Bài giảng Khai thác thông tin VTĐ hàng hải GMDSS

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN GMDSS 1.1 LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN GMDSS. Năm 1979 tổ chức hàng hải quốc tế IMO đã tổ chức hội nghị về vấn đề tìm kiếm và cứu nạn trên biển , với mục đích là lập ra và thống nhất một kế hoạch toàn cầu cho công tác tìm kiếm và cứu nạn trên biển để đáp ứng yêu cầu cấp thiết về vấn đề an toàn trên biển. Hội nghị cũng yêu cầu tổ chức hàng hải quốc tế IMO 2thiết lập một hệ thống an toàn và cứu nạn toàn cầu, với những quy định bắt buộc về các thiết bị thông tin liên lạc để giúp cho công việc tìm kiếm và cứu nạn trên biển đạt hiệu quả cao nhất. Đến năm 1988 thì hệ thống thông tin an toàn và cứu nạn hàng hải toàn cầu đã được thông qua, gọi tắt là GMDSS (Global maritime distress and safety system). Đặc trưng của hệ thống GMDSS là hệ thống mang tính toàn cầu và tính tổ hợp. Đặc điểm chính của hệ thống GMDSS như sau: • Phân chia vùng thông tin thưo cự ly hoạt động của tầu, từ đó xác định các loại thiết bị sẽ được lắp đặt trên tầu cùng với tần số và phương thức thông tin thích hợp • Không sử dụng các tần số cấp cứu 500Khz bằng VTĐ báo và tần số 2182 Khz bằng VTĐ thoại để báo động và gọi cấp cứu mà dùng kỹ thuật gọi chọn số DSC với những tần số thích hợp giành riêng cho báo động và gọi cấp cứu. • Những thông tin ở cự ly xa sẽ được đảm bảo thông qua thiết bị thông tin vệ tinh và các thiết bị hoạt động trên dải sóng ngắn HF. • việc trực canh cấp cứu và thu nhận các thông báo an toàn hàng hải và dự báo thời tiết bằng phương thức tự động • Sử dụng kĩ thuật gọi chọn số DSC, in chữ trực tiếp băng hẹp NBDP và vô tuyến điện thoại trong thông tin liên lạc, bỏ không dùng VTĐ báo nên không nhất thiết phải sử dụng các sĩ quan chuyên nghiệp.

pdf79 trang | Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 2075 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Khai thác thông tin VTĐ hàng hải GMDSS, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI KHOA: ĐIỆN – ĐIỆN TỬ TÀU BIỂN BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG BÀI GIẢNG KHAI THÁC THÔNG TIN VTĐ HÀNG HẢI GMDSS TÊN HỌC PHẦN : KHAI THÁC THÔNG TIN VTĐ HÀNG HẢI - GMDSS - MÃ HỌC PHẦN : VÔ TUYẾN ĐIỆN TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO : ĐẠI HỌC CHÍNH QUY DÙNG CHO SV NGÀNH: ĐIỆN TỦ VIỄN THÔNG HẢI PHÒNG - 2008 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN GMDSS 1.1 LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN GMDSS. Năm 1979 tổ chức hàng hải quốc tế IMO đã tổ chức hội nghị về vấn đề tìm kiếm và cứu nạn trên biển , với mục đích là lập ra và thống nhất một kế hoạch toàn cầu cho công tác tìm kiếm và cứu nạn trên biển để đáp ứng yêu cầu cấp thiết về vấn đề an toàn trên biển. Hội nghị cũng yêu cầu tổ chức hàng hải quốc tế IMO 2 thiết lập một hệ thống an toàn và cứu nạn toàn cầu, với những quy định bắt buộc về các thiết bị thông tin liên lạc để giúp cho công việc tìm kiếm và cứu nạn trên biển đạt hiệu quả cao nhất. Đến năm 1988 thì hệ thống thông tin an toàn và cứu nạn hàng hải toàn cầu đã được thông qua, gọi tắt là GMDSS (Global maritime