2. Tệp CSDL
+ Tên: theo luật đặt tên của Windows nhưng phần mở rộng ngầm định là DBF (*.DBF). Ví dụ: DMTKHOAN.BDF, HOSOSV.DBF, HOCKY1.DBF
+ Cấu trúc:
Có thể xem tệp CSDL như một bảng hai chiều, mỗi cột chứa một giá trị đặc trưng cho một đặc điểm của đối tượng quản lý mà ta gọi đó là TRƯỜNG (Field). Mỗi dòng chứa một bộ các giá trị mô tả một đối tượng quản lý mà ta sẽ gọi đó là BẢN GHI(Record).
148 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 5800 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Foxpro, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM QUẢNG TRỊ KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Mục tiêu Kiến thức: Trình bày được khái niệm CSDL và hệ quản trị CSDL Giải thích được khái niệm tệp CSDL, cấu trúc tệp CSDL, đặc trưng của một trường trong tệp CSDL của Visual FoxPro Sử dụn các thao tác cơ bản của tệp CSDL: Tạo lập, sửa đổi cấu trúc, cập nhật, bổ sung, loại bỏ bản ghi, sắp xếp, tìm kiếm. Sử dựng được lệnh kết xuất thông tin trong tệp CSDL với Visual FoxPro Chỉ ra cách làm việc với nhiều tệp CSDL: Cập nhậ DL từ một tệp khác, kết nối hai tệp CSDL và thiết lập mối liên kết với nhiều tệp CSDL Trình bày được khái niệm SQL và sử dụng được các lệnh cơ bản để thao tác truy vẫn DL bằng ngôn ngữ SQL Mục tiêu Kỹ năng: Thiết lập được tệp từ DL thực tế Xử lí bằng chế độ hội thoại một số bài toán đơn giản trong thực tế Tổ chức in DL dưới dạng Report và Label Thái độ: Thông qua môn học, SV thấy được vai trò của các hệ quản trịị CSDL với công tác tự động hoá hệ thống thông tin quản lí Thấy được trách nhiệm của mình về việc ứng dụng CNTT trong công tác kế toán. NỘI DUNG HỌC PHẦN Chương 1. Làm quen với Visual FoxPro Chương 2. Những thao tác ban đầu với tệp CSDL Chương 3. Tìm kiếm dữ liệu Chương 4. Thao tác với cấu trúc tệp CSDL Chương 5. Sửa đổi dữ liệu Chương 6. Sắp xếp, chỉ số và tìm kiếm nhanh Chương 7. Kết xuất thông tin trong tệp CSDL Chương 8. Lập báo cáo bằng lệnh Report & Lable Chương 9. Thao tác với nhiều tệp CSDL Chương 10. Những thao tác khác với tệp CSDL Chương 11. Truy vẫn dữ liệu thông qua SQL 1. Visual FoxPro là gì? 2. Tệp CSDL. 3. Khởi động Visual FoxPro 4. Các chế độ làm việc. 5. Các loại cửa sổ của FoxPro. 