Bài giảng Kinh tế quốc tế - Chương 3 Thương mại quốc tế

I - VAI TRÒ CỦA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 1. K/n và các phương thức giao dịch a. Khái niệm Thương mại là trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các chủ thể Thương mại trong nước là hình thức thương mại, trong đó, chủ thể tham gia cư trú trong cùng 1 nước Thương mại quốc tế là hình thức thương mại, trong đó, chủ thể tham gia cư trú ở các quốc gia khác nhau.

pdf66 trang | Chia sẻ: thanhtuan.68 | Lượt xem: 1034 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Kinh tế quốc tế - Chương 3 Thương mại quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 3 THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 6/10/2014 Nội dung chính I. Vai trò của thương mại quốc tế (TMQT) II. Nguyên tắc cơ bản trong TMQT III. Chính sách TMQT IV. Biện pháp thực hiện trong TMQT 1. K/n và các phương thức giao dịch a. Khái niệm Thương mại là trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các chủ thể Thương mại trong nước là hình thức thương mại, trong đó, chủ thể tham gia cư trú trong cùng 1 nước Thương mại quốc tế là hình thức thương mại, trong đó, chủ thể tham gia cư trú ở các quốc gia khác nhau. I - VAI TRÒ CỦA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ b. Đặc điểm  Thị trường: + Thế giới + Khu vực + Một quốc gia: xuất khẩu, nhập khẩu  Chủ thể: ở các nước khác nhau  Đối tượng: + Hàng hóa + Dịch vụ  Phương tiện thanh toán: I - VAI TRÒ CỦA TMQT c. Các phương thức giao dịch * Giao dịch thương mại hàng hóa quốc tế (1). Giao dịch thương mại thông thường (2). Giao dịch qua trung gian (3). Buôn bán đối lưu (4). Giao dịch tái xuất (5). Đấu giá, đấu thầu quốc tế (6). Giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa (7). Giao dịch tại hội chợ & triển lãm I - VAI TRÒ CỦA TMQT * Các phương thức cung cấp dịch vụ quốc tế (1). Cung cấp dịch vụ thông qua sự vận động của dịch vụ qua biên giới (2). Tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài (3). Hiện diện thương mại (4). Hiện diện tự nhiên nhân (hiện diện thể nhân) I - VAI TRÒ CỦA TMQT 2. Vai trò của thương mại quốc tế - Mở rộng khả năng sản xuất và tiêu dùng - Thúc đẩy kinh tế các nước phát triển 3. Đặc điểm phát triển TMQT ngày nay (tự nghiên cứu giáo trình) I - VAI TRÒ CỦA TMQT 1. Nguyên tắc tương hỗ 2. Nguyên tắc tối huệ quốc (MFN – Most Favoured Nation) 3. Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (NT – National Treatment) 4. Nguyên tắc công khai, minh bạch chính sách, luật pháp liên quan đến TM II - NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG TMQT 1. Nguyên tắc tương hỗ a. Khái niệm Là nguyên tắc mà các bên tham gia trong quan hệ KT - TM dành cho nhau những ưu đãi và nhân nhượng tương xứng. b. Mục đích Thực hiện đối xử “có đi có lại” trong quan hệ thương mại quốc tế II - NGUYÊN TẮC CƠ BẢN 2. Nguyên tắc tối huệ quốc (MFN) * Khái niệm Nghĩa là các bên tham gia trong quan hệ KT - TM dành cho nhau những điều kiện ưu đãi không kém hơn những ưu đãi mà mình dành cho các nước khác. * Nội dung Áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ, chủ thể tham gia quan hệ KT - TM II - NGUYÊN TẮC CƠ BẢN * Mục đích áp dụng - Không phân biệt đối xử - Tạo cơ hội cạnh tranh ngang bằng * Cơ sở áp dụng Hiệp định thương mại: song phương đa phương Phương thức áp dụng + Vô điều kiện + Có điều kiện II - NGUYÊN TẮC CƠ BẢN * Ngoại lệ Hệ thống thuế quan ưu đãi phổ cập (GSP) là hệ thống về thuế quan do các nước công nghiệp phát triển dành cho 1 số sản phẩm nhất định mà họ nhập khẩu từ các nước đang phát triển. Đặc điểm:  không mang tính cam kết  không mang tính “có đi có lại” II - NGUYÊN TẮC CƠ BẢN 3. Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (NT) * Khái niệm Là nguyên tắc mà một quốc gia thực hiện những biện pháp nhằm đảm bảo cho sản phẩm và nhà cung cấp sản phẩm nước ngoài được đối xử trên thị trường nội địa không kém ưu đãi hơn sản phẩm và nhà cung cấp sản phẩm nội địa. II - NGUYÊN TẮC CƠ BẢN * Nội dung: áp dụng đối với - Hàng hóa - Dịch vụ - Quan hệ đầu tư (có liên quan đến TM) - Quyền sở hữu trí tuệ (có liên quan đến TM) * Mục đích áp dụng: - Không phân biệt đối xử - Tạo cơ hội cạnh tranh ngang bằng * Cơ sở áp dụng Hiệp định TM: song phương & đa phương II - NGUYÊN TẮC CƠ BẢN * Ngoại lệ  Dành cho nhà đầu tư, sản xuất nước ngoài: áp dụng khi + thu hút vốn đầu tư nước ngoài + tạo môi trường cạnh tranh cho hàng hóa trong nước; hàng hóa trong nước sản xuất không đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng  Dành cho nhà đầu tư, sản xuất trong nước + ngành nghề, nhà SX cần được bảo hộ + hàng hóa trong nước chưa đủ sức cạnh tranh với hàng hóa nước ngoài II - NGUYÊN TẮC CƠ BẢN 4. Nguyên tắc công khai, minh bạch các chính sách, luật pháp liên quan đến thương mại * Khái niệm Là nguyên tắc các nước phải công bố tất cả các: - luật lệ - quy định - hiệp định quốc tế điều chỉnh các mối quan hệ KT - TM với các nước khác. II - NGUYÊN TẮC CƠ BẢN * Nội dung  Công bố công khai các chính sách, luật pháp liên quan đến thương mại 1 cách rộng rãi, trên nhiều kênh thông tin khác nhau.  Khi hệ thống chính sách, luật pháp liên quan đến thương mại có sự thay đổi phải công bố công khai sự điều chỉnh (nội dung, thời gian)  Việc thực thi chính sách, luật pháp liên quan đến thương mại phải được đảm bảo thực hiện đúng thời gian đã công bố. II - NGUYÊN TẮC CƠ BẢN * Mục đích áp dụng * Cơ sở áp dụng Hiệp định TM: song phương & đa phương * Ngoại lệ  Thông tin mật có thể gây cản trở cho việc thi hành luật pháp  Thông tin trái với lợi ích công cộng  Thông tin gây phương hại đến quyền lợi chính đáng của 1 doanh nghiệp cụ thể II - NGUYÊN TẮC CƠ BẢN 1. Khái niệm và vị trí * Khái niệm Là hệ thống hoàn chỉnh bao gồm:  các quy định, luật lệ  các hiệp định quốc tế  các quan điểm được chính phủ sử dụng để điều chỉnh hoạt động TMQT, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội III - CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ * Vị trí  Là bộ phận của chính sách kinh tế đối ngoại, chính sách kinh tế chung của 1 quốc gia  Là căn cứ pháp lý mang tính quốc tế, đòi hỏi các chủ thể tham gia phải tuân thủ chặt chẽ  Tạo điều kiện cho các công ty trong nước có khả năng dự đoán trước và đảm bảo an toàn trong kinh doanh III - CHÍNH SÁCH TMQT 2. Các chính sách TMQT 2.1. Chính sách thương mại tự do a. Khái niệm * Khái niệm Là chính sách TMQT mà nhà nước không can thiệp trực tiếp vào hoạt động TM và thị trường, để cho hàng hóa, dịch vụ được tự do lưu thông giữa trong và ngoài nước, tạo điều kiện cho TMQT phát triển. III - CHÍNH SÁCH TMQT * Đặc điểm  Quy luật thị trường điều tiết toàn bộ nền kinh tế (quy luật cung cầu, giá trị, tự do cạnh tranh)  Hoạt động TM quốc tế được tiến hành tự do với hàng hóa, dịch