Bài giảng Kinh tế học vĩ mô - 5. Thị trường hàng hóa và tài chính: Mô hình IS – LM

Nội dung bài giảng này • Xây dựng mô hình IS – LM • Dùng mô hình IS – LM để phân tích các chính sách tài khóa (ngân sách) và tiền tệ trong mối liên hệ qua lại giữa thị trường hàng hóa – dịch vụ và thị trường tài chính. • Quan điểm khác nhau giữa Keynesian và Monetarist trong Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 2 chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. • Ngân hàng trung ương nên sử dụng lãi suất mục tiêu hay cung tiền mục tiêu?

pdf34 trang | Chia sẻ: thanhtuan.68 | Lượt xem: 1128 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Kinh tế học vĩ mô - 5. Thị trường hàng hóa và tài chính: Mô hình IS – LM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thị trường hàng hóa và tài chính: Mô hình IS – LM [Goods and Financial Markets: the IS – LM Model] Nguyễn Hoài Bảo Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 1 Bộ môn Kinh tế học – Khoa Kinh tế Phát triển – Đại học Kinh tế TP.HCM August 5, 2010 Nội dung bài giảng này • Xây dựng mô hình IS – LM • Dùng mô hình IS – LM để phân tích các chính sách tài khóa (ngân sách) và tiền tệ trong mối liên hệ qua lại giữa thị trường hàng hóa – dịch vụ và thị trường tài chính. • Quan điểm khác nhau giữa Keynesian và Monetarist trong Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 2 chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. • Ngân hàng trung ương nên sử dụng lãi suất mục tiêu hay cung tiền mục tiêu? Lịch sử của mô hình IS - LM • John M. Keynes công bố quyển General Theory of Employment, interest and Money vào năm 1936. • John Hick, năm 1937 tóm lượt những điểm chính về liên hệ giữa thị trường hàng hóa và thị trường tài chính trong Keynes (1936) • Alvin Hansen (1949, 1953) sau đó phát triển những ý tưởng của Hick và họ gọi là mô hình IS – LM, với IS là quan hệ giữa đầu tư (Investment) và tiết kiệm (Saving) trong thị trường hàng hóa và LM là sự tương đồng giữa thanh khoản (Liquidity) và tiền Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 3 (Money) ở thị trường tiền tệ. • Kể từ đó đến nay, mô hình IS-LM được giảng dạy rất phổ biến và là mô hình rất hữu ích cho phân tích các vấn đề về chính sách tài khóa và tiền tệ ở trong ngắn hạn. • Những bằng chứng thực nghiệm kinh điển: Jordi Galí,1992; Mankiw,1993; Christiano et al,1996. Giả thuyết lại hành vi đầu tư • Trong bài giảng trước, chúng ta giả định đầu tư dự kiến là tự định, hay nói cách khác đó là một giá trị cố định – không phụ thuộc vào các biến khác. • Kể từ đây, chúng ta giả định gần với thực tế hơn: đầu tư phụ thuộc vào lãi suất (i). • Khi lãi suất tăng/giảm thì doanh nghiệp sẽ giảm/tăng vay mượn (phát hành trái phiếu) để đầu tư mới – hay nói cách khác khi đó đầu tư sẽ giảm/tăng. Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 4 • Trên thực tế, có vô số các biến khác ảnh hưởng lên chiều hướng đầu tư, doanh số bán – sản lượng, môi trường đầu tư và chúng ta giả định chúng là biến ngoại sinh. I = I (i) = I0 + i1i Với i1= ∂I/ ∂i < 0 Đường IS • Khi lãi suất tăng thì đầu tư giảm sẽ dẫn đến tổng chi tiêu dự kiến giảm (vì đầu tư là một phần của tổng chi tiêu dự kiến) và sản lượng cân bằng giảm. • Khi lãi suất giảm thì đầu tư tăng sẽ dẫn đến tổng chi tiêu dự kiến tăng và sản lượng cân bằng cũng tăng. • IS là mối quan hệ giữa lãi suất và sản lượng nói trên khi nền kinh tế cân bằng, và chúng nghịch biến với nhau. Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 5 Quan hệ IS: Y = C + G + I(i) hay i = i(Y) Với ∂Y/ ∂i < 0 hoặc ∂i/ ∂Y < 0 Mô tả việc xây dựng IS bằng đồ thị Y AE C0 + I0 + G0 – c1T0 AE0E0 450 C0 + I1 + G0 – c1T0 E1 AE1 Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 6 Y E0 Y0* Y0*Lãi suất (i) i0 Y1* E1i1 IS Y1* Chính sách ngân sách và ảnh hưởng lên IS • Khi lãi suất không đổi, chính phủ thực hiện chính sách mở rộng ngân sách, khi đó đường IS dịch chuyển sang phải. Và ngược lại, chính sách thu hẹp làm IS dịch sang trái. • Tất cả những biến còn lại (biến ngoại sinh trong mô hình), Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 7 chẳng hạn chi tiêu tự định, đầu tư tự định cũng có tác động lên IS tương tự như G và T. Nếu chúng tác động làm sản Y tăng thì IS dịch sang phải; và ngược lại Đường LM • Để tách biệt sự thay đổi thu nhập thực (Y) khác với thu nhập danh nghĩa (PY), chúng ta phân tích sự cân bằng trên thị trường tiền tệ là những nhân tố thực: cung tiền thực (M/P) và cầu tiền ảnh hưởng bởi thu nhập thực – cầu tiền thực: YL(i) • Một khi thu nhập thực tăng thì làm tăng cầu tiền thực, nếu cung tiền trong thị trường tiền tệ không đổi thì lãi suất sẽ tăng. • Một khi thu nhập thực giảm thì làm giảm cầu tiền thực, nếu cung tiền trong thị trường tiền tệ không đổi thì lãi suất sẽ giảm. Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 8 • Quan hệ giữa thu nhập và lãi suất nói trên khi thị trường tiền tệ cân bằng là ý tưởng của quan hệ LM. Rõ ràng, chúng đồng biến với nhau. Quan hệ LM: M/P = YL(i) hay i = i(Y) Với ∂Y/ ∂i > 0 hoặc ∂i/ ∂Y > 0 Mô tả việc xây dựng IS bằng đồ thị L ã i s u ấ t - i L ã i s u ấ t - i M/P i1 E1 i1 E1 LM Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 9 Lượng tiền thực Thu nhậpY0M i0 Y0L(i) E0 Y1L(i) i0 E0 Y1 Chính sách tiền tệ và ảnh hưởng lên LM • Ngân hàng trung ương mở rộng tiền tệ sẽ làm lãi suất giảm, khi đó đường LM dịch chuyển xuống dưới. • Ngân hàng trung ương thu hẹp tiền tệ sẽ làm lãi Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 10 suất tăng, khi đó đường LM dịch chuyển lên trên. Cân bằng chung trên cả hai thị trường: IS – LM. L ã i s u ấ t - i LM E i Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 11 Thu nhập IS Y Nền kinh tế ổn định khi có sự cân bằng đồng thời trên cả hai thị trường hàng hóa và tiền tệ. Nếu không, một quá trình tự điều chỉnh sẽ diễn ra. Tác động của chính sách ngân sách và cơ chế lan truyền. • Khi thực hiện chính sách mở rộng ngân sách sẽ dẫn đến thu nhập tăng. Thu nhập tăng sẽ tác động lên cầu tiền và làm cầu tiền tăng, với giả định cung tiền thực không thay đổi thì lãi suất sẽ tăng. Lãi suất tăng sẽ tác động trở lại trên thị trường hàng hóa ở biến đầu tư, trong tình huống này đầu tư sẽ giảm và làm giảm một phần thu nhập. Kết quả cuối cùng trong mô hình IS - LM: lãi suất tăng và thu nhập tăng. Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 12 • Khi thực hiện chính sách thu hẹp ngân sách sẽ dẫn đến thu nhập giảm. Thu nhập giảm sẽ tác động lên cầu tiền và làm cầu tiền giảm, với giả định cung tiền thực không thay đổi thì lãi suất sẽ giảm. Lãi suất giảm sẽ tác động trở lại trên thị trường hàng hóa ở biến đầu tư, trong tình huống này đầu tư sẽ tăng và làm tăng thu nhập lên một ít. Kết quả cuối cùng trong mô hình IS - LM : lãi suất giảm và thu nhập giảm. Tác động của chính sách mở rộng ngân sách L ã i s u ấ t - i LM E i0 E1 i1 Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 13 Thu nhậpY0 0 IS0 Ban đầu lúc lãi suất chưa kịp thay đổi, tăng G/giảm T làm thu nhập tăng từ Y0 lên Y, nhưng lãi suất tăng gây ra hiện tượng lất át (crowding out) làm giảm Y xuống còn Y1. Cân bằng cuối cùng ở E1(Y1; i1) Y1 Y IS1 Tác động của chính sách thu hẹp ngân sách L ã i s u ấ t - i LM E1 i1 E0 i0 Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 14 Thu nhậpY1 IS1 Ban đầu lúc lãi suất chưa kịp thay đổi, giảm G/tăng T làm thu nhập giảm từ Y0 xuống Y, nhưng lãi suất giảm làm tăng Y đến Y1. Cân bằng cuối cùng ở E1(Y1; i1) Y0Y IS0 Tác động của chính sách tiền tệ và cơ chế lan truyền • Khi thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ sẽ làm lãi suất giảm. Lãi suất giảm sẽ dẫn đến đầu tư tăng và làm thu nhập tăng. Thu nhập tăng lại làm cầu tiền tăng và khi đó lãi suất tăng lên trở lại một ít. Kết quả cuối cùng trong mô hình IS - LM: lãi suất giảm và thu nhập tăng. Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 15 • Khi thực hiện chính sách thu hẹp tiền tệ sẽ làm lãi suất tăng. Lãi suất tăng sẽ dẫn đến đầu tư giảm và làm thu nhập giảm. Thu nhập giảm lại làm cầu tiền giảm và khi đó lãi suất giảm đi một ít. Kết quả cuối cùng trong mô hình IS - LM: lãi suất tăng và thu nhập giảm. Tác động của nới lỏng tiền tệ L ã i s u ấ t - i LM0 E0i0 E1i1 LM1 Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 16 Thu nhậpY0 IS Ban đầu lúc thu nhập chưa kịp thay đổi, tăng cung tiền làm lãi xuất giảm xuống từ i0 đến i, nhưng lãi suất giảm làm tăng Y nên làm cầu tiền tăng, vì thế lãi suất tăng lên trở lại ở i1. Cân bằng cuối cùng tại E1(Y1; i1) Y1 i Tác động của thắt chặt tiền tệ L ã i s u ấ t - i LM1 E1i1 E0i0 i LM0 Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 17 Thu nhậpY1 IS Ban đầu lúc thu nhập chưa kịp thay đổi, giảm cung tiền làm lãi xuất tăng lên từ i0 đến i, nhưng lãi suất tăng làm giảm Y nên làm cầu tiền giảm, vì thế lãi suất giảm trở lại ở i1. Cân bằng cuối cùng tại E1(Y1; i1) Y0 Tóm tắt kết quả của các chính sách Dịch chuyển IS Dịch chuyển LM Chiều hướng của Y Chiều hướng của i Tăng thuế Trái Không Giảm Giảm Giảm thuế Phải Không Tăng Tăng Tăng chi tiêu Phải Không Tăng Tăng Giảm chi tiêu Trái Không Giảm Giảm Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 18 Tăng cung tiền Không Xuống dưới Tăng Giảm Giảm cung tiền Không Lên trên Giảm Tăng Bài tập: Chính sách hỗn hợp Kết quả thu nhập và lãi suất sẽ như thế nào nếu hai chính ngân sách và tiền tệ thực hiện cùng lúc? Thảo luận • Hiệu quả của chính sách ngân sách và tiền tệ phụ thuộc vào nhân tố nào? • Khi nào thì chính sách ngân sách kém hiệu quả? • Khi nào thì chính sách tiền tệ kém hiệu quả? • Trả lời cho những vấn đề trên sẽ hình thành hai trường phái kinh tế: • Nhóm thứ nhất thuộc về quan điểm của những người theo Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 19 Keynes (keynesian): cho rằng chính sách tiền tệ có rất ít tác dụng để giúp nền kinh tế toàn dụng khi có suy thoái. Thay vào đó nên sử dụng chính sách tài khóa. • Nhóm thứ hai thuộc về quan điểm của những người theo trường phái tiền tệ (monetarist): ngược lại, cho rằng chính sách tài khóa có rất ít tác dụng để giúp nền kinh tế trở lại toàn dụng khi có suy thoái xảy ra, thay vào đó là nên sử dụng chính sách tiền tệ. Quan điểm của Keynesian Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 20 Keynesian cho rằng đường LM gần như nằm ngang và đường IS là rất dốc. Trong tình huống này thì chỉ có chính sách tài khóa mở rộng là có tác dụng làm tăng thu nhập (hình bên trái) còn chính sách mở rộng tiền tệ không có nhiều tác dụng (hình bên phải) Mở rộng tài khóa Mở rộng tiền tệ Quan điểm của Monetarist Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 21 Monetarist cho rằng đường IS gần như nằm ngang và đường LM là rất dốc. Trong tình huống này thì chỉ có chính sách tiền tệ mở rộng là có tác dụng làm tăng thu nhập (hình bên phải) còn chính sách mở rộng tài khóa không có nhiều tác dụng (hình bên trái) Mở rộng tài khóa Mở rộng tiền tệ Giả thuyết khác nhau giữa Keynesian và Monetarist về cầu tiền Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 22 Keynesian cho rằng hàm cầu tiền là co dãn rất nhiều với lãi suất (khi đó nó gần như nằm ngang). Vì thế, sự thay đổi trong hàm cầu tiền – chẳng hạn như do thu nhập tăng, làm thay đổi lãi suất rất ít (hình bên trái); Ngược lại, Monetarist cho rằng cầu tiền co rất ít với lãi suất và một sự biến động về cầu tiền lãi thay đổi mạnh lãi suất (hình bên phải). Giả thuyết khác nhau giữa Keynesian và Monetarist về hành vi đầu tư Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 23 Keynesian cho rằng đầu tư co dãn rất ít với lãi suất và do vậy ngay cả khi có sự thay đổi nhiều về lãi suất thì không làm đầu tư biến động nhiều (hình bên trái). Nhưng ngược lại, nhóm Monetarist cho rằng đầu tư co dãn rất nhiều với lãi suất, một sự biến động lãi suất sẽ gây ra biến động mạnh trong đầu tư (hình bên phải). Tóm lại: Keynesian vs. Monetarist • Keynesian: hiện tượng lấn át là ít xảy ra khi mở rộng chính sách ngân sách và vì thế chính sách này có thể làm tăng thu nhập và đưa sản lượng về mức tiềm năng. • Monetarist: hiện tượng lấn át xảy ra rất mạnh khi mở rộng chính sách ngân sách và vì thế chính sách này không thể làm tăng thu nhập và đưa sản lượng về mức tiềm năng. Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 24 Thay vào đó là nên dùng chính sách tiền tệ. Chính sách tiền tệ: ấn định cung tiền hay lãi suất mục tiêu? Ngân hàng trung ương đặt mục tiêu cung tiền IS dao động LM dao động Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 25 Ngân hàng trung ương đặt mục tiêu lãi suất Chính sách tiền tệ: ấn định cung tiền hay lãi suất mục tiêu? 1. Khi ngân hàng trung ương đặt mục tiêu cung tiền – nghĩa là xác định một mức cung tiền cố định cho dù có cú shock gì xảy ra đi chăng nữa: kết quả phân tích ở 2 đồ thị trên của slide bên trên cho thấy thu nhập sẽ dao động khi có shock bên thị trường hàng hóa lẫn thị trường tiền tệ. 2. Khi ngân hàng trung ương đặt mục tiêu lãi suất – nghĩa là xác định một mức lãi suất và phải điều hành chính sách tiền tệ sao cho lãi suất đạt được mục tiêu: hai đồ thị bên dưới của slide bên Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 26 trên cho thấy thu nhập sẽ biến động rất mạnh khi có các cú shock từ phía thị trường hàng hóa; trong khi đó thu nhập không biến động nếu có xảy ra cú shock trên thị trường tiền tệ. Bài tập: 1. Hãy cho ví dụ về cú shock ở thị trường hàng hóa và cho biết chính sách tiền tệ phải làm gì khi a) ngân hàng trung ương chọn chính sách 1 hoặc 2. 2. Tương tự như câu hỏi trên, hãy cho ví dụ và phân tích về 1 cú sốc trên thị trường tiền tệ. IS – LM: Đại số C = C0 + c1(Y – T) T = T0 G = G0 I = I0 + i1i M = M0 P = P MD = d1Y + d2i Phường trình IS: Y = C + c Y(T – T0) + G0 + I + i i. Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 27 0 1 0 1 Hay i = -(C0 + I0 + G0 – c1T0)/i1 + [(1-c1)/i1]Y Phường trình LM: M0/P = d1Y + d2i Hay i = M0/Pd2 – [d1/d2]Y Bài tập: Hãy viết phương trình IS khi đầu tư có phụ thuộc vào lãi suất lẫn thu nhập, chẳng hạn: I = I0 + i1i + i2Y. Bài tập bằng số C = 200 + 0.25(Y – T) T = 200 G = 250 I = 150 + 0.25Y – 100i M = 3,200 P = 2 MD = 2Y – 8000i 1. Hãy viết phương trình IS và cho biết độ dốc của nó. Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 28 2. Hãy viết phương trình LM và cho biết độ dốc của nó. 3. Tính lãi suất và thu nhập cân bằng. 4. Khi nền kinh tế cân bằng thì C, Sp, Sg và I là bao nhiêu? 5. Bây giờ giả sử rằng cung tiền thực tăng lên 1840, hãy tính lại Y, i, I và C 6. Bây giờ, với cung tiền thực như tình huống ban đầu, nếu chính phủ tăng chi tiêu lên 400, hãy tính lại Y, I, i, và C. Nguồn: Blanchard, 2000, trang 100, bài tập 5. Phụ lục: Bẫy thanh khoản (Liquidity trap): tình huống Nhật Bản 1996 2000 Tăng trưởng trong giai đoạn 1996 – 2000 GDP thực (Y) 514,852 531,133 3.1% Cung tiền thực (M/P) 163,201 227, 210 28.2% Chỉ số giá (P) 100.00 101.4 1.4% Lãi suất (i) 0.59% 0.25% Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 29 Câu hỏi: Tại sao cung tiền tăng mà thu nhập và lãi suất không tăng hoặc tăng rất ít? Nguồn: Gartners, 2006. Phụ lục: Bẫy thanh khoản (Liquidity trap): tình huống Nhật Bản • Khi lãi suất ở mức rất thấp, gần bằng không, thì dân chúng sẽ giữ của cải của mình chủ yếu là tiền mặt, hay nói cách khác là trái phiếu không còn hấp dẫn và độ co dãn giữa lãi suất và trái phiếu là bằng zero. Như vậy, ở khía cạnh cầu tiền thì độ co dãn giữa cầu tiền và lãi suất là co dãn hoàn toàn (khi đó đường cầu tiền gần như nằm ngang trong đồ thị của thị trường tiền tệ). • Trong tình huống này, việc tăng cung tiền không ảnh hưởng đến giá của Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 30 cổ phiếu – hay nói cách khác lãi suất không biến động và vì thế không có tác động gì đến thu nhập thực. • Nền kinh tế rơi vào tình huống trên gọi là rơi vào “bẫy thanh khoản” và nền kinh tế Nhật Bản cung cấp một bằng chứng cho tình huống này. • Về mặt đồ thị thì lúc này đường LM gần như nằm ngang, xem minh họa ở slide tiếp theo. Phụ lục: Bẫy thanh khoản (Liquidity trap): tình huống Nhật Bản Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 31 Phụ lục: Bẫy thanh khoản (Liquidity trap): đại số Phương trình đường LM i = M/Pd2 – d1/d2Y Khi cầu tiền co dãn hoàn toàn với lãi suất: d2→ - ∞ Vậy d /d → 0 nên đường LM nằm ngang và lãi suất cũng }ến tới zero. Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 32 1 2 Phụ lục: G, M/P, Y và i của Việt Nam qua các giai đoạn 1994-98 1999-03 2004-08 Tăng trưởng trung bình (Y) 8.3 6.6 7.8 Lãi suất trung bình (i) 10.9 7.1 9.3 Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 33 Tăng chi tiêu trung bình (G) 16.0 17.3 21.9 Mức tăng cung tiền thực trung bình (M2/P) 13.0 27.2 19.6 Nguồn: tính toán từ số liệu của ADB Tài liệu tham khảo • Jordi Galí. 1992. “How well does the IS-LM model fit the postwar US data?,” Quarterly Journal of Economics 107: 709 – 38. • John Hick. 1937. “Mr Keynes and the “Classics”: The Suggested Interpretation,” Econometrica, Vol. 5, No. 2. (Apr., 1937), pp. 147-159. • John Sloman. 2006. Economics. Prentice Hall, 6th edition. • Lawrence Christiano, Martin Eichenbaum và Charles Evans. 1996. “The effects of Monetary Policy Shocks: Evidence from the Flow of Funds,” Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 34 Review of Economics and Statistics, Feb 1996, 78-1. • Oliver Blanchard. 2000. Macroeconomics, 2000, Prentice Hall, 2nd edition. • Mankiw, N. Gregory. 2002. Macroeconomics, Worth Publisher, 5th edition. • Manfred Gartner. 2006. Macroeconomics, Prentice Hall, 2nd edition.