• Một hệ thống mới được xây dựng nhằm thay thế hệ thống cũ có nhiều bất cập.
Việc tìm hiểu nhu cầu hệ thống mới thường bắt đầu từ việc khảo sát và đánh giá hệ thống cũ.
Hệ thống cũ đang tồn tại, hoạt động -> nên ta gọi là hiện trạng.
• Việc khảo sát hiện trạng nhằm:
- Tiếp cận với nghiệp vụ chuyên môn, môi trường hoạt động của hệ thống.
- Tìm hiểu các chức năng, nhiệm vụ và cung cách hoạt động của hệ thống.
- Chỉ ra chỗ hợp lý cần kế thừa, chỗ bất hợp lý của hệ thống cần khắc phục.
34 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2246 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Khảo sát hiện trạng và tìm hiểu nhu cầu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 2 KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ TÌM HIỂU NHU CẦU
Bước mở đầu của quá trình phát triển hệ thống.
Bước phát triển bài toán, đặt vấn đề, hay nghiên cứu sơ bộ.
Tìm hiểu các nhu cầu đặt ra đối với hệ thống, tập hợp các thông tin cần thiết cho phép trả lời các câu hỏi:
Môi trường, hoàn cảnh, các ràng buộc và hạn chế đối với hệ thống?
Chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu cần đạt của hệ thống?
Hình dung sơ bộ một giải pháp đáp ứng được các yêu cầu đặt ra?
Dự án triển khai một hệ thống mới là có thật sự cần thiết và khả thi không?
Kế hoạch và tiến độ triển khai dự án?
CÁC VẤN ĐỀ CẦN NẮM TRONG CHƯƠNG
Khảo sát và đánh giá hiện trạng
Xác lập và khởi đầu dự án
KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG
Mục đích, nội dung, yêu cầu, chiến lược điều tra.
Các nguồn điều tra
Các phương pháp điều tra
Các qui trình điều tra
Phân loại và biên tập thông tin điều tra
Nhận xét hiện trạng
ĐẠI CƯƠNG VỀ KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG
Mục đích khảo sát hiện trạng
Một hệ thống mới được xây dựng nhằm thay thế hệ thống cũ có nhiều bất cập.
Việc tìm hiểu nhu cầu hệ thống mới thường bắt đầu từ việc khảo sát và đánh giá hệ thống cũ.
Hệ thống cũ đang tồn tại, hoạt động -> nên ta gọi là hiện trạng.
Việc khảo sát hiện trạng nhằm:
Tiếp cận với nghiệp vụ chuyên môn, môi trường hoạt động của hệ thống.
Tìm hiểu các chức năng, nhiệm vụ và cung cách hoạt động của hệ thống.
Chỉ ra chỗ hợp lý cần kế thừa, chỗ bất hợp lý của hệ thống cần khắc phục.
Nội dung khảo sát và đánh giá hiện trạng
Tìm hiểu môi trường xã hội, kinh tế và kỹ thuật của hệ thống; nghiên cứu cơ cấu tổ chức của cơ quan chủ quản của hệ thống.
Nghiên cứu các chức trách, nhiệm vụ, các trung tâm ra quyết định và điều hành, sự phân cấp quyền hạn.
Thu thập và nghiên cứu các hồ sơ, sổ sách, các tệp cùng với các phương thức xử lý các thông tin.
Thu thập và mô tả các qui tắc quản lý (các qui định, các công thức làm căn cứ cho các quá trình xử lý thông tin)
Thu thập chứng từ giao dịch và mô tả các chu trình lưu chuyển và xử lý các thông tin và tài liệu giao dịch.
Thống kê các phương tiện và tài nguyên đã và có thể sử dụng.
Thu thập các đòi hỏi về thông tin, các ý kiến phê phán, phàn nàn về hiện trạng, các dự đoán, nguyện vọng và kế hoạch cho tương lai.
Đánh giá, phê phán hiện trạng; đề xuất hướng giải quyết.
Lập hồ sơ tổng hợp hiện trạng.
Các yêu cầu đối với một cuộc điều tra
Trung thực, khách quan, phản ánh đúng tình hình hiện tại.
Không bỏ sót thông tin.
