Bài giảng Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Access

Bài 1: Tổng quan về MS Access 1. Khái niệm cơ sở dữ liệu (CSDL: DataBase) CSDL là tập hợp những dữ liệu liên quan tới một chủ đề, một phạm vi quản lý. Nhằm thoả mãn nhu cầu khai thác thông tin nhanh chóng, chính xác, hiệu quả. (CSDL là tập hợp dữ liệu mang tính hệ thống, chứ không phải là dữ liệu rời rạc) CSDL quan hệ (Relational DataBase): là tập hợp các bảng liên quan tới nhau, tạo thành một hệ thống thông tin thống nhất, đảm bảo tính không được thiếu, không thừa của nguồn dữ liệu. Hệ quản trị CSDL (HQT CSDL: DataBase Management System) Là phần mềm cho phép tạo, lưu trữ, quản lý và tương tác với CSDL. Các chức năng cơ bản của HQTCSDL Một HQTCSDL phải có ngôn ngữ mô tả dữ liệu (Data Definition Language) cho phép ta định nghĩa cấu trúc (tạo, sửa, xoá) và mô tả các mối liên hệ của dữ liệu cũng như những quy tắc quản lý trên dữ liệu đó. Một HQTCSDL phải có ngôn ngữ thao tác dữ liệu (Data Manipulation Language) cho phép người sử dụng có thể cập nhật dữ liệu (thêm, sửa, xoá). Một HQTCSDL phải có ngôn ngữ truy xuất dữ liệu (Data Receive Language) để khai thác, trích rút dữ liệu trong CSDL khi có nhu cầu. Ngoài ra, một số HQTCSDL cung cấp cho người sử dụng những cơ chế bảo mật và phục hồi dữ liệu khi có sự cố xảy ra. HQTCSDL quan hệ là hệ quản trị cơ sở dữ liệu theo mô hình quan hệ.

doc98 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4892 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Access, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1: Tổng quan về MS Access  1.   Khái niệm cơ sở dữ liệu (CSDL: DataBase)  CSDL là tập hợp những dữ liệu liên quan tới một chủ đề, một phạm vi quản lý. Nhằm thoả mãn nhu cầu khai thác thông tin nhanh chóng, chính xác, hiệu quả. (CSDL là tập hợp dữ liệu mang tính hệ thống, chứ không phải là dữ liệu rời rạc) CSDL quan hệ (Relational DataBase): là tập hợp các bảng liên quan tới nhau, tạo thành một hệ thống thông tin thống nhất, đảm bảo tính không được thiếu, không thừa của nguồn dữ liệu. Hệ quản trị CSDL (HQT CSDL: DataBase Management System) Là phần mềm cho phép tạo, lưu trữ, quản lý và tương tác với CSDL. Các chức năng cơ bản của HQTCSDL Một HQTCSDL phải có ngôn ngữ mô tả dữ liệu (Data Definition Language) cho phép ta định nghĩa cấu trúc (tạo, sửa, xoá) và mô tả các mối liên hệ của dữ liệu cũng như những quy tắc quản lý trên dữ liệu đó. Một HQTCSDL phải có ngôn ngữ thao tác dữ liệu (Data Manipulation Language) cho phép người sử dụng có thể cập nhật dữ liệu (thêm, sửa, xoá). Một HQTCSDL phải có ngôn ngữ truy xuất dữ liệu (Data Receive Language) để khai thác, trích rút dữ liệu trong CSDL khi có nhu cầu. Ngoài ra, một số HQTCSDL cung cấp cho người sử dụng những cơ chế bảo mật và phục hồi dữ liệu khi có sự cố xảy ra. HQTCSDL quan hệ là hệ quản trị cơ sở dữ liệu theo mô hình quan hệ. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu MS Access là HQTCSDL quan hệ có khá đầy đủ các chức năng trên. Ngoài ra chương trình này còn có các chức năng khác như tạo Form, Report, Macro, Module,… cho phép xây dựng hoàn chỉnh một phần mềm quản lý CSDL.  2. Các thành phần trong cơ sở dữ liệu Access (Nằm trên file có phần mở rộng *.mdb)  Trong cơ sở dữ liệu của Ms Access 2000 gồm có 7 thành phần, mỗi thành phần gồm nhiều đối tượng. Ví dụ: Trong thành phần Tables có nhiều đối tượng Table, trong thành phần Queries có nhiều đối tượng Query,...  Từ các nguồn khác: có nghĩa là liên kết lấy dữ liệu từ các file dạng khác như *.xls (Excel), hoặc dữ liệu trong các hệ quản trị cơ sở dữ liệu khác,... 2.1. Table: là đối tượng lưu trữ dữ liệu.  Hình 1.1: Màn hình hiển thị dữ liệu bảng HoSo.   2.2. Query: tính toán, xử lý và khai thác dữ liệu trong Cơ sở dữ liệu. Hình 1.2: Màn hình hiển thị dữ liệu truy vấn các thí sinh KV1.  2.3. Form: giao diện nhập và thể hiện dữ liệu, tạo hộp thoại giao tiếp giữa ứng dụng và người sử dụng. Hình 1.3: Giao diện liệt kê các thí sinh theo từng khu vực.  2.4. Macro: tạo các hành động điều khiển và liên kết các đối tượng nằm trong các thành phần của Access. Ví dụ: tạo hành động mở mẫu biểu có tên sbfTest và chỉ hiển thị những thí sinh thuộc KV3. Hình 1.4: Màn hình hiển thị phần thiết kế Macro. 2.5. Report: tạo mẫu báo cáo thể hiện dữ liệu phong phú, đẹp mắt. Là khâu cuối cùng của quá trình xử lý dữ liệu, để rồi in ra giấy.  Hình 1.5: Báo cáo thống kê chi tiết các thí sinh theo từng khu vực.   2.6. Module: môi trường để soạn thảo các hàm (Function), thủ tục (Sub) viết bằng ngôn ngữ VBA (Visual Basic for Application) hay còn gọi là Access Basic. Nhằm xử lý và điều khiển các đối tượng phức tạp. Ví dụ: tạo thủ tục SuaNoiSinh để sửa dữ liệu trong cột (trường) NoiSinh. Nếu là “hanoi” thì đổi thành “Ha Noi “.  Hình 1.6: Màn hình soạn thảo mã lệnh chương trình. 2.7. Page: cho phép thể hiện dữ liệu trên trang dạng Web (*.htm). Người sử dụng có thể truy cập vào CSDL thông qua trình duyệt Microsoft Internet Exploirer (IE). Hình 1.7: Màn hình hiển thị danh sách khu vực từ cửa sổ IE. Chương 2.1: Table - Bảng dữ liệu 1.   Khái niệm Table là thành phần quan trọng nhất trong CSDL, là nơi trực tiếp lưu trữ dữ liệu. Mỗi Table chứa thông tin về một thực thể xác định.  Ví dụ:    Bảng MonHoc lưu trữ thông tin về các môn học như: Mã môn học, Số tiết,..   Bảng NhanVien lưu trữ thông tin về cán bộ nhân viên như: Mã nhân viên, Họ tên, Ngày sinh, Quê quán, Lương,… Mã NV Họ tên Ngày sinh Quê quán Lương SR001 Nguyễn Phương Nam 14/12/1975 Hà Tây 650000 SR002 Trần Mạnh Hùng 03/09/1970 Thái Nguyên 800000 SR003 Vũ Phương Thảo 19/12/1978 Hải Phòng 720000 1.1. Cấu trúc của bảng: gồm các hàng và các cột giao nhau   Cột trong Table thì gọi Field (trường) Mỗi Field ứng với một mục dữ liệu mà ta cần lưu trữ, và mỗi Field có một kiểu dữ liệu xác định. Mã NV, Họ tên, Quê quán: kiểu kí tự Ngày sinh: kiểu ngày tháng Lương: kiểu số. Hàng trong table thì gọi Record (bản ghi) Là một thể hiện dữ liệu của các Field trong bảng.  1.2. Khoá chính (Primary Key) Trong bảng thường có khoá chính gồm một hoặc nhiều trường đảm bảo 2 tính chất sau: Dữ liệu trên đó là duy nhất, mục đích dùng để phân biệt bản ghi này với bản ghi kia Không được phép rỗng dữ liệu (phải nhập dữ liệu). Vì khi biết được giá trị của trường khoá chính thì có thể suy ra giá trị của các trường khác.  1.3. Khoá ngoại (Foreign Key) Để tạo quan hệ giữa các bảng người ta lấy khoá chính đưa sang bảng quan hệ làm khoá ngoại. Dữ liệu trong khoá ngoại phải được tham chiếu lấy từ khoá chính.  