MRP là một kỹthuật ngược chiều quy trình công nghệ đểtính nhu cầu nguyên vật liệu. Nó bắt
đầu từsốlượng và thời hạn yêu cầu cho những sản phẩm cuối cùng đã được xác định trong
kếhoạch tiến độsản xuất chính, đểø xác định nhu cầu các chi tiết, các bộphận cần có để đáp
ứng kếhoạch tiến độsản xuất chính. Phương pháp này xác định sốlượng, thời gian cần có các
bộphận, chi tiết và thời gian cần đặt hàng đểchúng sẵn sàng khi cần đến.
12 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 4767 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Hoạch định nhu cầu vật liệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG IX - HOẠCH ĐỊNH NHU CẦU VẬT LIỆU
CHƯƠNG IX
HOẠCH ĐỊNH NHU CẦU VẬT LIỆU
I. HỌACH ĐINH NHU CẦU NGUYÊN VẬT LIỆU
1- Kỹ thuật MRP(Material Requirement Planning) là một công cụ tính tóan nhu cầu
MRP là một kỹ thuật ngược chiều quy trình công nghệ để tính nhu cầu nguyên vật liệu. Nó bắt
đầu từ số lượng và thời hạn yêu cầu cho những sản phẩm cuối cùng đã được xác định trong
kế hoạch tiến độ sản xuất chính, đểø xác định nhu cầu các chi tiết, các bộ phận cần có để đáp
ứng kế hoạch tiến độ sản xuất chính. Phương pháp này xác định số lượng, thời gian cần có các
bộ phận, chi tiết và thời gian cần đặt hàng để chúng sẵn sàng khi cần đến.
Đầu tiên MRP được xem như là công cụ kiểm soát tồn kho, cung cấp các báo cáo cho biết các
bộ phận chi tiết nào cần phải đặt hàng, khi nào đặt hàng và hoàn thành đơn hàng.
Khi sử dụng thuật ngữ này, kỹ thuật MRP chỉ là kỹ thuật tính toán nhu cầu nguyên vật liệu cho
các bộ phận sán phẩm hoàn thành, không bao hàm việc sử dụng các thông tin ngược để theo dõi
tiến độ thực tế các đơn hàng cũng như việc điều chỉnh các đơn hàng cho phù hợp với thực tế.
2- MRP là một hệ thống kiểm soát và hoạch định
Lôgic của MRP cho phép sử dụng rộng rãi hệ thống máy tính cung cấp thông tin cho hoạch
định và kiểm soát cả nguyên vật liệu lẫn năng lực sản xuất để chế tạo sản phẩm. Logic MRP
được mở rộng và trở thành bộ phận then chốt của hệ thống thông tin phục vụ hoạch định, kiểm
soát sản xuất và mua sắm .
Thông tin mà MRP cung cấp rất có ích trong việc hoạch định tiến độ vì nó xác định những ưu
tiên tương đối giữa các đơn hàng nội bộ và đơn hàng mua sắm từ bên ngoài. Hệ thống này sử
dụng thời gian cung ứng để xác định thời điểm bắt đầu của mỗi cấp độ bảo đảm hoàn thành
sản phẩm cuối cùng đã được hoạch định. Thời điểm bắt đầu là thời điểm cần đặt hàng với đơn
vị sản xuất nội bộ hoặc với những người cung ứng bên ngoài. Thời điểm bắt đầu ở mỗi cấp độ
cũng là thời điểm cần có tất cả các bộ phận, chi tiết ở cấp độ đó để bảo đảm yêu cầu lắp ráp ở
cấp độ trên. Kế hoạch tiến độ bảo đảm vào thời điểm bắt đầu đó các chi tiết phải được hoàn
thành phù hợp với thời hạn cần có của các bộ phận. Khi MRP được cập nhật nó sẽ chỉ ra được
thời hạn giao hàng cần đề nghị với người bán và cho thấy các hoạt động sản xuất hoàn thành
đúng tiến độ hay không.
MRP là nền tảng căn bản cho sản xuất, kiểm soát nơi làm việc, cho người bán hàng bám sát hệ
thống sản xuất và cho việc hoạch định nhu cầu năng lực sản xuất chi tiết hơn. Khi MRP mở
rộng hơn bao gồm cả sự phản hồi từ sự kiểm soát các đơn hàng cung ứng từ bên ngoài và hoạt
động sản xuất, nó đươc gọi là MRP khép kín.