distress and safety system). Đặc trưng của hệ thống GMDSS là hệ thống mang tính toàn cầu và tính tổ hợp. Đặc điểm chính của hệ thống GMDSS như sau: • Phân chia vùng thông tin thưo cự ly hoạt động của tầu, từ đó xác định các loại thiết bị sẽ được lắp đặt trên tầu cùng với tần số và phương thức thông tin thích hợp • Không sử dụng các tần số cấp cứu 500Khz bằng VTĐ báo và tần số 2182 Khz bằng VTĐ thoại để báo động và gọi cấp cứu mà dùng kỹ thuật gọi chọn số DSC với những tần số thích hợp giành riêng cho báo động và gọi cấp cứu. • Những thông tin ở cự ly xa sẽ được đảm bảo thông qua thiết bị thông tin vệ tinh và các thiết bị hoạt động trên dải sóng ngắn HF. • việc trực canh cấp cứu và thu nhận các thông báo an toàn hàng hải và dự báo thời tiết bằng phương thức tự động • Sử dụng kĩ thuật gọi chọn số DSC, in chữ trực tiếp băng hẹp NBDP và vô tuyến điện thoại trong thông tin liên lạc, bỏ không dùng VTĐ báo nên không nhất thiết phải sử dụng các sĩ quan chuyên nghiệp. 1.2 CẤU TRÚC CỦA HỆ THỐNG GMDSS. Cấu trúc của hệ thống thông tin GMDSS gồm có hai hệ thống thông tin chính là: Hệ thống thông tin vệ tinh và hệ thống thông tin mặt đất. 2.1.1. Hệ thống thông tin vệ tinh Hệ thống thông tin vệ tinh là một đặc trưng quan trọng trong hệ thống GMDSS. Hệ thống thông tin vệ tinh trong hệ thống GMDSS gồm có: Thông tin qua hệ thống vệ tinh INMARSAT và thông tin qua hệ thống vệ tinh COSPAS-SARSAT. Hệ thống INMARSAT với các vệ tinh địa tĩnh hoạt động trên dải tần 1.5 Mhz và 1.6 Mhz(băng L), cung cấp cho các tàu có lắp đặt trạm đài tầu vệ tinh một phương tiện báo động và gọi cấp cứu có khả năng thông tin hai chiều bằng phương thức telex và vô tuyến điện thoại. Ngoài ra các vệ tinh INMARSAT còn được sử dụng như phương tiện chính để thông báo các thông tin an toàn hàng hải MSI cho các vùng không được phủ sóng bởi dịch vụ NAVTEX. Các vệ tinh trong hệ thống bao gồm bốn vệ tinh địa tĩnh hoạt động ở độ cao 36.000 Km, bao phủ 4 vùng đại dương từ 70 vĩ độ bắc đến 70 vĩ độ nam. AOR-E, AOR-W, IOR VÀ POR. 1.2.1.1.Các thiết bị thông tin trong hệ thống INMARSAT. −INMARSAT A: là hệ thống thông tin INMARSAT đầu tiên được đưa vào hoạt động thương mại từ năm 1982, cung cấp các dịch vụ thoại, telex, fax, email và các dịch vụ truyền số liệu. . . Các thế hệ mới của INMARSAT hiện nay nhỏ gọn hơn và dễ sử dụng hơn so với các thế hệ trước. Hình 1.2a. Các vệ tinh địa tĩnh INMARSAT 3 −INMARSAT B: là thiết bị thông tin di động vệ tinh hiện đại sử dụng công nghệ số, kế tục sự phát triển của INMARSAT A. INMARSAT B cung cấp các dịch vụ thông tin giống như các dịch vụ của INMARSAT A. −INMARSAT C: là thiết bị thông tin di động vệ tinh ra đời năm 1993 cung cấp các dịch vụ truyền số liệu và telex hai chiều với tốc độ 600bit/s. INMARSAT C đơn giản, giá thành rẻ với anten vô hướng, nhỏ, nhẹ, toàn bộ thiết bị có thể xách tay hoặc gắn vào bất cứ tầu thuyền nào. −INMARSAT M: là sự phát triển tiếp theo của INMARSAT B nhưng có kích thước nhỏ nhẹ và giá thành rẻ hơn. Các dịch vụ thông tin trong INMARSAT M chỉ có thoại, fax và truyền dữ liệu −INMARSAT E: là EPIRB vệ tinh hoạt động trên băng L qua hệ thống