Bài giảng Kinh tế năng lượng

Rừng – “Lá phổi của trái đất” đang bị phá hủy do hoạt động của loài người. Đa dạng sinh học đang giảm sút hàng ngày. Nguồn nước ngọt đang hiếm dần. Mức tiêu thụ năng lượng ngày càng cao và nguồn năng lượng hóa thạch đang dần cạn kiệt. Hạn hán ngày càng gia tăng đang ảnh hưởng đến sản xuất lượng thực và cuộc sống của nhiều vùng. Trái đất đang nóng lên. Dân số thế giới tăng nhanh.

ppt54 trang | Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 1907 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Kinh tế năng lượng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NĂNG LƯỢNG & MÔI TRƯỜNG 1 Tổng quan về vấn đề môi trường 2 Nguồn và nguyên nhân gây ô nhiễm 3 Đánh giá hậu quả của ô nhiễm 4 Vấn đề Kinh Tế - Môi Trường 5 Các giải pháp khắc phục NĂNG LƯỢNG & MÔI TRƯỜNG I Tổng quan về vấn đề môi trường I.1: Môi trường toàn cầu I.2: Môi trường ở Việt Nam I.1 Môi trường toàn cầu Nhiều biến đổi lớn về môi trường Tài nguyên thiên nhiên dần cạn kiệt Sự nóng lên toàn cầu Môi trường ngày càng ô nhiễm do con người Nhiều thiên tai, bệnh dịch mới xuất hiện Dân số thế giới tăng nhanh Bức tranh toàn cảnh về môi trường hiên nay Vấn đề cấp bách hiện nay: Rừng – “Lá phổi của trái đất” đang bị phá hủy do hoạt động của loài người. Đa dạng sinh học đang giảm sút hàng ngày. Nguồn nước ngọt đang hiếm dần. Mức tiêu thụ năng lượng ngày càng cao và nguồn năng lượng hóa thạch đang dần cạn kiệt. Hạn hán ngày càng gia tăng đang ảnh hưởng đến sản xuất lượng thực và cuộc sống của nhiều vùng. Trái đất đang nóng lên. Dân số thế giới tăng nhanh. I.1 Môi trường toàn cầu 1. Độ che phủ và chất lượng rừng giảm sút nghiêm trọng 2. Đa dạng sinh học ở Việt Nam 3. Sự khai thác quá mức các loài động, thực vật hoang dã là đáng lo ngại 4. Diện tích đất trồng trọt trên đầu người càng giảm I.1 Môi trường ở Việt Nam Bức tranh toàn cảnh môi trường VN 5. Đất ngày càng thái hóa 6. Thiếu nước ngọt và ôi nhiễm nguồn nước ngầm 7. Nạn ô nhiễm ngày càng khó giải quyết Vấn đề phát triển đô thị và môi trường Chất lượng môi trường nông thôn có xu hướng xuống cấp nhanh Bức tranh toàn cảnh môi trường VN I.1 Môi trường ở Việt Nam NĂNG LƯỢNG & MÔI TRƯỜNG 2 Nguồn và nguyên nhân gây ô nhiễm 2.1: Nguồn gây ô nhiễm 2.2: Nguyên nhân ô nhiễm 2.1 Nguồn gây ô nhiễm môi trường Nguồn di động: Các phương tiện giao thông vận tải như: máy bay, ô tô tải, ô tô con, mô tô, xe máy… Các thiết bị vũ trụ như: tên lửa, tàu không gian, vệ tinh… Nguồn cố định: Các nhà máy, xí nghiệp: nhà máy sản xuất xi măng, nhà máy giấy, nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu… Các tòa nhà thương mại: Trung tâm mua sắm, Siêu thị, Nhà hàng, khách sạn… Bệnh viện Trường học… 2.1 Nguồn gây ô nhiễm môi trường Nguồn tự nhiên: Núi lửa Động đất Sóng thần… 2.1 Nguồn gây ô nhiễm môi trường Nguồn nhân tạo: Các hoạt động xây dựng: Xây dựng nhà máy thủy điện, nhiệt điện, các nhà máy chế biến thực phẩm, xây dựng cầu đường… Ý thức của con người: vứt rác bừa