3- Tổng quan về MRP
MRP thực hiện ba chức năng quan trọng:
QUẢN TRỊ SẢN XUẤT
235
235
1. Kiểm soát và hoạch định việc đặt hàng: xác định số lượng và thời hạn đặt hàng đối với
từng chi tiết, bộ phận?
2. Hoạch định và kiểm soát thứ tự ưu tiên: So sánh thời hạn dự kiến có hàng và thời hạn
cần có hàng để có những điều chỉnh cần thiết.
3. Tạo cơ sở cho hoạch định nhu cầu năng lực sản xuất và phát triển các kế hoạch kinh
doanh lớn hơn.
MRP có thể sử dụng trong nhiều môi trường khác nhau nhưng có thể áp dụng hữu hiệu nhất
trong các công ty chế tạo hay lắp ráp sản phẩm tiêu chuẩn.
Sơ đồ luồng thông tin kiểm soát và hoạch định bằng MRP cho thấy một cách tổng quát về MRP
như một công cụ để phối hợp, kiểm soát hoạt động mua sắm, nhu cầu nguyên vật liệu, năng lực
sản xuất phục vụ cho việc chế tạo.
CHƯƠNG IX - HOẠCH ĐỊNH NHU CẦU VẬT LIỆU
Các thông tin mà MRP cung cấp là:
1. Các thông báo lỗi khi thực hiện chương trình.
2. Đơn hàng cần được đặt
3. Các đơn hàng dở dang nào cần tiếp tục đẩy nhanh tiến độ giải quyết hoặc trì hoãn.
4. Các đơn hàng dở dang nào cần xóa bỏ hoặc đình chỉ.
5. Các đơn hàng cần đặt trong tương lai.
6. Thông tin về tải trọng làm việc.
Logic thực hiện của MRP là giải quyết các vấn đề sau:
A: Chúng ta cần sản xuất các sản phẩm gì và khi nào cần phải được sản xuất?
- Kế hoạch tiến độ sản xuất chính sẽ trả lời cho câu hỏi này.
B: Cần có những chi tiết gì và cần bao nhiêu để sản xuất chúng?
- Thông tin này được cung cấp từ File cấu trúc sản phẩm.
C: Có bao nhiêu chi tiết đã được lập kế hoạch sẵn sàng cho mỗi thời kỳ?
- File tình trạng tồn kho sẽ cho biết các thông tin này.
D: Cần phải sản xuất hoặc nhận thêm bao nhiêu chi tiết cho mỗi thời kỳ trong tương lai.
- Lấy B -C nếu B > C
Kế hoạch kinh doanh
Kế hoạch sản xuất
Dự thảo kế hoạch
tiến độ sản xuất chính
Kế hoạch tiến độ xản xuất chính
MRP
Dự báo Điều kiện hiện thời
Kiểm tra sơ bộ NLSX
Các giao dịch tồn kho
Số liệu tồn kho và tình
trạng dự kiến
Nhu cầu nguyên vật liệu
mua ngoài
Nhu cầu sản xuất nội bộ
Đặt hàng
H định nhu cầu năng lực
Phản hồi từ nhà cung cấp
Kế hoạch sản xuất chi tiết
Kiểm soát các hoạt động sản
xuất và tình trạng hiện thời
Dữ liệu kỹ thuật
Hình X-1: Luồng thông tin kiểm soát và hoạch định với MRP
QUẢN TRỊ SẢN XUẤT
237
237
E: Khi nào cần sản xuất hay đặt hàng?
- Tùy thuộc vào phương thức đặt hàng: từng lô theo nhu cầu, theo quy mô lô tối thiểu
hay theo thuật toán chi tiết-thời kỳ.
II. NHẬP LIỆU VÀ XUẤT LIỆU CỦA MRP
1- Nhập liệu cho MRP
a- Kế hoạch tiến độ sản xuất chính
Kế hoạch tiến độ sản xuất chính là một nhập liệu then chốt của MRP. Kế hoạch tiến độ sản xuất
chính biểu diễn bằng chuỗi thời gian và số sản phẩm sản xuất trong từng thời kỳ. Kế hoạch xác
định số lượng và thời gian cần sản xuất sản phẩm.