2. Các phương pháp tạo Table 2.1. Tạo Table bằng Table Wizard Đây là phương pháp tạo bảng theo các bước hướng dẫn để xây dựng các Table từ trong CSDL mẫu của Access Cách 1: trong cửa sổ Database chọn New/ Table Wizard Cách 2: chọn Create table by using wizard. Hình 2.1: Cửa sổ tạo mới Table bằng trợ giúp.  Sample Tables: chọn các Table mẫu Sample Fields: chọn các Fields trong Table mẫu Fields in my new table: các trường xuất hiện trong bảng khi nó được tạo ra (ta có thể chọn nút lệnh Rename Field… để đổi tên trường) Phương pháp này chỉ với mục đích tham khảo, vì các Table mẫu thường không thích hợp với cách quản lý của ta (thường phải thiết kế lại). 2.2. Tạo Table bằng Datasheet View Cách 1: trong cửa sổ Database chọn New/ Datasheet View Cách 2: chọn Create table by entering data Người dùng chỉ cần gõ dữ liệu trực tiếp vào bảng có dạng giống Excel Hình 2.2: Cửa sổ tạo mới Table bằng Datasheet View.  Access sẽ tự động xác định:                   Kiểu dữ liệu của trường tuỳ theo dữ liệu nhập                  Số trường sẽ thu lại theo số cột có dữ liệu                  Số bản ghi sẽ thu lại theo số hàng có dữ liệu nhập.  2.3. Tạo Table bằng Design View Đây là cách tạo bảng thường dùng nhất, với cách này ta trực tiếp tạo ra cấu trúc bảng theo mong muốn. Cách 1: trong cửa sổ Database chọn New/ Design View Cách 2: chọn Create table in Design View    Hình 2.3: Cửa sổ tạo mới Table.  Màn hình giao diện tạo bảng bằng Design View như sau: Hình 2.4: Cửa sổ thiết kế Table.    Field Name: đặt tên trường.   Data Type: kiểu dữ liệu của trường.   Description: chú thích ý nghĩa của trường, nội dung sẽ hiện ở dòng trạng thái (Status Line) để hướng dẫn nhập liệu khi mở Table ở chế độ Datasheet.   Field Properties: các thuộc tính của trường. Nếu tạo mới Table mà chưa tạo khoá chính thì khi thoát khỏi chế độ Design View Access bắt ta phải đặt tên cho Table, rồi sau đó sẽ hỏi ta có muốn tạo khoá chính không? Ta chọn No để không tạo khoá. Hình 2.5: Hộp thoại hỏi khoá chính.    3.1. Tên trường (Field Name)  Các quy tắc đặt tên trường   Tên trường có thể chứa các kí tự chữ cái, chữ số, dấu cách, các kí tự đặc biệt (trừ các kí tự “.”, “!”, “[“, “]” ) Tên trường không được bắt đầu bằng dấu cách, không quá 64 kí tự. Trong một bảng không có tên trường trùng nhau.   3.2. Kiểu dữ liệu của trường (Data Type) Trường Giải thích Text (kiểu kí tự): tối đa 255 kí tự Memo (kiểu kí ức): tối đa 64000 kí tự, thường được dùng để lưu trữ những văn bản lớn chẳng hạn như chú thích, tiểu sử cá nhân... Number (kiểu số): gồm các kiểu có miền giá trị khác nhau khai báo trong Field size Date/Time  (kiểu ngày tháng): tối