Các thông tin thu thập phải được đo đếm (số lượng, tần suất, độ chính xác, thời gian sống…)
Không trùng lắp, phải tiến hành trong một trật tự, sao cho mỗi người được điều tra không bị nhiều người điều tra hỏi đi hỏi lại về một việc.
Không gây cảm giác xấu hay phản ứng tiêu cực ở người bị điều tra: phải luôn gợi mở, tế nhị, tuyệt đối không can thiệp vào công việc nội bộ cơ quan, hay làm tăng thêm các mâu thuẩn trong cơ quan.
Chiến lược điều tra
Một chiến lược bao gồm các yếu tố sau:
Các nguồn thông tin điều tra.
Các phương pháp áp dụng cho mỗi nguồn thông tin điều tra.
Các qui trình điều tra thích hợp.
Các nguồn
điều tra
Các phương pháp điều tra
Các phương pháp mô hình hoá
Chọn các nguồn và các phương pháp
Chọn các qui trình điều tra thích hợp
Hình 2.1 – Triển khai một chiến lược điều tra
CÁC NGUỒN ĐIỀU TRA
Mỗi nguồn thông tin cung cấp các loại thông tin khác nhau -> cần các phương pháp khai thác khác nhau.
Các nguồn điều tra:
+ Người dùng hệ thống
+ Sổ sách tài liệu
+ Chương trình máy tính
+ Tài liệu mô tả qui trình chức trách
+ Các thông báo
Các người dùng hệ thống
Nhân viên, cán bộ trong cơ quan, khách hàng, đối tác ngoài cơ quan cần được điều tra đầu tiên.
Từ người dùng -> sự hoạt động hệ thống hiện tại, xác định mục tiêu và yêu cầu của từng người dùng.
Phương pháp sẽ dùng: phỏng vấn, phiếu điều tra.
Các sổ sách, tài liệu
Dùng điều tra về các loại dữ liệu, luồng dữ liệu và giao dịch.
Phương pháp khai thác: lập danh sách các tài liệu qua tìm hiểu từ người dùng, nghiên cứu từng tài liệu -> các dữ liệu cơ bản và dữ liệu cấu trúc.
Cần tránh trùng lắp, thiếu nhất quán trong tên gọi (tránh trường hợp cùng 1 dữ liệu có 2 tên gọi)
Các chương trình máy tính
Dùng xác định chi tiết về cấu trúc dữ liệu và các quá trình xử lý.
Phương pháp tìm hiều: đọc kỹ chương trình và tài liệu kèm theo, chạy chương trình với dữ liệu kiểm chứng.
Các tài liệu mô tả qui trình, chức trách
Các tài liệu qui định các qui trình làm việc và chức trách của các cán bộ nhân viên trong cơ quan.
Giúp hiểu thêm chi tiết về công việc các người dùng.
Phương pháp khai thác: đọc tài liệu -> thu gom chi tiết có ích.
Các thông báo
Thông báo: chứng từ giao dịch, giấy nhắc nợ,…
tìm hiểu loại đầu ra cần thiết với các người dùng.
Nhận xét:
Mỗi nguồn điều tra chỉ cho một số thông tin.
Phải lấy thông tin từ nhiều nguồn khác nhau.
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA
Nghiên cứu tài liệu viết
Quan sát
Phỏng vấn
Phiếu điều tra
Nghiên cứu tài liệu viết
Đây là sự quan sát trực tiếp.
Nghiên cứu các chứng từ giao dịch (hóa đơn, phiếu thanh toán, các loại sổ sách, tệp máy tính, các tài liệu tổng hợp: kế hoạch, thống kê, biên bản, nghị quyết…)
hoạt động chung của cơ quan, các dữ liệu cơ bản, dữ liệu cấu trúc.
Thường kết hợp với phỏng vấn mức thấp (thao tác, thừa hành) -> chi tiết hóa mô hình hệ thống.
Tập hợp
các phương pháp điều
tra
Nghiên cứu các tài liệu
Phỏng vấn
Quan sát
Quan sát
về chất
Quan sát
về lượng
Tiến hành không theo tài liệu viết
Tiến hành kèm với tài liệu viết
Tài liệu đã hoàn chỉnh
Tài liệu để làm tiếp
Tài liệu giao dịch: hóa đơn, phiếu thanh toán…
Tài liệu lưu: sổ sách, tệp….