6. Các thao tác cơ bản trên cửa sổ. 7. Ra khỏi FoxPro Chương 1. Làm quen với Visual FoxPro Chương 1. Làm quen với Visual FoxPro Visual FoxPro là gì? Cơ sở dữ liệu: Ví dụ: Bảng danh sách lớp, Bảng điểm, Bảng danh sách giáo viên, Bảng chấm công, Bảng hệ thống môn học… Là tập hợp các dữ liệu có liên quan với nhau, chứa thông tin của một đối tượng nào đó (như trường học, bệnh viện, ngân hàng, nhà máy...), được lưu trữ trên bộ nhớ máy tính để đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của nhiều người sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu: Là phần mềm cung cấp môi trường thuận lợi và hiệu quả để tạo lập, lưu trữ và tìm kiếm thông tin của CSDL, được gọi là hệ quản trị CSDL (hệ QTCSDL-DataBase Manegement System) Visual FoxPro là gì? Visual FoxPro là một hệ quản trị CSDL kiểu quan hệ do hãng Microsoft sản xuất. - Foxpro ra đời cuối năm 1980. Lúc đầu là các phiên bản thi hành trên DOS ( Foxpro Version 1.0 đến 2.6). Sau đó là các phiên bản thi hành trên Windows. Vào cuối những năm 1990 hãng Microsft nâng cấp Foxpro lên thành một hệ quản trị CSDL cho phép lập trình hướng đối tượng và lấy tên là Visual FoxPro FoxBase --> FoxPro --> Visual FoxPro Chương 1. Làm quen với Visual FoxPro 2. Tệp CSDL + Tên: theo luật đặt tên của Windows nhưng phần mở rộng ngầm định là DBF (*.DBF). Ví dụ: DMTKHOAN.BDF, HOSOSV.DBF, HOCKY1.DBF + Cấu trúc: Có thể xem tệp CSDL như một bảng hai chiều, mỗi cột chứa một giá trị đặc trưng cho một đặc điểm của đối tượng quản lý mà ta gọi đó là TRƯỜNG (Field). Mỗi dòng chứa một bộ các giá trị mô tả một đối tượng quản lý mà ta sẽ gọi đó là BẢN GHI(Record). Chương 1. Làm quen với Visual FoxPro 2. Tệp CSDL Một trường của tệp CSDL có 4 đặc trưng sau: + Tên trường (Field name) : Quy tắc đặt tên: - Từ 1 đến 10 ký tự. - Bắt đầu bằng một ký tự chữ - Các ký tự tiếp theo (nếu có) phải là ký tự chữ, số, dấu gạch dưới. Ví dụ: ma_so_cb, nam_1990, _hosocanhan Chương 1. Làm quen với Visual FoxPro 2. Tệp CSDL + Kiểu trường (Field Type) Chương 1. Làm quen với Visual FoxPro 2. Tệp CSDL + Độ rộng trường (Field Width) Continue Chương 1. Làm quen với Visual FoxPro 2. Tệp CSDL + Phần thập phân (Field Decimal): Chỉ mô tả khi trường là kiểu số; Phần thập phân All Programs --> Microsoft Visual Foxpro b. Foxpro * FoxPro for Windows Start --> All Programs --> Foxpro for Windows * FoxPro for DOS Bước 1: Cho máy chạy với môi trường DOS Bước 2: Chọn thư mục chứa các tệp cơ bản của FoxPro làm thư mục hoạt động. Bước 3: thi hành tệp FOXPROX.EXE Chương 1. Làm quen với Visual FoxPro 3. Khởi động Visual FoxPro Mô tả màn hình chính của Visual FoxPro * Trên đỉnh - Thanh tiêu đề (Title Bar) - Thanh menu chính (Menu Bar) - Thanh Công cụ chuẩn (Standard Tools Bar) * Vùng lớn nhất gọi là vùng làm việc: Hiện các thông báo của FoxPro hoặc kết quả thao tác của người sử dụng * Cửa sổ lệnh (Command): Nơi mà người sử dụng đưa vào các lệnh của FoxPro để thao tác với CSDL Chương 