Bên trong thân của Người máy, bơm thủy lực đóng vai trò như quả tim, lọc đóng vai trò như phổi làm sạch máu, tay và chân di chuyển theo mệnh lệnh từ não bộ. Có thể xem đây như là một hệ thống thủy lực điển hình.
• Quả tim là Bơm .bơm dầu thủy lực.
• Phổi là Lọc .giữ cho dầu thủy lực được trong sạch.
• Tay và chân là những cơ cấu chấp hành gồm các xylanh và motor .nó
đáp lại các tín hiệu điều khiển từ Valve điều khiển truyền đến.
Ngoài ra trong cơ thể người máy còn có rất nhiều bộ phận và chi tiết phức tạp. Các hệ thống thủy lực cũng gồm rất nhiều bộ phận, chi tiết với các chức năng khác nhau.
11 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2992 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng kiến thức thủy lực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1) Hệ thống thủy lực là gì?
Bên trong thân của Người máy, bơm thủy lực đóng vai trò như quả tim, lọc đóng vai trò như phổi làm sạch máu, tay và chân di chuyển theo mệnh lệnh từ não bộ. Có thể xem đây như là một hệ thống thủy lực điển hình.
• Quả tim là Bơm…….bơm dầu thủy lực.• Phổi là Lọc………….giữ cho dầu thủy lực được trong sạch.• Tay và chân là những cơ cấu chấp hành gồm các xylanh và motor…..nóđáp lại các tín hiệu điều khiển từ Valve điều khiển truyền đến.
Ngoài ra trong cơ thể người máy còn có rất nhiều bộ phận và chi tiết phức tạp. Các hệ thống thủy lực cũng gồm rất nhiều bộ phận, chi tiết với các chức năng khác nhau.
2) Sơ đồ thủy lực cơ bản của một Cần trục:
Để thực hiện các sự vận động khác nhau như nâng hạ cần, cuốn cáp, bung và co cần, một cần trục thủy lực sử dụng một mạch thủy lực được lắp ghép từ những thiết bị sau đây: một bơm thủy lực tạo ra lực chuyển động của dòng thủy lực, các xylanh và motor thủy lực là những cơ cấu chấp hành, và các loại Valve điều khiển khác nhau.
3) Bơm thủy lực là gì?
Là một thiết bị sử dụng chuyển động quay từ động cơ hoặc motor điện để hút dầu thủy lực từ bồn chứa và đẩy chúng di chuyển trong mạch thủy lực dưới áp suất cao.
Nếu bơm được dẫn động trực tiếp từ động cơ, thì bất cứ khi nào động cơ hoạt động thì bơm sẽ làm việc.
Khi bơm được dẫn động với một PTO, thì bơm chỉ hoạt động khi PTO được kết nối.
*PTO là viết tắt của từ Power Take Off, truyền lực từ động cơ thông qua ly hợp.
4) Các loại bơm thủy lực:
1. Bơm bánh răng:Đây là loại bơm thường được sử dụng nhất trong Cần trục.
Đặc trưng cơ bản:٭ Cấu tạo đơn giản nhưng tạo ra áp suất lớn.٭ Kích thước nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ.٭ Ít bị hỏng hóc, dễ dàng khi sửa chữa và bảo trì.٭ Giá thành thấp.٭ Có nhiều loại từ áp suất thấp đến áp suất cao để lựa chọn.
Bơm bánh răng ăn khớp ngoài thường được sử dụng trong Cần trục. Khi bánh răng quay, tạo ra một áp suất chân không tại nơi mà hai bánh răng tách rời nhau, và chất lỏng bị hút theo đường đó di vào bên trong vỏ bơm. Chất lỏng này điền đầy vào khoảng trống của bánh răng và đi theo vòng tròn bên trong vỏ bơm. Và được đẩy ra bên ngoài theo miệng đẩy. Áp suất tại đầu ra có thể đạt đến 210 kg/cm².
2. Bơm Piston:Đặc trưng cơ bản:٭ Có hiệu suất cao vì tổn thất lưu lượng nhỏ.٭ Có thể thay đổi thể tích làm việc, với cùng một tốc độ quay có thể thay đổi lưu lượng khác nhau.٭ Phù hợp khi cần có áp suất cao.٭ Giá thành cao.٭ Giảm được sự dao động trong mạch thủy lực khi làm việc ở áp suất cao.
