Chương này mô tả những kỹ năng cơ bản cần cho quy trình đại tu. Khi bạn đã học về những kỹ năng này, bạn sẽ có thể thực hiện tất cả các quy trình đại tu bằng cách tham khảo Hướng dẫn sửa chữa
50 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2141 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Hệ thống gầm xe: Các kỹ năng cơ bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hệ Thống Gầm Xe - Khoá Học Số 1 Các kỹ năng cơ bản
-1-
Các kỹ năng cơ bản
Khái quát
Chương này trình bày các kỹ năng cơ bản cần thiết cho việc đại tu hộp số.
• Khái quát
• Những gợi ý khi tháo và lắp
• Những gợi ý khi đo và kiểm tra
Hệ Thống Gầm Xe - Khoá Học Số 1 Các kỹ năng cơ bản
-2-
Khái Quát
Khái Quát
Chương này mô tả những kỹ năng cơ bản cần cho
quy trình đại tu. Khi bạn đã học về những kỹ năng
này, bạn sẽ có thể thực hiện tất cả các quy trình đại
tu bằng cách tham khảo Hướng dẫn sửa chữa
(1/3)
Hệ Thống Gầm Xe - Khoá Học Số 1 Các kỹ năng cơ bản
-3-
1. Những điểm kiểm tra để tháo và lắp các chi tiết
Chương này trình bày các mục được tô đậm như
sau.
(1) Bulông
Sau đây là trình tự tiêu chuẩn để nới lỏng hay xiết chặt bulông để tránh cong vênh các chi tiết lắp bằng nhiều
bulông.
(2) Keo bulông
Để tránh cho các bulông không bị lỏng, keo hãm được bôi vào một số loại bulông.
(3) Puly
Khi tháo và lắp các bulông và đai ốc trên các chi tiết quay, hãy giữ chắc các chi tiết trước khi bắt đầu quy
trình.
(4) Bulông xiết biến dạng dẻo
(5) Keo làm kín/gioăng
Để tránh rò rỉ dầu, keo hay gioăng làm kín được sử dụng cho một số chi tiết.
(6) Trục cam
(7) Ép các chi tiết vào
Các chi tiết như bánh răng hay moay ơ được ép vào và lắp chặt. Hãy dùng máy ép và SST, để tháo và lắp
những chi tiết này.
(8) Phớt dầu
Để ngăn không cho rò rỉ dầu, phớt dầu được sử dụng ở một số chi tiết.
(9) Phanh hãm
Phanh hãm là những chi tiết có hình dạng như chiếc nhẫn được lắp ở các vị trí khác nhau để tránh cho các
chi tiết bị lỏng ra.
(10) Chốt hãm
Ép các chốt hãm để giữ chặt một số chi tiết.
(11) Đai ốc hãm/đệm hãm
Đai ốc hãm và đệm hãm để ngăn các chi tiết dễ bị lỏng không bị lỏng ra.
(12) Đai ốc xẻ rãnh
Để tránh bị lỏng, chốt chẻ và đai ốc xẻ rãnh được sử dụng ở một số chi tiết.
(13) Vị trí/hướng lắp
Vị trí và hướng lắp của một số chi tiết được quy định.
(14) Ống cao su/kẹp
Các ống kim loại và ống cao su đươc bắt chặt với nhau bằng kẹp.
Để tháo và nối các ống cao su, hãy chọn dụng cụ thích hợp và tiến hành đúng quy trình.
(15) ắc quy
Khi tháo ắc quy, hãy tuân theo trình tự quy định nhằm tránh ngăn mạch.
(16) Giắc nối
Khi tháo các giắc nối, trước tiên phải nhả khóa cơ cấu hãm, sau đó tháo giắc nối.
(17) Kẹp/Vấu hãm
(18) Hàn thiếc
(19) Túi khí SRS
(2/3)
Hệ Thống Gầm Xe - Khoá Học Số 1 Các kỹ năng cơ bản
-4-
2. Những điểm kiểm tra để đo và kiểm tra chi
tiết
Chương này trình bày các mục được tô đậm như
sau.
(1) Khe hở
Dùng đồng hồ so, thước nhựa và thước lá để đo và kiểm tra khe hở giữa các chi tiết.
(2) Đo
Dùng thước kẹp và panme, kiểm tra và đo các chi tiết.