INMARSAT, được dùng như một phương tiện báo động cứu động cứu nạn cho các tầu hoạt động nằm trong vùng bao phủ của vệ tinh INMARSAT. −Máy thu gọi nhóm tăng cường EGC: là máy thu chuyên dụng để thu các thông tin an toàn và cứu nạn hàng hải trong hệ thống vệ tinh INMARSAT. Nó được thiết kế đủ khả năng tự động trực canh liên tục trong mạng SAFETYNET, phát trên hệ thống thông tin vệ tinh INMARSAT. Máy thu EGC được tích hợp trong các trạm đài tầu INMARSAT A/B, INMARSAT C hoặc được thiết kế độc lập với anten thu riêng nhỏ, gọn. 1.2.1.2.Thiết bị thông tin trong hệ thống COSPAS – SARSAT. Hệ thống COP là một hệ thống vệ tinh trợ giúp tìm kiếm và cứu nạn, được thiết lập để xác định vị trí của thiết bị EPIRB trên tần số 121.5 Mhz hoặc 406 Mhz. Hệ thống cop được sử dụng để phục vụ cho tất cả các tổ chức trên thế giới có trách nhiệm tìm kiếm và cứu nạn trên biển, trên không và trên đất liền. Hiện nay có 3 loại beacon vệ tinh: ELP (emergency locator transmitter) dùng trong nghành hàng không, EPIRB (emergency position indicating radio beacon) dùng trong nghành hàng hải và PLB (personal locator beacon) dùng trên đất liền. Các beacon đó phát tín hiệu và các thiết bị thu của vệ tinh trong hệ thống cop thu nhận và xử lí tín hiệu phù hợp. các tín hiệu đó được chuyển tiếp tới một trạm thu trên mặt đất LUT (local user terminal) ở đó sẽ xử lý các tín hiệu để xác định vị trí của beacon. Sau đó, một báo động cấp cứu có các số liệu về vị trí, số nhận dạng và các thông tin khác nhau cùng được gửi tới một trung tâm phối hợp điều khiển MCC (Mission control centre) và trung tâm phối hợp cứu nạn RCC (recue co-ordination centre) quốc gia, cũng như tới các MCC khác hoặc tới một tổ chức tìm kiếm và cứu nạn thích hợp để phối hợp hành động. Hệ thống cop ứng dụng hiệu ứng DOPPLER để xác định vị trí của beacon ở các tần số sóng mang 121.5 Mhz và 406.025 Mhz. Hệ thống cop thực hiện 2 dạng bao phủ mặt đất cho việc phát hiện và xác định vị trí của beacon. Đó là dạng tức thời và dạng bao phủ toàn cầu. Cả hai loại 121.5 Mhz và 406.025 Mhz đều hoạt đồng ở dạng tức thời, trong khi chỉ có loại 406.025 Mhz mới có thêm dạng bao phủ toàn cầu. 1.2.1.1.Các trạm vệ tinh mặt đất Các trạm vệ tinh mặt đất bao gồm: − Các trạm đài tầu SESs (ship earth stations) bao gồm các trạm INMARSAT-A/B, INMARSAT C hoặc M có chức năng gọi và báo động cấp cứu chiều từ tàu đến bờ và chức năng thông tin thông thường trong vùng bao phủ của các vệ tinh INMARSAT. − Các trạm đài mặt đất LESs (land earth stations), trong mỗi vùng bao phủ của vệ tinh INMARSAT có thể có nhiều trạm LES, các trạm LES này được nối mạng với thuê bao qua đường bưu điện quốc gia và 4 quốc tế để thu nhận các bức điện thông thường , được phát từ tầu thông qua vệ tinh mà các trạm LES đó nằm trong vùng bao phủ của các vệ tinh đó và chuyển các bức điện này tới các thuê bao và ngược lại. Đồng thời các trạm LES này cũng được nối với các trung tâm phối hợp tìm kiếm và cứu nạn RCC, trong trường hợp có các cuộc gọi cấp cứu từ tầu thông qua các kênh ưu tiên của vệ tinh, trạm LES sẽ nhận và chuyển tiếp các bức điện tới trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn thích hợp 2.1.2. Hệ thống thông tin mặt đất. Trong hệ thống thông tin mặt đất gồm các thiết bị chính sau đây: 1.2.1.1.Thiết bị gọi chọn số DSC. Các thiết bị DSC có thể là các thiết bị độc lập hoặc được kết hợp với các thiết bị thoại trên các băng tần HF/MF, VHF. Thành phần cơ bản của một bức điện DSC gồm: nhận dạng của trạm đích, tự nhận dạng trạm phát và nội dung bức điện bao gồm những thông tin ngắn gọn, cơ bản nhất để chỉ ra mục đích cuộc gọi. 1.2.1.1.Thiết bị thông thoại. Các thiết bị thông tin thoại trong hệ thống GMDSS làm việc trên các dải sóng MF/HF và VHF ở các chế độ J3E, H3E (cho tần số cấp cứu 2182 Khz) và G3E. Các thiết bị thông thoại này cũng được dùng để gọi cấp cứu khẩn cấp và an toàn. 1.2.1.1.Bộ phát đáp radar tìm kiếm và cứu nạn –SART. SART là phương tiện chính trong hệ thống GMDSS để xác định vị trí tầu bị nạn hoặc xuồng cứu sinh của các tầu bị nạn đó. Theo công ước của SOLAS/88 sửa đổi, tất cả các tầu chạy trên biển đều phải trang bị SART. Các thiết bị SART làm việc ở dải tần 9 Ghz (băng X) và sẽ tạo ra một chuỗi tín hiệu phản xạ khi có sự kích hoạt của bất kỳ một tín hiệu của radar hàng hải hoặc hàng không hoạt động ở băng X nào. 1.2.1.1.EPIRB VHF DSC. Đối với tầu hoạt động trong vùng biển A1, có thể sử dụng EPIRB gọi chọn số DSC trên kênh 70 VHF, phát đi tín hiệu báo động khi bị kích hoạt theo chu kì đã được qui định gồm 5 tín hiệu cấp cứu liên tục phát đi trong giây thứ 230+10N (N là số của nhóm tín hiệu phát đi). EPIRB DSC cho phép hiển thị luôn tính chất bị nạn giống như EPIRB đã phát đi. Ngoài ra EPIRB này còn có bộ phản xạ radar hoạt động trên tần số 9 Ghz. 1.2.1.1.NAVTEX quốc tế. Navtex quốc tế là một dịch vụ truyền chữ trực tiếp trên tần số 518 Khz , sử dụng kĩ thuật truyền chữ trực tiếp băng hẹp NBDP và chế độ phát FEC, để truyền những thông tin an toàn hàng hải MSI bằng tiếng Anh với phạm vi bao phủ sóng cách bờ khoảng 400 hải lý. Dịch vụ của navtex bao gồm dự báo về khí tượng và thời tiết, các loại thông báo hàng hải, các thông tin về khẩn cấp và an toàn,... sẽ truyền tới tất cả các tầu nằm trong vùng phủ sóng của Navtex. 1.2.1.1.Thiết bị NBDP. Các thiết bị NBDP là một bộ phận cấu thành trong hệ thống GMDSS, để hỗ trợ trong thông tin cấp cứu khẩn cấp và an toàn. Các thiết bị NBDP hoạt động trên các dải sóng MF và HF, ở các chế độ ARQ,dùng để trao đổi thông tin giữa 2 đài và chế độ FEC dùng để phát các thông tin có tính chất thông báo tới nhiều đài. Trên mỗi dải sóng VTĐ hàng hải đều được thiết kế một tần số dành riêng cho cấp cứu khản cấp và an toàn bằng thiết bị NBDP. 5 CHƯƠNG 2. CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ THÔNG TIN VTĐ TRONG HỆ THỐNG GMDSS. 