Bơm hướng trục với đĩa cam cố định thường được sử dụng trong Cần trục.Trong một bơm hướng trục, dầu được hút và đẩy bằng piston. Trong bơm piston hướng trục, piston có hành trình làm việc lớn trong xylanh. Đó chính là lý do làm cho hiệu suất làm việc của bơm lớn, do đó loại bơm này rất thích hợp khi cần bơm với áp suất lớn. Khi khoảng cách giữa trục quay và đĩa cam lớn, thì tại đây chất lỏng sẽ được hút vào bên trong xylanh, khi trục quay thì chất lỏng bên trong xylanh bị nén lại ( vì khi này khoảng cách giữa trục quay và đĩa cam ngắn lại).
3. Bơm cánh gạt:Đặc trưng cơ bản:٭ Hoạt động nhanh.٭ Dùng trong hệ thống có áp suất thấp và trung bình.٭ Giá thành thấp.
Khi rotor quay, làm cho cánh gạc chuyển động tịnh tiến trong rotor, và làm cho thể tích không gian giữa các cánh gạc thay đổi, tạo ra một hoạt động bơm. Bơm cánh gạc làm việc không gây ồn nhờ sử dụng bộ đều áp ở đầu ra. Bơm cánh gạc có 2 loại : lưu lượng điều chỉnh lưu lượng được và lưu lượng cố định.
5) Cơ cấu chấp hành là gì?
Cơ cấu chấp hành dùng để biến thế năng của dầu thủy lực thành cơ năng theo chuyển động tịnh tiến hoặc chuyển động quay. Tương tự như cơ bắp trong cánh tay và chân trong cơ thể người. Xylanh thủy lực và motor thủy lực là những cơ cấu chấp hành.
6) Các loại cơ cấu chấp hành:
1. Xylanh thủy lực:Căn cứ vào cấu tạo ta có Xylanh hoạt động một chiều và Xylanh hoạt động hai chiều.
a) Xylanh tác dụng đơn:
b) Xylanh tác dụng kép:
Thành phần cấu tạo của Xylanh gồm có : cần Piston, phết chắn dầu, Piston, vòng đệm, phết chắn bụi.
Công suất: Công suất của Xylanh F gần bằng áp suất của dầu thủy lực P nhân với diện tích của cần Piston A (diện tích tiếp xuc với dầu thủy lực).
2. Motor thủy lực:Motor thủy lực là cơ cấu chấp hành biến dòng thủy lực áp suất cao thành chuyển động quay. Có cấu tạo tương tự như bơm thủy lực. Điểm khác nhau giữa động cơ thủy lực và bơm thủy lực là bơm thủy lực biến cơ năng thành năng lượng của dòng thủy lực, còn động cơ thủy lực thì biến năng lượng của dòng thủy lực thành cơ năng.
a) Các loại động cơ thủy lực:
b)Đặc điểm của motor thủy lực: (Giống như bơm thủy lực).
7) Bồn dầu thủy lực:
Bồn dầu thủy lực đôi khi cũng được gọi là bộ nguồn thủy lực.
1. Nhiệm vụ của bồn dầu thủy lực:
2. Kiểm tra lượng dầu trong bồn dầu thủy lực của một Cần trục thủy lực:
Mức dầu trong bồn chứa sẽ giảm xuống khi xylanh bung ra, và tăng lên khi xylanh thụt vào. Vì vậy khi kiểm tra lượng dầu trong bồn cần kiểm tra cẩn thận, nên cho xylanh bung ra và thụt vào trong quá trình kiểm tra.٭ Tiêu chuẩn mức dầu làm việc của Cần trục nên biểu thị ở thước đo mức dầu, để thuận tiện cho việc theo dõi, kiểm tra.
3 Air Breather
8) Lọc dầu là gì ?
Lọc dầu có tác dụng lọc các vật xâm nhập từ bên ngoài (mẩu kiêm loại, bột sắt) trong dầu thủy lực. Bảo vệ dầu thủy lực tránh sự bám bẩn.
9)Các loại lọc dầu:
1. Lọc hút:
2. Lọc đường ống:
3. Lọc dầu hồi: