I. Khái niệm ô nhiễm môi trường
Khái niệm ô nhiễm môi trường dưới quan điểm kinh tế học phụ thuộc vào 2 yếu tố:
Hiệu ứng vật lý của chất thải:
Có thể mang tính sinh học: thay đổi gen di truyền, giảm sức khỏe,
hoặc có tính hóa học: như ảnh hưởng của mưa axit đến các công trình, nhà cửa, )
Phản ứng của con người: có thể không hài lòng hoặc hoàn toàn bàng quan.
19 trang |
Chia sẻ: thanhtuan.68 | Lượt xem: 1047 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Kinh tế tài nguyên, môi trường - Chương IV Kinh tế học về ô nhiễm môi trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 4KINH TẾ HỌC VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNGI. Khái niệm ô nhiễm môi trườngKhái niệm ô nhiễm môi trường dưới quan điểm kinh tế học phụ thuộc vào 2 yếu tố: Hiệu ứng vật lý của chất thải: Có thể mang tính sinh học: thay đổi gen di truyền, giảm sức khỏe, hoặc có tính hóa học: như ảnh hưởng của mưa axit đến các công trình, nhà cửa,) Phản ứng của con người: có thể không hài lòng hoặc hoàn toàn bàng quan. Khi có ô nhiễm vật lý không có nghĩa là có ô nhiễm về kinh tế. Ô nhiễm kinh tế chỉ xuất hiện khi nào người ta bắt đầu có phản ứng đối với những hiệu ứng vật lý của ô nhiễm.Thậm chí, nếu như người ta không quan tâm đến các hiệu ứng vật lý của luồng chất thải, thì cũng xem như không có ô nhiễm kinh tế. Ô nhiễm MT là một dạng ngoại tác tiêu cực. Vậy, về mặt kinh tế, muốn giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường thì phải tìm cách nội hóa các chi phí ngoại tác. Hay nói cách khác là những chi phí gây ra cho bên ngoài phải được đền bù bằng một hình thức nào đó. II. Điều kiện ô nhiễm tối ưu về mặt kinh tếP = MC + MEC = MSCP – MC = MECMNPR = MECMEC: (Marginal external cost): chi phí ngoại tác biênMSC: (Marginal social cost) chi phí xã hội biênMNPR: (Marginal net personal revenue)PQ, WMNPRMECEQ*W*QAWA0QtWtabcdHình IV. 1: Sản lượng tối ưu và mức ô nhiễm tối ưu. Mức ô nhiễm tối ưu là mức ô nhiễm ứng với lợi nhuận tối đa. Theo hình vẽ, lợi nhuận tối đa ứng với diện tích hình a. Để đảm bảo lợi nhuận tối đa đó, các đơn vị sản xuất hoặc là sẽ giảm ô nhiễm từ St xuống S*, hoặc giảm quy mô sản xuất từ Qt đến Q* .Tổng chi phí ngoại tác tối ưu ở tại mức ô nhiễm tối ưu là diện tích hình b.Khi mức sản xuất hoặc quy mô kinh tế từ QA trở xuống, ngoại tác chỉ mang tính tạm thời, môi trường sẽ quay lại trạng thái bình thường một khi đã xảy ra quá trình phân hủy chất thải.Như vậy, đoạn từ QA trở xuống biểu thị khả năng tự làm sạch của môi trường.Về mặt kinh tế, ô nhiễm tối ưu không phải là ô nhiễm bằng 0; đồng thời ô nhiễm bằng 0 cũng không có nghĩa là hoạt động kinh tế (hay mức sản xuất) bằng 0.B,DWMBMD (Marginal damage)E0W*aHình IV.2: Mức ô nhiễm tối ưuIII. Lý thuyết bồi thường tối ưuBồi thường tối ưu là số bồi thường đảm bảo tối đa hữu dụng người bị hại, nhưng đồng thời vẫn đảm bảo tối đa thu nhập cho nhà sản xuất (người gây ô nhiễm).Gọi tk là số bồi thường cho thiệt hại gây ra bởi 1 đơn vị ô nhiễm, số bồi thường này đạt tối ưu khi: tk = MD MD: thiệt hại biên: thiệt hại gây ra do một đơn vị ô nhiễm. A.Pigou gọi tk là thuế suất ô nhiễm. Thuế ô nhiễm này không đánh lên sản phẩm của xí nghiệp mà đánh vào lượng thải. Dưới tác động của thuế ô nhiễm, sản phẩm không nhất thiết phải giảm, nhưng mức thải tất yếu sẽ giảm. Nhà nước sẽ đánh một mức thuế suất tk như nhau cho các xí nghiệp, lập tức sẽ tạo ra những phản ứng riêng biệt của mỗi xí nghiệp một cách hiệu quả nhất.B,D0Wtk = MDEW*WAWtABVới lượng thải là Wt nhà máy phải bồi thường (đóng thuế) là tk.Wt (dt WABWt). Số bồi thường này quá lớn khiến lợi nhuận không đạt tối đa, do đó nhà máy sẽ giảm lượng thải đến W* (lượng thải tối ưu). Số bồi thường bây giờ chỉ còn là tkW* (dtWAEW*). Ở đây nhà máy đạt lợi nhuận tối đa (dtAOWAE). Như vậy ở mức thải tối ưu nhà máy vẫn phải bồi thường.