Tài liệu tổng hợp: kế hoạch, thống kê…
Tài liệu để bổ sung: bảng hỏi, phiếu thu nhập…
Tài liệu chuẩn bị: cho cuộc hợp, cho máy tính…
Phỏng vấn để giải thích các thông tin viết
Phỏng vấn để bổ sung các thông tin viết
Phỏng vấn để kiểm tra các thông tin viết
Phỏng vấn để cập nhật các thông tin viết
Tọa đàm (để gợi mở vấn đề)
Phỏng vấn cá nhân theo chủ đề
Phỏng vấn theo nhóm
Ví dụ: Quan sát và ghi chép tiến trình công việc ở một nơi làm việc.
Ví dụ: Theo dõi sự di chuyển của một tài liệu được đánh dấu.
Ví dụ: Đếm số lần xuất nhập kho trong ngày.
Ví dụ: Thống kê tần suất của các hóa đơn trong một năm
Ví dụ: Bấm giờ cho một công việc cụ thể.
Bảng 2.1 – Phân loại các phương pháp điều tra
Quan sát
Theo dõi (bằng mắt) tại hiện trường, nơi làm việc, một cách thụ động.
Đòi hỏi nhiều thời gian, tỉ mỉ từng chi tiết.
Không là phương pháp hữu hiệu để thu thập thông tin cho việc phát triển hệ thống máy tính.
Người quan sát thường cảm thấy khó chịu, và họ thường thay đổi cách hành động.
Quan sát thường kết hợp với phỏng vấn sẽ có hiệu quả hơn.
Phỏng vấn
Làm việc hai người hoặc theo nhóm: người điều tra đưa ra câu hỏi và chắt lọc các thông tin cần thiết qua các câu trả lời -> phương pháp cơ bản cho mọi cuộc điều tra.
Hai loại câu hỏi:
+ Câu hỏi mở: có nhiều câu trả lời, người hỏi chưa hình dung hết -> có ích khi người hỏi chưa có ý định rõ ràng, cần thăm dò, gợi mở vấn đề -> người trả lời phải hiểu biết rộng (cán bộ lãnh đạo).
+ Câu hỏi đóng: các phương án trả lời có thể dự kiến sẵn -> dùng khẳng định một phương án -> có ích khi ta có chủ định điều tra và cần biết rõ chi tiết.
Các câu hỏi phải sắp xếp hợp lý, phù hợp chủ định điều tra và khả năng trả lời -> trật tư các câu hỏi:
+ Thu hẹp dần: câu hỏi tổng quát, hỏi tập trung vào một chủ điểm, chi tiết nhất định.
+ Mở rộng dần: tập trung vào một vài công việc cụ thể, mở rộng dần phạm vi.
+ Thắt rồi mở: tập trung vào một chủ điểm, rồi lại khuếch trương ra.
Cần thiết lập quan hệ hợp tác trong quá trình phỏng vấn.
Người phỏng vấn phải luôn luôn tỏ ra biết chú ý lắng nghe, luôn luôn biểu lộ sự tin cậy, thiện cảm, tôn trọng.
Phiếu điều tra
Là hình thức phỏng vấn không giáp mặt.
Các câu hỏi được liệt kê trong một mẫu điều tra -> người được điều tra ghi các trả lời vào mẫu.
Việc sử dụng các loại câu hỏi và trật tự các câu hỏi như phỏng vấn trực tiếp. Tuy nhiên trật tự câu hỏi ở phiếu điều tra chỉ có ý nghĩa sắp xếp vấn đề.
Điểm yếu của phiếu điều tra (so với phỏng vấn) là thiếu sự giao tiếp (ngôn ngữ nói, cử chỉ, nét mặt, dáng điệu…)
Điểm mạnh là có thể mở rộng diện điều tra, ít tốn kém.
CÁC QUI TRÌNH ĐIỀU TRA
Qui trình điều tra là một kế hoạch xác định việc khai thác các nguồn điều tra cần được:
+ Tiến hành theo trật tự nào?
+ với phương pháp nào?
+ và thu thập những thông tin nào?