đa 8 byte dùng lưu trữ dữ liệu dạng ngày tháng   Currency (kiểu tiền tệ): tối đa 8 byte, đây cũng là một dạng kiểu Number nhưng có ký hiệu tiền tệ. Yes/No  (kiểu Logic): lưu dữ liệu chỉ trong 2 trạng thái. AutoNumber  (kiểu số tự động): dữ liệu trong trường có kiểu này sẽ được tự động thêm vào các giá trị tuần tự hay ngẫu nhiên mà không cần người sử dụng nhập vào. OLE Object (nhúng và liên kết đối tượng): lưu âm thanh, hình ảnh tối đa 1GB bộ nhớ. Hyperlink (kiểu siêu liên kết): lưu đường dẫn tới một máy khác trên mạng hay địa chỉ liên kết tới một trang Web, địa chỉ Email, tối đa 2048 kí tự. Lookup wizard:  tham chiếu tới danh sách các giá trị của một trường nào đó ở bảng khác.  Bảng các kiểu dữ liệu của một trường có thể nhận  3.3. Các thuộc tính của trường (Field Properties) Phần Genernal: các thuộc tính chung   Field size: quy định độ rộng của dữ liệu trong trường.      Ví dụ: Đối với kiểu Text ở thuộc tính này ta quy định là 10 thì chỉ được nhập 10 kí tự. Còn đối với kiểu Number ta chọn các kiểu với miền sau: Giá trị Miền giá trị Số Byte Integer Số nguyên (-32768 ® 32767) 2 Long Integer số nguyên (-2147483648®2147483647) 4 Single kiểu số thực(đơn) (-3.4*1038 ® 3.4*1038) 4 Double kiểu số thực(kép) (-1.797*10308 ® 1.797*10308) 8    Format: định dạng các thể hiện của dữ liệu trong trường. Với từng kiểu dữ liệu (Data Type), ta có các kiểu định dạng khác nhau.   Đối với dạng Text ' < ':  dữ liệu trong trường tự động chuyển thành chữ thường ' > ':  dữ liệu trong trường tự động chuyển thành chữ hoa @ [tên màu]: tự động định dạng màu chữ Tên các màu: Black (đen), Blue (xanh lá cây), Green (xanh nước biển), Cyan (xanh nhạt), Red (đỏ), Magenta (tím cánh sen), Yellow (vàng), White (trắng),...    Đối với dạng Date/Time Ta chọn các dạng có sẵn:  Hoặc ta dùng các kí tự d, m, y để thiết lập như sau: dd/mm/yyyy: 19/12/2003 (với dd:day, mm: month, yyyy:year) dd-mmm-yyyy: 19-Dec-2003 mm/dd/yy: 12/19/03    Đối với dạng số ta dùng các định dạng có sẵn Giả sử ta có giá trị 3456.789     Đối với dạng dữ liệu Yes/No: có các dạng Yes/No, True/False, On/Off. Nếu không khai báo Format thì sẽ hiện các giá trị –1 (Yes), 0 (No).   Decimal Places: quy định số chữ số thập phân (chỉ có trong Number, Currency).   Input Mask (mặt nạ nhập liệu): Trong trường hợp dữ liệu có cùng dạng thức ta nên quy định mẫu nhập liệu, nhưng phải nhập đúng quy định đó.    Nhóm ký tự định nghĩa InputMask    Kí tự mặt nạ Ý nghĩa 0  Vị trí dành cho một số 0® 9 (bắt buộc nhập)   9  Vị trí dành cho một số 0® 9 (không bắt nhập) #  Vị trí dành cho một kí tự số 0® 9, dấu +, -, trống L  Vị trí dành cho một kí tự A-Z (bắt buộc nhập) ?  Vị trí dành cho một kí tự A-Z (không bắt nhập) A Vị trí dành cho một ký tự chữ hoặc số (bắt buộc) A  Vị trí dành cho một ký tự chữ hoặc số (không bắt buộc) &  Vị trí dành cho một kí tự bất kì (bắt buộc) C  Vị trí dành cho một kí tự bất kì (không bắt buộc) . , : ; - /:  Ngăn cách giữa các phần Password Những kí tự đánh vào sẽ hiển thị dấu * (dạng mật khẩu)  Ví dụ: Giá trị trong trường ngày sinh có dạng 19/12/1978 ta thấy rằng khung mặt nạ nhập liệu là __ /__ /____ . Ta phải thiết lập như sau 00/00/0000    Caption: chuỗi tiêu đề cột khi bảng ở chế độ Datasheet (chế độ cập nhật dữ liệu), nếu bỏ qua thì Access lấy tên trường làm tiêu đề cột.   