Bài giảng Kiểm soát rủi ro (tiếp)

Đó là những kỹ thuật, những công cụ, những chiến lược, và những quá trình nhằm biến đổi rủi ro của một tổ chức thông qua việc né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu bằng cách kiểm soát tần suất và mức độ của rủi ro và tổn thất hoặc lợi ích. Để đạt được những mục tiêu đó, chúng ta có sắp xếp các giải pháp từ giải pháp đơn giản có chi phí thấp đến những chương trình phức tạp tốn nhiều chi phí.

ppt92 trang | Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1249 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Kiểm soát rủi ro (tiếp), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM SOÁT RỦI ROMỘT SỐ KHÁI NIỆMMỘT SỐ KỸ THUẬT KIỂM SOÁT RỦI RONỖ LỰC KiỂM SOÁT RỦI ROKIỂM SOÁT RỦI ROĐó là những kỹ thuật, những công cụ, những chiến lược, và những quá trình nhằm biến đổi rủi ro của một tổ chức thông qua việc né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu bằng cách kiểm soát tần suất và mức độ của rủi ro và tổn thất hoặc lợi ích.Để đạt được những mục tiêu đó, chúng ta có sắp xếp các giải pháp từ giải pháp đơn giản có chi phí thấp đến những chương trình phức tạp tốn nhiều chi phí. KIỂM SOÁT RỦI ROPhương pháp kiểm soát rủi ro được thực hiện bằng cách : Lắp đặt hệ thống bảo an để ngăn chặn sự xâm nhập bất hợp pháp vào những dữ liệu.Lắp đặt những hệ thống chữa cháy, bảo đảm an toàn cho con người, tài sản.Thực hiện những chương trình đào tạo và giáo dục cho công nhân nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết của họ về rủi ro và giúp họ biết sử dụng kỹ thuật để hạn chế những trường hợp đáng tiếc khi có rủi ro xảy ra.Phát triển và thi hành những luật lệ đã được quy định, thường xuyên hướng dẫn nhân viên thực hiện những luật lệ quy định đó, với mục tiêu là quản trị những sự mất mát, và thương vong trong cơ cấu đối với sức mạnh của tự nhiên... CHUỖI RỦI ROChuỗi rủi ro bao gồm năm mắt xích cơ bản sau: 1. Mối hiểm họa: là những điều kiện dẫn đến tổn thất. Ví dụ : một bộ phận của máy móc được bảo quản không đúng cách.2. Yếu tố môi trường : là bối cảnh mà trong đó nguy hiểm tồn tại. Ví dụ : sàn của phân xưởng nơi bộ phận máy móc này được lắp đặt.3. Sự tương tác: là quá trình mà mối hiểm họa và môi trường rủi ro tác động lẫn nhau, đôi khi không có ảnh hưởng nhưng đôi khi dẫn đến tổn thất. Ví dụ : Một người công nhân vận hành thiết bị không được bảo quản đúng cách có thể bị tai nạn vì tấm chắn bảo vệ không được đặt đúng chỗ khi mũi khoan bị gãy.4. Kết qủa có thể là tốt hay xấu : là kết quả trực tiếp của sự tác động. Ví dụ, trong trường hợp này là việc bị tổn thương nghiêm trọng ở mắt.5. Những hậu quả : không phải là những kết quả trực tiếp (việc bị tổn thương ở mắt) mà là những hậu quả lâu dài của sự cố xảy ra (sự khiếu nại bồi thường của công nhân khi bị tổn thương, sửa chữa máy móc, chi phí thuốc men, y tế....)CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM SOÁTNÉ TRÁNH RỦI RONGĂN NGỪA TỔN THẤTGIẢM THIỂU TỔN THẤTQUẢN TRỊ THÔNG TINCHUYỂN GIAO KIỂM SOÁTĐA DẠNG HÓANÉ TRÁNH RỦI ROMột trong những phương pháp kiểm soát rủi ro cụ thể là né tránh những hoạt động, con người, tài sản làm phát sinh tổn thất có thể có bởi không thừa nhận nó ngay từ đầu hoặc bởi loại bỏ nguyên nhân dẫn tới tổn thất đã được thừa nhận. Biện pháp đầu tiên của hoạt động né tránh rủi ro là chủ động né tránh trước khi rủi ro xảy raBiện pháp thứ hai là loại bỏ những nguyên nhân gây rủi ro.PHÒNG TRÁNH NHỮNG NGUY CƠMột số nguy cơ tiềm tàng nếu trở thành hiện thực sẽ nguy hại và tốn kém những nguy cơ khác. Hãy xác định các tổn thất lớn nhất có lẽ có để cân nhắc những nguy cơ nào nên kiểm soát và nguy cơ nào nên chuyển giao tài trợ rủi ro.Nhiều cuộc khủng hoảng ban đầu chỉ là những khó khăn nho nhỏ. Bằng cách chú ý đến những dấu hiện của những khủng hoảng ngầm, bạn có thể giải quyết được chúng trước khi chúng trở nên nghiêm trọng và tốt kémMột số khủng hoảng xuất phát từ chính các chính sách và hoạt động của công ty và có thể tránh được bằng những tiên lượng các hậu quả một cách tỉnh táo.LƯU Ý NHỮNG DẤU HIỆU KHỦNG HOẢNG SẮP XẢY RABội thu thành công trong nháy mắt.Chi tiêu vượt quá mức đồng lương cho phép.Bỏ qua những chi tiết và chuẩn mực.Thành viên hội đồng quản trị không thực hiện công việc của mình.NÉ TRÁNH RỦI ROĐây là giải pháp khá đơn giản, triệt để và chi phí thấp, tuy nhiên có một số hạn chế:Rủi ro và lợi ích song song tồn tại vì vậy nếu né tránh rủi ro cũng có thể mất đi lợi ích có được từ tài sản và hoạt động đó.Rủi ro và bất định tồn tại trong mọi hoạt động của con người và tổ chức, vì vậy coi chừng tránh rủi ro này chúng ta có thể gặp rủi ro khác.Trong nhiều tình huống không thể đặt ra giải pháp né tránh, hoặc nguyên nhân của rủi ro gắn chặt với bản chất hoạt động do vậy không thể chỉ loại bỏ nguyên nhân mà không loại bỏ hoạt độngBÍ QUYẾT TRÁNH RẮC RỐIHãy hoà hợp với tập thể trong mọi tình huống tốt hay xấu.Duy trì mối quan hệ hợp tác với báo giớiCư xử theo chuẩn mực đạo đức, tin cậy và chuyên nghiệp với nhân viên, khách hàng và nhà cung cấp.Tránh những hỏng hóc về kỹ thuật.Xử lý những vấn đề về lao động.Cảnh giác với những dấu hiệu khủng hoảng đến gần.Có kế hoạch nối tiếp cho tất cả các vị trí chủ chốt trong công ty.Không hành động nóng vội khi yêu cầu về chuẩn mực đạo đức hay tính hợp pháp đặt ra.VÍ DỤMột công ty hoá chất hàng đầu dự tính tiến hành hàng loạt những thí nghiệm tại một vùng nông thôn, bao gồm cả một thị trấn nhỏ độc lập. Trong khi chuẩn bị cho cuộc thí nghiệm này, các nhà nghiên cứu đã khám phá ra rằng công cuộc nghiên cứu này có thể sẽ gây những thiệt hại nghiêm trọng cho cộng đồng cư dân ở đó. Người ta yêu cầu nhà quản trị rủi ro mua bảo hiểm cho những tổn thất có thể xảy ra nhưng chỉ có một vài công ty bảo hiểm sẵn sàng đáp ứng nhu cầu này và số tiền mua bảo hiểm lớn hơn nhiều so với số tiền công ty sẵn sàng trả. Kết quả là công ty chống lại việc tiến hành những cuộc thí nghiệm.NGĂN NGỪA TỔN THẤT Chương trình ngăn ngừa tổn thất tìm cách giảm bớt số lượng