2.1. ĐỊNH NGHĨA CÁC VÙNG BIỂN HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU. Căn cứ vào đặc điểm của các thiết bị trong hệ thống GMDSS và để phát huy được tính hiệu quả của hệ thống, tổ chức hàng hải quốc tế IMO đã chia các vùng biển và đại dương thành 4 vùng như sau: 6 2.1.3. Vùng biển A1. Là vùng nằm trong tầm hoạt động của ít nhất một trạm đài bờ VHF có dịch vụ gọi chọn số DSC. Thông thường mỗi một trạm VHF có vùng phủ sóng với bán kính từ 25-30 hải lý. 2.1.4. Vùng biển A2. Là vùng biển, trừ vùng A1, nằm trong tầm hoạt động của ít nhất một trạm đài bờ có dịch vụ gọi chọn số DSC. Thông thường mỗi trạm MF có vùng phủ sóng với bán kính từ 150-200 hải lý. 2.1.5. Vùng biển A3. Là vùng biển , trừ vùng A1 và A2, nằm trong vùng bao phủ của các vệ tinh địa tĩnh INMARSAT của tổ chức vệ tinh hàng hải quốc tế. Vùng bao phủ của vệ tinh hàng hải từ 70 vĩ độ bắc đến 70 vĩ độ nam. 2.1.6. Vùng biển A4. Là vùng biển còn lại, trừ vùng A1, A2, A3. Về cơ bản đó là các vùng gần địa cực. 2.2. QUI ĐỊNH VỀ CÁC TRANG THIẾT BỊ THÔNG TIN TRÊN TẦU TRONG HỆ THỐNG GMDSS. 2.2.1. Các trang thiết bị thông tin VTĐ trong hệ thống GMDSS trang bị cho tầu biển. 2.2.1.1.Qui định chung cho tất cả các tầu hoạt động trên biển(không phụ thuộc vào vùng biển mà tàu hoạt động) Mỗi tầu hoạt động trên biển bắt buộc phải được trang bị các thiết bị sau đây trong hệ thống GMDSS mà không phụ thuộc vào vùng biển mà tầu hoạt động: − Máy thu phát VHF: + Có khả năng thu phát và trực canh liên tục bằng DSC trên kênh 70. + Có các tần số của kênh thoại 156.8 Mhz (kênh 16), 156.650 Mhz (kênh thiết bị thu phát VHF thoại) − Thiết bị phản xạ radar (radar transponder) hoạt động trên tần số 9 Ghz phục vụ cho tìm kiếm và cứu nạn. − Thiết bị thu nhận và xử lý thông tin an toàn hàng hải(MSI) – Máy thu Navtex, nếu tầu hoạt động trong vùng biển có các dịch vụ Navtex quốc tế. Nếu tầu hoạt động ở các vùng biển không có các dịch vụ Navtex quốc tế thì phải được trang bị một máy thu gọi nhóm tăng cường (EGC). − Phao định vị vô tuyến qua vệ tinh: Có khả năng phát báo động cấp cứu qua vệ tinh quĩ đạo cực hoạt động trên tần số 406 Mhz, hoặc nếu tầu chỉ hoạt động ở vùng bao phủ của vệ tinh INMARSAT thì EPIRB vệ tinh phải có khả năng phát báo động cấp cứu qua vệ tinh địa tĩnh INMARSAT hoạt động ở băng L. − Các tầu khách phải được trang bị các thiết bị cho thông tin hiện trường: VHF – two – ưay phục vụ cho mục đích tìm kiếm và cứu nạn trên tần số 121.5 Mhz và 123.1 Mhz − 2.2.1.2.Trang thiết bị vô tuyến điện cho tầu chạy vùng biển A1. Tất cả các tàu khi hoạt động trong vùng biển A1, ngoài các trang thiết bị qui định chung được nêu ở mục 2.2.1.1, còn phải bắt buộc trang bị một trong các thiết bị vô tuyến điện sau đây, có khả năng báo động cấp cứu chiều từ tầu đến bờ. − VHF DSC EPIRB, hoặc − EPIRB vệ tinh hoạt động trên tần số 406 Mhz, hoặc thiết bị thu phát MF gọi chọn số DSC hoặc, 7 − Thiết bị thu phát HF gọi chọn số DSC hoặc, − Một trạm INMARSAT, hoặc − EPIRB INMARSAT hoạt động trên băng L 2.2.1.3.Trang thiết bị vô tuyến điện cho tầu chạy vùng biển A1 và A2. Tất cả các tầu khi hoạt động ngoài vùng biển A1 nhưng trong vùng biển A2, ngoài các trang thiết bị qui định chung như ở mục 2.2.1.1, sẽ phải trang bị thêm: − Thiết bị MF, có thể thu phát tín hiệu cấp cứu bằng DSC trên tần số 2187.5 Khz và trên tần số 2182 Khz bằng thông tin vô tuyến điện thoại. − Máy thu trực canh DSC có khả năng duy trì liên tục việc trực canh trên tần số 2187.5 Khz − Một thiết bị phát tín hiệu cấp cứu chiều từ tầu tới bờ (ngoài thiết bị MF), có thể là EPIRB 406 Mhz, hoặc thiết bị HF/DSC, hoặc một trạm INMARSAT, hoặc EPIRB vệ tinh INMARSAT băng L. − Thiết bị thu phát cho mục đích thông tin thông thường bằng VTĐ thoại, hoặc truyền chữ trực tiếp băng hẹp NBDP hoạt động ở dải tần số từ 1605 Khz – 4000 Khz hoặc ở dải tần số từ 4000 Khz – 27500 Khz, hoặc một trạm INMARSAT. 