1.1. Khái niệm nhân cách
Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lí cá nhân, biểu hiện bản sắc và giá trị xã hội của con người.
1.2. Khái niệm cấu trúc nhân cách
Cấu trúc là sự thống nhất toàn vẹn các thành phần và sự liên hệ về mọi mặt giữa chúng. Cấu trúc nhân cách là sự sắp xếp các thuộc tính hay các thành phần của nhân cách thành một chỉnh thể trọn vẹn tương đối ổn định trong mối liên hệ và quan hệ nhất định.
20 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 4981 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Học thuyết phân tâm học về nhân cách, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
NỘI DUNG TRANG
MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ NHÂN CÁCH VÀ CẤU TRÚC
TÂM LÍ NHÂN CÁCH 3
1.1. Khái niệm nhân cách 3
1.2. Khái niệm cấu trúc nhân cách 3
1.3. Một số kiểu cấu trúc Tâm lí nhân cách theo quan điểm phương Tây 3
CHƯƠNG II. TÌM HIỂU PHÂN TÂM HỌC VỀ NHÂN CÁCH 4
2.1. SIGMUND FREUD 4
2.1.1. Tiểu sử về cuộc đời và sự nghiệp của Sigmund Freud 4
2.1.2. Nội dung lý thuyết nhân cách của Sigmund Freud 5
2.1.2.1.Cấu tạo của nhân cách 6
2.1.2.2. Các giai đoạn phát triển nhân cách 8
2.1.2.3.Tính động lực của nhân cách 9
2.1.3. Đánh giá học thuyết phân tâm của Sigmund Freud 9
2.2. CARL JUNG - PHÂN TÂM HỌC MỚI VỀ NHÂN CÁCH 10
2.2.1. Tiểu sử về cuộc đời và sự nghiệp của Carl Jung 10
2.2.2. Nội dung lý thuyết nhân cách của Carl Jung 11
2.3. ALFRED ADLER 11
2.3.1. Tiểu sử về cuộc đời và sự nghiệp của Alfred Adler 11
2.3.2. Đóng góp của Alfred Adler cho học thuyết 12
2.4. ERICH FROMM 14
2.4.1. Tiểu sử và cuộc đời của Erich Fromm 14
2.4.2. Đóng góp của Erich Fromm cho học thuyết 15
Chương III. Một số nhận xét về học thuyết phân tâm học 16
3.1. Đánh giá học thuyết phân tâm học của Sigmund Freud 16
3.2. Đánh giá học thuyết phân tâm học theo các cấp độ 17
KẾT LUẬN 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ NHÂN CÁCH VÀ CẤU TRÚC TÂM LÍ NHÂN CÁCH
1.1. Khái niệm nhân cách
Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lí cá nhân, biểu hiện bản sắc và giá trị xã hội của con người.
1.2. Khái niệm cấu trúc nhân cách
Cấu trúc là sự thống nhất toàn vẹn các thành phần và sự liên hệ về mọi mặt giữa chúng. Cấu trúc nhân cách là sự sắp xếp các thuộc tính hay các thành phần của nhân cách thành một chỉnh thể trọn vẹn tương đối ổn định trong mối liên hệ và quan hệ nhất định.
1.3. Một số kiểu cấu trúc Tâm lí nhân cách theo quan điểm phương Tây
- Tâm lý học phương Tây có lịch sử nghiên cứu nhân cách từ rất sớm (cuối thế kỷ XIX).
- Theo các nhà nghiên cứu lịch sử Tâm lí học, trong tâm lí phương Tây có 3 dòng (lực lượng) chính:
Dòng phái Tâm lí học phân tích với các đại diện như Sigmund Freud (1856 -1929), Carl Jung (1875-1961),
Dòng phái Tâm lí học hành vi với các đại diện như J. Watson, B. F. Skinner,
Dòng phái Tâm lí học nhân văn (hiện sinh) với các đại diện như Abraham Maslow (1908-1972), Carl Rogers (1902-1987),
- Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn chia thành 6 nhóm:
Nhóm 1: Các thuyết về kiểu - nhân cách.
