroxyl loại A của gơtít có thể thu thêm một proton để
hình thành một vị trí axit Lewis. Sau đó nó có thể được trao đổi như ở phương trình 3.16 để
hình thành một phức bề mặt cầu nội với oxianion HPO42-. Phức bề mặt này được minh hoạ ở
phía dưới bên phải của hình 5.2. Nó gồm có một ion HPO42- được liên kết qua các ion oxi của
nó với một cặp cation Fe3+ gần kề (“phức bề mặt hai hạt nhân”). Cấu hình của gốc
octophotphat này đặc biệt phù hợp với cấu trúc dạng rãnh của bề mặt gơtit, vì thế nó làm tăng
thêm mức độ bền vững của phức bề mặt cầu nội . Phức cầu nội cũng có thể hình thành thông
qua sự trao đổi phối tử của các oxianion khác với các nhóm OH thu thêm một proton trên
gơtít.
Hoá học bề mặt của đất được quyết định chủ yếu bởi bản chất và phản ứng của các
nhóm chức bề mặt của nó. Nhưng các phản ứng bề mặt của đất cũng là điều kiện của các quá
trình phong hoá hoá học hình thành đất. Sự hoà tan và kết tủa của các chất vô cơ, sự oxi hoá
và tổng hợp chất hữu cơ liên quan chặt chẽ với các loại và các phản ứng của nhóm chức bề
mặt. Sự phong hoá smectit đến kaolinit và cuối cùng là đến gipxit và thạch anh chắc chắn sẽ
làm thay đổi hoá học bề mặt của nhóm hạt sét của đất. Việc làm sáng tỏ hoá học bề mặt của
quá trình hình thành đất có quan hệ mật thiết đến độ phì nhiêu đất.
5.2 Sự hấp phụ
Sự hấp phụ là sự tích tụ vật chất ở trên bề mặt tiếp xúc giữa pha rắn và pha lỏng. Vật
chất tích tụ trên một bề mặt theo sự sắp xếp phân tử hai chiều được gọi là chất bị hấp phụ. Bề
mặt của chất rắn mà trên đó nó tích tụ vật chất gọi là chất hấp phụ. Một phân tử hay một ion
trong dung dịch đất có thể bị hấp phụ được gọi là chất bị hấp phụ.
Sự hấp phụ trên bề mặt hạt đất có thể xảy ra theo ba cơ chế được minh hoạ ở hình 5.3
đối với cation hoá trị 1 (ví dụ, K+) trên bề mặt siloxan của silicat dạng lớp 2:1 như
montmorillonit: sự hình thành phức bề mặt cầu nội, phức bề mặt cầu ngoại và sự hấp phụ
bằng đám ion khuếch tán. Sự hình thành phức cầu nội hoặc phức bề mặt cầu ngoại đã được
trình bày ở trên. Nếu một ion bị hydrát hoá không hình thành phức chất với một nhóm chức bề
mặt tích điện mà chỉ trung hoà điện tích bề mặt thì người ta gọi đó là bị hấp phụ bằng đám ion
khuếch tán (hình 5.3). Cơ chế hấp phụ này liên quan với các ion được phân ly hoàn toàn từ các
nhóm chức bề mặt, do đó chúng tự do di chuyển không xa trong dung dịch đất. Các cơ chế hấp
phụ đám ion khuếch tán và phức bề mặt cầu ngoại hầu như chỉ liên quan với liên kết tĩnh điện,
ngược lại cơ chế phức bề mặt cầu nội thì liên quan với liên kết ion cũng như liên kết cộng hoá
77
trị. Vì liên kết cộng hoá trị phụ thuộc nhiều vào cấu hình điện tử đặc trưng (riêng) của cả nhóm
chức bề mặt lẫn ion tạo phức nên có thể xem sự tạo phức bề mặt cầu nội là sự hấp phụ đặc
trưng. Sự tạo phức theo cơ chế đám ion khuếch tán và phức bề mặt cầu ngoại được gọi là sự
hấp phụ không đặc trưng (nonspecific adsorption) do ít phụ thuộc vào cấu hình điện tử của
nhóm bề mặt và ion được hấp phụ.
Hình 5.3 Ba cơ chế hấp phụ cation trên bề mặt siloxan của montmorillonit
Các ion dễ trao đổi ở trong đất là các ion có thể bị thay thế dễ rửa trôi cùng với dung
dịch chất điện phân có thành phần, nồng độ và pH xác định. Theo kinh nghiệm, các ion được
hấp phụ đặc trưng (như K+ và HPO42-) không được xem là ion “dễ trao đổi”. Vì thế các
phương pháp thực nghiệm xác định các ion hấp phụ dễ trao đổi cần phải ngăn ngừa chiết các
ion hấp phụ đặc trưng. Theo quan điểm này, chỉ các ion hydrát hoá hoàn toàn được đất hấp
phụ mới là các ion dễ trao đổi.