(3) Kiểm tra độ đảo của trục
Dùng khối V và đồng hồ so, kiểm tra và đo độ đảo của trục.
(4) Kiểm tra độ phẳng
Kiểm tra và đo độ vênh của bề mặt bằng mép của thước thẳng và thước lá.
(5) Khe hở ăn khớp
Tất cả các bánh rằng có khe hở giữa các răng để giúp cho các bánh răng quay êm. Đo và điều chỉnh khe hở
bằng đồng hồ so để bảo dưỡng chúng.
(6) Tải trong ban đầu
Để tránh cho các vòng bi vi sai không bị gõ, một tải trọng ban đầu nào đó được sử dụng. Hãy kiểm tra và
điều chỉnh tải trọng này.
(7) Kiểm tra nứt/ hư hỏng
Kiểm tra các chi tiết xem có vết nứt và hư hỏng không bằng phương pháp thấm thấu chất màu.
(8) Vệ sinh/Rửa
Để đảm bảo độ chính xác và chức năng ban đầu của các chi tiết, hãy vệ sinh và rửa các chi tiết.
(9) Kiểm tra bằng quan sát
Hãy tiến hành quan sát để chắc chắn rằng không có điều gì bất thường hay hư hỏng.
(3/3)
Hệ Thống Gầm Xe - Khoá Học Số 1 Các kỹ năng cơ bản
-5-
Những Chú Ý Khi Tháo Và Lắp
Bulông
Khi một chi tiết được lắp bằng nhiều bulông, sau
đây là những điểm cần thiết để tránh cho các chi
tiết không bị nứt và tai nạn, cũng như giúp cho
bạn tiến hành quy trình được suôn sẻ.
Thứ tự nới lỏng và xiết chặt
Tránh làm rơi các chi tiết
Khả năng làm việc
Chú ý để lắp bulông
(1/5)
Tháo
Lắp
1. Thứ tự nới lỏng và xiết chặt
Nới lỏng và xiết chặt đều các bulông từng ít một
theo một thứ tự quy định trước để tránh cho các
chi tiết không bị vênh.
(1) Chi tiết có hình dạng chữ nhật (Nắp quylát)
Khi tháo, nới lỏng các bulông từ bên ngoài vào
bên trong, khi lắp, xiết các bulông từ bên trong
ra bên ngoài.
(2) Chi tiết có hình dạng tròn (Vỏ ly hợp)
Nới lỏng và xiết các bulông theo đường chéo
từng ít một..
(3) Nắp (Nắp ổ bạc)
Khi tháo, nới lỏng bulông từ ngoài và trong.
Khi lắp, xiết bulông từ trong ra ngoài.
Hệ Thống Gầm Xe - Khoá Học Số 1 Các kỹ năng cơ bản
-6-
CHÚ Ý:
• Nới lỏng bulông chỉ ở một phía của cho tiết có
thể gây ra cong vênh và làm chờn ren bulông.
• Ngoài những chi tiết kể trên, có những chi tiết
được xiết và nới lỏng theo thứ tự đặc biệt. Hãy
tham khảo Hướng dẫn sửa chữa để biết quy
trình.
Bulông
Nắp quylát
(2/5)
2. Các biện pháp để tránh cho các cho tiết không
bị rơi
Những chi tiết nặng như động cơ và hộp số được
lắp bằng nhiều bulông có mômen xiết cao. Khi
tháo và lắp những chi tiết này, tránh làm rơi chúng.
(1) Khi tháo hộp số, không tháo tất cả các bulông
cùng một lúc, mà tạm thời xiết chặt các bulông
khi đã nới lỏng.
(2) Khi nới lỏng bulông cuối cùng, phương pháp
trên có thể tránh cho hộp số không bị dịch
chuyển
Bulông
Nới lỏng bulông cuối cùng
Hộp số
(3/5)
3. Khả năng làm việc
(1) Khi nới lỏng các bulông, nếu khối lượng của
chi tiết tác dụng lên bulông, sẽ khó có thể nới
lỏng bulông một cách nhẹ nhàng. Hãy đỡ chi
tiết bằng cách nhấc nó lên để loại bỏ lực tác
dụng lên bulông. Bulông mà trọng lượng của
chi tiết không tác dụng lên có thể nới lỏng dễ
dàng.