1. Làm quen với Visual FoxPro 4. Các chế độ làm việc Có 2 chế độ là hội thoại và chương trình * Chế độ hội thoại: Người sử dụng lần lượt đưa vào từng lệnh. FoxPro sẽ thực hiện xong một lệnh rồi chờ người sử dụng đưa vào một lệnh khác. * Chế độ chương trình: Người sử dụng lập trình và lưu trữ chương trình vào tệp có dạng *.PRG và sau đó trên cửa sổ lệnh gọi thực hiện bằng lệng DO Chương 1. Làm quen với Visual FoxPro 5. Các loại cửa sổ của FoxPro Có nhiều loại nhưng quan trọng nhất là ba loại cửa sổ * Cửa sổ lệnh * Cửa sổ hội thoại * Cửa sổ xuất dữ liệu Chương 1. Làm quen với Visual FoxPro 6. Các thao tác cơ bản trên cửa sổ Chọn cửa sổ hoạt động. Kích chuột vào thanh tiêu đề hoặc ấn Ctrl-F1 Dịch chuyển: Làm như với cửa sổ của Windows Thay đổi kích thước.Làm như với cửa sổ của Windows (Nếu làm với Foxpro for DOS thì ấn Ctrl-F10 để mở rộng cửa sổ toàn màn hình hoặc thu về kích thước ban đầu) Ẩn / hiện: Làm như với cửa sổ của Windows Chú ý: Trong bất kỳ trường hợp nào nếu ta ấn Ctrl-F2 thì xuất hiện cửa sổ lệnh. Chương 1. Làm quen với Visual FoxPro 7. Ra khỏi FoxPro Ngoài những cách thông thường của Windows ta có thể dùng lệnh QUIT. Chương 1. Làm quen với Visual FoxPro 1. Thiết lập tệp CSDL. 2. Mở tệp và vào dữ liệu. 3. Đọc tệp. 4. Di chuyển con trỏ bản ghi. 5. Đóng tệp. Chương 2. Những thao tác ban đầu với tệp CSDL Thiết lập tệp CSDL 1.1. Thiết kế cấu trúc tệp Thực hiện trên giấy theo mẫu: Tên tệp:______.DBF 1.2. Các bước thực hiện trên máy * Đưa vào lệnh CREATE * Khai báo cấu trúc * Kết thúc khai báo cấu trúc (Ctrl-W) * Kết thúc lệnh. Ví dụ: Tệp HSCB.DBF CREATE HSCB Chương 2. Những thao tác ban đầu với tệp CSDL 2. Mở tệp và vào dữ liệu. a. Mở tệp * Vai trò: Muốn thao tác với một tệp CSDL thì động tác đầu tiên của người sử dụng là phải mở tệp. * Lệnh mở tệp: USE [][] Ví dụ: USE HSCANBO b. Vào dữ liệu Sau khi đã mở tệp ta sử dụng lệnh BROWSE Để nhập một bản ghi ta thực hiện các thao tác sau: - Ấn Ctrl-Y - Nhập thông tin của bản ghi - Kết thúc việc nhập dữ liệu bằng Ctrl-W Chương 2. Những thao tác ban đầu với tệp CSDL 3. Đọc tệp - Mở tệp - Dùng một trong các lệnh sau: * LIST [TO PRINT] * DISPLAY ALL * BROWSE Ví dụ: USE HSCB LIST MSCB,HD,TEN,HSL Chương 2. Những thao tác ban đầu với tệp CSDL 4. Di chuyển con trỏ bản ghi Bản ghi hiện thời: Trên tệp CSDL đang mở Visual Foxpro chỉ sẵn sàng làm việc (và cho phép cập nhật) với một bản ghi và ta gọi đó là bản ghi hiện thời. Khi mới mở tệp CSDL thì bản ghi hiện thời là bản ghi đầu tiên. Con trỏ bản ghi: Con trỏ bản ghi là con trỏ dùng để chỉ đến bản ghi hiện thời. Chương 