Mục đích điều tra là để hiểu rõ hệ thống -> “hiểu là mô hình hóa”
Khi điều tra hệ thống -> hình thành dần dần mô hình của hệ thống
+ sơ lược -> tăng thêm chi tiết;
+ chưa chính xác -> chính xác;
+ chưa đầy đủ -> bổ sung đầy đủ hơn.
Khi lập một qui trình điều tra cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
+ Hỗ trợ cho phương pháp mô hình hóa
+ Tiến hành từ trên xuống
+ Lặp đi lặp lại
Qui trình điều tra phải hỗ trợ tốt cho phương pháp mô hình hóa
Trong giai đoạn nghiên cứu sơ bộ -> dùng mô hình diễn tả bằng ngôn ngữ tự nhiên, sơ đồ, biểu đồ -> dễ hiểu, dễ dàng trao đổi, thảo luận với người dùng.
Qui trình điều tra phải được thiết kế -> khai thác các thông tin trong một mô hình cụ thể.
Qui trình điều tra phải được tiến hành trên xuống
Ba mức điều tra từ trên xuống:
Mức quyết định lãnh đạo (ban giám đốc, hội đồng quản trị, các chuyên gia, cố vấn) -> bao quát hoạt động
Mức điều phối, quản lý (các trưởng phòng ban, cửa hàng, phân xưởng…) -> bổ sung thêm chi tiết.
Mức thao tác, thừa hành (thủ kho, thủ quỹ, kế toán viên, thư ký…) -> bổ sung chi tiết cụ thể -> mô hình hệ thống rõ nét hơn.
Quá trình điều tra phải tiến hành lặp đi lặp lại
Điều tra một lần -> khi vào chi tiết, cụ thể -> phát hiện thiếu xót, mâu thuẫn
cần lặp đi lặp lại một qui trình điều tra (mô hình sẽ được chỉnh sửa -> hoàn thiện hơn, đầy đủ hơn.
PHÂN LOẠI VÀ BIÊN TẬP CÁC THÔNG TIN ĐIỀU TRA
Các tiêu chuẩn phân loại như sau:
Hiện tại/ tương lai
Phải phân biệt rõ ràng hai loại thông tin này.
Thông tin hiện tại: phản ảnh thực trạng hiện tại.
Thông tin tương lai: phản ảnh sự mong muốn chủ quan hoặc nhu cầu tương lai.
Nội bộ/ Môi trường
Cần xác định ranh giới của hệ thống -> phải thảo luận kỹ với cơ quan chủ quản.
Tĩnh/ Động/ biến đổi
Thông tin tĩnh: phản ảnh tình trạng tĩnh tại, ổn định của hệ thống
Ví dụ: thông tin mô tả
+ cấu trúc tổ chức của cơ quan,
+ tình trạng thiết bị, nhà xưởng, nhân sự, các loại sổ sách…
Thông tin động: phản ảnh động thái của hệ thống
Ví dụ:
+ động thái trong không gian: đường đi các tài liệu trong quá trình xử lý.
+ động thái trong thời gian: thời gian xử lý, các hạn định trong chuyển giao thông tin…
Thông tin biến đổi, chế biến dữ liệu
Ví dụ:
+ các qui tắc quản lý,
+ các công thức tính toán
+ các điều kiện để khởi động,
+ các qui trình xử lý…
Sự phân biệt nhằm sắp xếp lại các thông tin một cách hệ thống.
Sau khi rà soát, phân loại, biên tập lại các thông tin thu thập trong quá trình điều tra -> hình thành bảng trình bày các thành phần và sự hoạt động của hệ thống.
Bảng trình bày dùng để trao đổi giữa những người triển khai hệ thống, người dùng và cơ quan chủ quản hệ thống.
Bảng trình bày là một tư liệu trong hồ sơ của giai đoạn tìm hiểu nhu cầu.
TẬP HỢP
CÁC THÔNG TIN THU THẬP
Các thông tin về hiện trạng
Các thông tin về tương lai
Các thông tin về nội bộ hệ thống
Các thông tin chung về môi trường, hoàn cảnh
Cơ cấu tổ chức, các phòng ban, chức vụ.
Các thông tin có cấu trúc (sổ sách, hồ sơ, tệp…)
Các thông tin sơ đẳng.
Được phát biểu: các lời chỉ trích, phàn nàn; các dự kiến, kế hoạch.
