Các hãng, các thị trường, và việc thiết lập hợp đồng quan hệ (relational contracting) là những thể chế kinh tế quan trọng. Chúng cũng là sản phẩm tiến hóa của một chuỗi những đổi mới về tổ chức. Tuy nhiên, việc nghiên cứu các thể chế kinh tế của nền kinh tế thị trường chưa chiếm một vị trí quan trọng trong chương trình nghị sự về nghiên cứu khoa học xã hội.
Việc xao lãng này được giải thích một phần bởi sự phức tạp vốn có của các thể chế đó. Nhưng sự phức tạp có thể và quả thật thường phục vụ như là một yếu tố thúc đẩy chứ không phải là yếu tố cản trở. Tình trạng ban sơ của kiến thức của chúng ta ít nhất cũng được giải thích với mức độ tương đương bởi sự miễn cưỡng trong việc thừa nhận rằng các chi tiết về tổ chức có tầm quan trọng. Khái niệm phổ biến về công ty hiện đại như là một “hộp đen” là một mẫu mực về truyền thống nghiên cứu phi thể chế (hay tiền-phân tích vi mô).
29 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2036 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Kinh tế học về chi phí giao dịch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chöông trình giaûng daïy kinh teá Fulbright
Nieân khoùa 2005-2006
Taøi chính Phaùt trieån
Baøi ñoïc
Chöông 1
Kinh teá hoïc veà Chi phí Giao dòch
Oliver E. Williamson 1 Bieân dòch: Nguyeãn Thò Xinh Xinh
Hieäu ñính: Vuõ Thaønh Töï Anh
KINH TẾ HỌC VỀ CHI PHÍ GIAO DỊCH
Các hãng, các thị trường, và việc thiết lập hợp đồng quan hệ (relational contracting) là
những thể chế kinh tế quan trọng. Chúng cũng là sản phẩm tiến hóa của một chuỗi những
đổi mới về tổ chức. Tuy nhiên, việc nghiên cứu các thể chế kinh tế của nền kinh tế thị
trường chưa chiếm một vị trí quan trọng trong chương trình nghị sự về nghiên cứu khoa
học xã hội.
Việc xao lãng này được giải thích một phần bởi sự phức tạp vốn có của các thể
chế đó. Nhưng sự phức tạp có thể và quả thật thường phục vụ như là một yếu tố thúc đẩy
chứ không phải là yếu tố cản trở. Tình trạng ban sơ của kiến thức của chúng ta ít nhất
cũng được giải thích với mức độ tương đương bởi sự miễn cưỡng trong việc thừa nhận
rằng các chi tiết về tổ chức có tầm quan trọng. Khái niệm phổ biến về công ty hiện đại
như là một “hộp đen” là một mẫu mực về truyền thống nghiên cứu phi thể chế (hay tiền-
phân tích vi mô).
Tuy nhiên, chỉ đơn thuần thừa nhận rằng các chi tiết về phân tích vi mô của tổ
chức có tầm quan trọng thì chưa đủ. Cần phải xác định những đặc điểm về cấu trúc quan
trọng nhất của các hình thức theo thị trường, theo hệ thống tầng nấc, tựa thị trường
(quasi-market) của tổ chức và liên kết chúng với những kết quả kinh tế theo một cách
thức có tính hệ thống. Việc thiếu sự đồng ý về (hay những khái niệm sai lầm liên quan
đến) những mục đích chính của tổ chức kinh tế cũng là một yếu tố gây trở ngại cho tiến
bộ trong nghiên cứu.