2. Những thao tác ban đầu với tệp CSDL 4. Di chuyển con trỏ bản ghi. Lệnh di chuyển con trỏ bản ghi a. Lệnh GO Cú pháp : GO GO TOP GO BOTTOM Giải thích: GO : Di chuyển con trỏ đến bản ghi có số hiệu (n là thứ tự vật lý của bản ghi trên tệp) Ví dụ: USE HSCANBO GO 5 ... GO 16 Chương 2. Những thao tác ban đầu với tệp CSDL 4. Di chuyển con trỏ bản ghi. GO TOP: Di chuyển con trỏ đến bản ghi đầu tiên GO BOTTOM: Di chuyển con trỏ đến bản ghi cuối cùng. Các hàm hỗ trợ: * RECNO(): Trả về số hiệu bản ghi hiện thời * EOF(): Trả về giá trị .T. nếu con bản ghi nằm sau bản ghi cuối cùng. Các vị trí khác là .F. * BOF(): Trả về giá trị .T. nếu con bản ghi nằm trước bản ghi đầu tiên. Các vị trí khác là .F. Ví dụ: USE HSCANBO ?RECNO() 1 GO 14 ?RECNO() 14 ?BOF() .F. Chương 2. Những thao tác ban đầu với tệp CSDL 4. Di chuyển con trỏ bản ghi. b. Lệnh SKIP Cú pháp: SKIP [] Chức năng: Di chuyển con trỏ bản ghi tính từ bản ghi hiện thời. Giải thích: Nếu n là số dương thì di chuyển về cuối tệp n bản ghi tính từ bản ghi hiện thời; Nếu n là số âm thì di chuyển về đầu tệp n bản ghi tính từ bản ghi hiện thời. Chú ý: SKIP = SKIP 1 Ví dụ: USE HOSOCB SKIP 6 ? RECNO() 7 SKIP -2 ? RECNO() 5 Chương 2. Những thao tác ban đầu với tệp CSDL 5. Đóng tệp. * Khi không làm việc với tệp CSDL nữa, ta phải tiến hành đóng tệp bằng lệnh: USE * Việc mở tệp khác cũng đồng nghĩa với đóng tệp trước đó Ví dụ: USE TAIKHOAN .... USE K_HANG .... USE Chương 2. Những thao tác ban đầu với tệp CSDL 1. Biểu thức logic. 2. Sử dụng LIST và DISPLAY với điều kiện tìm kiếm. 3. Tìm kiếm tuần tự. 4. Đặt chế độ chính xác khi tìm kiếm. Chương 3. Tìm kiếm dữ liệu 1. Biểu thức logic. .Định nghĩa .Các cách thiết lập biểu thức logic. Chương 3. Tìm kiếm dữ liệu Biểu thức logic Định nghĩa Biểu thức logic là biểu thức cho chúng ta một trong hai giá trị hoặc .T. hoặc .F. Chương 3. Tìm kiếm dữ liệu Biểu thức logic Các cách thiết lập biểu thức logic Hằng logic (.T./.F.), Biến kiểu logic, Hàm cho kết quả kiểu Logic. Hai biểu thức cùng loại (Ký tự, số, ngày) quan hệ với nhau bởi các phép so sánh >, =, Các biểu thức logic quan hệ với nhau bởi các phép toán logic NOT (!), AND, OR Ví dụ: LOCATE FOR LOCATE FOR .T. LOCATE FOR ten = ’Thanh’ LOCATE FOR tdvh=12 LOCATE FOR GDINH LOCATE FOR !GDINH LOCATE FOR GDINH AND TDVH=12 LOCATE FOR NGAY_S [TO PRINT] hoặc DISPLAY FOR Giải thích: Lệnh sẽ cho hiện lên màn hình những bản ghi thoả mãn Ví dụ: SET DATE FRENCH SET CENTURY ON USE HSCANBO LIST FOR TEN=’Thanh’ DISPLAY FOR TDVH>=10 LIST FOR NGAY_S>=CTOD(‘01/01/1986’) AND NGAY_S Giải thích: Lệnh đặt con