Có ý thức rõ rệt, nhưng không phát biểu, phải khéo gợi ý.
Vô ý thức, mơ hồ: phải dự đoán.
Trong không gian: đường di chuyển các tài liệu.
Trong thời gian: đường di chuyển các tài liệu.
TĨNH
ĐỘNG
Các qui tắc quản lý, các tiêu chuẩn cho xử lý.
Các công thức tính toán
Các điều kiện để khởi động
Các qui trình, thuật toán xử lý
BIẾN ĐỔI
Bảng 2.2 – Sắp xếp các thông tin điều tra
NHẬN XÉT HIỆN TRẠNG
Tìm ra các yếu kém của hiện trạng -> đây là công việc khó khăn, tế nhị.
dễ gây các cảm giác khó chịu và phản ứng không hay của những người trong hệ thống.
Nếu không nhận định rõ các yếu kém của hiện trạng và thỏa thuận công khai với người dùng
khó xác định mục tiêu dự án phát triển hệ thống mới
khó biện minh cho sự cần thiết tồn tại của dự án.
Đây là việc không thể trốn tránh
nhưng phải thực hiện thận trọng, khiêm tốn, tế nhị.
Ba loại yếu kém:
Thiếu
+ Thiếu thông tin cho xử lý
+ Thiếu nhân lực
+ Thiếu phương tiện
+ Bỏ sót công việc đang làm
Sự kém hiệu lực
+ Cơ cấu tổ chức bất hợp lý
+ Phương pháp xử lý không chặt chẽ
+ Lưu chuyển giấy tờ bất hợp lý: vòng vèo, quá dài
+ Giấy tờ, sổ sách trình bày kém, thiếu thông tin
+ Để xảy ra tình trạng ùn tắc, quá tải, người làm mệt mỏi.
Sự tốn kém
+ chi phí quá cao;
+ lãng phí vô ích
các yêu cầu nảy sinh trong tương lai:
Các nhu cầu về thông tin chưa được đáp ứng
Các mong muốn, nguyện vọng của nhân viên
Các dự kiến, kế hoạch phát triển từ phía lãnh đạo.
VÍ DỤ MINH HỌA
Hệ cung ứng vật tư ở nhà máy Z.
Nhà máy Z là một nhà máy cơ khí lớn. Gần đây bộ phận cung ứng vật tư sản xuất của nhà máy tỏ ra bất cập, không đáp ứng kịp thời các nhu cầu sản xuất tại các phân xưởng. Vì vậy có yêu cầu cải tiến ở bộ phận này.
Nhiệm vụ cơ bản
Khi các phân xưởng có yêu cầu vật tư, thì bộ phận cung ứng vật tư phải thực hiện mua hàng từ các nhà cung cấp, đưa về đáp ứng kịp thời cho các phân xưởng, không để xảy ra các sai sót về hàng nhận và tiền trả.
Cơ cấu tổ chức và sự phân công trách nhiệm
Thực chất, bộ phận cung ứng vật tư gồm ba tổ, hoạt động tương đối độc lập nhau:
Tổ thứ nhất đảm bảo nhiệm vụ đặt hàng dựa trên các dự trù vật tư của các phân xưởng. Tổ này có sử dụng một máy tính, trên đó có mộ hệ chương trình gọi là hệ đặt hàng (ĐH) trợ giúp các việc chọn người cung cấp, làm đơn hàng và theo dõi sự hoàn tất đơn hàng.
Tổ thứ hai đảm nhiệm việc nhận và phát hàng. Tổ này cũng có một máy tính, trên đó có một hệ chương trình gọi là hệ phát hàng (PH) trợ giúp cho các việc ghi nhận hàng về và làm thủ tụch phát hàng cho các phân xưởng.
Tổ thức ba gọi là tổ đối chiếu và kiểm tra.
Sở dĩ có tổ này là vì hai máy tính ở hai tổ đặt hàng và nhận phát hàng là không tương thích cho nên không ghép nối được với nhau. Vì vậy các thông tin về đặt hàng và nhận hàng quản lý ở hai máy tính đó hoàn toàn bị tách rời và do đó hàng về mà không xác định được là hàng cho phân xưởng nào.