Default Value: xác định giá trị định trước (dùng trong trường hợp nhập dữ liệu đó là nhiều)   Validation Rule: xây dựng biểu thức kiểm tra dữ liệu (quy tắc hợp lệ)  Ví dụ: nếu > 0 thì dữ liệu nhập vào phải lớn hơn 0.   Validation Text: xâu kí tự hiện trong hộp thông báo lỗi nếu vi phạm điều kiện trong Validation Rule.   Required: có bắt buộc phải nhập dữ liệu không? Yes: tương ứng với việc buộc nhập dữ liệu No: không buộc nhập dữ liệu  tại trường đó.   Allow Zero Length: áp dụng cho Text, Memo, Hyperlink cho phép nhập hay không nhập dữ liệu là giá trị rỗng.    Indexed (chỉ số): Tạo chỉ số để sắp xếp và tăng tốc độ tìm kiếm dữ liệu No: không tạo chỉ số Yes (Duplicates Ok): tạo chỉ số được phép trùng Yes (No Duplicates): tạo chỉ số không được phép trùng  Phần Lookup: các thuộc tính tham chiếu   Display Control: chọn cách hiển thị Text Box: hộp văn bản Combo Box: hộp liệt kê thả List Box: hộp liệt kê danh sách Check Box: hộp kiểm tra (áp dụng cho Yes/No) Nếu Display Control đặt là Text thì sẽ không có các tuỳ chọn tiếp theo, nếu Display Control đặt là List Box  sẽ có thêm các phần tuỳ chọn như sau:   Row Source Type: kiểu nguồn dữ liệu   Table/Query: lấy dữ liệu có sẵn trong Table hoặc Query.   Value List: tự đánh dữ liệu cho danh sách   Field List: danh sách là tên các field trong Table hoặc query   Row Source: nguồn giá trị trong danh sách (có thể chọn tên của Table/Query, hoặc tự liệt kê giá trị...)   Bound Column: cột được lấy làm giá trị của Field   Column Count: số cột hiển thị trong danh sách   Column Heads: bật tắt dòng tiêu đề   Column Widths: độ rộng của từng cột trong danh sách  Nếu Display Control đặt là  Combo Box sẽ có thêm những phần sau:   List Row: số dòng hiển thị trong danh sách   List Width: độ rộng của danh sách (tổng độ rộng của các cột)   Limit to List: giới hạn trong danh sách  Yes: chỉ được nhập dữ liệu lấy trong danh sách cho Field No: có thể nhập dữ liệu ngoài danh sách cho Field Chương 2.2: Table - Bảng dữ liệu (phần 2 - tiếp) 4. Các hình thức tạo bảng khác 4.1. Import Table (nhập khẩu bảng) Lấy bảng đã có sẵn từ CSDL khác về CSDL hiện thời. Bảng được tạo ra độc lập với bảng nguồn. Cách 1: trong cửa sổ Database chọn New/ ImportTable Cách 2: vào thực đơn File/Get External Data/Import... Chỉ ra đường dẫn chọn file CSDL khác rồi chọn lệnh Import. Hình 2.6: Cửa sổ Import Objects. Chọn tên bảng cần Import rồi OK  Select All: chọn tất cả các bảng Deselect All: huỷ chọn tất cả các bảng.  Chú ý: Ta có thể dùng phương pháp Export Table (xuất khẩu bảng) để đưa bảng từ CSDL hiện thời sang CSDL khác. Cách 1: chọn bảng cần xuất khẩu rồi vào thực đơn File/Export... Cách 2: nhấn phải chuột vào bảng cần xuất khẩu /Export... 