trỏ tới bản ghi đầu tiên của tệp CSDL đang mở thỏa mãn 3.2. Hàm FOUND() Cho giá trị .T. nếu lệnh LOCATE trước đó tìm kiếm thành công, ngược lại cho giá trị .F. 3.3. Lệnh CONTINUE Cho phép tìm kiến bản ghi tiếp theo của tệp CSDL đang mở thoả mãn điều kiện tìm kiếm của lệnh LOCATE trước đó. Ví dụ: USE HSCANBO LOCATE FOR HSL>=3 ? FOUND() ? RECNO() DISPLAY CONTINUE ?FOUND() Chương 3. Tìm kiếm dữ liệu 4. Đặt chế độ chính xác khi tìm kiếm Lệnh xác lập môi trường SET EXACT ON/OFF Giải thích: Môi trường mặc định là OFF Nếu môi trường được xác lập là OFF thì việc so sánh giữa hai biểu thức ký tự không chú ý đến độ dài hay nói cách khác chỉ căn cứ vào biểu thức có độ dài ngắn hơn. Nếu môi trường được xác lập là ON thì việc so sánh giữa hai biểu thức ký tự có chú ý đến độ dài hay nói cách khác hai biểu thức chỉ bằng nhau khi chúng trùng nhau. Ví dụ: SET EXACT OFF ? “Ha” = “Hanh” .T. SET EXACT ON ? “Ha” = “Hanh” .F. Chương 3. Tìm kiếm dữ liệu 1. Xem và in cấu trúc. 2. Sửa cấu trúc tệp. 3. Sao chép cấu trúc tệp. 4. Tạo một tệp CSDL từ tệp lưu cấu trúc. Chương 4. Thao tác với cấu trúc tệp CSDL 1. Xem và in cấu trúc Để xem cấu trúc của tệp CSDL đang mở ta sử dụng lệnh LIST STRUCTURE [TO PRINT] hoặc DISPLAY STRUCTURE Lệnh sẽ cho hiển thị cấu trúc của tệp CSDL đang mở lên màn hình. Nếu có tuỳ chọn TO PRINT cấu trúc đó sẽ được in ra máy in. Thông tin về cấu trúc tệp bao gồm: Tên trường (Fieldname), kiểu trường (Type), độ rộng trường (Width) và phần thập phân (Decimal) Ví dụ: USE HSCANBO LIST STRU Chương 4. Thao tác với cấu trúc tệp CSDL 2. Sửa cấu trúc tệp Việc sửa đổi cấu trúc của một tệp CSDL xãy ra khi ta có nhu cầu thực hiện một hay nhiều thao tác sau: .Sửa tên một trường .Sửa kiểu một trường .Sửa độ rộng một trường .Sửa phần thập phân một trường .Chèn thêm một trường mới .Xoá một trường đang tồn tại .Chắp thêm một trường mới Các bước tiến hành như sau: Bước 1: Mở tệp CSDL muốn sửa đổi cấu trúc USE Bước 2: Đưa vào lệnh MODIFY STRUCTURE Bước 3: Thực hiện các thao tác sửa đổi nêu trên. Bước 4: Ấn Ctrl+W hoặc chọn OK để kết thúc Chương 4. Thao tác với cấu trúc tệp CSDL 2. Sửa cấu trúc tệp. Sửa tên một trường Bước 1: Đưa con trỏ vào ô tên trường cần sửa Bước 2: Tiến hành sửa giống như sửa một văn bản bình thường Chương 4. Thao tác với cấu trúc tệp CSDL Sửa kiểu một trường Bước 1: Đưa con trỏ vào ô kiểu trường cần sửa Bước 2: Tiến hành lựa chọn kiểu trường thích hợp Chương 4. Thao tác với cấu trúc tệp CSDL 2. Sửa cấu trúc tệp. Sửa độ rộng một trường Bước 1: Đưa con trỏ vào ô độ rộng trường cần sửa Bước 2: Tiến hành lựa chọn độ rộng trường thích hợp Chương 4. Thao tác với cấu trúc tệp CSDL 2. Sửa cấu trúc tệp. Sửa phần thập phân một trường Bước 1: Đưa con trỏ vào ô phần thập phân trường cần sửa Bước 2: Tiến hành lựa chọn phần thập phân thích hợp Chương 4. Thao tác với cấu trúc tệp CSDL 2. Sửa cấu trúc tệp. Chèn thêm một trường mới Bước 1: Đưa con trỏ vào bất kỳ ô nào trên dòng cần chèn trường mới Bước 2: Chọn nút Insert ta sẽ thấy xuất hiện một trường mới với tên là NewFld ở vị trí muốn chèn Bước 3: Tiến hành sửa lại tên, kiểu, độ rộng, phần thập phân cho phù hợp Chương 4. Thao tác với cấu trúc tệp CSDL 2. Sửa cấu trúc tệp. .Xoá một trường đang tồn tại Bước 1: Đưa con trỏ vào bất kỳ ô nào trên dòng của trường muốn xoá Bước 2: Chọn nút Delete ta sẽ thấy trường cần xoá biến mất Chương 4. Thao tác với cấu trúc tệp CSDL 2. Sửa cấu trúc tệp. Chắp thêm một trường mới Bước 1: Đưa con trỏ về sau dòng của trường cuối cùng Bước 2: Tiến hành đưa vào tên, kiểu, độ rộng, phần thập phân của trường cần chắp cho phù hợp Chương 4. Thao tác với cấu trúc tệp CSDL 2. Sửa cấu trúc tệp. 3. Sao chép cấu trúc tệp - Sao chép cấu trúc: Với một tệp CSDL đang tồn tại (tệp nguồn) ta có thể tạo ra một tệp mới có cấu trúc bao gồm một phần hoặc toàn bộ các trường của tệp nguồn như sau: USE COPY STRUCTURE TO [FIELDS ] Nếu có tuỳ chọn [FIELDS ] thì chỉ bao gồm các trường của tệp nguồn được liệt kê trong danh sách, nếu không có tuỳ chọn này thì cấu trúc của tệp mới hoàn toàn giống với cấu trúc của tệp nguồn. - Sao lưu cấu trúc: Để lưu trữ cấu trúc của một tệp CSDL ta có thể tạo ra một tệp CSDL khác lưu cấu trúc của tệp đó như sau: COPY STRUCTURE TO EXTENDED Cấu trúc của tệp lưu cấu trúc có dạng như sau: Chương 4. Thao tác với cấu trúc tệp CSDL 4. Tạo một tệp CSDL từ tệp lưu cấu trúc Khi đã có tệp lưu cấu trúc ta có thể tạo ra một tệp CSDL mới với cấu trúc đã lưu bằng lệnh sau: CREATE FROM Chương 4. Thao tác với cấu trúc tệp CSDL 1. Các tuỳ chọn trên một câu lệnh thao tác dữ liệu của Foxpro 2. Các lệnh cập nhật dữ liệu 3. Các lệnh bổ sung dữ liệu 4. Các lệnh loại bỏ dữ liệu Chương 5. Sửa đổi dữ liệu 1. Các tuỳ chọn trên một câu lệnh thao tác dữ liệu của Foxpro Câu lệnh tổng quát: [] [FIELDS ] [FOR ] [WHILE ] 1.1. Tuỳ chọn phạm vi 1.2. Tùy chọn FIELDS 1.3. Tùy chọn FOR và WHILE Chương 5. Sửa đổi dữ liệu 1. Các tuỳ chọn trên một câu lệnh thao tác dữ liệu của Foxpro 1.1. Tuỳ chọn phạm vi Trong các lệnh của Foxpro tùy chọn phạm vi có nghĩa là vùng các bản ghi liên tiếp nhau mà lệnh sẽ tác động lên đó, nó sẽ mang một trong bốn giá trị và có ý nghĩa sau đây: ALL - Tất