(2) Khi lắp nhiều bulông, như các dầm của hệ
thống treo, nếu chỉ xiết chặt hoàn toàn một
phía sẽ làm cho phía bên kia không thẳng lỗ.
Để tránh điều này, hãy gióng thẳng toàn bộ các
vị trí và xiết tạm trước khi xiết lần cuối cùng.
Xiết bulông
Dầm hệ thống treo
(4/5)
H Thống Gầm Xe - Khoá Học Số 1 Các kỹ năng cơ bản
-7-
ệ
4. Chú ý để lắp bulông
Khi xiết các bulông, cần phải kiểm tra các lỗ của
bulông xem có chất lỏng như dầu hay nước
không.
Nếu bulông được xiết trong điều kiện như vậy, áp
lực chất lỏng sẽ tăng cao, nó có thể làm nứt các
chi tiết.
Khí nén
Bulông
Dầu hay nước
(5/5)
Chổi
Khí nén
Bulông cũ
Lỗ bulông
Keo bulông
Để tránh cho chúng không bị lỏng ra, một số bulông
được bôi một lớp keo phòng lỏng (hãm).
Khi dùng lại những bulông này, cần phải làm sạch
bulông và bôi bằng keo phòng lỏng.
Ngoài ra, một số bulông đã được phủ sẵn một lớp
keo phòng lỏng. Chúng được gọi là bulông phủ keo
sẵn.
Khi nới lỏng những bulông được bôi keo phòng lỏng,
lúc đầu sẽ nặng, nhưng khi keo phòng lỏng mất tác
dụng, nó sẽ dễ nới lỏng hơn.
1. Làm sạch
(1) Làm sạch bulông bằng chổi sắt và sau đó thổi
sạch bằng khí nén để loại bỏ keo còn lại.
(2) Làm sạch keo phòng lỏng bám ở lỗ bulông bằng
dầu làm sạch. Như khi làm sạch bulông, cuối
cùng thổi khí nén để loại bỏ kéo phòng lỏng.
CHÚ Ý:
Xiết bulông mà không làm sạch chất bẩn có thể làm
hỏng bulông và chi tiết.
LƯU Ý:
Làm sạch keo phòng lỏng cũ khỏi bulông trượt khi
bôi keo mới sẽ cải thiện đáng kể hiệu quả bám dính.
(1/2)
Bulông
Keo
2. Xiết (Bôi lại keo phòng lỏng)
Sau khi làm sạch bulông, bôi keo phòng lỏng
vào khoảng 2 đến 3 bước ren lên toàn bộ bề
mặt của bulông.
CHÚ Ý:
• Một số loại keo phòng lỏng cứng lại ngay lập tức
sau khi bôi. Khi sử dụng những loại này, hãy
nhanh chóng xiết bulông.
• Do bulông cần xiết nhanh sau khi bôi, đừng quên
chuẩn bị trước chi tiết cần lắp.
• Có một vài loại keo phòng lỏng. Hãy tuân theo
Hướng dẫn sửa chữa để sử dụng đúng loại thích
hợp.
(2/2)
Hệ Thống Gầm Xe - Khoá Học Số 1 Các kỹ năng cơ bản
-8-
THAM KHẢO:
C ác loại keo phòng lỏng
1. Keo 1324
(Three bond 1324)
Đặc tính: Một loại keo phòng lỏng acrilic nó cứng lại khi
bị ép giữa các bề mặt của kim loại không có không khí.
Khu vực sử dụng: Làm kín các ren
Màu của keo: Đỏ
2. Keo 1344
(Loctite No.242)
(Three bond 1344)
Đặc tính: Một loại keo phòng lỏng acrilic nó cứng lại khi
bị ép giữa các bề mặt của kim loại không có không khí.
Khu vực sử dụng: Làm kín các ren
Màu của keo: Xanh
(1/1)
Puly
Hãy giữ chặt các chi tiết quay như các puly, do
chúng sẽ quay theo hướng nới lỏng và xiết chặt
khi tháo và lắp.
Không giữ chắc những chi tiết như vậy sẽ làm
hư hỏng bulông hay khó có thể điều chỉnh và
xiết đến mômen chính xác.
Tùy theo vị trí của chi tiết, phương pháp giữ
chắc là khác nhau.
Hãy tham khảo hướng dẫn sửa chữa để biến
quy trình.