vụ có đủ sức cạnh tranh  Mức độ can thiệp vào nền KT và các hoạt động thị trường của nhà nước thấp CHÍNH SÁCH TM TỰ DO * Phân loại  Chính sách thương mại tự do hoàn toàn: mở cửa hoàn toàn thị trường nội địa  Chính sách thương mại tự do có giới hạn: + mở cửa thị trường nội địa với những nước có quan hệ TM, dành cho nhau những ưu đãi và nhân nhượng + mở cửa thị trường nội địa với những mặt hàng trong nước có đủ sức cạnh tranh CHÍNH SÁCH TM TỰ DO b. Nội dung - Về mặt hàng: nhà nước xây dựng và công bố danh mục hàng hóa được tự do xuất, nhập khẩu - Về thị trường: nhà nước thực hiện các biện pháp + đối với các nhà kinh doanh trong nước + đối với các nhà kinh doanh nước ngoài - Về nguyên tắc điều chỉnh: không phân biệt đối xử và công khai, minh bạch CHÍNH SÁCH TM TỰ DO c. Tác động của việc thực hiện CSTM tự do Tác động tích cực - Thúc đẩy TMQT phát triển - Thúc đẩy SX trong nước phát triển - Thị trường hàng hóa nội địa phong phú, đa dạng, người tiêu dùng được lợi Tác động tiêu cực - Nền kinh tế dễ rơi vào tình trạng phát triển không ổn định, có thể khủng hoảng - Nhà sản xuất trong nước không đủ sức cạnh tranh sẽ dễ dàng bị thua lỗ, phá sản CHÍNH SÁCH TM TỰ DO d. Điều kiện thực hiện  Điều kiện quốc tế  Thị trường thế giới ổn định  Ký kết hiệp định thương mại song phương và đa phương  Điều kiện trong nước  Nhà nước thực hiện chính sách mở cửa thị trường nội địa  Nền kinh tế phải đủ mạnh, hàng hóa và doanh nghiệp trong nước đủ sức cạnh tranh với hàng hóa và doanh nghiệp nước ngoài CHÍNH SÁCH TM TỰ DO 2.2. Chính sách thương mại bảo hộ a. Khái niệm * Khái niệm Là CSTMQT mà nhà nước sử dụng các công cụ, biện pháp nhằm bảo vệ thị trường nội địa trước sự cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu; đồng thời, tạo điều kiện cho nhà kinh doanh trong nước mở rộng kinh doanh ở thị trường nước ngoài. III - CHÍNH SÁCH TMQT * Đặc điểm  Quy luật thị trường điều tiết hoạt động TMQT & hoạt động thị trường nhưng vai trò chủ yếu vẫn thuộc về các chính sách vĩ mô của nhà nước  Nhà nước sử dụng công cụ, biện pháp bảo hộ sản xuất trong nước; làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ nước ngoài  Các nhà sản xuất trong nước được tạo điều kiện để tăng khả năng cạnh tranh và tham gia thị trường nước ngoài CHÍNH SÁCH TM BẢO HỘ * Phân loại  CSTM bảo hộ hoàn toàn: nhà nước đóng cửa hoàn toàn thị trường nội địa  CSTM bảo hộ có giới hạn: chỉ bảo hộ đối với: - Những hàng hóa trong nước chưa đủ sức cạnh tranh - Những thị trường chưa có mối quan hệ thân thiện CHÍNH SÁCH TM BẢO HỘ b. Nội dung - Về mặt hàng: nhà nước xây dựng và công bố danh mục hàng hóa cấm, hạn chế xuất, nhập khẩu - Về thị trường: nhà nước thực hiện các biện pháp: + đối với các nhà kinh doanh trong nước + đối với các nhà kinh doanh nước ngoài - Về nguyên tắc điều chỉnh: nguyên tắc có phân biệt đối xử CHÍNH SÁCH TM BẢO HỘ c. Tác động của việc thực hiện chính sách thương mại bảo hộ  Tác động tích cực - Đối với quản lý vĩ mô: tạo điều kiện ổn định KT vĩ mô; sử dụng hợp lý và tiết kiệm ngoại tệ. - Đối với sản xuất trong nước: + Bảo vệ ngành hàng non trẻ, tạo điều kiện ổn định để phát triển (tránh cạnh tranh, tránh biến động) + Bảo vệ và nâng đỡ các nhà SXKD trong nước CHÍNH SÁCH TM BẢO HỘ c. Tác động  Tác động tiêu cực - Đối với quan hệ TMQT: kém phát triển, cô lập nền kinh tế - Đối với sản xuất trong nước: tạo ra sự trì trệ, bảo