cả các bản ghi Record - Bản ghi có số hiệu n NEXT - n bản ghi tính từ bản ghi hiện thời REST - Từ bản ghi hiện thời đến cuối tệp. Chú ý: Với mỗi lệnh của Foxpro sẽ có một phạm vi ngầm định. Phạm vi này có thể là ALL hoặc bản ghi hiện thời. Ví dụ: Lệnh LIST có phạm vi ngầm định là ALL còn DISPLAY có phạm vi ngầm định là bản ghi hiện thời. Chương 5. Sửa đổi dữ liệu 1. Các tuỳ chọn trên một câu lệnh thao tác dữ liệu của Foxpro 1.1. Tuỳ chọn phạm vi Ví dụ: Tệp HSCB.DBF có 20 bản ghi USE HSCB DISP ALL DISP Record 5 GO 10 DISP Next 5 GO 18 DISP Rest Fox Chương 5. Sửa đổi dữ liệu 1. Các tuỳ chọn trên một câu lệnh thao tác dữ liệu của Foxpro 1.2. Tùy chọn FIELDS Không có tùy chọn này thì lệnh sẽ tác động lên tất cả các trường của tệp CSDL đang mở còn nếu có tùy chọn này thì lệnh chỉ tác động lên những trường của tệp đó có mặt trong danh sách. Tất nhiên tất cả những trường được liệt kê này phải tồn tại trong tệp đang mở. Ví dụ: USE HSCB LIST FIELDS MSCB,HD,TEN Fox Chương 5. Sửa đổi dữ liệu 1. Các tuỳ chọn trên một câu lệnh thao tác dữ liệu của Foxpro 1.3. Tùy chọn FOR và WHILE a. FOR Lệnh chỉ tác động lên các bản ghi thỏa mãn b. WHILE Khi gặp bản ghi đầu tiên không thỏa mãn thì lệnh kết thúc. c. Sự khác nhau của hai tùy chọn FOR và WHILE Hai tùy chọn này đều chỉ cho phép lệnh tác động lên các bản ghi thỏa mãn nhưng chúng khác nhau ở chỗ khi dùng tùy chọn FOR thì Foxpro sẽ tuyển chọn tất cả các bản ghi của tệp CSDL để tác động lên những bản ghi thỏa mãn còn tùy chọn WHILE thì cho phép lệnh bắt đầu từ đầu tệp để tác động lên các bản ghi thỏa mãn nhưng ngay lần đầu tiên gặp bản ghi không thỏa mãn thì lệnh sẽ kết thúc ngay. Ví dụ: USE HSCB LIST FOR HSL>3 LIST WHILE HSL>3 Fox Chương 5. Sửa đổi dữ liệu 2. Các lệnh cập nhật dữ liệu 2.1. Lệnh EDIT 2.2. Lệnh BROWSE 2.3. Lệnh REPLACE Chương 5. Sửa đổi dữ liệu 2. Các lệnh cập nhật dữ liệu 2.1. Lệnh EDIT Cú pháp: EDIT [] [FIELDS ] [FOR ] [WHILE ] Giải thích: Phạm vi ngầm định là ALL. Lệnh cho phép sửa đổi dữ liệu của từng bản ghi với khuôn dạng giống như khi ta làm việc với lệnh APPEND. Ví dụ: USE HSCB EDIT Fox Chương 5. Sửa đổi dữ liệu 2. Các lệnh cập nhật dữ liệu 2.2. Lệnh BROWSE Cú pháp: BROWSE [] [FIELDS ] [FOR ] [LOCK] [FREEZE ] [NOAPPEND] [NOEDIT] [NOMODIFY] [FONT , , ] Giải thích: Phạm vi ngầm định là ALL. Lệnh cho phép sửa đổi dữ liệu của từng bản ghi với khuôn dạng là một bảng hai chiều mà mỗi cột là một trường và mỗi dòng là một bản ghi. Continue Chương 5. Sửa đổi dữ liệu 2. Các lệnh cập nhật dữ liệu 2.2. Lệnh BROWSE LOCK : Chia màn hình thành hai cửa sổ, cố định n