2.2.1.4.Trang thiết bị vô tuyến điện cho tầu chạy vùng biển A1, A2 và A3. Tất cả các tầu khi hoạt động ngoài vùng biển A1, A2 nhưng trong vùng biển A3, ngoài các trang thiết bị qui định chung như ở mục 2.2.1.1, sẽ phải trang bị theo một trong hai cách lựa chọn sau: A/ lựa chọn 1: − Trạm INMARSAT có khả năng: + Phát và thu những thông tin cấp cứu và an toàn bằng truyền chữ trực tiếp băng hẹp. + Nhận những cuộc gọi ưu tiên cấp cứu + Duy trì việc trực canh đối với những báo động cấp cứu chiều từ bờ tới tầu. + Phát và thu những thông tin thông thường bằng VTĐ thoại hoặc truyền chữ trực tiếp băng hẹp. − Một thiết bị MF có khả năng thu phát cấp cứu và an toàn trên tần số 2187.5 Khz băng DSC và tần số 2182 Khz bằng VTĐ thoại. − Một máy thu trực canh có khả năng duy trì việc trực canh liên tục bằng DSC trên tần số 2187.5 Khz − Một thiết bị phát tín hiệu cấp cứu chiều từ tầu - bờ. Ngoài các thiết bị kể trên có thể là EPIRB trên tần số 406Mhz, hoặc thiết bị HF/DSC, hoặc một trạm INMARSAT dự phòng, hoặc EPIRB vệ tinh INMARSAT. B/ lựa chọn 2: − Một thiết bị thu phát MF/HF cho mục đích thông tin cấp cứu và an toàn trên tất cả các tần số cấp cứu và an toàn trong dải tần từ 1605 Khz – 4000 Khz và 4000Khz -27500Khz bằng các phương thức thông tin DSC, thoại và truyền chữ trực tiếp băng hẹp. − Một thiết bị có khả năng duy trì việc trực canh bằng DSC trên tần số 2187.5 Khz và 8414.5 Khz và ít nhất một trong những tần số cấp cứu và an toàn DSC sau: 4207.5 Khz, 6312 Khz, 12577 Khz hoặc 16804.5Khz. − Thiết bị thu phát tín hiệu cấp cứu chiều từ tầu - bờ. 8 − Thiết bị thu phát MF/HF có dải tần 1605 Khz – 4000 Khz và 4000Khz – 27500 Khz, phục vụ cho các dịch vụ thông tin thông thường bằng phương thức thông tin thoại hoặc truyền chữ trực tiếp băng hẹp. 2.2.1.5.Trang thiết bị vô tuyến điện cho tầu chạy vùng biển A1, A2, A3 và A4. Tất cả các tầu khi hoạt động ngoài vùng biển A1, A2 nhưng trong vùng biển A3, ngoài các trang thiết bị qui định chung như ở mục 2.2.1.1, sẽ phải trang bị thêm các thiết bị sau: − Thiết bị thu phát MF/HF sử dụng cho mục đích an toàn và cứu nạn, có các phương thức thông tin gọi chọn số DSC, thoại và truyền chữ trực tiếp băng hẹp, làm việc trong dải tần 1605 Khz – 4000 Khz và 4000Khz – 27500 Khz. − Máy thu trực canh DSC trên tần số 2187.5 Khz, 8414.5 Khz và ít nhất một trong các tần số sau: 4207.5 Khz, 6312Khz, 12577Khz và 16804.5Khz. − Thiết bị EPIRB-406Mhz, thu phát tín hiệu cấp cứu chiều tầu-bờ. − Thiết bị thu phát thông tin thông thường, có dịch vụ thông tin VTĐ thoại và truyền chữ trực tiếp băng hẹp. 2.2.2. Thời hạn áp dụng Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng trên biển SOLAS/74 sửa đổi 1988 đã có hiệu lực kể từ ngày 1/2/1992. Và hệ thống thông tin GMDSS đã được áp dụng từng phần trong thời gian chuyển tiếp, từ 1/2/1992 đến 1/2/1999. 