Điều này hoàn toàn hợp lý vì đây chỉ là tối ưu về mặt kinh tế. Ở mức thải tối ưu, nhà máy vẫn còn gây ra tổng chi phí ngoại tác là dt hình WAEW*.Đối với người bị hại, bồi thường là như nhau đối với mọi mức ô nhiễm khác nhau.Điều này đúng về nguyên tắc, vì ô nhiễm là một loại hàng hóa công thuần túy. Nghĩa là ai cũng có thể bị ô nhiễm (không loại trừ ai), và việc ô nhiễm nhiều hơn của người này không ảnh hưởng đến mức độ bị ô nhiễm của người khác.Với tính chất ô nhiễm như vậy, bồi thường như nhau sẽ có tác động không khuyến khích mọi người cố ý làm cho mình bị ô nhiễm nhiều lên để có số bồi thường cao (TD di chuyển đến ở nơi bị ô nhiễm, đến gần nhà máy hơn)Nếu số bồi thường thống nhất như nhau có thấp hơn sự thiệt hai của người chịu ô nhiễm sẽ khiến họ tự động điều chỉnh để giảm thấp mức thiệt hại bằng hoặc nhỏ hơn mức bồi thường (như di chuyển đi nơi khác, tự lắp đặt cửa kính hoặc trồng cây xanh, v.v. Hay chí ít cũng không đánh giá nơi ô nhiễm nhiều là nơi ở lý tưởng)Bồi thường tối ưu là cơ sở kinh tế của nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền (PPP, polluter pays principle) được ứng dụng rộng rãi hiện nay.III. Tối thiểu hóa chi phí làm giảm ô nhiễm. Khi chịu thuế ô nhiễm các nhà máy sẽ phải bỏ thêm chi phí để xử lý chất thải.Vấn đề đặt ra là, nên xử lý bao nhiêu để tối thiểu hóa các chi phí mà vẫn đạt được tiêu chuẩn chất lượng môi trường?Các nhà kinh tế đã xác định quy mô xử lý chất thải sẽ tối thiểu hóa chi phí khi chi phí biên giảm thải MCA (marginal cost of abatement) bằng với tk. MCA = tk Nếu nhà máy bỏ ra MCA để làm giảm một đơn vị ô nhiễm, thì nhà máy sẽ không phải nộp thuế tk cho nhà nước và xã hội không phải chịu một tổn thất là MD.Như vậy, tk ở đây là lợi ích của việc làm giảm một đơn vị ô nhiễmB, CÔ nhiễmGiảm ô nhiễmoMCAtk = MDEWAW*abcdTối thiểu hóa chi phí làm giảm ô nhiễm đạt được tại E (tk = MCA). Khi giảm ô nhiễm từ Wt đến W*, tổng chi phí làm giảm ô nhiễm là dt hình c. WtTrong khi đó số tổn thất được loại trừ hoặc số thuế ô nhiễm không phải nộp (tức là lợi ích của việc làm giảm ô nhiễm lớn hơn nhiều) là dt hình c + d. Phần lợi nhuận mà nhà máy sẽ thu được qua làm giảm ô nhiễm thay vì nộp thuế là dt hình d.Tổng chi phí đạt tối thiểu (gồm thuế tối ưu và chi phí làm giảm) là dt hình b + c. Khi dùng tK, nhà nước chỉ có mỗi nhiệm vụ là định ra mức tK sao cho bằng với các giá trị thiệt hại gây ra cho xã hội do 1 đơn vị ô nhiễm, không cần quan tâm đến cách đối phó và thực hiện như thế nào của từng xí nghiệp. Các xí nghiệp sẽ tự quyết định cách thức giảm thải và số lượng thải cần xử lý tùy theo MCA của mình trong tương quan so sánh với tk. Bài tậpThu nhập biên trong chế biến cao su trên thị trường hiện nay là: MR = 300 – 3/2 Q và chi phí biên để chế biến cao su là: MC = - 20 + ½ Q. Việc chế biến cao su gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, do đó chi phí biên của xã hội trong chế biến cao su thật ra là: MSC = 30 + ½ Q (Q: tổng lượng cao su, đơn vị tính: nghìn tấn)Hãy xác định mức thải tối ưu, biết rằng lượng chất thải tối ưu W* = - 0,02 + 0,002 Q*.Tính chi phí ngoại ứng biên MEC.Giảia. Sản lượng cao su tối ưu Q* (tức là sản lượng cao su với lợi nhuận tối đa có tính đến chi phí ngoại ứng): MR = MSC 300 – 3/2 Q* = 30 + ½ Q* Q* = 135 nghìn tấnVậy mức thải tối ưu W* là: W* = - 0,02 + 0,0002 x 135 = 0,007 nghìn tấn hay: 7 tấn.b. Chi phí ngoại ứng biên MEC: MEC = MSC – MC = 30 + ½ 135 – (- 20 + ½ 135) = 50 nghìn đồng.30