Để giải quyết những vấn đề đó, sẽ cần đến một chương của lịch sử tư duy kinh tế
nào đó chưa được viết ra. Bất kể sự giải thích cuối cùng là gì, sự thật là hoạt động nghiên
cứu về các thể chế kinh tế đã chứng kiến sự hồi sinh. Theo đó, trong khi việc nghiên cứu
về kinh tế học về thể chế đã đạt điểm sa sút nhất trong thời kỳ ngay sau chiến tranh thế
giới, thì bình tâm nhìn lại chúng ta sẽ lần ra được rằng việc phục hồi sự quan tâm về các
thể chế và việc tái xác nhận tầm quan trọng về kinh tế của chúng đã xảy ra từ đầu thập
niên 1960.1 Nội dung hoạt động bắt đầu xuất hiện vào đầu thập niên 1970.2 Đặc điểm
chung của lĩnh vực nghiên cứu mới là khái niệm hãng (công ty) như là một hàm sản xuất
bị thay thế (hay được nâng cao) bởi khái niệm hãng như là một cấu trúc quản trị
(governance structure). Nghiên cứu thuộc loại Kinh tế học mới về thể chế (New
Institutional Economics) đã đạt khối lượng có tính quyết định trước năm 1975.3 Thập niên
sau đó chứng kiến sự gia tăng theo cấp số nhân.
Kinh tế học về chi phí giao dịch là một phần của truyền thống nghiên cứu Kinh tế
học mới về thể chế. Mặc dù kinh tế học về chi phí giao dịch (và, tổng quát hơn, Kinh tế
học mới về thể chế) áp dụng vào việc nghiên cứu tổ chức kinh tế thuộc tất cả các loại,
nhưng cuốn sách này chủ yếu đặt trọng tâm vào các thể chế kinh tế của nền kinh tế thị
trường, đặc biệt đề cập đến hãng, thị trường, và hợp đồng quan hệ (relational contracting).
Trọng tâm đó trải qua trọn vẹn một khoảng biến thiên từ một đầu là sự trao đổi rời rạc
trên thị trường đến đầu kia là tổ chức theo tầng nấc tập trung, với vô số phương thức hỗn
hợp hay trung gian ở khoảng giữa. Đặc trưng thay đổi của tổ chức kinh tế theo thời gian
– trong phạm vi và giữa các thị trường và các hệ thống tầng nấc – là điều được quan tâm
đặc biệt.
Chöông trình giaûng daïy kinh teá Fulbright
Taøi chính Phaùt trieån
Baøi ñoïc
Chöông 1
Kinh teá hoïc veà Chi phí Giao dòch
Oliver E. Williamson Bieân dòch: Nguyeãn Thò Xinh Xinh
Hieäu ñính: Vuõ Thaønh Töï Anh
2
Mặc dù những tính chất đáng lưu ý của các thị trường tân cổ điển, mà ở đó giá cả
được dùng làm số liệu thống kê thỏa đáng, được thừa nhận rộng rãi – như Friedrich
Hayek phát biểu, thị trường là “điều kỳ diệu” (1945, trang 525) – nhưng người ta có các ý
kiến khác nhau trong việc đánh giá các giao dịch được thu xếp trong phạm vi các phương
thức tổ chức phi thị trường và tựa thị trường. Bộ máy quản lý hành chính và những hỗ trợ
theo cách thức “luật rừng” (hay trật tự tư, private ordering) đi kèm với những giao dịch
này có tốt lắm thì cũng dẫn đến tình trạng rối ren. Một số học giả thậm chí từ chối bàn
luận đến những giao dịch đó. Những học giả khác xem những sự lệch hướng này là bằng
chứng cho thấy tình trạng tràn lan của “thất bại thị trường”. Cho đến rất gần đây, cách
giải thích về kinh tế chủ yếu đối với những thông lệ kinh doanh xa lạ hay không thông
thường vẫn dựa vào độc quyền.4 “[Nếu] một nhà kinh tế học phát hiện điều gì đó – một
thông lệ kinh doanh thuộc loại này hay loại khác – mà nhà kinh tế học không hiểu, thì nhà
kinh tế học này sẽ tìm một cách giải thích dựa theo độc quyền” (Coase, 1972, trang 67).