4.2 Link Table (bảng liên kết) Là cách tạo bảng bằng cách liên kết đến một bảng của CSDL khác. Cách tạo bảng này gần giống như cách tạo bảng bằng Import Table, chỉ khác là bảng không được lấy hẳn về như Import Table mà chỉ là liên kết tới bảng đó. Cách 1: trong cửa sổ Database chọn New/ LinkTable Cách 2: vào thực đơn File/Get External Data/ LinkTable Chỉ ra đường dẫn CSDL chứa bảng cần liên kết đến rồi chọn lệnh Link Lưu ý: Biểu tượng của bảng liên kết có thêm hình mũi tên. Bảng liên kết chỉ được cập nhật dữ liệu, không được phép sửa thiết kế.   5. Các chế độ của Table Có hai chế độ mở bảng, mở bảng ở chế độ cập nhật dữ liệu (Datasheet View) và mở bảng ở chế độ thiết kế (Design View).  5.1. Mở bảng ở chế độ thiết kế (Design View) Cho phép sửa đổi cấu trúc bảng. Tại đây, chúng ta có thể chèn thêm trường, xoá trường đi, thay đổi kiểu dữ liệu hay thuộc tính của trường,... Cách thực hiện:   Bước 1: chọn Table   Bước 2: nhấn Design trên thanh công cụ của cửa sổ Database Chèn thêm một trường vào trong Table   Cách 1: vào thực đơn Insert/Rows   Cách 2: phải chuột /Insert Rows Xoá một hoặc nhiều trường trong Table   Bước a: chọn các trường muốn xoá   Bước b: vào thực đơn Edit/Delete Rows hoặc phải chuột/ Delete Rows Tạo khoá chính (Primary Key)   Bước a: chọn một hoặc nhiều trường làm khoá chính   Bước b: thiết lập khoá chính Cách 1: vào thực đơn Edit/Primary Key Cách 2: nhấn vào biểu tượng Primary Key (chìa khoá) trên thanh công cụ (Nếu muốn bỏ khoá chính ta thực hiện lại động tác trên). 5.2. Mở bảng ở chế độ cập nhật dữ liệu (Datasheet View) Cho phép xem và thêm, xoá, sửa dữ liệu của bảng. Cách thực hiện   Bước 1: chọn Table muốn mở   Bước 2: nhấn Open trên thanh công cụ của cửa sổ Database (hoặc Enter) Các thao tác trên Record: thêm, sửa, xoá Record (giống trong MS Excel)  a. Nhập, sửa dữ liệu OLE Object Nhập hình ảnh   Cách 1: vào thực đơn Insert/Object.../chọn Object Type   Cách 2: phải chuột/ Insert Object.../ chọn Object Type Hình 2.7: Màn hình cho phép chỉ định loại đối tượng OLE. Create New: tạo file ảnh, văn bản, bảng tính,.. bằng các chương trình trong Object Type. Hình 2.8: Chọn đường dẫn đến file cho đối tượng OLE. Create from File: lấy file ảnh, văn bản, bảng tính,.. đã lưu trong máy (Bấm nút Browse chọn đường dẫn tới file đó) Link: chỉ liên kết tới file đó.  Sửa hình ảnh   Cách 1: vào thực đơn Edit/Bitmap Image Object.../ Edit   Cách 2: phải chuột/ Bitmap Image Object.../ Edit   Điều chỉnh độ rộng, thay đổi vị trí cột (tham khảo sách bài tập)   Đổi tên, ẩn, hiện cột (tham khảo sách bài tập).  b. Sắp xếp dữ liệu      Bước 1: Chọn cột cần sắp xếp      Bước 2: Chọn các cách Cách 1: Record/Sort /{Ascending | Descending} Cách 2: Nhấn biểu tượng trên thanh công cụ.   c. Lọc dữ liệu Filter By Selection Chức năng: Dùng để lọc các bản ghi thỏa mãn giá trị đã được chọn trong bảng dữ liệu.       Bước 1: chọn giá trị cần lọc của cột trên bảng dữ liệu       Bước 2: chọn các cách sau Cách 1: vào thực đơn Records/ Filter/ Filter By Selection Cách 2: kích phải chuột/ Filter By Selection. Để lọc những giá trị khác (ngược lại) với giá trị được chọn ta chỉ cần chọn Filter Excluding Selection. Để bỏ lọc ta chọn biểu tượng Remove Filter trên thanh công cụ (hoặc kích phải chuột / Remove Filter).   