Nhóm 2: Các thuyết về nét nhân cách - ứng xử con người.
Nhóm 3: Các thuyết tâm động.
Nhóm 4: Các thuyết nhân văn
Nhóm 5: Thuyết học tập và nhận thức xã hội
Nhóm 6: Thuyết nhận thức và học tập xã hội với các thuyết nhận thức học tập xã hội của Mischel.
Các dòng phái Tâm lí học này có nhiều lý thuyết khác nhau về nhân cách và sự phát triển nhân cách. Trong mỗi lý thuyết có nhiều tác giả khác nhau. Tuy nhiên, trong giới hạn cho phép, chúng ta sẽ tìm hiểu về dòng phái Tâm lí học phân tích mà đại diện là Sigmund Freud. Theo các nhà Tâm lí học nhân cách phương Tây, có 3 vấn đề cơ bản cần giải quyết là:
Sự khác biệt cá nhân, tính ổn định của nhân cách.
Sự thích nghi, các quá trình nhận thức, xã hội, văn hóa.
Các yếu tố sinh vật, sự phát triển của trẻ em, sự phát triển của người lớn
Trên thực tế, mỗi tác giả có thể quan tâm nhiều hơn đến một số trong các vấn đề nói trên nhưng nhìn chung tất cả đều được đề cập ở mức độ này hay mức độ khác.
Theo Sigmund Freud, Tâm lí con người được tạo ra bởi 3 khối: vô thức, ý thức và siêu thức (tiềm thức).
CHƯƠNG II. TÌM HIỂU PHÂN TÂM HỌC VỀ NHÂN CÁCH
2.1. SIGMUND FREUD
2.1.1. Tiểu sử về cuộc đời và sự nghiệp của Sigmund Freud
Sigmund Freud sinh ngày 6/5/1856 tại Freibeirg, Moravi, Áo. Cha là người buôn bán vải, tính khí khắc nghiệt và gia trưởng nên ông ngay từ nhỏ đã có thái độ sợ hãi lẫn với yêu mến. Ngược lại, mẹ ông lại là người phụ nữ dịu dàng và chu đáo. Do vậy, ông luôn cảm thấy gắn bó hơn với mẹ.
Về học vấn, khi còn nhỏ ông luôn là học sinh xuất sắc, tốt nghiệp phổ thong loại ưu. Ông có năng khiếu thiên bẩm về ngoại ngữ nên rất được cưng chiều. Mặc dù trong gia đình có 8 anh chị em nhưng vì có trí thông minh lạ thường nên được cha thương yêu nhất nhà và dành cho một sự dạy dỗ đặc biệt.
Năm 1873 Freud đỗ vào ngành Y trường Đại học tổng hợp Viên. Năm 1881 Freud nhận được học vị Tiến sĩ y học và thực hành với tư cách nhà thần kinh lâm sàng. Năm 1882-1885 Freud làm việc tại Viện đa khoa Viên, đi sâu vào phần não và bệnh lí học thần kinh. Tháng 10/1885 Freud đi qua Paris. Ông đã sử dụng nhiều phương pháp trị liệu mới như phương pháp thôi miên và thanh trừ, phương pháp liên tưởng tự do. Nmă 1885, ông cùng với Breuer xuất bản cuốn “Nghiên cứu về Hysteri”. Đây được coi là khởi đầu chính của Phân tâm học.Năm 1896 Freud đọc báo cáo tại hội tâm thần và than kinh học Viên về hiệu quả tiến hành các buổi chữa bệnh rối nhiễu Tâm lí bằng liên tưởng tự do. Năm 1900 ông cho ra đời cuốn “Đoán giải những giấc mơ”. Năm 1905 xuất bản cuốn “Ba tiểu luận về học thuyết tính dục”. Những năm sau đó, Freud đã cho ra đời hàng loạt tác phẩm.
Năm 1923 Freud bị ung thư vòm họng, hơn 16 năm bị dày vò bệnh tật. Ngày 23/9/1939 ông mất tại London.