các tổn thất xảy ra hoặc loại bỏ chúng hoàn toàn. Ở đây, chuỗi rủi ro là rất quan trọng vì các hoạt động ngăn ngừa rủi ro tìm cách can thiệp vào ba mắt xích đầu tiên của chuỗi : sự nguy hiểm, môi trường rủi ro, sự tương tác giữa mối nguy hiểm và môi trường. Điều đó có nghĩa là các hoạt động ngăn ngừa rủi ro tập trung vào :THAY THẾ HOẶC SỬA ĐỔI HIỂM HOẠTHAY THẾ HOẶC SỬA ĐỔI MÔI TRƯỜNGTHAY THẾ HOẶC SỬA ĐỔI CƠ CHẾ TƯƠNG TÁCVÍ DỤ – HIỂM HỌA Giữ nhà bất cẩn - Chương trình huấn luyện và theo dõi Nạn lụt - Xây đập, quản lý nguồn nướcHút thuốc - Cấm hút thuốc, tịch thu vật liệu liên quan đến hút thuốcNạn ô nhiễm - Ban hành quy định, chính sách về việc sử dụng và thải các chất gây ô nhiễmVỉa hè bị chiếm dụng, hư hỏng, lồi lõm - Giải tỏa, cấm buôn bán, sửa chữaVệ sinh thực phẩm kém - Đưa ra qui định, tăng cường kiểm tra..Say rượu khi lái xe - Cấm nghiêm ngặt, bỏ tùThiếu thông tin về một số hoạt động - Nghiên cứu, điều traMáy cán, máy dập.. - Hướng dẫn đầy đủ về an toàn, cảnh báo, bộ phận bảo vệVÍ DỤ – MÔI TRƯỜNGSàn của một cửa tiệm trơn trượt do đổ dầu - Lắp đặt bề mặt hút ẩm, chống trơn trượtXa lộ , đường cao tốc - Xây dựng rào cản, chiếu sáng bảng hiệu và dấu hiệu giao thôngLực lượng lao động được đào tạo không phù hợp - Đào tạoChi tiêu công cộng - Hướng dẫn đầy đủ về sản phẩm và cảnh báoDân cư nghiện ma túy - Tư vấn, chữa trị, điều traKiến trúc dễ cháy - Xây dựng hệ thống chống lửaBãi đậu xe không được chiếu sáng - Chiếu sáng, bảo vệ và dịch vụ an ninhNhân viên lái xe giao hàng - Đào tạo, giáo dục tài xếVÍ DỤ - CƠ CHẾ TƯƠNG TÁCMột quy trình sưởi nóng có thể làm nóng các thiết bị xung quanh - Hộ thống làm nguội bằng nướcCông nhân bốc dỡ hàng hoá không đúng cách - Sử dụng dây đai hỗ trợ Xe cộ trượt trên đường trơn - Dùng thắng ngược chiều kim đồng hồCảnh sát phòng cháy chữa cháy - Aùo quần thích hợp chống cháy, Tiêu dùng sản phẩm nguy hiểm - Đặc tính an toàn, giúp ỡ người tiêu dùngHội đồng thành phố cân nhắc các vấn đề độc quyền - Tài liệu minh chứng quyết định, bản báo cáo hợp pháp của hợp đồngThùng dự trữ ngầm bị rò rỉ dầu - Niêm phong hai lầnChuyển thiết bị chế tạo sản phẩm đến một nước chưa phát triển - Hoạt động quan hệ với chính quyền địa phương, điều nghiênGIẢM THIỂU TỔN THẤTCác biện pháp giảm thiểu tổn thất tấn công vào các rủi ro bằng cách làm giảm bớt giá trị hư hại khi tổn thất xảy ra (tức giảm nhẹ sự nghiêm trọng của tổn thất). Những hoạt động giảm thiểu tổn thất là những biện pháp sau khi tổn thất đã xảy ra. Mặc dù những biện pháp này được đặt ra trước khi một tổn thất nào đó xuất hiện, những chức năng hoặc mục đích của những biện pháp này là làm giảm tác động của tổn thất một cách hiệu quả nhất. Trước hết, ý niệm về chuỗi rủi ro được đưa ra để minh họa việc ngăn ngừa tổn thất can thiệp vào ba mắt xích đầu của chuỗi rủi ro như thế nào? Giảm thiểu tổn thất tập trung vào mắt xích thứ 3 (chỉ thỉnh thoảng, không thường xuyên) và mắt xích thứ 4 và thứ 5 (thông thường hơn):NGĂN CHẶN KHỦNG HOẢNGHãy xem xét bốn nguyên tắc trong việc ngăn chặn khủng hoảng:Hành động nhanh chóng và quyết đoán. Trì hoãn chỉ làm cho tình huống xấu đi.