Điều không làm ai ngạc nhiên là các nhà khoa học xã hội khác xem cùng các thể chế này
là có hại cho xã hội. Việc cưỡng chế thi hành luật chống độc quyền từ năm 1945 đến hết
năm 1970 thể hiện định hướng đó.
Phải công nhận rằng, sự đánh giá tiêu cực về xã hội sau khi cân nhắc mọi mặt đôi
khi được biện minh là xác đáng. Tuy thế, một sự hiểu biết sáng suốt và tinh tế hơn về các
thể chế kinh tế của nền kinh tế thị trường đã và đang phát triển dần dần. Nhiều thông lệ
thực hành gây bối rối hay khác thường đã được làm nổi bật rõ rệt trong quá trình này.
Cuốn sách này đưa ra nhận định rằng các thể chế kinh tế của nền kinh tế thị trường có
mục đích chính và tác dụng là tiết kiệm các chi phí giao dịch (giảm bớt các chi phí giao
dịch).
Tuy nhiên, không được lẫn lộn giữa một mục đích chính (trong số nhiều mục
đích) và mục đích duy nhất. Các thể chế phức tạp thường đáp ứng nhiều mục tiêu khác
nhau. Điều này cũng đúng ở đây. Tôi gán cho việc tiết kiệm chi phí giao dịch tầm quan
trọng khác thường là có ý đồ uốn nắn lại tình trạng xao lãng và đánh giá chưa đủ trước
đây. Theo phán đoán của tôi, chúng ta không thể đạt được sự đánh giá đúng đắn về các
thể chế kinh tế của nền kinh tế thị trường nếu chúng ta bác bỏ tầm quan trọng chính yếu
của việc tiết kiệm chi phí giao dịch.5 Cần phải chú trọng nhiều hơn đến các đặc điểm về
tổ chức (so với công nghệ) và các mục đích về hiệu quả (so với độc quyền). Chủ điểm
này được lặp lại, với những biến thể khác nhau, trong suốt cuốn sách này.
Tôi có ý kiến rằng toàn bộ một dãy các đổi mới về tổ chức đánh dấu sự phát triển
của các thể chế kinh tế của nền kinh tế thị trường trên thế giới trong 150 năm qua cần
được đánh giá lại xét theo chi phí giao dịch. Phương pháp được đề xuất ở đây là định
hướng hợp đồng (contracting orientation) và khẳng định rằng bất cứ vấn đề nào có thể
được giải thích một cách có hệ thống như một vấn đề về thiết lập hợp đồng (contracting
problem) đều có thể được nghiên cứu, để đem lại kết quả tốt, xét về phương diện tiết kiệm
chi phí giao dịch. Mọi quan hệ trao đổi hay giao dịch đều đủ tiêu chuẩn để có thể được
nghiên cứu xét theo việc tiết kiệm chi phí giao dịch. Nhiều vấn đề khác, mà lúc ban đầu
có vẻ không liên quan tới việc thiết lập hợp đồng, nhưng sau khi xem xét kỹ lưỡng, thì
hóa ra là có tính chất thiết lập hợp đồng ngầm ẩn. (Vấn đề các-ten là một thí dụ). Kết
Chöông trình giaûng daïy kinh teá Fulbright
Taøi chính Phaùt trieån
Baøi ñoïc
Chöông 1
Kinh teá hoïc veà Chi phí Giao dòch
Oliver E. Williamson Bieân dòch: Nguyeãn Thò Xinh Xinh
Hieäu ñính: Vuõ Thaønh Töï Anh
3
quả cuối cùng là phạm vi thực sự và tiềm năng của kinh tế học về chi phí giao dịch rất
rộng.