Suốt cuộc đời Freud đã làm việc với nghị lực, sức lực, ý chí, lòng dũng cảm phi thường và một thái độ cầu thị khoa học hiếm có. Mặc dù, trong quá trình làm việc, ông cũng bị chỉ trích từ nhiều phía nhưng những cái đó không làm ông nản chí và chùn bước trước những lựa chọn của mình để cống hiến cho sự nghiệp, cho đời.
2.1.2. Nội dung lí thuyết nhân cách của Sigmund Freud
Trong trào lưu chống lại Tâm lí học duy tâm chủ quan vào đầu thế kỷ 20 xuất hiện một dòng Tâm lí học với cương lĩnh xây dựng một nền Tâm lí học khách quan. Đó chính là lý thuyết Phân tâm của Sigmund Freud. Lý thuyết nhân cách của Sigmund Freud gồm 3 mặt:
Cấu tạo của nhân cách
Sự phát triển của nhân cách
Tính động lực của nhân cách
2.1.2.1.Cấu tạo của nhân cách
Vô thức - cái nó, ấy (Id): đó là nhu cầu bản năng vô thức của con người chẳng hạn: bản năng tình dục, bản năng ăn uống, bản năng tự vệ
Khối vô thức là khối bản năng. Khối vô thức bao gồm bản năng sống và bản năng chết. Một bản năng sống chiếm vị trí trung tâm trong thuyết Freud là bản năng tình dục, năng lượng libido.
Về bản năng tình dục (libido): nó là cội nguồn, năng lượng tình dục, năng lượng kích thích tình dục, phấn khích tình yêu và chi phối đời sống nội tâm. Ở điểm này libido được xem như là “nguyên tắc khoái lạc”.Nó vừa là sự phát triển tình dục của người lành mạnh và được mở rộng cho đến các hoạt động khoa học, mỹ thuật của cá nhân, lại vừa là căn nguyên của bệnh lý.
Về bản năng chết: nó diễn ra theo chiều hướng ngược lại khi tùy vào mức độ tăng tốc của năng lượng trong bản năng đi đến đỉnh cao như tức tối, giận dữ làm tăng huyết áp, ngất xỉu, tử vong
Bản năng có những tính chất cơ bản sau:
Bản năng của con người thường bị kìm nén. Đó là nguồn năng lượng dồi dào và là động lực cơ bản cho mọi hoạt động cá nhân.
Mục đích của bản năng là hướng đến thỏa mãn nhu cầu bằng cách trực tiếp hay gián tiếp.
Thế giới bên ngoài là đối tượng để bản năng thỏa mãn. Nó hướng tới đối tượng và đòi thỏa mãn một cách trực tiếp ngay lập tức.
Bản năng chi phối toàn bộ hoạt động đời sống tâm lí của con người.
Khối vô thức là một thùng năng lượng tâm thần chất chứa những khát vọng bản năng sôi sục. Nó là hệ thống căn bản khởi thủy của nhân cách và sống theo nhu cầu của sinh lí. Hoạt động theo nguyên tắc khoái cảm đòi hỏi sự thỏa mãn ngay lập tức những khát vọng bản năng để trở về trạng thái cân bằng (nều không đáp ứng thì trở nên ức chế). Vô thức là cái ngấm ngầm điều khiển, điều chỉnh hành vi của con người.
Ý thức - cái tôi (Ego): là hoạt động hiện tại có ý thức của con người để thỏa mãn bản năng.
Khối ý thức tương đương với cái “tôi”. Cái tôi được thành lập do áp lực thực tại bên ngoài đến toàn bộ khối bản năng. Nó đảm bảo các chức năng tâm lý như chú ý, trí nhớ hoạt động bình thường. Con người thường phải dùng một năng lượng đáng kể để kiềm chế những bản năng phi lý ấy. Hoạt động của cái tôi theo nguyên tắc thực tại. Nhiệm vụ của “cái tôi” là làm cho “cái ấy” thỏa mãn mà không làm tổn hại đến cơ thể, làm giảm sự căng thẳng một cách tốt nhất.
Ý thức (Freud còn gọi là thức ngã) bao gồm những suy nghĩ, ý thức của con người về các quy định của các quy luật cuộc sống và các mối quan hệ thường ngày, cách thức ứng xử đã tập luyện được trong cuộc sống bằng kinh nghiệm. Nó kìm hãm việc thỏa mãn các động cơ của thức ngã hoặc hướng dẫn các động cơ đó biểu hiện những hình thức được xã hội chấp nhận, giúp con người thích nghi với hoàn cảnh thực tế của đời sống. Cái tôi có tính tự chủ, nó tự chủ về nguồn năng lượng, về việc chọn lọc các kích thích từ môi trường.
Siêu thức (tiềm thức) - siêu thức (Superego): là ý thức về những chuẩn mực xã hội mà cá nhân tiếp thu: quy tắc, chuẩn mực đạo đức, pháp luật, phong tục, truyền thong xã hội
Siêu thức tương ứng với “siêu tôi” là tổ chức bên trong gồm các phạm trù xã hội, các chuẩn mực đạo đức, pháp luật, tôn giáo tiếng nói của đạo đức, tìm kiếm sự hoàn thiện. Siêu thức hoạt động theo nguyên tắc kiểm duyệt, ngăn cấm những thúc đẩy của bản năng. Cả ba khối này theo nguyên tắc chung là ở trạng thái thăng bằng tương đối: con người lúc ấy ở trạng thái bình thường. Nhưng cả ba khối này luôn luôn xung đột với nhau, sự xung đột này là cơ chế của hoạt động tâm thần. Từ quan niệm như trên, Freud nêu ra cơ chế hoạt động tâm lý của con người. Đó là cơ chế kiểm duyệt, chèn ép, cơ chế biến dạng, cơ chế siêu thăng, cơ chế suy thoái.
Con người sống gồm các bản năng. Xu hướng của các bản năng này là luôn vươn lên chiếm đoạt những cái khác (cái tôi và siêu tôi). Nhưng cái bản năng luôn bị sự chèn ép, kiểm duyệt của cái tôi. Do đó, nó phải biến dạng bằng một hình thức nào đó như bệnh tâm thần, nói lắp, nói nhịu. Trong trường hợp không thoát lên được thì nó siêu thăng. Chẳng hạn như trường hợp của danh họa Leôna Đơ Vanhxi đã biến cái say mê tình dục thành nghệ thuật hội họa. Cái siêu tôi thể hiện ở sự dạy dỗ, quy định của Bố mẹ, thể hiện trong truyền thống của thế hệ trước truyền lại. Cơ chế tâm lý của việc hình thành siêu tôi là sự đồng hóa - cá nhân đồng nhất với cha mẹ và những người giáo dục.
Phần thưởng của siêu tôi là cảm giác tự hào và quý trọng mình. Còn hình phạt của siêu tôi là sự mặc cảm tội lỗi và tự ti.
2.1.2.2. Các giai đoạn phát triển nhân cách
Sigmund Freud chia sự phát triển nhân cách con người từ lúc sơ sinh đến tuổi thành thành 4 giai đoạn:
Giai đoạn môi miệng (Oral sensory) 0 - 1 tuổi: Có từ lúc trẻ mới sinh, trẻ tìm được sự khoái lạc, thõa mãn ở miệng qua việc mút vú mẹ. Bất cứ cái gì cũng đưa lên miệng ngậm mút.
Giai đoạn hậu môn (muscular anal) 1 - 3 tuổi: Ở giai đoạn này, trẻ bắt đầu có khoái cảm ở hậu môn.
Giai đoạn âm vật và dương vật (phallic) 3 - 6 tuổi: Giai đoạn này, trẻ chú ý đến bộ phận sinh dục, nảy sinh ra tình cảm lãng mạn đối với cha hoặc mẹ, người khác giới.
Trong ba giai đoạn trên, cá nhân hướng đến bản thân mình. Đến giai đoạn thứ tư, cá nhân mới bắt đầu chú ý đến những người xung quanh, để tâm đầy đủ đến các vai trò xã hội. Cá nhân hướng ra đối tượng bên ngoài bắt đầu từ tuổi dậy thì. Các năng lượng của con người được sử dụng ở mục đích khác nhau như đi học, vui chơi, bắt chước, hướng ra đối tượng khác giới và ham thích tình dục với người khác giới.
Ba giai đoạn đầu là giai đoạn tiền sinh dục còn giai đoạn thứ tư là giai đoạn sinh dục, bắt đầu ở tuổi dậy thì. Ở một trong ba giai đoạn đầu nếu gặp phải quá nhiều sự thất vọng gay gắt, bất ổn trong tinh thần sẽ trở thành “cố định hóa”, lúc trưởng thành sẽ có những hội chứng nhân cách.
2.1.2.3.Tính động lực của nhân cách
Phân tâm học cho rằng, những tư tưởng và hành vi của cá nhân là do những động cơ là những bản năng và những thúc đẩy của vô thức biểu lộ ra ngoài. Động cơ có thể bị dồn nén do không biểu lộ được trực tiếp và bị chèn ép, kiểm soát của ý thức, siêu thức, hoặc có thể biểu lộ dưới hình thức cải biến, ngụy trang như những hành vi sơ suất, giấc mơ, sự lãng quên Động cơ của cái vô thức tồn tại mà cá nhân ít biết đến nên được gọi là động cơ tiềm thức. Hoạt động của động cơ tiềm thức là động lực của nhân cách.
2.1.3. Đánh giá học thuyết phân tâm của Sigmund Freud
Học thuyết phân tâm học của Sigmund Freud đã đưa ra giả thuyết về vô thức tiềm thức là những mặt quan trọng trong đời sống tâm lý con người. Sigmund Freud đã khám phá một thế giới vô thức mà trước đây chưa được khám phá. Mặt khác, đóng góp của Sigmund Freud còn ở chỗ là đưa ra một số cơ chế Tâm lý như cơ chế tự vệ, dồn nén, mặc cảm, đồng nhất hóa, các giai đoạn phát triển nhân cách. Sigmund Freud đã lần đầu tiên đưa ra được mô hình tâm lý để chữa bệnh tâm thần có hiệu quả. Phương pháp chữa bệnh bằng “liên tưởng tự do” đã được sử dung khá rộng rãi và hiệu quả trong điều trị bệnh tâm thần.
Tuy nhiên, Sigmund Freud đã quá nhấn mạnh đến mặt vô thức trong con người, không thấy được mặt bản chất trong ý thức tâm lý của con người, không thấy được bản chất xã hội - lịch sử của các hiện tượng tâm lý người. Mặt khác, quan niệm về con người và nhân cách con người của Sigmund Freud bộc lộ những khía cạnh không đúng đắn: con người trong học thuyết phân tâm là con người sinh vật, con người cơ thể bị phân ly ra nhiều mảng, con người với những mong muốn là những đam mê tình dục luôn đối lập với xã hội. Hơn nữa, những quan điểm của Sigmund Freud khó được chứng minh bằng thực nghiệm, đồng nhất tâm lý trẻ em với tâm lý người lớn, tâm lý người bị bệnh và tâm lý người bình thường.
Chính vì những hạn chế nói trên, một số nhà tâm lý học từng theo quan điểm của Sigmund Freud đã tách ra thành phân tâm học mới.
2.2. CARL JUNG - PHÂN TÂM HỌC MỚI VỀ NHÂN CÁCH
2.2.1. Tiểu sử về cuộc đời và sự nghiệp của Carl Jung
Carl Gustav Jung sinh ngày 26 tháng 7 năm 1875 tại Kesswil, Thụy Sĩ, là con trai duy nhất của một mục sư Tin Lành. Là Bác sĩ Tâm thần. Ông là người đã khởi xướng Phân tích tâm lý.
Vào năm 1900 Jung tốt nghiệp Y tế của trường Đại học Basel và bắt đầu sự nghiệp chuyên nghiệp của mình tại Đại học Zurich. Tại Burghöltzi, các tị nạn Zürich mất trí và tâm thần bệnh viện, ông làm việc cho đến năm 1909. Những năm đã quyết định cho phát triển sau này của Jung.