Một lượng hàng hóa được ghi vào thời kỳ nào đó trong kế hoạch tiến độ sản xuất chính có
nghĩa là lượng hàng đó được hoàn thành trong kỳ đó hoặc phải đến cuối quá trình sản xuất
trong thời kỳ đó
Tuần
Sản phẩm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Tủ 3 ngăn 100 100
Tủ 4 ngăn 50 50 100 50
Tủ 5 ngăn 120
Kế hoạch tiến độ chính thường lập theo những thời kỳ tương đương một tuần. Số lượng ghi
trong tiến độ sản xuất chính sẽ phải dịch chuyển về trước theo một khoảng thời gian bằng chu
kỳ sản xuất hay thời gian đặt hàng để xác định khi nào cần có các chi tiết ở mức thấp gần nhất
để bộ phận lắp ráp có thể bắt đầu.
Thông tin của kế hoạch tiến độ sản xuất chính có thể gồm các sản phẩm đã được đặt hàng và
cả lượng bán dự kiến.
1 2 3 4 5 6 7 8 9 1
0
1
1
1
2
1
3
1
4
1
5
1
6
1
7
1
8
1
9
2
0
2
1
2
2
2
3
Bảng X-1 Kế hoạch tiến độ sản xuất chính.
Hình X-2: Sơ đồ phối hợp đặt hăng vă dự bâo lượng bân
Đã đặt hàng
NLSX tối đa
NLSX bình thường
Nhu cầu dự kiến
CHƯƠNG IX - HOẠCH ĐỊNH NHU CẦU VẬT LIỆU
Phạm vi lập kế hoạch tối thiểu cho mỗi sản phẩm phải lớn hơn thời gian cần thiết để mua sắm
nguyên vật liệu và các chi tiết khác cộng với thời gian thực hiện toàn bộ các hoạt động sản xuất
để hoàn thành sản phẩm.
Phạm vi lập kế hoạch tối thiểu xem như khoảng thời gian cấm, không được phép thay đổi kế
hoạch, ngoại trừ trong tình huống khắc nghiệt.
Thời gian tối đa của kế hoạch tiến độ chính phụ thuộc vào khả năng dự đoán nhu cầu của
doanh nghiệp. Nếu khả năng dự đoán càng chính xác thì phạm vi tối đa càng dài và ngược lại.
Thông thường phạm vi lập kế hoạch tối đa là một năm.
Trong phạm vi kế hoach tối đa, khoảng thời gian đầu có thể biểu diễn chính xác theo tuần, về
sau có thể theo tháng hoặc quí. Điều đó phù hợp với yêu cầu về độ chính xác trong khoảng
thời gian gần, còn ở thời kỳ xa chỉ cần ở mức độ khái quát.
b- File Kết cấu sản phẩm
Kết cấu sản phẩm biểu thị các thông tin về các chi tiết, bộ phận, nguyên vật liệu cần thiết để
sản xuất sản phẩm cuối cùng hoặc cụm chi tiết.
Kết cấu sản phẩm chỉ ra các thông tin về các chi tiết như số lượng chi tiết cần thiết theo yêu
cầu lắp ráp ở cấp trên, thời hạn đặt hàng. Kết cấu sản phẩm còn chỉ ra trình tự sản xuất các chi
tiết theo qui trình sản xuất sản phẩm.
Cấu trúc sản phẩm thường biểu diễn dưới dạng cây cấu trúc theo cấp độ đơn nhất. Kết cấu bắt
đầu từ cấp 0 là cấp cao nhất ứng với sản phẩm hoàn thành hay cụm chi tiết, sau đó triển khai
dần xuống các mức thấp hơn. Mỗi chi tiết chỉ được biểu diễn ở một cấp độ duy nhất, đó là cấp
độ thấp nhất mà nó xuất hiện. Mỗi chi tiết tại bất kỳ cấp độ nào phải được biễu bằng một con
số duy nhất để xác định nó.
Cấu trúc sản phẩm được cập nhật khi có sản phẩm mới hay khi thay đổi thiết kế sản phẩm.