So sánh với các phương pháp khác về nghiên cứu tổ chức kinh tế, kinh tế học về
chi phí giao dịch (1) có tính phân tích vi mô hơn, (2) tự ý thức hơn về các giả định về
hành vi của mình, (3) giới thiệu và phát triển tầm quan trọng về kinh tế của tính chuyên
dụng hay đặc thù của tài sản (asset specificity), (4) dựa nhiều hơn vào phân tích so sánh
về thể chế, (5) xem hãng (công ty) kinh doanh như là một cấu trúc quản trị chứ không
phải là một hàm sản xuất đơn thuần, và (6) gắn tầm quan trọng lớn hơn cho các thể chế
hậu nghiệm (ex post) của hợp đồng, với sự nhấn mạnh đặc biệt đến các trật tự tư (so với
trật tự theo tòa án). Nhiều ý nghĩa bổ sung phát sinh khi giải quyết các vấn đề về tổ chức
kinh tế theo cách này. Nghiên cứu về các thể chế kinh tế của nền kinh tế thị trường, như
được đề xuất trong bài này, khẳng định rằng giao dịch là một đơn vị cơ bản của phép
phân tích và nhấn mạnh rằng hình thức tổ chức có tầm quan trọng. Quan điểm nền tảng
ảnh hưởng đến nghiên cứu so sánh về các vấn đề của tổ chức kinh tế là: Người ta tiết
kiệm được các chi phí giao dịch bằng cách gán các giao dịch (mà các giao dịch này có các
thuộc tính khác nhau) cho các cấu trúc quản trị (mà khả năng thích ứng và các chi phí đi
kèm của chúng khác nhau – theo một cách thức có phân biệt sáng suốt.6
Với tính phức tạp của những hiện tượng được xem xét lại, kinh tế học về chi phí
giao dịch thường được sử dụng bổ sung cho các phương pháp khác chứ không phải loại
trừ hết các phương pháp khác. Tuy nhiên, không phải mọi phương pháp đều mang lại
nhiều kiến thức bổ ích như nhau, và đôi khi các phương thức khác nhau là đối thủ chứ
không phải bổ trợ cho nhau.
Bản chất của các chi phí giao dịch được phát triển trong phần 1. Phần 2 trình bày
sơ đồ nhận thức về hợp đồng, trong sơ đồ này các phương pháp thay thế khác nhau về tổ
chức kinh tế được mô tả và liên quan đến sơ đồ này kinh tế học về chi phí giao dịch được
xác định vị trí. Phần 3 trình bày quan hệ giữa các giả định về hành vi và các khái niệm về
hợp đồng khác nhau. Phần 4 phát triển một giản đồ cơ bản về thiết lập hợp đồng mà lập
luận trong sách này dựa vào một cách lặp đi lặp lại. Phần 5 xem xét các vấn đề về hợp
đồng nảy sinh trong việc tổ chức thành phố công ty (company town). Những áp dụng
khác được phác thảo trong phần 6. Phần cuối cùng là những nhận xét để kết luận.
1. Chi phí giao dịch
1.1 Tính không ma sát (Frictionlessness)
Kenneth Arrow đã định nghĩa các chi phí giao dịch là “các chi phí vận hành hệ thống kinh
tế” (1969, trang 48). Cần phải phân biệt các chi phí đó với chi phí sản xuất, vốn là loại
chi phí mà phân tích tân cổ điển luôn luôn quá bận tâm đến. Chi phí giao dịch là yếu tố
kinh tế tương đương với sức ma sát trong các hệ thống vật lý. Nhiều thành công của
ngành vật lý trong việc xác định các thuộc tính của những hệ thống phức tạp bằng cách
giả định không có sức ma sát trong các hệ thống đó chắc chắn không cần phải thuật lại tỉ
mỉ ở đây. Một chiến lược như thế có sự hấp dẫn rõ ràng đối với các ngành khoa học xã
hội. Điều không có gì đáng ngạc nhiên là, việc không có sức ma sát trong các hệ thống
Chöông trình giaûng daïy kinh teá Fulbright
Taøi chính Phaùt trieån
Baøi ñoïc
Chöông 1
Kinh teá hoïc veà Chi phí Giao dòch
Oliver E. Williamson Bieân dòch: Nguyeãn Thò Xinh Xinh
Hieäu ñính: Vuõ Thaønh Töï Anh
4
vật lý được dẫn chứng để minh họa cho sức mạnh về phân tích gắn liền với các giả định
“không thực tế” (Friedman, 1953, các trang 16 đến 19).