Chính tổ đối chiếu sẽ lấy thông tin của các đợt đặt hàng và các đợt nhận hàng từ hai tổ nói trên về, khớp lại để tìm ra phân xưởng có hàng, giúp cho tổ thứ hai thực hiện việc phát hàng.
Tổ đối chiếu còn có nhiệm vụ phát hiện các sai sót về hàng và tiền để khiếu nại với các nhà cung cấp nhằm chỉnh sửa lại cho đúng.
Tổ chiếu làm việc hoàn toàn thủ công.
Qui trình xử lý và các dữ liệu xử lý
Qua điều tra khảo sát, ta thấy qui trình làm việc, cùng các loại chứng từ giao dịch được sử dụng trong qui trình như sau:
Khi có nhu cầu vật tư, một phân xưởng sẽ lập một bản dự trù gởi cho tổ đặt hàng. Trong đó có các mặt hàng được yêu cầu, với các số lượng yêu cầu tương ứng.
Tổ đặt hàng trước hết chọn nhà cung cấp để đặt mua các mặt hàng nói trên. Muốn thế, nó dùng máy tính để tìm các thông tin về các người cung cấp được lưu trong tệp NGCCẤP. Sau đó nó thương lượng trực tiếp với người cung cấp được chon (gặp mặt hoặc qua điện thoại).
Sau khi đã thỏa thuận. Dùng hệ chương trình đặt hàng để in một đơn đặt hàng. Các thông tin trên đơn hàng được lưu lại để theo dõi trong tệp ĐƠN HÀNG, còn đơn hàng in ra thì gởi tới người cung cấp.
Để tiện theo dõi, người ta áp dụng nguyên tắc: mỗi khoản đặt hàng trên một đơn hàng được giải quyết trọn vẹn (nghĩa là không tách, không gộp) một khoản yêu cầu về một mặt hàng trên một bản dự trù.
Tuy nhiên một đơn hàng, gồm nhiều khoản, có thể đáp ứng yêu cầu của nhiều dự trù khác nhau.
Ngược lại các khoản yêu cầu trên một bản dự trù lại có thể được phân bổ lên nhiều đơn hàng khác nhau, gửi đến các nhà cung cấp khác nhau.
Lại chú ý rằng đơn hàng gửi tới nhà cung cấp không chứa thông tin về phân xưởng đã dự trù hàng đặt.
Vì vậy cần lưu mối liên hệ giữa các bản dự trù của các phân xưởng với các đơn hàng đã được phát đi trong một tệp DT-ĐH, ở đó đặt liên kết mỗi số hiệu dự trù và mỗi số hiệu mặt hàng với một số hiệu đơn hàng.
Nhà cung cấp, căn cứ trên đơn đặt hàng, sẽ chuyển hàng đến nhà máy, kèm phiếu giao hàng.
Tổ nhận và phát hàng tiếp nhận hàng đó. Hàng thì cất tạm vào một kho (có nhiều kho), còn thông tin trên phiếu giao hàng cùng địa điểm cất hàng được lưu vào máy tính, trong tệp NHẬN HÀNG.
Trên phiếu giao hàng, mỗi mặt hàng được giao đều có ghi rõ số hiệu đơn hàng đã đặt mặt hàng đó (số lượng giao có thể chưa đủ như số lượng đặt).
Tuy vậy, như thế vẫn chưa rõ hàng đó là do phân xưởng nào yêu cầu để có thể phát hàng về phân xưởng ngay được.
Để giải quyết vướng mắc này, hàng tuần tổ nhận hàng sử dụng hệ chương trình PH, in một danh sách nhận hàng trong tuần, gửi cho tổ đối chiếu, với nội dung như sau:
SH giao hàng – Tên NgCấp – SH Mặt hàng – Số lượng nhận – SH đơn hàng.
Mặt khác, cũng hàng tuần, tổ đặt hàng sử dụng hệ chương trình ĐH, in ra một danh sách đặt hàng trong tuần, gửi cho tổ đối chiếu, với nội dung như sau:
SH đơn hàng – Tên NgCấp – SH Mặt hàng – Số lượng đặt – SH dự trù – Tên PX
Tổ đối chiếu khớp hai danh sách này, tìm ra SH đơn hàng và SH mặt hàng chung, và từ đó xác định được lượng hàng nào là cần phát về cho phân xưởng nào. Danh sách các địa chỉ phát được lập và gửi lại cho tổ nhận và phát hàng, để tổ này chuyển hàng kèm phiếu phát hàng cho các phân xưởng.