Mua sắm
Phạm vi lập kế hoạch tối thiểu
Chế tạo
Lắp ráp bp
Lắp ráp hc
Hình X-3: Phạm vi tối thiểu cho việc lập kế hoạch
6 thanh træåüt
2001 (1)
theïp 0,2
3001 (3)
khung âënh hçnh
2002 (1)
Khung theïp
1001 (2)
Khoïa
1002 (3)
theïp 0,1
3002 (2)
ngàn keïo dënh hçnh
2003 (2)
tay keïo
2004 (1)
2 baïnh xe træåüt
2005 (2)
3 Ngàn keïo
1003 (2)
Tuí 3 ngàn
0001 (1)
Hình X-4: Cấu trúc sản phẩm tủ 3 ngăn
QUẢN TRỊ SẢN XUẤT
239
239
Ví dụ phân tích kết cấu sản phẩm tủ kéo 3 ngăn.
c- File tình hình tồn kho.
Nhiều thông tin quan trọng mà MRP cung cấp nằm trong file tình hình tồn kho như: Loại hàng
gì, số lượng sẵn có, số lượng đã được đặt hàng và khi nào cần đặt các đơn hàng mới...
Đối với những chi tiết bộ phận trong từng thời kỳ được MRP xác định theo một trong hai
phương án sau:
Một là: nếu tồn kho và số lương các chi tiết đã được đặt hàng sẽ nhận đủ khối lượng yêu cầu
thì không cần sản xuất hay đặt hàng nữa .
Hai là: nếu tồn kho và số lượng các chi tiết đã được đặt hàng không đủ khối lượng yêu cầu thì
phải đặt thêm một đơn hàng.
File tình hình tồn kho lưu trữ số liệu về mức sử dụng, mức tiếp nhận và xác định mức tồn kho
trong mỗi thời kỳ. Nếu lượng tồn kho dự kiến không đủ đáp ứng nhu cầu MRP sẽ báo cáo cần
đặt hàng.
Mỗi mặt hàng, hay chi tiết có một báo cáo tồn kho riêng. Trong phần đầu của mỗi báo cáo ghi
số hiệu chi tiết, thời gian đặt hàng hay chu kỳ sản xuất và các thông tin mô tả chi tiết, danh
sách người cung cấp, qui mô đặt hàng.
Phần tình hình tồn kho biểu diễn tình hình tồn kho hoạch định theo thời gian trong suốt phạm
vi hoạch định. Các thông tin khác như mức sử dụng hàng ngày, khả năng giao hàng, tỷ lệ hư
hỏng được trình bày ở phần thứ ba hay phụ lục.
1003 Ngăn kéo Tuần
TGĐH: 2 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Tổng nhu cầu 300 300
Dự kiến nhận 100
Sẵn có 100 100 200 200 0 0 0 0 0 0 0
Nhu cầu ròng 100 300
Đặt hàng 100 300
Tổng nhu cầu: là mức sử dụng dự kiến nhằm đáp ứng yêu cầu kế hoạch
Theo kế hoạch tiến độ sản xuất chính tuần 5 cần hoàn thành 100 tủ 3 ngăn. Số lượng 100 này
phải dịch chuyển về trước một tuần để tính tổng nhu cầu cho cấp độ thấp hơn. Vì cần khoảng
thời gian chu lỳ lắp ráp là 1 thời kỳ. Dựa vào cấu trúc sản phẩm ta tính được cần phải có 300
ngăn kéo vào tuần 4.
Tổng nhu cầu đươc tính theo nguyên tắc ngược chiều qui trình công nghệ, Nghĩa là:
+ Tính tuần tự theo mức độ hoàn thành, hết mức này mới tính đến mức khác.
+ Tổng nhu cầu của chi tiết, vật liệu mức sau căn cứ vào đặt hàng của chi tiết sản phẩm ở
các mức trước mà nó phục vụ trực tiếp.
Bảng X-2: Tính tóan nhu cầu và đặt hàng cho chi tiết 1003 - Ngăn kéo
CHƯƠNG IX - HOẠCH ĐỊNH NHU CẦU VẬT LIỆU
Dự kiến nhận: Là các chi tiết đã đặt hàng trong các thời kỳ trước dự kiến sẽ nhận vào kỳ nào
đó.