Một số cơ chế liên kết của chất hữu cơ hoà tan với khoáng vật của đất có thể được
trình bày bằng khái niệm tạo phức bề mặt và cơ chế hấp phụ đã được trình bày ở phần trên. Cơ
chế trao đổi cation (phương trình 3.13) có liên quan với sự tạo phức bề mặt của ion hữu cơ B+,
ngược lại cơ chế trao đổi anion có liên quan với sự tạo phức bề mặt của COO-. Cầu nước
(phương trình 3.14) có liên quan với các ion bề mặt đã hydrát hoá nhưng không có phản ứng
trao đổi: đơn vị phân tử hữu cơ B hình thành phức bề mặt cầu ngoại với cation hấp phụ Mm+
nhiều hơn. Cầu cation xuất hiện nếu B hình thành phức bề mặt cầu nội trực tiếp với Mm+ đã
hấp phụ. Sự trao đổi phối tử (phương trình 3.16) liên quan với sự phối trí của một anion hữu
cơ với cation kim loại ở vị trí axit Lewis sau khi đổi chỗ của một nhóm OH hoặc một phân tử
nước liên kết trước đây với cation đó. Tất cả các nhận xét vắn tắt này nhằm chỉ ra rằng khái
niệm phức chất bề mặt có thể được dùng để hợp nhất các cơ chế phản ứng bề mặt khác nhau
trong đất.
5.3 Điện tích bề mặt
Bề mặt của các hạt chất rắn trong đất luôn xuất hiện điện tích theo hai cách chủ yếu:
hoặc do sự thay thế đồng hình giữa các ion có hoá trị khác nhau trong các khoáng vật của đất
hoặc do các phản ứng của các nhóm chức bề mặt với các ion trong dung dịch đất. Các điện tích
xuất hiện bằng hai cơ chế này đựoc biểu thị bằng số mol điện tích trên một kg (molc kg-1).
Bốn loại điện tích bề mặt khác nhau góp lại thành tổng điện tích thực của hạt trong đất, ký hiệu
là sp. Thông số quan trọng này có thể dương, bằng không hay âm phụ thuộc vào các điều
kiện hoá học của đất.
78
Điện tích cấu trúc ổn định của đất, ký hiệu so, là số mol điện tích trên một kg được
tạo ra do sự thay thế đồng hình trong các khoáng vật của đất. Các sự thay thế này xuất hiện cả
ở những các khoáng vật nguyên sinh lẫn các khoáng vật thứ sinh, nhưng chỉ các khoáng vật
thuộc các silicát loại hình 2:1 mới tạo ra một lượng lớn các điện tích bề mặt. Sự đóng góp vào
so do sự thay thế đồng hình của các oxit ngậm nước và các silicat loại hình 1:1 (như kaolinit)
ít hơn nhiều và chỉ khoảng 0,02 molc kg-1. Đối với các nhóm khoáng vật sét như ilit,
vecmiculit và smectit, mỗi loại có thể đóng góp vào giá trị điện tích cấu trúc ổn định lên tới
hơn 100 lần lớn hơn giá trị trên. Từ số liệu ở bảng 2.3 có thể ước tính được các sự đóng góp
này. Ví dụ, trong nhóm smectit, điện tích lớp (âm) được tạo ra do sự thay thế đồng hình dao
động từ 0,5 đến 1,2. Giá trị so tương ứng có thể được tính bằng phương trình:
so = -(x/Mr).103 (5.1)
trong đó x là điện tích lớp và Mr là khối lượng phân tử tương đối. Giá trị của Mr được ước tính
bằng công thức hoá học và khối lượng phân tử tương đối của mõi nguyên tố có trong công
thức. Trong trường hợp của smectit, từ số liệu bảng 2.3 có:
Mr = 8(28,09) + 3,2(27)
+ 0,2(55,9) + 0,6(24,3) + 24(16) + 4(1) = 725
Si Al Fe Mg O H
Vì vậy, theo phương trình 5.1 và khoảng x trong bảng 2.3, so biến động từ -0,7 đến –1,7 molc
kg-1 đối với smectit. Tương tự so tìm được dao động từ -1,9 đến –2,8 molc kg-1 đối với ilit
và từ -1,6 đến –2,5 molc kg-1 đối với vecmiculit.
Điện tích proton thực của đất, ký hiệu sH là hiệu số giữa số mol proton và số mol ion
hydroxyl được tạo phức bởi các nhóm chức bề mặt:
sH = qH - qOH (5.2)
trong đó qi là số mol ion i (i = H+ hoặc OH-) được tạo phức bởi các nhóm chức bề mặt. Các
proton của đám ion khuếch tán không được tính trong sH.