bãi, sử dụng nhiều túi ni lông, chặt rừng làm nương rẫy, chặt rừng đầu nguồn bán gỗ… 2.1 Nguồn gây ô nhiễm môi trường 2.2 Nguyên nhân gây ô nhiễm Dân số tăng nhanh gây áp lực lên môi trường. Nhu cầu sử dụng năng lượng tăng làm tăng lượng phát thải ra môi trường. Ý thức của con người chưa quan tâm đến môi trường. Những hạn chế, bất cập của cơ chế, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường và việc tổ chức thực hiện của các cơ quan chức năng. Quyền hạn pháp lí của các tổ chức bảo vệ môi trường, nhất là của lực lượng Cảnh sát môi trường chưa thực sự đủ mạnh. Các cấp chính quyền chưa nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mức đối với công tác bảo vệ môi trường, dẫn đến buông lỏng quản lí, thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát về môi trường. Công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường trong xã hội còn hạn chế, dẫn đến chưa phát huy được ý thức tự giác, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, cộng đồng trong việc tham gia gìn giữ và bảo vệ môi trường. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác bảo vệ môi trường còn hạn chế; phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác kiểm tra chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn. 2.2 Nguyên nhân gây ô nhiễm NĂNG LƯỢNG & MÔI TRƯỜNG 3 Đánh giá hậu quả của ô nhiễm 3.1: Ô nhiễm nước 3.2: Ô nhiễm không khí 3.3: Ô nhiễm đất 3.1 Ô nhiễm nước Môi trường nước lục địa: Hiện nay, vấn đề ô nhiễm nước mặt, nước dưới đất đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, đặc biệt tại các lưu vực sông và các sông nhỏ kênh rạch trong các nội thành nội thị. Nước dưới đất cũng có hiện tượng bị ô nhiễm và nhiễm mặn cục bộ. 3. Đánh giá hậu quả ô nhiễm Môi trường biển: nhìn chung, chất lượng nước ở các vùng biển và ven biển vẫn còn nằm trong tiêu chuẩn cho phép, trừ một số vùng cửa sông và vùng ven biển nơi có các khu dân cư đô thị tập trung, các cơ sở công nghiệp, các cảng biển. 3.1 Ô nhiễm nước 3. Đánh giá hậu quả ô nhiễm 3.2 Ô nhiễm không khí Các tác động của ô nhiễm không khí Cùng với việc môi trường không khí ngày càng bị ô nhiễm đã dẫn đến khả năng hấp thụ bức xạ Mặt Trời của khí quyển tăng lên thì "hiệu ứng nhà kính" do khí thải CO2 càng trở nên rõ rệt mà hậu quả chung là khiến nhiệt độ trung bình của trái đất tăng lên. Đó là vấn đề "ấm lên toàn cầu" được các nhà môi trường học đề cập nhiều trong thời gian gần đây. Ngoài ra các hạt vật chất như bụi khói tăng lên sẽ làm giảm lượng bức xạ mặt trời đi đến mặt đất. 3. Đánh giá hậu quả ô nhiễm Các tác động của ô nhiễm không khí Một vấn đề khác của ô nhiễm khí quyển là "sự mỏng đi của tầng ozon". Trái đất được che chở bởi một tầng ozon (ở độ cao 25 - 30 km) trong tầng bình lưu (độ cao 11-65 km), nó ngăn chặn các tia cực tím từ mặt trời, các tia này có thể gây ra những tác hại xấu cho sinh vật và con người trên mặt đất như đục thuỷ tinh thể, ung thư da. 3. Đánh giá hậu quả ô nhiễm 3.2 Ô nhiễm không khí Các tác động của ô nhiễm không khí Mưa acid là tác nhân ô nhiễm thứ cấp, cũng là vấn đề quan trọng trong ô nhiễm không khí. Nước mưa bình thường chỉ mang tính acid nhẹ, không có tác hại gì. Tuy nhiên, các khí thải như SO2, NO2 do con người thải vào khí quyển hoà tan với hơi nước trong không khí tạo thành các hạt acid sulfuric (H2SO4), acid nitric (HNO3). 3. Đánh giá hậu quả ô nhiễm 3.2 Ô nhiễm không khí Các tác động của ô nhiễm không khí Phần lớn các chất ô nhiễm đều gây tác hại đối với sức khoẻ con người, với hai cơ quan chính của con người là mắt và đường hô hấp. Ảnh hưởng cấp tính có thể gây ra tử vong. Ảnh hưởng mãn tính gây ra bệnh ung thư phổi. 3. Đánh giá hậu quả ô nhiễm 3.2 Ô nhiễm không khí Tác hại của ô nhiễm không khí lên thực bì, hệ sinh thái và các công trình xây dựng Nồng độ SO2 trong không khí chỉ độ 0,03 ppm đã gây ảnh hưởng đến sinh trưởng của rau quả. Ở nồng độ cao thì trong một thời gian ngắn đã làm rụng lá và gây chết đối với thực vật. Ở nồng độ thấp nhưng với thời gian kéo dài một số ngày sẽ làm lá vàng úa và rụng. Khí SO2 đặc biệt có hại đối với lúa mạch và cây bông. Các cây thuộc họ thông cũng rất nhạy cảm với khí SO2. Nhiều loài hoa và cây ăn quả kể cả cam quýt, đặc biệt nhạy cảm đối với Cl2 trong nhiều trường hợp ngay cả nồng độ tương đối thấp. 3. Đánh giá hậu quả ô nhiễm 3.2 Ô nhiễm không khí Ảnh hưởng của suy thoái và ô nhiễm đất: Sự suy thoái đất sẽ dẫn đến giảm năng suất cây trồng, vật nuôi, làm nghèo thảm thực vật, suy giảm đa dạng sinh học. Đồng thời chúng có tác động ngược lại càng làm cho quá trình xói mòn, thoái hóa đất diễn ra nhanh hơn. 3. Đánh giá hậu quả ô nhiễm 3.3 Ô nhiễm đất Sự tích tụ các chất độc hại, các kim loại nặng trong đất sẽ làm tăng khả năng hấp thụ các nguyên tố có hại trong cây trồng, vật nuôi và gián tiếp gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người. Do sử dụng nhiều hóa chất trong nông nghiệp, hiện nay tình hình ngộ độc thực phẩm do các hóa chất độc, trong đó có thuốc bảo vệ thực vật diễn ra phức tạp và có chiều hướng gia tăng. Theo thống kê của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, năm 2004 có 145 vụ ngộ độc (trong đó thực phẩm độc chiếm 23%, hóa chất 13%) với 3.580 người mắc, có 41 người tử vong. 3. Đánh giá hậu quả ô nhiễm 3.3 Ô nhiễm đất NL & MT 4 Vấn đề Kinh Tế - Môi Trường 4.1: Mối quan hệ Kinh Tế và Môi Trường 4.2: Sử dụng tài nguyên phát thải tối ưu 4.1: Mối quan hệ Kinh Tế và Môi Trường Hình 1: Quan hệ giữa hệ thống kinh tế và môi trường (Nguồn: Economics of natural resources and the Environment) NGUYÊN TẮC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: Nguyên tắc 1: Mức khai thác và sử dụng tài nguyên tái tạo luôn nhỏ hơn mức tái tạo tài nguyên ( h Vì thế người sản xuất sẽ hướng tới sản xuất ở mức Q* 4.2. Lựa chọn sử dụng tài nguyên và mức phát thải tối ưu Các kỹ thuật đánh giá hậu quả môi trường Cách 1: Tìm kiếm thị trường thay thế Cách 2: Hỏi những người trong môi trường bị ô nhiễm đó sẵn