Một lô hàng 100 ngăn kéo đã được đặt hàng, dự kiến sẽ nhận vào tuần 2.
Sẵn có: Số các chi tiết dự kiến sẵn có vào cuối mỗi kỳ.
Sẵn có = (Sẵn có kỳ trước + Dự kiến nhận trong kỳ) - Tổng nhu cầu
Nhu cầu ròng: số lượng thiếu hụt thực tế trong mỗi thời kỳ.
Nhu cầu ròng = Tổng Nhu cầu - (Dự kiến nhận + sẵn có kỳ trước)
Với qui ước như sau:
Nhu cầu ròng < 0:
+ thì Î nhu cầu ròng =0,
+ Sẵn có = -(nhu cầu ròng)
Nếu nhu cầu ròng tính được > 0 thì
+ Sẵn có =0
+ Nhu cầu ròng sẽ ghi đúng giá trị này
Đặt hàng: Xác định thời điểm cần thiết đặt hàng với số lượng bảo đảm đáp ứng nhu cầu:
Thời điểm đặt hàng: lùi về trước thời kỳ có nhu cầu ròng xuất hiện một khoảng thời gian bằng
chu kỳ sản xuất hay thời gian đặt hàng.
Số lượng đặt hàng: tùy theo phương thức đặt hàng.
2- Xuất liệu của MRP
Các thông tin chủ yếu từ MRP có thể gộp thành 5 nhóm:
1. Các thông báo đặt hàng xác định số lượng mỗi mặt hàng phải đặt trong thời kỳ hiện
tại.
2. Các đặt hàng theo kế hoạch xác định số lượng và thời hạn cho các đặt hàng được đặt
trong tương lai để bảo đảm tiến độ.
3. Thông báo xét lại kế hoạch xác định những thay đổi về số lượng cần điều chỉnh đối
với các đơn hàng dở dang.
4. Thông báo lập lại kế hoạch tiến độ: Xác định thời hạn hòan thành đặt hàng cần phải
điều chỉnh cho đặt hàng nào đó và điều chỉnh đến khi nào.
QUẢN TRỊ SẢN XUẤT
241
241
5. Thông báo về các đặt hàng cần hủy bỏ hay đình chỉ. MRP cũng có thể cung cấp các
báo cáo để có thể xác định thời hạn giao hàng, chi phí mua sắm, ngân sách tồn kho và các
thông báo lỗi trong hệ thống.
III. MỘT SỐ SỬA ĐỔI TRONG QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG MRP
1- Hoạch định tiến độ ở mức thấp hơn sản phẩm hoàn chỉnh.
Với các công ty sản xuất nhiều loại sản phẩm tiêu chuẩn hoá thấp, dựa trên sự lắp ráp các cụm
chi tiết theo cách thức nhất định, nếu sử dụng các tổ hợp có thể có để chọn phương án sản phẩm
sẽ gặp khó khăn vì khối lượng tính toán nhiều. Công ty không cần biết một cách chính xác tổ
hợp nào sẽ bán trong tương lai. Hiện tại, công ty chỉ cần đặt hàng với một giá trị nguyên vật
liệu nhất định khi nguyên vật liệu này đến công ty sẽ chế biến một số bộ nhóm tự chọn hay các
Modul. Người lập kế hoạch tiến độ chỉ cần biết trước một vài ngày tổ hợp sản phẩm khách
hàng cần, có thể chỉ định lắp ráp các Modul thành sản phẩm theo yêu cầu.
2- Chấp nhận phế phẩm
Khi quá trình sản xuất có thể tạo ra phế phẩm với tỷ lệ nhất định, MRP phải `nhận định được
tình hình này khi tính tóan, bằng cách nhân thêm một hệ số 1/(1-α) (α là tỷ lệ phế phẩm), hoặc
cộng thêm mức phế phẩm với số chi tiết cần thiết.
Ví dụ: trong khâu chế tạo ngăn kéo tạo ra phế phẩm với tỉ lệ là 5% Khi tính toán tổng nhu cầu
ngăn kéo ta phải nhân số lượng tính được với 1/(1-0,05)
Tuần 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Tổng nhu cầu 316 316
3- Dự trữ bảo hiểm
Dự trữ bảo hiểm thường được duy trì với các sản phẩm cuối cùng vì lý do nó phục vụ cho nhu
cầu bên ngoài - nhu cầu độc lập - khó dự kiến chính xác. Đối với các nhu cầu phụ thuộc dự trữ
bảo hiểm cũng cần thiết để đối phó với các tình huống như:
+ Việc cung cấp bị chậm trễ.