Nhưng trong khi các nhà vật lý học đã được nhắc nhở một cách nhanh chóng bởi
các dụng cụ trong phòng thí nghiệm và thế giới quanh họ rằng sức ma sát có mặt khắp nơi
và thường cần phải được tính đến một cách rõ ràng, thì các nhà kinh tế học đã không có
được sự hiểu biết và đánh giá tương ứng về các chi phí của việc vận hành hệ thống kinh
tế. Thí dụ, hầu như không hề đề cập đến chi phí giao dịch, lại càng không đề cập đến các
chi phí giao dịch như là yếu tố tương đương của sức ma sát, trong bài tiểu luận về phương
pháp luận nổi tiếng của Milton Friedman (1953) hay trong các bài bàn luận thời hậu chiến
khác về kinh tế học thực chứng.7 Như thế, mặc dù kinh tế học thực chứng thừa nhận rằng
trên nguyên tắc các sức ma sát là quan trọng, nhưng kinh tế học thực chứng đã không có
ngôn ngữ mô tả sức ma sát trên thực tế.8
Việc thiếu quan tâm đến các chi phí giao dịch đã có nhiều ảnh hưởng, đặc biệt
trong số các ảnh hưởng này là cách thức mà theo đó các phương thức không thông thường
về tổ chức kinh tế đã được giải thích. Cho đến khi người ta đưa ra qui định dự liệu rõ
ràng cho các chi phí giao dịch, khả năng các phương thức tổ chức không thông thường –
các biện pháp hạn chế về khách hàng và địa bàn hoạt động, các mối quan hệ ràng buộc,
việc đặt mua trước cả khối lượng lớn, việc nhượng quyền kinh tiêu (franchising), sự liên
kết theo hàng dọc và những phương thức tương tự – vận hành để giúp tiết kiệm chi phí
giao dịch đã hầu như không được hiểu rõ và đánh giá cao. Thay vào đó, hầu hết các nhà
kinh tế học viện dẫn những cách giải thích theo độc quyền – những cách giải thích thuộc
loại như sức mạnh, sự phân biệt đối xử về giá cả, hay các rào cản nhập ngành – khi đối
diện với những cách thiết lập hợp đồng không thông thường (Coase, 1972, trang 67). Các
quan điểm của Donald Turner là tiêu biểu: “Tôi tiếp cận các biện pháp hạn chế về khách
hàng và địa bàn hoạt động không phải một cách thân thiện theo truyền thống thông luật,
mà một cách không thân thiện theo truyền thống chống độc quyền.9 Như sẽ được thảo
luận dưới đây, chương trình nghị sự về nghiên cứu và chính sách công đối với hoạt động
kinh doanh đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi khuynh hướng thiên về độc quyền đó. Quan
điểm thịnh hành về hãng (công ty) như là một hàm sản xuất là nguyên nhân chính dẫn đến
tình hình đó.
1.2 Phân tính và giải thích tỉ mỉ
Kinh tế học về chi phí giao dịch đặt vấn đề về tổ chức kinh tế thành vấn đề về thiết lập
hợp đồng (problem of contracting). Một nhiệm vụ cụ thể phải được hoàn thành. Nó có
thể được tổ chức theo bất cứ cách nào trong nhiều cách khác nhau. Hợp đồng rõ ràng hay
ngầm ẩn và bộ máy hỗ trợ gắn với mỗi hợp đồng. Các chi phí là gì?