Một số phương pháp giữ:
• Giữ chi tiết bằng SST
• Giữ chi tiết bằng dụng cụ hay êtô
Puly bơm nước
SST (Bộ cơlê chốt)
Êtô
Trục cam
Bánh răng cam (không có VVT-i)
(1/3)
1. Giữ các chi tiết bằng SST
• Bulông bắt puly trục khuỷu
(1) Lắp SST A lên puly.
(2) Lắp SST B vào SST A bằng chốt.
(3) Giữ SST B.
(4) Tháo và lắp bulông bắt puly.
LƯU Ý:
Các chi tiết không thể giữ chỉ bằng SST B. Cắm SST
A giữa các chi tiết cần giữ.
SST-A: Dụng cụ giữ puly trục khuỷu
SST-B: Tay giữ mặt bích
H Thống Gầm Xe - Khoá Học Số 1 Các kỹ năng cơ bản
-9-
ệ
• Puly bơm nước
(1) Gióng thẳng vấu của SST bằng lỗ sửa chữa
và điều chỉnh khoảng cách để lắp SST lên
puly.
(2) Giữ SST, tháo và lắp puly bắt bulông.
SST (Bộ cờlê chốt)
Gióng thẳng lỗ
(2/3)
2. Giữ các chi tiết bằng dụng cụ hay êtô
Một số chi tiết được thiết kế để giữ trục tiếp
bằng dụng cụ hay êtô.
• Trục cam
Giữ phần lục giác hay phần phẳng theo chiều
ngang giữa các tấm nhôm.
LƯU Ý:
Xiết êtô quá mạnh có thể làm hỏng chi tiết.
Mỏ lết
Chòng
Trục cam
Phần lục giác/phần vát theo chiều ngang
Êtô
Các tấm nhôm
(3/3)
Dao cạo gioăng
Cácte dầu
SST (Dụng cụ cắt keo cácte dầu)
Keo/Gioăng làm kín
Bề mặt lắp ghép của những chi tiết như vỏ hộp số và
cácte dầu, keo làm kín và gioăng được sử dụng để
chống rò rỉ dầu và rò rỉ nước.
Vị trí mà ở đó có lắp keo làm kín và gioăng được
dính chặt vào nhau.
Những điểm liên quan đến việc tháo và lắp những chi
tiết có keo làm kín và gioăng:
• Tháo các chi tiết đã dán
• Làm sạch keo và gioăng
• Bôi keo làm kín
Dao cạo
Giẻ
Keo làm kín
(1/5)
Hệ Thống Gầm Xe - Khoá Học Số 1 Các kỹ năng cơ bản
-10-
SST (Dụng cụ cắt keo cácte dầu)
Cácte dầu
Keo làm kín
1. Tháo các chi tiết đã dán
• Khi dùng dụng cụ cắt kéo cácte dầu
(1) Đóng thẳng SST (dụng cụ cắt kéo cácte dầu) vào
bề mặt lắp ghép của cácte dầu, thân máy.v.
LƯU Ý:
Khi đóng SST vào bề mặt lần đầu tiên, cácte dầu dễ
bị méo. Hãy đóng SST vào đều sao chp mép của
SST tiếp xúc hết với bề mặt liên kết.
(2) Để di chuyển SST theo chiều ngang, hãy gõ vào
nó dọc theo mặt vát nghiêng.
(3) Dùng SST, tách bề mặt dán keo càng nhiều càng
tốt và hãy tránh làm biến dạng cácte dầu.
CHÚ Ý:
• Kiểm tra phần vít cấy trước khi đóng SST.
• Khi đóng SST, cẩn thận trượt nó dọc theo cácte
dầu mà không nậy vào bề mặt. Làm hỏng bề mặt
lắp ghép gây ra những trục trặc như rò rỉ dầu,
nên hãy làm việc cẩn thận và tháo các chi tiết
từng ít một.
(2/5)
• Khi dùng búa nhựa hay tôvít dẹt
Tháo chi tiết bằng cách nậy hay đóng lên gân
bằng búa nhựa hay tô vít dẹt.
Ví dụ công việc
• Khi dùng búa nhựa
Búa nhựa
Nắp vỏ hộp số
Gân
• Khi dùng tôvít dẹt
CHÚ Ý:
• Nếu dùng tôvít đầu dẹt, quấn băng dính bảo vệ
hay băng dính nylông vào đầu để tránh làm hỏng
bề mặt lắp ghép. Sau đó nậy đều bằng tôvít dọc
theo đường chéo để nhẹ nhàng tháo vỏ ra.