thủ, độc quyền trong kinh doanh với những ngành nghề được nhà nước bảo hộ lâu dài - Đối với tiêu dùng: thị trường trong nước kém đa dạng về chủng loại, chất lượng có thể không đảm bảo CHÍNH SÁCH TM BẢO HỘ d. Điều kiện thực hiện  Điều kiện quốc tế  Quan hệ với các nước kém thân thiện  Thị trường thế giới có biến động mạnh, có thể gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế trong nước  Điều kiện trong nước  Nền kinh tế chưa đủ sức cạnh tranh  Các ngành hàng cần phát triển chưa có đủ năng lực để cạnh tranh ở thị trường nội địa và quốc tế CHÍNH SÁCH TM BẢO HỘ Mục đích chính thực hiện các biện pháp trong thương mại quốc tế  Phát triển thương mại quốc tế  Điều tiết thương mại quốc tế  Bảo hộ sản xuất trong nước IV - BIỆN PHÁP THỰC HIỆN TRONG TMQT Các biện pháp thực hiện trong TMQT 1. Ký kết hiệp định thương mại 2. Thuế quan 3. Tài chính - tiền tệ phi thuế quan 4. Hạn chế số lượng 5. Mang tính kỹ thuật 6. Bảo vệ thương mại tạm thời  chỉ ra các biện pháp phi thuế quan  các biện pháp tài chính, phi tài chính 1. Ký kết hiệp định thương mại a. Khái niệm Là văn bản ngoại giao do hai hay nhiều nước ký kết về những điều kiện để tiến hành các hoạt động thương mại b. Phân loại - Hiệp định thương mại song phương (BTA) - Hiệp định thương mại đa phương (MTA) - Hiệp định thương mại đa biên (PTA) IV - BIỆN PHÁP c. Ý nghĩa của việc ký kết hiệp định thương mại - Hiệp định TM là văn bản pháp lý đối với các bên tham gia; là cơ sở để mở rộng quan hệ TM. - Ký kết hiệp định TM là biện pháp giúp các nước mở rộng quan hệ thị trường; phát triển hoạt động TMQT IV - BIỆN PHÁP a. Khái niệm Là loại thuế gián thu đánh vào hàng hóa tại biên giới khi hàng hóa đi từ lãnh thổ hải quan này sang lãnh thổ hải quan khác  Đặc điểm của thuế gián thu:  Người nộp thuế: nhà kinh doanh XNK  Người chịu thuế: người tiêu dùng  Một số k/n liên quan:  thuế suất trần (ràng buộc)  thuế quan hạn ngạch (liên quan đến hạn ngạch) 2. Thuế quan b. Phân loại Theo đối tượng đánh thuế:  Thuế nhập khẩu  Thuế xuất khẩu  Thuế quá cảnh Theo phương pháp tính thuế:  Thuế quan tính theo giá trị  Thuế quan tính theo số lượng  Thuế quan hỗn hợp IV - BIỆN PHÁP c. Mục đích thực hiện − Là công cụ tài chính để điều tiết TMQT + Tại sao thuế quan có thể điều tiết TMQT? + Điều tiết TMQT bằng thuế quan như thế nào? − Là công cụ quan trọng để bảo hộ sản xuất trong nước + Tại sao thuế quan có thể bảo hộ SX? + Thuế quan thực hiện bảo hộ như thế nào? − Là nguồn thu của ngân sách nhà nước − Là công cụ thực hiện phân biệt đối xử  Tác động của thuế quan (nhập khẩu)  Đối với SX: bảo hộ thế nào cho hiệu quả  Đối với tiêu dùng  Đối với chính phủ  Đối với xã hội  Đối với TMQT  Mối quan hệ giữa thuế quan NK và buôn lậu ? d. Biểu thuế quan - K/n: Là một bảng tổng hợp các mức thuế quan một cách có hệ thống - Xu hướng: các nước, các liên kết KT sử dụng thống nhất biểu thuế quan được xây dựng bằng phương pháp thương lượng NX về biện pháp thuế quan: - là biện pháp công khai, minh bạch nhất - xu hướng: biện pháp phi thuế quan được thuế quan hóa; cắt giảm & xóa bỏ thuế quan 3. Biện pháp tài chính tiền tệ phi thuế quan - Thực chất là nhà nước sử dụng công cụ tài chính tiền tệ để điều tiết TMQT - Bao gồm: + Đặt cọc nhập khẩu + Thuế nội địa + Sử dụng cơ chế tỷ giá IV - BIỆN PHÁP 3.1. Đặt cọc nhập khẩu a. Khái niệm Là biện pháp mà nhà nước NK quy định chủ hàng NK phải đặt