Các chi phí giao dịch thuộc loại tiền suy hay xảy ra trước khi ký kết hợp đồng (ex ante) và
loại hậu suy hay xảy ra sau khi ký kết hợp đồng (ex post) được phân biệt một cách hữu
ích. Các chi phí giao dịch tiền suy (ex ante) là các chi phí soạn thảo, thương lượng, và
bảo vệ một hợp đồng. Điều này có thể được thực hiện hết sức cẩn thận, trong trường hợp
này một văn kiện phức tạp được soạn thảo trong đó nhiều tình huống bất ngờ (tình huống
bất trắc) được công nhận, và những sự điều chỉnh thích hợp bởi các bên được qui định rõ
và được thỏa thuận trước. Hoặc văn kiện có thể rất không hoàn chỉnh, những khoảng
Chöông trình giaûng daïy kinh teá Fulbright
Taøi chính Phaùt trieån
Baøi ñoïc
Chöông 1
Kinh teá hoïc veà Chi phí Giao dòch
Oliver E. Williamson Bieân dòch: Nguyeãn Thò Xinh Xinh
Hieäu ñính: Vuõ Thaønh Töï Anh
5
trống sẽ được các bên lấp đầy khi tình huống bất ngờ phát sinh. Vì thế cho nên, thay vì
dự liệu trước tất cả những cách giải quyết tình huống khó khăn có thể tưởng tượng ra, mà
đây là một việc làm đầy tham vọng, thì chỉ những phương án giải quyết tình huống khó
khăn thật sự được dàn xếp khi tình huống đó xuất hiện.
Các biện pháp bảo vệ có thể dưới vài hình thức, hình thức hiển nhiên nhất là
quyền sở hữu chung. Đối mặt với triển vọng những người mua bán độc lập sẽ trải qua
những tình huống khó khăn về thiết lập hợp đồng, các bên có thể thay thế thị trường bằng
tổ chức nội bộ. Phải thừa nhận rằng, cách này không phải là không có những vấn đề khó
khăn riêng (hãy xem Chương 6). Hơn nữa, những biện pháp bảo vệ giữa các hãng thuộc
loại tiền suy (ex ante) đôi khi có thể được định hình để báo hiệu những cam kết đáng tin
cậy và phục hồi tính toàn vẹn cho các giao dịch. Nghiên cứu về việc thiết lập hợp đồng
“không thông thường” quan tâm chủ yếu đến những vấn đề như thế.
Hầu hết các nghiên cứu về giao dịch giả định rằng các qui phạm pháp luật có hiệu
lực liên quan đến những vụ tranh chấp về hợp đồng có sẵn đâu vào đó rồi và được áp
dụng bởi các tòa án theo cách thức có cơ sở thông tin, tinh vi và với chi phí thấp. Những
giả định đó thật thuận tiện, theo nghĩa là các luật sư và các nhà kinh tế học không cần
xem xét nhiều cách thức khác nhau mà bằng những cách đó các bên trong một vụ giao
dịch “chính thức đồng ý không theo đúng hay xa rời” các cấu trúc quản trị của nhà nước
bằng cách nghĩ ra những trật tự tư. Như thế, sự phân công để phấn đấu xuất hiện, nhờ đó
mà các nhà kinh tế học luôn luôn quá bận tâm với các lợi ích kinh tế đổ dồn về sự chuyên
môn hóa và giao dịch trao đổi, trong khi các chuyên gia pháp lý tập trung vào những chi
tiết chuyên môn của luật hợp đồng.
Truyền thống “chủ nghĩa trọng pháp” (“legal centralism”) thể hiện định hướng sau
(định hướng tập trung vào luật hợp đồng). Truyền thống này khẳng định rằng “các vụ
tranh chấp đòi hỏi ‘tiếp cận’ một diễn đàn ở bên ngoài bối cảnh xã hội ban đầu của vụ
tranh chấp đó [và rằng] các biện pháp sửa chữa (khắc phục) sẽ được cung cấp theo đúng
qui định của một cơ quan có kiến thức đáng tin cậy và được đưa ra bởi các chuyên gia
hoạt động dưới sự che chở của nhà nước” (Galanter, 1981, trang 1). Tuy nhiên, thực tế
cho thấy điều ngược lại. Hầu hết các vụ tranh chấp, bao gồm nhiều vụ tranh chấp mà
dưới các qui phạm pháp luật hiện hành có thể được đưa ra tòa án, đều được giải quyết
bằng biện pháp né tránh pháp luật, biện pháp tự lực, và những cách tương tự (Galanter,
1981, trang 2).