trường bên trái tệp ở cửa sổ trái và các trường còn lại ở cửa sổ phải. Ta có thể di chuyển ngang các trường trên cửa sổ phải mà không là di chuyển ngang các trường trên cửa sổ trái. Tùy chọn này được dùng khi bề ngang của tệp CSDL đã vượt quá bề ngang màn hình. FREEZE : Chỉ cho phép con trỏ di chuyển trên trường . Tùy chọn này đươc dùng trong trường hợp ta chỉ tiến hành sửa đổi trên một trường. NOAPPEND: Không cho phép thêm bản ghi trống bằng cách ấn tổ hợp phím Ctrl-Y. NOEDIT, NOMODIFY: Không cho phép sửa đổi nội dung của các bản ghi đã tồn tại trước. Chương 5. Sửa đổi dữ liệu 2. Các lệnh cập nhật dữ liệu 2.2. Lệnh BROWSE Ví dụ: USE HSCB BROW LOCK 3 BROW FREE HSL BROW NOAP NOMO Fox Chương 5. Sửa đổi dữ liệu 2. Các lệnh cập nhật dữ liệu 2.3. Lệnh REPLACE Cú pháp: REPLACE [] WITH [, WITH ...] [FOR ] Giải thích: Phạm vi ngầm định là bản ghi hiện thời. Trên mỗi bản ghi mà lệnh có hiệu lực, Lệnh thay thế giá trị bằng , bằng ... Ví dụ: Tính lương USE BLUONG REPL ALL LCB WITH HSL*290000, LPC WITH HSPC*290000 REPL ALL TONG WITH LCB+LPC Fox Chương 5. Sửa đổi dữ liệu 3. Các lệnh bổ sung dữ liệu 3.1 Lệnh APPEND 3.2 Lệnh BROWSE 3.3 Lệnh INSERT Cú pháp: INSERT [BLANK] [BEFORE] Giải thích: Lệnh chèn một bản ghi mới. Nếu có tùy chọn BLANK bản ghi mới là rỗng, nếu không thì phải điền dữ liệu cho bản ghi đó. Nếu có tùy chọn BEFORE thì bản ghi được chèn ở trên bản ghi hiện thời, nếu không thì ở dưới bản ghi hiện thời. Ví dụ: USE HSCB GO 5 INSERT BLANK BEFORE Chương 5. Sửa đổi dữ liệu 4. Các lệnh loại bỏ dữ liệu Việc xóa trong FoxPro có hai loại xóa logic và xóa vật lý. 4.1. Xóa logic (Đánh dấu xóa) 4.2. Phục hồi các bản ghi bị xóa logic. 4.3. Hàm DELETED() 4.4. Lệnh SET DELETED ON/OFF 4.5. Xóa vật lý Chương 5. Sửa đổi dữ liệu 4. Các lệnh loại bỏ dữ liệu 4.1. Xóa logic (Đánh dấu xóa) a. Khái niệm: Xóa logic hay đánh dấu xóa là chỉ đánh dấu một hoặc nhiều bản ghi để sau đó tuỳ trường hợp ta có thể xác lập môi trường để cho chúng có hiệu lực tác động lên hay không. b. Lệnh đánh dấu xóa DELETE [][FOR ][WHILE ] Phạm vi ngầm định là bản ghi hiện thời. Lệnh sẽ xóa các bản ghi trong phạm vi thỏa mãn hoặc kết thúc ngay khi gặp bản ghi không thỏa mãn Ví dụ: USE HSCB GO 6 DELE DELE FOR RECN()=2 OR RECN()=8 Chương 5. Sửa đổi dữ liệu 4. Các lệnh loại bỏ dữ liệu 4.2. Phục hồi các bản ghi bị xóa logic. Các bản ghi bị đánh dấu xóa sẽ được phục hồi bởi lệnh: RECALL [][FOR ][WHILE ] Phạm vi ngầm định là bản ghi hiện thời. Lệnh sẽ phục hồi các bản ghi trong phạm vi thỏa mãn hoặc kết thúc ngay khi gặp bản ghi không thỏa mãn . Ví dụ: USE HSCB GO 8