Đặt con người lên trên hết. Nhà cửa, sổ sách, giấy tờ tín dụng, và tên tuổi công ty đều có thể làm lại được, còn cuộc sống của nhân viên và khách hàng thì không.Người lãnh đạo nên đến hiện trường càng sớm càng tốt. Điều này sẽ cho thấy cuộc khủng hoảng đang được giải quyết một cách nghiêm túc.Giao tiếp rộng rãi. Đây sẽ là cách tốt nhất để đối phó với tin đồn và suy đoán.Khi vẫn chưa rõ ràng về những hành động, hãy để những kinh nghiệm, giá trị và bản năng mách bảo bạn.5 phương pháp giải quyết xung đột Các lãnh đạo có trách nhiệm tạo ra một môi trường làm việc sao cho tạo điều kiện tốt nhất khuyến khích nhân viên, cho phép họ đóng góp và phát triển. Trong công việc, bất đồng lẫn nhau là điều không thể tránh. Nếu những bất hoà đó xảy ra và tiến triển thành xung đột giữa các cá nhân, người lãnh đạo cần can thiệp ngay lập tức để duy trì lại sự cân bằng nơi làm việc.5 phương pháp giải quyết xung độtHoà giải xung đột là một kỹ năng mà bất kỳ người lãnh đạo nào cũng có thể sở hữu với sự chuẩn bị và thực hành thường xuyên. Khi giải quyết xung đột, điều quan trọng là phải nhận ra khi nào nên sử dụng những kỹ thuật quản lý xung đột riêng biệt dựa trên tình huống và những người liên quan.Dưới đây là 5 đường hướng quản lý xung đột hữu ích với những ai luôn phải đối mặt với xung đột. Mỗi phương hướng giải quyết có hiệu quả khác nhau trong những hoàn cảnh cụ thể, điều quan trọng là cần hiểu thời điểm nào nên áp dụng chúng và người khác có thể lĩnh hội cách hoà giải của bạn như thế nào.Cạnh tranhĐây là một phương pháp quyết đoán nhưng không mang nhiều tính hợp tác, bởi nó là cách giải quyết thiên về hướng quyền lực, cá nhân theo đuổi quyền lợi của chính họ đối với vấn đề tài chính của người khác. Phương pháp này sử dụng tốt nhất trong những tình huống đòi hỏi có quyết định nhanh chóng mang tính sống còn, ví như trong trường hợp khẩn cấp.Giúp đỡ, làm ơnĐây là phương pháp không dứt khoát nhưng lại mang tính hợp tác và nó đối lập với phương pháp cạnh tranh. Những lãnh đạo sử dụng phong cách này có thể bỏ qua quyền lợi của chính họ để thoả mãn nhu cầu của người khác. Phương pháp này có thể phát huy hiệu quả tốt nhất khi vấn đề cần giải quyết trở nên đặc biệt quan trọng với người khác hơn là bản thân bạn, hoặc khi bạn đặt tiêu chí duy trì sự hoà đồng và hài hoà trong tổ chức lên hàng đầu.Lảng tránhĐây là phương pháp vừa không quyết đoán vừa không hợp tác. Những người sử dụng cách này sẽ không giải quyết triệt để được xung đột. Nó thường được áp dụng với những vấn đề ít mang tầm quan trọng, thông thường hoặc với những vấn đề quan trọng hơn cần được giải quyết. Do vậy, chi phí để giải quyết xung đột nói trên thường cao hơn số tiền được trợ cấp để giải quyết nó.Cộng tácCách này vừa kiên quyết vừa mang tính hợp tác, nó đối lập với phong cách lảng tránh. Khi cộng tác, cá nhân thường cố gắng hợp tác với người còn lại để tìm ra giải pháp sao cho cả hai bên đều cảm thấy hài lòng. Nó thường được sử dụng trong tình huống cả hai bên đều có những quyền lợi rất quan trọng cần thoả hiệp.Thoả hiệpĐây là cách giải quyết mang tính trung gian của sự quyết đoán và hợp tác. Nó nằm ở giữa sự cạnh tranh và giúp đỡ. Do đó cách này hay được áp dụng khi mục đích người ta đặt ra ở mức độ vừa phải và điều cốt yếu là phải nhanh chóng đi tới giải quyết.5 phương pháp giải quyết xung độtLà người trung gian hoà giải xung đột có thể là vấn đề đầy thử thách và tốn nhiều thời gian. Bạn cần sẵn sàng bắt tay vào can thiệp khi xung đột xảy ra và giúp đỡ họ đạt được sự thống nhất sẽ thiết lập lên thành bệ vững chắc cho sự thành công của doanh nghiệp cũng như thành công của nhóm do bạn dẫn đầu.5 phương pháp giải quyết xung đột Một xung đột chưa được giải quyết sẽ giống như một mụn nhọt bị mưng mủ trên bề mặt và tác động tới mọi người xung quanh có quan hệ hay liên can tới những nhân viên có mâu thuẫn. Họ sẽ cảm thấy mình như đang đi trên những vỏ trứng và điều này sẽ góp phần tạo nên môi trường làm việc đầy thù địch với tất cả mọi người. Trong tình huống tệ nhất, những thành viên trong nhóm có thể sẽ bắt đầu phân chia bè cánh và tất nhiên nhóm của bạn bị xé lẻ. Đó là lý do tại sao điều quan trọng với người làm lãnh đạo là phải giải quyết được xung đột nếu nó xảy ra - lẩn tránh nó không phải là câu trả lời được mong đợi.GIẢM THIỂU TỔN THẤTCứu lấy những tài sản còn sử dụng đượcChuyển nợKế hoạch giải quyết hiểm họaDự phòngPhân chia rủi roCỨU LẤY NHỮNG TÀI SẢN CÒN SỬ DỤNG ĐƯỢCMột biện pháp giảm thiểu tổn thất được sử dụng rộng rãi là cứu lấy những tài sản còn sử dụng được. Hiếm khi tổ chức bị thiệt hại hoàn toàn và nhà quản trị rủi ro có thể tối thiểu hóa tổn thất thông qua việc cứu lấy những tài sản còn lại. Một chiếc xe hơi có thể bị bán làm phế liệu trong khi một bộ phận thiết bị đã bị hư hỏng nhưng sữa chữa được có thể đem bán ở chợ cũ. Công ty bảo hiểm thu hồi những tài sản còn lại sau tổn thất nhằm tối thiểu hoá tác động của những tổn thất mà họ phải gánh chịu. Và nhà quản trị rủi ro phải biết được kỹ thuật giảm thiểu tổn thất này. CHUYỂN NỢMột kỹ thuật giảm thiểu khác được đề cập ở đây là sự chuyển nợ. Khi một công ty bảo hiểm bồi thường thiệt hại cho người mua bảo hiểm thì công ty bảo hiểm có thể có cơ hội lấy lại tiền bồi thường từ bên thứ ba trong vụ kiện.Sự chuyển nợ cũng có thể được xem xét lại như một biện pháp giảm thiểu tổn thất nhắm tới hậu quả lâu dài của tổn thất. Sự chuyển nợ cũng là một công cụ của quản trị tranh chấp. Quản trị tranh chấp trở thành một bộ phận của những chiến lược hoặc chiến thuật cố gắng kiểm soát hoặc làm giảm hậu quả của những hành động hợp pháp làm nảy sinh ra tổn thất. Những biện pháp đặc biệt được sử dụng là : giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, hòa giải, những chiến thuật và lý thuyết hòa giải, những nỗ lực quan hệ cộng đồng nhằm giải quyết “Quan điểm chung của tòa án”.KẾ HOẠCH GIẢI QUYẾT HIỂM HỌA