Sử dụng lọc Filter By Form    Chức năng: Lọc những bản ghi thỏa mãn nhiều giá trị mà ta lựa chọn trên nhiều cột (thỏa mãn nhiều điều kiện).      Bước 1: vào thực đơn Records/ Filter/ Filter By Form (hoặc chọn biểu tượng Filter By Form trên thanh công cụ)       Bước 2: chọn giá trị cần lọc trên từng cột của bảng/Apply Filter   Sử dụng lọc Advanced Filter/Sort Cho phép ta lọc dữ liệu và sắp xếp bằng cách sử dụng các phép toán (toán tử)      Bước 1: Chọn Records/ Filter/ Advanced Filter Sort ... xuất hiện   Field: Chọn trường cần lọc hoặc sắp xếp.   Sort: Chọn kiểu sắp xếp.   Criteria: nhập điều kiện lọc.   Or: Nhập điều kiện lọc hoặc.      Bước 2: Chọn Filter/ Apply Filter /Sort hoặc chọn Apply Filter trên thanh công cụ   6. Sao chép, xóa, đổi tên Table trong CSDL Phải đóng các Table cần thực hiện và trở về cửa sổ Database 6.1. Sao chép   Bước 1: chọn Table   Bước 2: vào thực đơn Edit/Copy   Bước 3: vào thực đơn Edit/Paste xuất hiện hộp thoại Hình 2.9: Hộp thoại sao chép bảng.   Table Name: đặt tên Table mới (hoặc chọn bảng đích để nối dữ liệu)   Paste Option: chọn dạng sao chép   Structure Only: chỉ lấy cấu trúc Table   Structure and Data: lấy cấu trúc Table và cả dữ liệu   Append Data to Existing Table: thêm dữ liệu vào cuối Table đích.  6.2. Đổi tên   Bước 1: chọn Table   Bước 2: vào thực đơn Edit/Rename (hoặc phải chuột/Rename)   Bước 3: gõ tên mới/Enter.  6.3. Xoá Table   Bước 1: chọn Table   Bước 2: chọn các cách sau Cách 1: phải chuột/ Delete Cách 2: nhấn phím Delete trên bàn phím Bước 3: xác nhận Yes để xoá. Bài 2.3: Table - Bảng dữ liệu (phần 3 - tiếp)   7.           Quan hệ giữa các bảng – Relationship   Với những cơ sở dữ liệu được tổ chức cẩn thận và bài bản, thường thì sau khi thiết kế xong cấu trúc cho các table, người ta quy định luôn mối quan hệ giữa các table này.   Khi tạo mối quan hệ thì tính nhất quán dữ liệu sẽ được đảm bảo và các bảng có thể bổ xung thông tin cho nhau. Để dễ hiểu ta xét quan hệ giữa hai Table    a. Mối quan hệ một – một Table A có quan hệ một – một với Table B nếu một giá trị trên trường quan hệ của Table A chỉ xuất hiện một lần trên trường quan hệ của Table B và ngược lại.  b. Mối quan hệ một – nhiều Table A có quan hệ một – nhiều với Table B nếu một giá trị trên trường quan hệ của Table A có thể xuất hiện nhiều lần trên trường quan hệ của Table B nhưng giá trị trên trường quan hệ của Table B chỉ xuất hiện một lần trên trường quan hệ của Table A.  c. Mối quan hệ nhiều – nhiều  Mối quan hệ này thể hiện rằng một giá trị trên trường quan hệ của Table A có thể xuất hiện nhiều lần trên trường quan hệ của Table B và ngược lại. Nếu trong thực tế có mối quan hệ này khi triển khai mô hình CSDL quan hệ phải tách ra làm hai quan hệ một – nhiều bằng cách tạo ra Table thứ ba.  Ví dụ:  ta có hai bảng gồm các trường sau: SinhVien ( MaSV, TenSV, NgaySinh , QueQuan, Khoa ) MonHoc ( MaMH, TenMH, SoTiet )