Tính không thực tế của các giả định của chủ nghĩa trọng pháp có thể được biện hộ
bằng cách đề cập đến kết quả tốt của mô hình trao đổi thuần túy. Ở đây không tranh luận
về điều đó. Mối quan tâm của tôi là luật pháp và kinh tế học về trật tự tư (economics of
private ordering) đã bị đẩy vào hậu trường do những giả định không thực tế nói trên.
Điều đó thật đáng tiếc, bởi vì trong “nhiều trường hợp, các thành phần tham gia có thể
sáng tạo ra được những giải pháp thỏa đáng hơn đối với các vụ tranh chấp của họ so với
các nhà chuyên môn có thể, các nhà chuyên môn này bị gò bó vào việc áp dụng các qui
tắc tổng quát trên cơ sở sự hiểu biết hạn chế về vụ tranh chấp đang được xem xét:
(Galanter, 1981, trang 4).10
Chöông trình giaûng daïy kinh teá Fulbright
Taøi chính Phaùt trieån
Baøi ñoïc
Chöông 1
Kinh teá hoïc veà Chi phí Giao dòch
Oliver E. Williamson Bieân dòch: Nguyeãn Thò Xinh Xinh
Hieäu ñính: Vuõ Thaønh Töï Anh
6
Các vấn đề ở đây tương tự với các vấn đề mà Karl Llewellyn đã quan tâm khi ông
thảo luận về hợp đồng vào năm 1931, nhưng kể từ đó đã bị tránh né một cách có hệ
thống.11 Nhưng đối với những sự hạn chế của chủ nghĩa tập trung về pháp lý, người ta có
thể không để ý đến phía hậu suy của hợp đồng. Tuy nhiên, trong điều kiện có những điều
hạn chế rất thực tế tác động không tốt đến cách thức sắp xếp của tòa án (court ordering),
thì các chi phí hậu suy (ex post) của hợp đồng sẽ phát sinh và xen vào. Kinh tế học về chi
phí giao dịch nhấn mạnh rằng tất cả các loại chi phí của hợp đồng đều được chấp nhận
ngang nhau.
Các chi phí hậu suy (ex post) của việc thiết lập hợp đồng có vài hình thức. Các
hình thức này bao gồm (1) các chi phí về sự thích nghi sai lầm phát sinh khi các giao dịch
chuyển dịch dần dần khỏi tình trạng liên kết phù hợp so với đường biểu diễn mà
Masahiko Aoki gọi là “đường hợp đồng dịch chuyển” (1983)12 (2) các chi phí mặc cả
phát sinh khi thực hiện các nỗ lực song phương để chỉnh sửa những tình trạng liên kết sai
lầm xảy ra sau khi ký kết hợp đồng (3) các chi phí thành lập và điều hành gắn liền với các
cấu trúc quản trị (thường không phải là các tòa án) mà các vụ tranh chấp được đưa ra để
giải quyết, và (4) các chi phí về cam kết (bonding costs), đó là chi phí thực hiện các cam
kết chắc chắn.
Như thế, giả sử rằng hợp đồng qui định x nhưng, nhìn lại vấn đề sau khi sự việc đã
xảy ra (hay khi có hiểu biết đầy đủ), các bên nhận thức rõ rằng lẽ ra họ phải làm y. Tuy
nhiên, dịch chuyển từ x sang y có thể không dễ dàng. Cách thức phân chia các lợi ích đi
kèm với sự