Giảm thiểu tổn thất tìm cách giảm thiểu sự tác động của tổn thất hoặc là thông qua việc kiểm soát những sự kiện khi nó xuất hiện, kiểm soát kết quả tức thời của sự kiện hoặc là thông qua việc kiểm soát những hậu quả lâu dài của nó. Những kế hoạch giải quyết hiểm họa hoặc những biến cố bất ngờ là một sự tiếp cận hợp nhất đối với sự giảm thiểu tổn thất. Một kế hoạch giải quyết những hiểm hoạ là một nỗ lực to lớn của tổ chức trong việc xác định những khủng hoảng hoặc tai họa có thể xảy ra và thiết lập các kế hoạch để đối phó với những biến cố này. Kế hoạch phòng ngừa những bất trắc thường bao gồm một quá trình nghiên cứu và đánh giá tương đối dài nhưng cuối cùng cũng phải nhường lại cho một kế hoạch ngẫu nhiên có thể sử dụng được trong trường hợp tổ chức bị tổn thất. LẬP KẾ HOẠCH GIẢI QUYẾT SỰ CỐ BẤT NGỜTổ chức một nhóm hoạch định để thu thập kỹ năng, kinh nghiệm và ý kiến của nhiều người.Đánh giá phạm vi và ảnh hưởng của sự cố tức là tất cả những thứ có thể diễn ra theo tình huống xấu.Triển khai kế hoạch dự phòng sự cố bất ngờ để vô hiệu hóa hoặc chứa đựng mọi khía cạnh quan trọng của cuộc khủng hoảng có thể xảy ra. Giao tiếp là một phần quan trọng của kế hoạch này.Đừng bao giờ cho rằng kế hoạch giải quyết sự có bất ngờ sẽ thực sự hiệu quả. Hãy luôn thử nghiệm kế hoạch trong điều kiện thực tiễn hay tình huống dàn dựng.Thường xuyên cập nhật kế hoạch.KẾ HOẠCH GIẢI QUYẾT HIỂM HỌA Những hoạt động dưới đây là một phần của những kế hoạch phòng ngừa những hiểm hoạ, rủi ro : Những nhân viên đã được trải qua huấn luyện.Lưu trữ hồ sơ đã được vi tính hoá.Kiểm tra thường xuyên để hoàn thiện hệ thống chữa cháy.Bảo đảm tín dụng từ việc cho các tổ chức vay.Huấn luyện nhân viên về các trường hợp an toàn khẩn cấp.Lập kế hoạch và cách đối phó với những hiểm hoạ thông qua bộ phận chữa cháy và các tổ chức chính phủ có liên quan.Khả năng chuyển từ lạnh sang nóng của máy tính.Sửa đổi lại cấu trúc, ví dụ như lắp đặt hệ thống tường ngăn cháy.Phát triển chiến lược về những mối quan hệ cộng đồng.Thành lập các đội cấp cứu khẩn cấp.ĐỪNG QUÊN VIỆC GIAO TIẾP TRONG THỰC HIỆN KẾ HOẠCHChỉ truyền đạt một số thông điệp đã được chọn lọc kỹ nhằm thông báo một cách chính xác vấn đề và các động thái của công ty.Chọn một người quản lý để thông báo các vấn đề chính yếu.Đừng tìm cách giảm nhẹ tính nghiêm trọng của tình hình.Đừng đổ lỗi cho các nạn nhânThông báo tất cả các tin xấu cùng một lúc.Đừng bao giờ quên nhân viên của bạn.MỘT SỐ LƯU ÝNếu bạn không biết bắt đầu các kế hoạch giải quyết các sự cố bất ngờ từ đâu thì hãy bắt đầu từ những việc đơn giản như lụt lội hay hoả hoạn.Việc lập kế hoạch giải quyết sự cố bất ngờ không có tác dụng đối với các khủng hoảng không thể dự báo trước. Giải pháp tốt nhất trong trường hợp này là trong các nhóm giải quyết khủng hoảng phải có những người linh động, quyết đoán và có khả năng hành động.DỰ PHÒNGMột tài sản dự phòng không được sử dụng trừ phi có rủi ro xảy ra. Sự dự phòng thường được sử dụng trong những trường hợp