• Bất kỳ vết méo trên chi tiết hay hư hỏng bề mặt
lắp ghép có thể làm rò rỉ dầu.
Tôvít dẹt
Cácte dầu
Thân máy
(3/5)
Hệ Thống Gầm Xe - Khoá Học Số 1 Các kỹ năng cơ bản
-11-
2. Phương pháp làm sạch keo và gioăng
Để đạt được hiệu quả cao, hãy làm sạch keo và
gioăng cũ bám trên các chi tiết.
(1) Lấy sạch chất bẩn và keo cũ bằng đá mài,
dao cạo hay chổi.
(2) Dùng dầu làm sạch để hỗ trợ việc lấy keo làm
kín ra.
(3) Lau sạch dầu còn lại bằng xăng trắng.
CHÚ Ý:
• Cẩn thận không gây ra biến dạng hay hư hỏng
nào cho bề mặt bôi keo.
• Bất kỳ dầu hay chất bẩn trên bề mặt bôi keo có
thể gây cản trở việc bám dính và rò rỉ dầu
Giẻ
Dao cạo
Đá mài
Chổi
(4/5)
Keo làm kín
Nắp vỏ hộp số
Cácte dầu No.1
Bôi keo làm kín
3. Bôi keo làm kín
Hãy bôi keo làm kín thành một lớp liên tục vào đều
lên trên toàn bộ bề mặt để ngăn chặn bất kỳ khe hở
nào. Vị trí và lượng (chiều dày) của keo được quy
định.
Hãy tham khảo Hướng dẫn sửa chữa trước khi bôi.
Cũng như kiểm tra các vật bên ngoài trên bề mặt
trước khi bôi.
CHÚ Ý:
• Một số keo bị cứng lại ngay lập tức sau khi bôi, nên
hãy lắp nhanh các chi tiết.
• Không đổ dầu ít nhất 2 tiếng sau khi lắp.
• Nếu chi tiết bị tháo ra hay rời ra sau khi bôi keo, hãy
lau sạch hoàn toàn kéo và bôi lại.
• Bôi keo sai vị trí hay quá ít có thể gây nên rò rỉ dầu.
• Bôi quá nhiều keo có thể làm tắc đường dầu và lưới
lọc.
LƯU Ý:
Sấy nóng keo một chút sẽ làm cho nó dễ bôi hơn.
(5/5)
Hệ Thống Gầm Xe - Khoá Học Số 1 Các kỹ năng cơ bản
-12-
THAM KHẢO:
• Các loại keo làm kín
1. Keo làm kín màu đen
(Three bond 1280)
Đặc tính: Gioăng chất lỏng Silicon chịu dầu động cơ tốt
Khu vực sử dụng: Dầu động cơ, làm kín không khí
Màu của keo: Đen
2. Keo làm kín 1281
(Three bond 1281)
Đặc tính: Gioăng chất lỏng Silicon chịu dầu bánh răng
tốt cho dầu hộp số
Khu vực sử dụng: Dầu bánh răng, vi sai, làm kín dầu
A/T
Màu của keo: Đỏ son
3. Keo làm kín 1282B
(Three bond 1282B)
Đặc tính: Gioăng chất lỏng Silicon chịu dầu nước làm
mát tốt cho bơm nước làm mát
Khu vực sử dụng: Làm kín nước làm mát
Màu của keo: Đen
4. Adhesive 1131
(Loctite No.518)
(Three bond 1131)
Đặc tính : Gioăng lỏng acrylic nó cứng lại khi bị ép giữa
các bề mặt của kim loại không có không khí.
Khu vực sử dụng: Làm kín đặc biệt cho một số kiểu
đặc biệt của hộp số tự động
Màu của keo: Trắng
(1/1)
Các chi tiết lắp căng
Các chi tiết được lắp căng như các bánh răng
và moay ơ đồng tốc của hộp số được lắp chặt
với nhau để tránh cho chúng không bị gõ lỏng
ra. Vì vậy, nếu không chọn dụng cụ thích hợp
hay tiến hành quy trình theo thứ tự không đúng
có thể làm hư hỏng chi tiết.