sàng chi trả bao nhiêu để làm sạch hay được trả để gây ô nhiễm Cách 3: Tính toán quan hệ giữa liều (lượng) và phản ứng giữa ô nhiễm và một vài ảnh hưởng => Mục tiêu: định lượng được thiệt hại là cơ sở xây dựng đường MEC sử dụng trong các mô hình NĂNG LƯỢNG & MÔI TRƯỜNG 5 Các giải pháp khắc phục Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường Thực thi các chính sách trên toàn cầu. Pháp luật chế tài cưỡng chế các hành vi gây ô nhiễm Tăng cường khả năng quản lý môi trường Giáo dục ý thức môi trường Sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên Hỗ trợ, xử lý các ô nhiễm. Tùy từng môi trường mà có các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm khác nhau Giảm ô nhiễm môi trường không khí Biện pháp giảm ô nhiễm bụi, hơi và khí + Hạn chế sự gia tăng phương tiện GTVT => sử dụng phương tiện công cộng + Sử dụng nhiên liệu sạch: điện, gas, NL mặt trời,… + Cải thiện kỹ thuật xe máy nhằm giảm bớt sự phát thải khí ô nhiễm từ xe cộ và các biện pháp đơn giản để giảm bớt sự bay hơi nhiên liệu. +Dùng thiết bị lọc và làm sạch các khí thải từ các nhà máy, các ống khói lò nung. Biện pháp đổi mới công nghệ ít gây ô nhiễm: chú ý tới việc sử dụng các năng lượng mới, ít ô nhiễm như năng lượng mặt trời, sức gió, sức nước...vào sản xuất. Các giải pháp khắc phục Biện pháp sinh thái học: trồng cây xanh Sử dụng các công cụ pháp lý và kinh tế: + Tiến hành kiểm soát và đăng ký các nguồn gây ô nhiễm môi trường. + Đăng ký chất thải + Hình thức các chất độc hại, cũng như các biện pháp phòng tránh sự cố xảy ra thảm hoạ về ô nhiễm môi trường. +Tiến hành thu thuế, xử phạt, thậm chí là bắt ngừng sản xuất, nếu nhà máy thải ra các chất độc hại gây ô nhiễm môi trường quá giới hạn cho phép. Giáo dục ý thức tự giác của mỗi người dân. Biện pháp giảm ô nhiễm môi trường đất Đề ra các tiêu chuẩn chất lượng môi trường đất Hạn chế tối đa việc sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ. Sử dụng phải bảo vệ được đời sống vi sinh vật, thực vật và động vật sống trong đất. Thu dọn, vận chuyển, xử lý, chôn vùi chất thải rắn, rác rưởi đô thị cần được áp dụng để bảo đảm vệ sinh môi trường. Để xử lý chất thải rắn của đô thị, thông thường người ta thực hiện theo trình tự như sau: Biện pháp giảm ô nhiễm chất thải đô thị Thu gom Phân loại Nhựa, kim loại, giấy,… Chất độc hại, nổ, phóng xạ Chứa mầm bệnh, vi khuẩn Nguồn gốc hữu cơ Tái chế Phân hữu cơ Thiêu hủy Kỹ thuật xử lý riêng Ví dụ: Công ty CP chăn nuôi Mitraco Hà Tĩnh Đặt vấn đề: 1 năm nuôi 1225 lợn nái 25000-34000 lơn thương phẩm. 1 ngày thải ra: phân Khí thải 105 m3 nước thải 4800 kg thải rắn Thức ăn thừa Nước tiểu Tắm, vệ sinh chuồng Mùi hôi NH3,CH4,H2S Giải quyết: Chất thải rắn => xây hầm biogas Mùi hôi =>chế phẩm sinh học Nước tiểu => tưới cây Tổ chức tập huấn BVMT cho cán bộ nhân viên Hiệu quả: Phát điện bằng khí gas với CS 125 kW/h =>đáp ứng 1/3 nhu cầu điện sử dụng cty Giảm ô nhiễm môi trường, mùi hôi, dịch bệnh,… Thu hoạch từ cây ăn quả Ví dụ: Công