Năm 1902, ông hoàn tất luận văn Tiến sĩ Y khoa “Góp phần nghiên cứu về Tâm lý học và bệnh học đối với những hiện tượng huyền bí”. Carl Jung nghiên cứu về Tâm thần phân liệt, triệu chứng mất trí và làm quen với những công trình của S. Freud từ năm 1902. Nhiều bài viết của ông đã trích dẫn Freud và cố gắng áp dụng tư tưởng của Freud. Năm 1912 ông công bố tác phẩm “Những biến hóa và tượng trưng của libido”. Năm 1933 là tổng biên tập tạp chí tâm lý học. Năm 1933 Jung đã được đề cử chủ tịch Tổng hội Y khoa Tâm lý trị liệu, một tổ chức mà có các kết nối của Đức Quốc xã. Năm 1957, Jung lập Hội Tâm lý học phân tích Thụy Sĩ, 1958 Hội quốc tế Tâm lý học phân tích.
Carl Jung mất năm 1961.
Jung không đồng ý với Freud bắt đầu trong sự nhấn mạnh của cơ quan này về tình dục một mình là nhân tố chi phối trong động cơ vô thức. "Mỗi hình thức cai nghiện là xấu". Jung sau đó nói: "Không có vấn đề hay không được uống rượu hoặc ma tuý hay chủ nghĩa duy tâm morphine."
2.2.2. Nội dung lý thuyết nhân cách của Carl Jung
Carl Jung cho rằng hành vi con người được điều chỉnh bằng vô thức và cả ý thức. Đó là quá trình điều chỉnh tổng hợp, là một hệ thống tự điều chỉnh. Ông cho rằng con người có vô thức đạo đức bẩm sinh. Các hoạt động của con người có tính chất bản năng và tạo thành vô thức tập thể. Điều đó được thể hiện trong nền văn hóa dân tộc cũng như nghệ thuật. Ông cho rằng có vô thức tập thể bởi vì mỗi người đều tiềm tàng trong mình một di sản tinh thần được truyền từ nhiều thế hệ trong một nền văn hóa dân tộc và nền văn minh nhân loại. Chính vì vậy, hình thức phản ứng của mỗi cá nhân cũng giống nhau. Carl Jung không thừa nhận bản năng tình dục là quyết định tâm lí con người như Sigmund Freud quan niệm, nhưng ông lại thừa nhận trong con người có vô thức. Vì vậy, bản chất học thuyết của Jung vẫn là học thuyết phân tâm được cải biến thành học thuyết phân tâm học mới. Trong cấu trúc nhân cách của Carl Jung, cái tôi là trung tâm của ý thức. Nhân cách là mẹ của ý thức. Vô thức là mẹ của tâm lí tập thể và tâm lí cá nhân. Quan điểm của Jung về nhân cách còn gọi là lý luận nhân cách tầng sâu. Lý luận nhân cách tầng sâu xuất phát từ quan niệm vô thức. Vô thức được xác định bằng những sự kiện của hành vi, đó là những bản năng trực tiếp và bản năng tức thời. Lý luận nhân cách tầng sâu là một khám phá mới về vô thức. Song điều này chưa đủ để nói lên bộ mặt nhân cách con người. Nhân cách con người còn thể hiện những phẩm chất cũng như bộ mặt đạo đức trong nó.
2.3. ALFRED ADLER
2.3.1. Tiểu sử về cuộc đời và sự nghiệp của Alfred Adler
Alfred Adler (1870-1937) sinh ngày 7 tháng 1 tại một ngoại ô thành phố Vienna. Tuổi thơ khốn khổ vì sức khỏe ốm yếu, đặc biệt với căn bệnh hen xuyễn. Ông là một đứa bé ốm yếu luôn nghĩ mình lùn tịt và xấu xí. Ông cũng có sự ganh tị với anh trai ông. Tất cả những hồi ức này có thể đã ảnh hưởng đến kiểu lý thuyết mà ông đã triển khai về nhân cách. Năm 1895, ông tốt nghiệp nhành Y.