Phương pháp để tháo và lắp các chi tiết lắp
căng như sau:
Dùng búa giật
Dùng vam
Dùng SST và máy ép
Dùng SST và búa
Nung nóng các chi tiết
(1/7)
Hệ Thống Gầm Xe - Khoá Học Số 1 Các kỹ năng cơ bản
-13-
1. Dùng búa giật
Với các vấu móc vào chi tiết, kéo búa giật với
lực lớn để kéo chi tiết ra bằng xung lực của đối
trọng. Búa giật được dùng khi tháo các chi tiết
có then hoa.
GỢI Ý:
• Khi kéo các chi tiết ra bằng búa giật, xung lực có thể
làm tuột các vấu kẹp. Hãy móc chắc chúng.
• Búa giật cũng được sử dụng để ép chi tiết vào
Đầu nối (Vam phớt dầu)
Đầu nối (Vam tháo bán trục)
Đối trọng
Trục
Tay cầm
Ví dụ công việc
• Khi tháo bán trục
SST (Búa giật)
Vấu (Dụng cụ tháo bán trục)
Bán trục
Rãnh
• Khi tháo vòng bi hộp số
SST (Búa trượt)
Vòng bi
Vấu (Dụng cụ vam phớt dầu)
(2/7)
Hệ Thống Gầm Xe - Khoá Học Số 1 Các kỹ năng cơ bản
-14-
2. Dùng vam
(1) Phương pháp giữ vam
Đặt vam sao cho nó không bị nghiêng và
đầu vam và bulông đặt đều giữa bên trái và
bên phải.
Quay bulông để giữ sao cho đầu vam
không bị mở ra.
CHÚ Ý:
Khi đầu vam không được giữ chắc, chi tiết có thể bị
hỏng.
Giữ vam bằng mỏ lết để xiết bulông giữa.
CHÚ Ý:
• Hãy bôi mỡ v.v. vào ren của bulông giữa của vam.
• Khi tháo, nếu bulông giữa trở nên nặng, hãy
dừng lại và kiểm tra nguyên nhân. Tiếp tục quy
trình có thể làm hỏng vam hay chi tiết
SST (Vam)
Đầu vam
Bulông giữa
Bulông giữ
Mỏ lết
Mỡ
(3/7)
2) Ví dụ về quy trình
• Khi ép ra (Tháo đầu thanh nối)
Xiết thẳng bulông giữa của vam để ép rôtuyn
của đầu thanh nối ra, và đầu thanh nối được
tháo ra.
SST (Vam rôtuyn)
Bulông giữa
Cam lái
Nắp chắn bụi
Rôtuyn
Đầu thanh nối
Hệ Thống Gầm Xe - Khoá Học Số 1 Các kỹ năng cơ bản
-15-
• Khi kéo ra (Tháo bánh răng số 5 của hộp số)
Xiết thẳng bulông giữa của vam để ấn vào trục
thứ cấp. Cùng lúc đó, bánh răng được kéo ra.
SST (Bộ vam B)
Bulông giữa
Moay ơ đồng tốc
Bánh răng số 5
Mỏ lết
SST (Đầu nối)
Trục thứ cấp
• Khi lắp bằng bulông (Tháo puly trục khuỷu)
Xiết thẳng bulông giữa của vam để ấn vào trục
khuỷu. Cùng lúc đó, puly được kéo ra.
SST (Bộ vam B)
Bulông giữa
Puly trục khuỷu
Mỏ lết
(4/7)
Máy ép thủy lực
Chọn SST
Vượt quá 100 kgf
Tránh rơi
3. Dùng SST và máy ép
Lắp các chi tiết bằng cách bắt chặt với SST và
éo nó vào chi tiết bằng máy ép.
Cách sử dụng máy ép
• Lắp chi tiết sao cho lực ép tác dụng vào SST
và chi tiết theo phương thẳng đứng.
• Tác dụng chậm một áp lực nhất định bằng
máy ép để tháo và lắp.
Cần phải chọn vị trí mà SST sẽ tiếp xúc và
loại SST thích hợp tùy theo chi tiết cần tháo
ra.
• Khi áp suất ép vượt quá 100 kgf, cần ngừng
lại để kiểm tra nguyên nhân.
Tiếp tục ép có thể làm vỡ SST và chi tiết.