Sự tạo phức bề mặt của các ion hydroxyl về mặt hoá học tương tự như sự phân ly của
một proton. Ví dụ, nếu SH đặc trưng cho một mol nhóm chức bề mặt mang một proton, sau
đó sự tạo phức OH- hình thành sản phẩm phản ứng tương tự như sự phân ly proton nếu không
kể đến nước solvat hoá:
SH(r) + OH-(dd) = SHOH-(r) = S-(r)
(5.3a)
Tương tự, nếu SM+ đặc trưng cho một mol nhóm chức bề mặt đã tạo phức với cation kim loại
hoá trị hai, sau đó sự tạo phức của OH- bằng cách thuỷ phân của kim loại hấp phụ giống như
sự phân ly proton:
79
SM+(r) + H2O(l) = SMOH0(r) + H+(dd)
(5.3b)
Các nhóm chức bề mặt quan trọng nhất trong đất tạo phức với proton là các nhóm
chức trên mùn đất, các oxit ngậm nước và các aluminsilicat loại 1:1 (ví dụ kaolinit). (các lỗ
hổng siloxan chỉ hình thành các phức chất proton rất yếu). Các giá trị sH của các chất hấp phụ
này có thể đo được được bằng chuẩn độ giống như đã mô tả đối với mùn đất ở mục 3.4. Hàm
số hình thành được tính bằng cách đưa các số liệu chuẩn độ vào phương trình 3.5 thì cũng
giống như sH trong phương trình 5.2. Tuy nhiên khi phương pháp này được áp dụng cho một
loại đất, vấn đề khó khăn nảy sinh do ngăn ngừa sự tiêu tốn hay tạo ra proton trong các phản
ứng không phải tại bề mặt như sự hoà tan khoáng vật. Các phản ứng phụ không mong muốn
này sẽ đóng góp các sai số không biết được cho hiệu số giữa các proton thêm vào và các
proton tự do đo được bằng với các proton được tạo phức như ở phương trình 3.5. Cũng có loại
sai số không biết trước trong khi đo pH góp phần do hiệu điện thế chỗ tiếp giáp chất lỏng giữa
hệ đất được chuẩn độ và các dung dịch đệm đã nói ở mục 6.5. Những khó khăn này không
được giải quyết bằng phương pháp bất kì nào có thể dùng cho tất cả các loại đất. Tuy nhiên,
các phương pháp chuẩn độ được dùng rộng rãi và cho các số đo của sH dao động từ -9 tới +1
molc kg-1 đối với mùn đất và từ -0,7 tới +0,4 molc kg-1 cho các khoáng vật đất chứa nhóm
OH bề mặt. Các giá trị âm rất lớn của sH quan sát được trong mùn đất cho thấy chất hữu cơ là
nguồn quan trọng nhất của các proton tự do trong đất, đó cũng là nguồn quan trọng nhất của
các electron tự do (xem mục 8.1).
Tổng đại số của so và sH là điện tích bề mặt thực của đất. Thuật ngữ này được dùng
để nhấn mạnh rằng so và sH phát sinh chủ yếu do các thành phần cấu trúc của chất hấp phụ
trong đất, đó là các ion của các khoáng vật đất và các nhóm OH bề mặt trên các chất rắn vô cơ
và hữu cơ. Sự đóng góp tương đối của so và sH cho điện tích bề mặt thực của đất phụ thuộc
vào mức độ phong hoá các khoáng vật và hàm lượng chất hữu cơ của nó. Về mặt khoáng vật
đất, vì nguồn chính của điện tích bề mặt cấu trúc ổn định là lỗ hổng siloxane, rõ ràng so trở
nên quan trọng trong đất ở các giai đoạn đầu và giữa của quá trình phong hoá (bảng 1.5). Vì lý
do trên, những đất này thường được gọi là đất có điện tích ổn định. Mặt khác, đất trong giai
đoạn cuối của quá trình phong hoá được làm giàu bởi các khoáng vật mang nhóm OH hoạt tính
(mục 5.1 và bảng 1.5) và do đó chúng được gọi là đất có điện tích thay đổi. Trong những đất
này sH sẽ trội hơn so và những thay đổi của pH đất sẽ ảnh hưởng mạnh đến sự tăng lên của
điện tích bề mặt.
Bên cạnh điện tích bề mặt thực, các hạt đất mang điện tích phức cầu nội, sIS và điện
tích phức cầu ngoại, sOS. Góp phần vào sIS là tổng điện tích thực của các ion trừ H+ và OH-
được liên kết vào các phức bề mặt cầu nội. Ví dụ, phức bề mặt cầu nội được minh hoạ ở hình
5.2 sẽ góp +1 molc (K+) và -2 molc (HPO ) vào sIS. Tương tự, sOS là tổng điện thực của
các ion trừ H+ và OH- được liên kết vào các phức bề mặt cầu ngoại. Ví dụ phức cầu ngoại với
Ca2+ trong hình 5.2 sẽ góp +2 molc vào sOS. Không giống như điện tích bề mặt thực, sIS