có tổn thất gián tiếp, là những tổn thất nảy sinh từ những tổn thất trực tiếp tới tài sản. Nó thường đóng vai trò kép trong việc ngăn ngừa tổn thất và giảm thiểu tổn thất. Sự dự phòng làm giảm khả năng tổn thất gián tiếp xảy ra bởi vì tài sản dự phòng sẵn sàng được sử dụng nếu tài sản nguyên thủy không còn sử dụng được nữa. Dò lại hồ sơ trong máy vi tính, lưu trữ hồ sơ là một ví dụ về giá trị của sự dự phòng. Những thiệt hại về hồ sơ nhân viên, khoản phải thu, những tài liệu giải quyết công việc kinh doanh hay những tin tức tài chính có thể trở thành một vấn đề nghiêm trọng cho tổ chức.PHÂN CHIA RỦI ROMinh họa cuối cùng cho kỹ thuật giảm thiểu tổn thất là phân chia rủi ro. Sự phân chia rủi ro là một kỹ thuật trong đó một tổ chức cố gắng ngăn cách những rủi ro của nó với nhau thay vì cho phép chúng gây hại cho một sự kiện đơn lẻ. Ví dụ : Những bức tường ngăn lửa trong một cấu trúc . Nó chia phía bên trong của cấu trúc thành nhiều ngăn riêng biệt bằng các vật liệu chống lửa. Động lực đàng sau của sự phân chia rủi ro là làm giảm bất kỳ sự phụ thuộc giữa những rủi ro của tổ chức bằng cách làm giảm sự giống nhau mà một sự kiện đơn lẻ tác động lên toàn bộ những rủi ro của tổ chức.QUẢN TRỊ THÔNG TINThông tin bắt nguồn từ phòng quản trị rủi ro của một tổ chức có một ảnh hưởng quan trọng trong việc giảm thiểu những bất định của những người có quyền lợi gắn liền với tổ chức.Phòng quản trị rủi ro của một tổ chức phải cung cấp thông tin để xác định hiệu quả của việc đo lường kiểm soát rủi ro và những mục tiêu trong tương lai họ cần đạt được. Thông tin đáng tin cậy từ phòng quản trị rủi ro có thể cung cấp cho những người có quyền lợi gắn liền với tổ chức sự đảm bảo rằng tổ chức không và sẽ không hành động có hại đến lợi ích của họ.QUẢN TRỊ THÔNG TINMột lĩnh vực khác mà thông tin có thể hạn chế sự bất định là sự hiểu biết của cá nhân về quá trình tạo nên tổn thất, ví dụ như chuỗi rủi ro. Sự hiểu biết về tiến trình những mối hiểm họa xảy ra gây tổn thất có thể giảm thiểu sự bất định ở các đối tượng có liên quan, bởi vì sự hiểu biết này cho phép ta dự báo tốt hơn về những trường hợp tổn thất có thể xảy ra và từ đó giúp các cá nhân cảnh giác phòng ngừa.Để nâng cao khả năng hiểu biết vấn đề này, chúng ta sử dụng phương pháp báo cáo và hệ thống tưởng thưởng cho những nhân viên có đề nghị về những hoạt động an toàn hơn. GIẢI QUYẾT KHỦNG HOẢNGThời gian không phải là người bạn đồng hành trong thời gian xảy ra khủng hoảng. Cứ mỗi ngày khủng hoảng tiếp diễn càng làm lu mờ hình ảnh của công ty và tạo đà để hình ảnh ấy bị trượt dốc xa hơn. Vì vậy một khi bạn đã xác định được khủng hoảng là gì thì hãy hành động nhanh chóng và quyết đoán để giải quyết nó.Những thông tin về khủng hoảng sẽ thay đổi khi nó được giải quyết. Do đó, hãy tiếp tục thu thập thông tin. Làm như vậy sẽ giúp cho nhóm giải quyết khủng hoảng có được bức tranh toàn cảnh rõ nét về tình hình thực tế.GIẢI QUYẾT KHỦNG HOẢNGViệc giao tiếp không ngừng sẽ cung cấp thông tin ch