+ Tỷ lệ phế phẩm dao động quanh mức dự kiến.
+ Công nhân vắng mặt.
+ Máy móc hư hỏng.
Dự trữ bảo hiểm thường duy trì cho các chi tiết, bộ phận ở những cấp độ thấp nhất của file cấu
trúc sản phẩm.
Các cấp độ trung gian ít cần bảo hiểm vì có sự sắp đặt hợp lý thời hạn đặt hàng, các chi tiết bộ
phận sẽ đến đúng lúc, ít gây cạn dự trữ.
4- Xác định qui mô lô sản xuất.
Khi MRP họat động nó sẽ đưa ra một loạt các đơn hàng cần mua sắm hoặc đặt sản xuất nội bộ.
Nếu các đơn hàng này có qui mô không hợp lý sẽ làm cho chi phí đặt hàng và tồn kho tăng lên.
Để đảm bảo hiệu quả của việc đặt hàng, cần phải xác định qui mô đặt hàng hợp lý cho mỗi chi
CHƯƠNG IX - HOẠCH ĐỊNH NHU CẦU VẬT LIỆU
tiết, bộ phận hay nguyên vật liệu. Việc xác định qui mô lô hàng có thể được tiến hành theo các
kỹ thuật sau:
Phương pháp1: Đặt hàng từng lô theo nhu cầu: nghĩa là công ty sẽ không gộp nhu cầu ròng của các
thời kỳ để xác định qui mô lô hàng. Mỗi lô hàng được đặt với mức nhu cầu ròng xuất hiện trong từng
thời kỳ.
Tuần 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
N cầu ròng 100 150 160 120 110 130 120 160 140
Đặt hàng 100 150 160 120 110 130 120 160 140
Phương pháp 2: Gộp nhu cầu ròng của các thời kỳ đến qui mô tối thiểu nào đó hoặc theo tính tóan lý
thuyết mới đặt một lô hàng. Quy mô đặt hàng bằng tổng nhu cầu ròng của các thời kỳ đã được gộp.
Phương pháp 3: Thuật tóan Wagner - Whitin: Là phương pháp lập trình để tính tóan qui mô lô hàng tối
ưu làm cực tiểu tổng chi phí liên quan đến món hàng trên những giả định nhất định.
Phương pháp 4: Phương pháp dựa trên cơ sở chi tiết-thời kỳ.
Phương pháp này dựa trên đơn vị chi tiết-thời kỳ là một chi tiết được lưu giữ tồn kho trong một thời kỳ.
Một chi tiết được nhận và sử dụng ngay trong kỳ được qui ước là lưu giữ 0 thời ky.ì Một chi tiết được
nhận trong thời kỳ này và giữ để sử dụng cho thời kỳ sau là 1 chi tiết-thời kỳ. Cứ như vậy ta có thể tính
được số chi tiết-thời kỳ lưu giữ tồn kho theo công thức sau:
Np = n . p
Với n: Số chi tiết lưu giữ
p: Số thời kỳ lưu giữ.
Giống như EOQ, phương pháp này làm cực tiểu chi phí bằng cách làm cân bằng chi phí đặt
hàng và chi phí tồn kho tính trên một chi tiết-thời kỳ.
Thuật tóan tiến hành bằng cách cộng thêm vào đơn hàng các đơn vị của kỳ sau cho đến khi chi
phí đặt hàng chia cho tổng số chi tiết-thời kỳ cân bằng với chi phí tồn kho một chi tiết-thời kỳ.
Khác với EOQ, thuật toán này không đặt hàng nhiều lần cho một thời kỳ, và có thể đặt hàng với
mức không đều như nhau, điều này thích hợp với nhu cầu không đồng dạng.
Kết hợp với phương pháp này, để tránh trường hợp tối ưu hóa trong các thời kỳ trước ảnh
hưởng đến khả năng lựa chọn tối ưu cho đơn hàng sau người ta sử dụng kỹ thuật nhìn về trước,
hoặc nhìn về sau.