Như Jung, Adler biết về tâm phân học của Freud nhờ đọc cuốn Giải Thích Các Giấc Mơ. Adler viết một bài bênh vực lý thuyết của Freud và được Freud mời gia nhập Hội Tâm Phân Học Vienna, rồi trở thành chủ tịch của hội năm 1910. Nhưng các khác biệt giữa Adler và Freud bắt đầu xuất hiện, và năm 1911 những khác biệt ấy trở nên trầm trọng đến nỗi Adler phải từ chức chủ tịch Hội Tâm Phân Học Vienna. Sau chín năm gắn bó với Freud, tình bạn nay đã đổ vỡ, và hai người không bao giờ nhìn mặt nhau. Freud tố cáo Adler là nổi tiếng nhờ việc làm biến chất tâm phân học thành thứ lương tri của giới nghiệp dư. Về Adler, Freud nói, "Tôi đã biến người lùn thành kẻ khổng lồ". Lịch sử cho thấy hai người không bao giờ có nhiều điểm chung, và rất có thể là Adler đã sai lầm khi gia nhập trường phái Freud.
Năm 1926 Adler sang thăm Hoa Kỳ và được đón tiếp nồng hậu. Năm 1935, một phần vì mối đe doạ của Đức Quốc Xã ở châu Âu, ông sang định cư ở Hoa Kỳ. Ông mất ngày 28 tháng 5 năm 1937 trong chuyến đi diễn thuyết ở Aberdeen, Tô Cách Lan.
2.3.2. Đóng góp của Alfred Adler cho học thuyết
Là một nhà tâm thần học, thành viên của Hội Phân Tâm học của Áo, sau đó là Chủ tịch của Hội. Ông đi theo phân tâm học của Freud rồi chấm dứt liên hệ với Phân tâm học ấy và thành lập một nhóm riêng gọi là “Tâm lý học cá nhân” (Individual Psychology). Adler đã xuất bản hơn một trăm tập sách, trong đó tập “Thực hành và lý thuyết của Tâm lý cá nhân” có lẽ là tập giới thiệu tốt nhất về lý thuyết Nhân Tính của Adler.
Định nghĩa các thuật ngữ của lý thuyết Adler:
- Bù trừ nghĩa là đương sự có thể điều chỉnh một sự yếu kém ở một phần của cơ thể của cơ thể bằng cách phát triển sức mạnh ở những phần khác. Ví dụ một người mù có thể phát triển đặc biệt năng khiếu thính giác.
- Bù trừ quá mức nghĩa là hoán chuyển sự yếu kém thành một sức mạnh. Ví dụ các trường hợp của Teddy Roosevelt, vốn là đứa trẻ ốm yếu nhưng đã trở thành một nhà thể thao ngoài trời, một người vốn tật nói lắp nhưng đã trở thành nhà hùng biện lớn.
Khi Alder giới thiệu quan niệm này, ông là một Bác sĩ, và các nhận xét của ông rõ ràng phù hợp với nền Y khoa thực chứng duy vật thời ấy.
- Cảm quan của sự yếu kém nghĩa là Adler nhận thấy rằng mọi người đều bắt đầu cuộc đời hoàn lệ thuộc vào người khác để sống còn vì thế mọi người đều có các cảm quan này.
- Mặc cảm tự ti nghĩa là những người quá bức xúc vì các cảm giác yếu kém khiến họ làm được rất ít hay không làm được gì.
- Lối sống nghĩa là phương tiện mà một người chọn để đạt sự trổi vượt.
- Quan tâm xã hội nghĩa là một phần mục tiêu của lối sống phải là làm việc để hướng tới một xã hội cống hiến một đời sống tốt đẹp hơn cho mọi người.
- Lối sống sai lầm nghĩa là lối sống mà không có sự quan tâm xã hội thoả đáng.
- Ngã sáng tạo : Adler rời xa tận gốc rễ các lý thuyết của Freud và Jung bằng cách nói rằng con người không phải nạn nhân của môi trường của họ hay bởi sự di truyền sinh vật học. Mặc dù môi tr