ty CP chăn nuôi Mitraco Hà Tĩnh Ví dụ: Làng nghề Thanh Thùy - Thanh Oai (Hà Nội) Đặt vấn đề Làng nghề Thanh Thùy gồm: 4 thôn sản xuất cơ khi 1 thôn làm trống 1 thôn làm đồ mỹ nghê, điêu khắc gỗ Hạn chế nhận thức, ko tuân thủ qui định BVMT Công tác quản lý chưa chăt chẽ Hệ thống xử lý chất thải ko đảm bảo Ko có hệ thống phân tách nước sản xuât và thải SH Nồng độ chất thải vượt quá qui định cho phép Giải pháp Nâng cao năng lực cơ quan quản lý môi trường Đào tạo, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân Mua sắm các thiết bị, máy móc để khắc phục ô nhiễm Xử lý và phân loại chất thải rắn Xây dựng hệ thống phân tách nước sinh hoạt và nước thải do sản xuất Áp dụng sản xuất sạch hơn vào sản xuất Ví dụ: Làng nghề Thanh Thùy - Thanh Oai (Hà Nội) Hiệu quả Đỡ tốn công sức khi giải quyết Hạn chế rơi vãi hóa chất, sản phẩm trong quá trình sản xuất => nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm ô nhiễm chất thải rắn và chất thải hóa chất Giảm nồng độ chất thải ra môi trường => hạn chế sự ảnh hưởng đến sức khỏe Giảm ô nhiễm môi trường Ví dụ: Làng nghề Thanh Thùy - Thanh Oai (Hà Nội) Giải pháp giảm ô nhiễm môi trường nước Trước mắt cần: 1. Tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng 2. Tăng cường công tác phối hợp quản lý từ các sở ngành, địa phương 3. Tăng cường tuần tra phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm 4. Tăng cường nguồn kinh phí và xây dựng cơ chế riêng cho công tác vớt cỏ, rác, lục bình, nạo vét thông thoáng sông kênh rạch 5. Đẩy nhanh tiến độ dự án cắm mốc bờ cao, sông kênh rạch 6. Đẩy nhanh tiến độ các dự án xử lý nước thải, rác thải theo quy hoạch Về lâu dài cần có giải pháp: - Phổ cập giáo dục về bảo vệ môi trường nâng cao nhận thức con người - truyền vận động quần chúng hưởng ứng các chương trình chống ô nhiễm môi trường nước - Đưa các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ vào các khu công nghiệp, khu chế xuất - Xây dựng nhà máy xử lý nước thải - Thiết kế hệ thống cấp nước, tiêu nước cho các khu nuôi trồng thủy sản  - Xây dựng quy chế phối hợp với các địa phương lân cận về bảo vệ môi trường nước hệ thống sông kênh rạch chung - Tổ chức quản lý và kiểm soát chất lượng nguồn nước. Triển khai sản xuất sạch hơn ở các khu sản xuất, chế biến và tái chế,… Giải pháp giảm ô nhiễm môi trường nước Giải pháp giảm ô nhiễm do vi sinh vật Giữ vệ sinh thân thể Vệ sinh nhà cửa, phát quang xung quanh Vệ sinh an toàn thực phẩm Dùng thuốc tẩy giun theo thời gian hướng dẫn của bác sĩ Giải pháp giảm ô nhiễm hóa chất độc Kêu gọi ý thức mọi người Bỏ xác thuốc trừ sâu vào nơi tái chế xác thải, tránh vứt bừa bãi ra môi trường Các nhà máy cần có hệ thống xử lý hóa chất thải Giải pháp giảm ô nhiễm đối với chất thải rắn Chôn lấp và đốt cháy rác một cách khoa học Xây dựng thêm nhiều nhà máy tái chế chất thải Tuyên truyền mọi người cùng nhau giữ vệ sinh chung Thực hiện đúng các luật giữ gìn môi trường Cảm ơn các bạn đã chú ý lắng nghe!
Tài liệu liên quan