Nhìn về trước là xét xem có nên giảm số thời kỳ bao phủ của một đơn hàng hay không.
Nhìn về sau là xét xem có nên tăng thêm một vài thời kỳ vào phạm vi bao phủ của đơn hàng hay
không.
QUẢN TRỊ SẢN XUẤT
243
243
IV. HOẠCH ĐỊNH NHU CẦU NĂNG LỰC
1- Hoạch định nhu cầu nămg lực là phương pháp quản lý hiệu quả.
Hoạch định nhu cầu năng lực (Capacity Requrements Planning) là nỗ lực làm cho kế hoạch
sản xuất tương xứng với năng lực sản xuất. Ở đây, năng lực sản xuất có thể xem như là mức
sản xuất sản phẩm cao nhất có thể đạt được trong điều kiện sản xuất bình thường, với cơ cấu
sản phẩm nhất định.
Hoạch định nhu cầu năng lực giúp cho công ty biết mức sản lượng có thể đáp ứng, tránh tình
trạng không sử dụng hết năng lực hoặc giúp doanh nghiệp phát hiện các điểm yếu.
2- Kỹ thuật hoạch định nhu cầu năng lực.
Để bảo đảm chính xác và có hiệu quả, hoạch định nhu cầu năng lực phải được kết hợp với
MRP. Nếu nguyên vật liệu sẵn có mà năng lực sản xuất không phù hợp sẽ làm tăng chi phí tồn
kho. Nếu năng lực sản xuất sẵn có mà thiếu nguyên vật liệu sẽ gây lãng phí.
- Nhập liệu của CRP:
+ Xuất liệu của MRP: MRP cung cấp cho CRP thông tin về các đơn hàng cho mỗi bộ
phận, khối lượng mỗi đơn hàng, thời hạn hoàn thành đơn hàng.
+ Qui trình công nghệ: Xác định thứ tự thực hiện công việc.
+ Định mức thời gian sản xuất: Là thời gian cần thiết thực hiện mỗi công việc.
- Xuất liệu của CRP:
+ Dự kiến tải trọng nơi làm việc mà CRP cung cấp giống như dự kiến tải trọng phát
triển trong hoạch định phác thảo nhưng chính xác hơn vì nó đã kết hợp được với MRP.
+ CRP xem xét tải trọng nơi làm việc mà CRP cung cấp có thể sử dụng để điều chỉnh
việc hoạch định xây dựng kế hoạch tiến độ chính, hoàn thiện hoặc thay đổi khả năng sản xuất
đã xác định.
- Các phân tích quản trị với dự kiến tải trọng có thể là:
1. Khả năng sản xuất ở những nơi làm việc chủ yếu được sử dụng hiệu quả và không có
hiện tượng quá tải thì không cần lập lại kế hoạch.
2. Khả năng sản xuất được sử dụng không đầy đủ, nhà quản trị có thể lựa chọn một trong
hai cách.
− Điều chỉnh kế hoạch tiến độ chính hoặc
− Làm trước một số công việc đã được lập tiến độ sẽ thực hiện trong tương lai.
3. Xuất hiện điểm yếu (Bottleneck) và quá tải, người quản trị có thể:
− Hoạch định tiến độ chính lùi công việc về sau.
− Làm thêm giờ, tăng công nhân, hợp đồng lại,...
4. Một số nơi làm việc qúa tải, còn một số khác non tải. Có thể thay đổi quá trình chế
biến của một số mặt hàng, chuyển dịch công việc từ nơi có tải trọng cao đến nơi có tải trọng
thấp hoặc lập lại kế hoạch để phần công việc gây quá tải rơi vào thời gian khác.
CHƯƠNG IX - HOẠCH ĐỊNH NHU CẦU VẬT LIỆU
Cần nhớ rằng cũng có những phát sinh ngoài kế hoạch tiến độ như sửa chữa sản phẩm hỏng,
làm lại, chế tạo sản phẩm mới, các yêu cầu đặc biệt của khách hàng sẽ làm ảnh hưởng đến khả
năng sản xuất.
V. LỢI ÍCH CỦA MRP
MRP không phải là một hệ thống tự động ra quyết đ