• Chi tiết rơi xuống khi tháo bằng máy ép, nên
hãy đỡ chi tiết bằng tay trong khi tháo chúng
Hệ Thống Gầm Xe - Khoá Học Số 1 Các kỹ năng cơ bản
-16-
Ví dụ công việc
• Chốt píttông
Máy ép thủy lực
SST (Dụng cụ tháo và thay thế chốt píttông)
Chốt píttông
Nắp bạc
Píttông
Thanh truyền
• Bánh răng trên trục thứ cấp
Máy ép thủy lực
SST (Dụng cụ tháo vòng bi)
Vòng bi trục thứ cấp
Bánh răng bị động số 4
(5/7)
Đóng vòng lăn ngoài
Đóng vòng lăn trong
Đóng đều bề mặt
Khi có một giá trị giới hạn
4. Dùng SST và búa
Đối với SST, cần phải chọn phương pháp lắp ép
hay SST khác nhau tùy theo loại vòng bi hay
phớt dầu.
Vì vậy hãy tham khảo Hướng dẫn sửa chữa để
chọn SST và phương pháp thích hợp nhất.
Cách sử dụng SST
(Dụng cụ tháo và thay thế vòng bi)
(1) Chọn theo hình dạng của các chi tiết
Khi hình dạng của chi tiết là đặc biệt, hãy để một
khe hở để tránh chi chi tiết không bị va đập và
chọn SST.
(2) Độ sâu đóng vào
Để điều chỉnh độ sâu đóng vào, hãy chọn SST
Hệ Thống Gầm Xe - Khoá Học Số 1 Các kỹ năng cơ bản
-17-
Ví dụ công việc
• Phớt dầu vỏ hộp số
Búa
SST (Tay nối và miếng thay thế)
Phớt dầu vỏ hộp số
(6/7)
5. Nung nóng các chi tiết (Bạc dẫn hướng xupáp)
Bạc dẫn hướng xupáp của nắp quy lát giãn nở khi
nắp quylát được nung nóng, nên mối ghép sẽ bị
lỏng ra.
Nắp quy lát
Bạc dẫn hướng xupáp
SST (Dụng cụ tháo và thay thế bạc dẫn hướng xupáp)
Búa
Thước kẹp
• Tháo
(1) Nung nóng nắp quylát từ 80 đến 100 độ C.
(2) Đặt SST lên bạc dẫn hướng xupáp và đóng
bằng búa để ép bạc ra về phía buồng cháy
Hệ Thống Gầm Xe - Khoá Học Số 1 Các kỹ năng cơ bản
-18-
• Đóng vào
(1) Nung nóng nắp quylát từ 80 đến 100 độ C.
(2) Đặt SST lên bạc dẫn hướng xupáp và đóng
vào bằng búa.
(3) Đóng vào đồng thời đo độ sâu bằng thước
kẹp.
GỢI Ý:
Nung quá nóng nắp quylát có thể làm cho nó cong.
CHÚ Ý:
Hãy tham khảo Hướng dẫn sửa chữa để biết độ sâu
đóng vào.
(7/7)
Phớt dầu
Phớt dầu được sử dụng để ngăn không cho rò rỉ
dầu. Không chọn đúng dụng cụ theo hình dạng
của phớt dầu hay vị trí lắp có thể làm cho chi tiết
bị hỏng.
Nhiều loại SST được sử dụng để tháo và lắp
phớt dầu
Phớt dầu
Động cơ
Hộp số
Những điểm để chọn SST như sau.
1) Chọn theo vị trí đóng
Khi lắp chi tiết bên trong những chi tiết hình
trụ hay trên trục, hãy chọn vị trí đóng sao cho
nó không làm hỏng các chi tiết.
(2) Độ sâu đóng vào
Để điều chỉnh độ sâu đóng vào, hãy chọn SST.
(3) Sử dụng dụng cụ dẫn hướng
Đặt dụng cụ dẫn hướng để ép vào sao cho các
chi tiết được lắp với góc ngiêng
Không làm hỏng lợi
Ép đều trên bề mặt
Khi có giá trị giới hạn
Dẫn hướng để tránh quay ngược
(1/2)
Hệ Thống Gầm Xe - Khoá Học Số 1 Các kỹ năng cơ bản
-19-
Phương pháp để tháo và lắp phớt dầu như sau:
1. Tháo
• Dùng búa g