Tổ đối chiếu và kiểm tra còn có nhiệm vụ tiếp nhận hóa đơn từ nhà cung cấp gửi đến, đối chiếu nó với hàng đã nhận, nếu chính xác thì xác nhận chi lên hóa đơn và gửi cho bộ phận thanh toán (thuộc phòng tài vụ) để làm thủ tục trả tiền.
Nếu phát hiện có sự không ăn khớp giữa hàng đặt – hàng nhận và tiền phải trả, thì tổ đối chiếu và kiểm tra khiếu nại với nhà cung cấp để chỉnh sửa lại.
Việc kiểm tra thường gặp khó khăn, vì nhiều khi nhà cung cấp thiếu hàng, chưa đáp ứng đủ ngay mà còn nợ lại một phần để giao sau.
Về phía nhà máy, có khi chưa đủ tiền để trả đủ theo hóa đơn, mà còn nợ lại một phần để trả sau.
Mặt khác, thì tổ đặt hàng lại cũng muốn biết đơn hàng do mình phát ra là đã hoàn tất hay chưa, cho nên tổ này đã yêu cầu bộ phận thanh toán mỗi khi trả tiền cho nhà cung cấp thì gởi cho tổ một bản ghi trả tiền. Thông tin trả tiền này được cập nhật vào tệp ĐƠN HÀNG, nhờ đó biết đơn hàng nào là đã hoàn tất.
Qui trình làm việc, các loại dữ liệu chuyển giao và lưu trữ được tóm tắt trong một lưu đồ hệ thống như trong hình 2.2.
Tên NGCCẤP
Địa chỉ NGCCẤP
Điều kiện bán hành
SH Mặt Hàng
Đơn Giá Chuẩn
NGCCẤP
SH Dự trù
Tên phân xưởng
Ngày DT
SH Mặt Hàng
Lượng y/c
DỰ TRÙ (từ phân xưởng)
SH Hóa đơn
Tên NGCCấp
Ngày HĐ
SH
Mặt Hàng
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
SH
Giao hàng
HÓA ĐƠN (từ NGCCẤP)
Xác nhận
chi
(gửi Tài vụ)
Tệp NGCCẤP
Đặt hàng
Danh sách đơn hàng
Đối chiếu và kiểm tra
SH – Giao hàng
SH - Đơn
Tên phân xưởng
SH Mặt Hàng
Số lượng giao
Phiếu ĐỐI CHIẾU
Đơn hàng
(gửi NCCẤP)
Tệp DT/ĐH
Tệp ĐƠN HÀNG
Danh sách nhận hàng
Nhận và phát hàng
SH – Giao hàng
Tên NCCấp
Ngày GH
SH Mặt Hàng
Lượng giao
SH đơn
Phiếu GIAO HÀNG (từ NCCấp)
SH – Phát hàng
Tên phân xưởng
Ngày PH
SH Mặt Hàng
Lượng phát
Phiếu PHÁT HÀNG (tới PX)
Tệp NHẬN HÀNG
SH – Giao hàng
Tên NCCấp
Ngày GH nơi cất
SH Mặt Hàng
Lượng giao
SH đơn
NHẬN HÀNG
SH – Đơn
Tên NCCấp
Ngày ĐH
SH Mặt Hàng
Lượng Đặt
Đơn giá
Lượng nhận
Lượng trả tiền
ĐƠN HÀNG
SH – Dự trù
Tên PX
Ngày DT
SH Mặt Hàng
Lượng y/c
SH đơn
DT/ĐH
Hình 2.2 – Lưu đồ hệ thống hệ cung ứng vật tư nhà máy Z
Nhận xét hiện trạng
Các yếu kém của hệ thống:
Thiếu
Thiếu một kho hàng dự trữ các mặt hàng thông dụng và rẻ tiền. Đầu tư cho một kho như thế không tốn kém nhiều mà đáp ứng ngay được cho 60% yêu cầu vật tư hàng ngày.
Kém
Chu trình quá lâu, do