cọc tại ngân hàng thương mại nước NK 1 khoản tiền trước khi NK hàng hóa. b. Mục đích Điều tiết TMQT và bảo hộ sản xuất trong nước thông qua mức đặt cọc  Mức đặt cọc cao: hạn chế NK, bảo hộ sản xuất trong nước  Mức đặt cọc thấp: khuyến khích NK IV - BIỆN PHÁP 3.2. Thuế nội địa a. Khái niệm Là các khoản thu của chính phủ áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ trong khuôn khổ 1 lãnh thổ hải quan b. Mục đích thực hiện - Điều tiết thương mại quốc tế - Bảo hộ sản xuất trong nước IV - BIỆN PHÁP Td: thuế nội địa đánh vào hàng hóa sản xuất trong nước Ti: thuế nội địa đánh vào hàng hóa nhập khẩu Td > Ti: khuyến khích nhập khẩu Td < Ti: hạn chế nhập khẩu Td = Ti: không phân biệt đối xử giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa nhập khẩu IV - BIỆN PHÁP 3.3. Sử dụng cơ chế tỷ giá a. Quản lý ngoại tệ: * Khái niệm: Yêu cầu nhà kinh doanh XK, NK phải mở tài khoản ngoại tệ tại ngân hàng nước mình * Mục đích: điều tiết TMQT thông qua quản lý đối với:  Số lượng ngoại tệ được rút ra  Tỷ giá mua (bán) ngoại tệ IV - BIỆN PHÁP VD: Nhà NK cần rút từ tài khoản 500.000 USD để thanh toán Khuyến khích: Cho phép rút đủ 500.000 USD (bán USD) Tỷ giá USD/VND theo đúng tỷ giá thị trường (USD = 15.890 VND) Hạn chế: Cho phép rút tối đa 450.000 USD Tỷ giá USD/VND cao hơn tỷ giá thị trường (USD = 15.900 VND) IV - BIỆN PHÁP b. Nâng giá, phá giá nội tệ * Phá giá tiền tệ  Phá giá là biện pháp làm giảm giá trị của nội tệ. Phá giá làm tăng tỷ giá hối đoái giữa nội tệ và ngoại tệ.  Tác động của phá giá:  Đẩy mạnh xuất khẩu (hàng hóa và dịch vụ)  Hạn chế nhập khẩu IV - BIỆN PHÁP * Nâng giá tiền tệ  Nâng giá là biện pháp làm tăng giá trị của nội tệ. Nâng giá làm tỷ giá giữa ngoại tệ so với đồng nội tệ giảm.  Tác động của nâng giá nội tệ:  Xuất khẩu gặp khó khăn (hàng hóa, dịch vụ)  Nhập khẩu thuận lợi IV - BIỆN PHÁP 4. Hạn chế số lượng hàng hóa XK, NK  K/n: chính phủ sử dụng các quy định hành chính, pháp lý để kiểm soát (ngăn cản hoặc khống chế) hoạt động XK, NK hàng hóa  Mục đích chung: • Điều tiết TMQT • Bảo hộ SX trong nước • Gây áp lực  Các biện pháp hạn chế số lượng gồm:  Cấm xuất khẩu, nhập khẩu  Giấy phép  Hạn ngạch 4.1. Cấm xuất, nhập khẩu - Khái niệm + Không cho phép XK, NK một số loại hàng hóa + Là hình thức bảo hộ thương mại tuyệt đối, loại bỏ hoàn toàn sự xâm nhập của hàng hóa nước ngoài trên thị trường nội địa - Mục đích Bảo vệ lợi ích quốc gia, bản sắc văn hóa dân tộc  phù hợp quy định chung - Xu hướng: giảm dần IV - BIỆN PHÁP 4.2. Giấy phép - Khái niệm Là thủ tục hành chính đối với các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu trong việc đệ trình đơn hoặc các tài liệu xuất, nhập khẩu cho cơ quan quản lý có liên quan. - Mục đích thực hiện Điều tiết TMQT và bảo hộ sản xuất trong nước thông qua việc tạo điều kiện đơn giản hay phức tạp trong quá trình làm thủ tục xin và cấp giấy phép IV - BIỆN PHÁP 4.3. Hạn ngạch - Khái niệm Là giới hạn về số lượng (hoặc giá trị) hàng hóa được phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu trong 1 thời gian nhất định (thường là 1 năm) - Mục đích thực hiện Điều tiết TMQT và bảo hộ sản xuất trong nước thông qua mức hạn ngạch:  Cao: khuyến khích xuất, nhập khẩu  Thấp: hạn chế xuất, nhập khẩu IV - BIỆN PHÁP Biện pháp hạn ngạch - Các hình thức hạn ngạch: + Hạn ngạch nhập khẩu + Hạn ngạch xuất khẩu + Hạn chế xuất khẩu tự nguyện (VER) + Hạn ngạch thuế quan - Tác động của hạn ngạch + Đối với tiêu dùng + Đối với sản xuất + Đối với quản lý vĩ mô - Xu hướng sử dụng hạn ngạch 5. Biện pháp mang tính kỹ thuật - Khái niệm Là biện pháp mà nhà nước đưa ra các yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật đòi hỏi hàng hóa xuất, nhập khẩu phải đạt được các tiêu chuẩn đó mới được phép xuất khẩu, nhập khẩu. IV - BIỆN PHÁP - Các hình thức  Theo cấp độ của tiêu chuẩn + tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế + tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia  Theo mục đích đặt ra tiêu chuẩn + để quản lý chất lượng sản phẩm: áp dụng chung, áp dụng riêng + để quản lý môi trường + để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm IV - BIỆN PHÁP - Mục đích thực hiện: Thông qua mức độ khó hay dễ đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật để: + Điều tiết TMQT + Bảo hộ sản xuất trong nước + Bảo vệ lợi ích người tiêu dùng + Bảo vệ lợi ích quốc gia + Đảm bảo uy tín của hàng XK trên thị trường thế giới IV - BIỆN PHÁP 6. Biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời − Áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu để bảo vệ SX trong nước − Điều kiện để áp dụng: + không bị cấm + khi hàng hóa nhập khẩu tác động xấu đến SX trong nước − Bao gồm:  Chống trợ cấp  Chống bán phá giá − Trợ cấp là gì? Chính phủ dành cho doanh nghiệp những lợi ích mà trong điều kiện thông thường doanh nghiệp không thể có được − Chính phủ trợ cấp bằng cách nào?  cấp tiền  miễn một số khoản thu cho doanh nghiệp  cung ứng hoặc tiêu thụ hàng hóa giúp doanh nghiệp a. Chống trợ cấp − Các hình thức trợ cấp trợ cấp đèn đỏ (trực tiếp): bị cấm trợ cấp đèn vàng: có thể không được sử dụng trợ cấp đèn xanh (gián tiếp): có thể được sử dụng − Xu hướng sử dụng trợ cấp − Mục đích của trợ cấp: giúp sản phẩm của DN chiếm lĩnh thị trường thực hiện được nếu trợ cấp phù hợp quy định − Mục đích của chống trợ cấp: bảo hộ SX trong nước chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu nếu việc trợ cấp làm bóp méo cạnh tranh và ảnh hưởng xấu đến SX trong nước − Chống trợ cấp như thế nào ? i. Điều tra đối với hàng hóa nhập khẩu ii. Đưa ra kết luận iii. Đủ điều kiện: a/d biện pháp chống trợ cấp  Các biện pháp chống trợ cấp: • Áp dụng thuế chống trợ cấp • Chấp nhận cam kết từ phía nước/nhà XK:  chấm dứt trợ cấp  giảm trợ cấp  điều chỉnh giá xuất khẩu  ..... b. Chống bán phá giá  Bán phá giá là gì?  Bán sản phẩm với giá thấp hơn giá trị thông thường của sản phẩm  NV - EP = X NV: Normal Value; EP: Export Price Các trường hợp của X: • Nếu X = 0 • Nếu X < 0 • Nếu X > 0  Biên độ phá giá: Y = (NV - EP) / EP (%)  Các hình thức bán phá giá (đọc giáo trình)  Mục đích của bán phá giá  chiếm lĩnh thị trường  có thể thực hiện được nếu không vượt biên độ phá giá  Mục đích của chống bán phá giá  bảo hộ SX trong nước  chống bán phá giá nếu hàng hóa nhập khẩu bị bán phá giá và làm ảnh hưởng xấu đến SX trong nước  Chống bán phá giá như thế nào ? i. Điều tra đối với hàng hóa nhập khẩu ii. Đưa ra kết luận iii. Đủ điều kiện: áp dụng biện pháp chống bán phá giá  Các biện pháp chống bán phá giá: • Áp dụng thuế chống bán phá giá • Chấp nhận cam kết từ phía nhà SX/XK: loại bỏ bán phá giá  Biện pháp chống bán phá giá có bị lạm dụng ? Thách thức bị kiện bán phá giá đối với hàng hóa xuất khẩu của các nước đang phát triển HẾT CHƯƠNG 3