2.3. QUI ĐỊNH VỀ NGUỒN CUNG CẤP CHO CÁC THIẾT BỊ VTĐ TRÊN TẦU. Nguồn điện chính, nguồn điện sự cố và nguồn điện dự trữ của tầu được bố trí theo sơ đồ hình 2.1 Main source Emergency Source Hình 2.1. Sơ đồ bố trí nguồn cung cấp cho các thiết bị Thông tin VTĐ. 2.3.1. Nguồn điện chính của tầu: Gồm ít nhất hai máy phát điện phải có khả năng cung cấp đủ điện năng cho tất cả các thiết bị điện và VTĐ trên tàu. 2.3.2. Nguồn điện sự cố: Trong trường hợp nguồn điện chính của tàu bị mất thì nguồn điện sự cố phải đủ cung cấp điện năng cho các thiết bị VTĐ trong thời gian ít nhất 18giờ đối với tàu hàng và 36 giờ đối với tàu khách. 2.3.3. Nguồn điện dự trữ Nguồn điện dự trữ ở đây là ắc qui hoặc pin. Trong trường hợp cả nguồn điện chính và nguồn điện sự cố của tàu bị mất thì ắc quy hoặc pin sẽ là nguồn điện dự trữ cung cấp điện năng cho các thiết bị VTĐ thực hiện các thông tin cứu nạn và an toàn hàng hải. 9 AC-DC Charger Battery Auto Switch Charger Battery Radio Equipments 2.4. QUI ĐỊNH VỀ TRỰC CANH. Để đạt được mục đích là an toàn sinh mạng trên biển, đồng thời với việc qui định về các trang thiết bị trên tầu, Tổ chức Liên minh viễn thông Quốc tế đã đưa ra những qui định về trực canh như sau: 2.4.1. Đối với đài duyên hải. Đối với các đài duyên hải đảm nhận trách nhiệm trực canh trong hệ thống GMDS, sẽ phải duy trì việc trực canh tự động bằng DSC trên các tần số cấp cứu và an toàn trong dải tần làm việc của đài duyên hải. Việc trực canh này phải theo một chu kì nhất định trong giờ nghiệp vụ của mình. Tần số và giờ trực canh của mỗi một đài được chỉ rõ trong danh bạ các đài duyên hải. 2.4.2. Các đài vệ tinh mặt đất. Các đài vệ tinh mặt đất đảm nhận trách nhiệm trực canh trong hệ thống GMDSS sẽ phải duy trì việc trực canh tự động đối với các cuộc gọi chuyển tiếp báo động cấp cứu được phát bởi các vệ tinh 2.4.3. Các đài tầu. Tất cả các tầu trong khi hành trình trên biển phải duy trì việc trực canh tự động bằng DSC trên các tần số gọi cấp cứu và an toàn thích hợp trong các băng tần mà đài tầu đang khai thác. Các đài tầu đã được trang bị các thiết bị VTĐ trong hệ thống GMDSS theo quy định, cũng phải duy trì việc trực canh trên các tần số thích hợp để tự động nhận các thông báo khí tượng, thông báo hàng hải và các thông tin khẩn cấp khác. 2.4.4. Các đài tầu mặt đất. Các đài tầu vệ tinh mặt đất phải có khả năng duy trì việc trực canh đối với các cuộc gọi chuyển tiếp báo động cấp cứu chiều từ bờ tới tầu, trừ khi những thông tin đó thực hiện trên kênh làm việc. a/ Mỗi tàu khi hành trình trên biển phải duy trì việc trực canh liên tục trên: − VHF/DSC kênh 70, nếu tầu lắp đặt thiết bị radio VHF/DSC, có khả năng trực canh liên tục bằng DSC trên kênh 70. − Tần số cấp cứu và an toàn DSC 2187.5Khz nếu tầu có lắp đặt thiết bị radio có khả năng duy trì việc trực canh liên tục bằng DSC trên tần số 2187.5Khz kết hợp với thiết bị radio MF. − Tần số cấp cứu và an toàn DSC: 2187.5Khz, 8417.5Khz và trên ít nhất một trong các tần số cấp cứu và an toàn DSC sau: 4207.5Khz, 6312Khz, 12577Khz hoặc 16804.5Khz, tuỳ theo thời gian và vị trí thích hợp của tầu, nếu tầu được lắp đặt các thiết bị VTĐ
Tài liệu liên quan