I . Nguyên tắc tổ chức quản lý hoạt động TMDV
1. Phải tách bạch rõ quản lý và kinh doanh thành 2 chức năng độc lập với nhau
2. Quản lý phải thống nhất bằng chính sách bằng pháp luật
3. Nguyên tắc tổ chức quản lý theo ngành, theo lãnh thổ
4. Nguyên tắc kết hợp giữa hiệu quả kinh doanh và hiệu quả kinh tế
30 trang |
Chia sẻ: thanhtuan.68 | Lượt xem: 1388 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Kinh tế thương mại, dịch vụ - Bài 2. Tổ chức quản lí nhà nước về TMDV trong nền KTQD, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 2. TỔ CHỨC QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC
VỀ TMDV TRONG NỀN KTQD
I. Nguyên tắc tổ chức quản lý hoạt động TMDV
II. Sự cần thiết khách quan của quản lý nhà nước
về TMDV
III. Nội dung quản lý nhà nước về TMDV
IV. Hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước
V. Các phương pháp QLNN về TMDV
VI. Cơ chế, chính sách và hệ thống công cụ QLNN
về TMDV
I . Nguyên tắc tổ chức quản lý
hoạt động TMDV
1. Phải tách bạch rõ quản lý và kinh doanh
thành 2 chức năng độc lập với nhau
2. Quản lý phải thống nhất bằng chính sách
bằng pháp luật
3. Nguyên tắc tổ chức quản lý theo ngành,
theo lãnh thổ
4. Nguyên tắc kết hợp giữa hiệu quả kinh
doanh và hiệu quả kinh tế
II. Sự cần thiết của QLNN VỀ TM
1.Thương mại là đối tượng quản lý của Nhà nước xuất phát từ
những lý do sau đây:
. Là khâu quan trọng của quá trình TSX XH, một ngành quan trọng của
nền KTQD, góp phần vào phát triển SX, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
• TMDV là hoạt động mang tính liên ngành, là hoạt động
có tính xã hội hoá cao, mà mỗi doanh nhân không thể xử
lý các vấn đề một cách tốt đẹp.
• TMDV là lĩnh vực chứa đựng những mâu thuẫn của đời
sống kinh tế xã hội (giữa DN với DN, giữa DN với người
lao động, giữa doanh nhân với cộng đồng)
• Trong lĩnh vực thươmg mại , dịch vụ có những hoạt động
mà DN, người lao động không được làm hoặc có những
vị trí mà nhà nước cần phải chiếm lĩnh để điều chỉnh các
quan hệ kinh tế.
• Trong lĩnh vực TMDV, có cả các DNNN. Bởi vậy Nhà
nước cần quản lý
2. Vai trò quản lý của Nhà nước đối với
thương mại
a/ Nhà nước tạo môi trường và điều kiện cho
thương mại phát triển.
b/ Nhà nước định hướng cho sự phát triển củaTM
c/ Nhà nước điều tiết và can thiệp vào quá trình
hoạt động TM của nền kinh tế quốc dân. Nhà
nước có vai trò củng cố, bảo đảm dân chủ,
công bằng xã hội cho mọi người, mọi thành
phần kinh tế hoạt động thương mại trên thị
trường.
d, Quản lý trực tiếp khu vực kinh tế Nhà nước.
III. Nội dung QLNN về TMDV
1. Xây dựng và ban hành hệ thống luật pháp, chính sách TM. Tạo môi
trường và hành lang pháp lý cho hoạt động TMDV
2. Định hướng phát triển TMDV thông qua CL, KH, qui hoạch phát
triển TMDV
3. Kiểm tra tình hình chấp hành pháp luật TMDV
4. Kiểm tra, kiểm soát TT, điều tiết lưu thông HH và kiểm tra chất
lượng HH lưu thông, HH XNK
5. Quản lý NN về cạnh tranh, chống độc quyền và chống bán phá giá
6. Tổ chức thu thập, xử lý, cung cấp thông tin; dự báo và định hướng
về TT trong nước và ngoài nước.Quản lý NN về xúc tiến TM
7. Tổ chức bộ máy quản lý NN về TMDV và đào tạo nguồn nhân lực
cho CNH, HĐH TMDV
8. Ký kết và tham gia các điều ước quốc tế về TMDV. Đại diện và quản
lý hoạt động TMDV của VN ở nước ngoài
IV. HỆ THỐNG CƠ QUAN QLNN VỀ TMDV
1. Quyền hạn,nhiệm vụ của Chính phủ trong TM:
Theo hiến pháp và luật tổ chức Chính Phủ, CP thống
nhất quản lý nhà nước về TMDV:
- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện KH phát triển kinh tế XH nói
chung và TMDV nói chung
- Lập, phân bổ, quyết toán NSNN hàng năm trình Quốc Hội
thông qua và tổ chức thực hiện NSNN đã được QH thông qua
- Quyết định chính sách cụ thể, biện pháp về tài chính tiền tệ,
tiền lương, giá cả
- Thống nhất quản lý sử dụng hiệu quả tài sản, tài nguyên của
đất nước
- Bảo vệ, cải tạo, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên
- Thống nhất quản lý và mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại
2. Bộ Công Thương
Bộ Công Thương chịu trách nhiệm trước CP thực hiện
QLNN về TMDV bao gồm xuất, nhập khẩu, kinh doanh
vật tư, hàng tiêu dùng, TMDV thuộc mọi thành phần
kinh tế trong phạm vi cả nước, kể cả hoạt động TM của
các tổ chức và cá nhân người nước ngoài được hoạt
động tại Việt Nam
- Trình Chính phủ dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp
lệnh; nghị quyết, nghị định của Chính phủ hàng năm theo yêu
cầu quản lý nhà nước của bộ; chịu trách nhiệm triển khai thực
hiện chương trình đó theo kế hoạch đã được phê duyệt và các
dự án khác theo sự phân công của Chính phủ
Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định, chỉ thị của Thủ
tướng Chính phủ.
Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư thuộc phạm vi quản lý
nhà nước của bộ và hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành các văn
bản đó.
- Chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ
biến các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của bộ.
- Kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật do các bộ, Hội đồng
nhân dân, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban
hành, phát hiện những quy định do các cơ quan đó ban hành
không đúng thẩm quyền hoặc trái các văn bản quy phạm pháp
luật về ngành, lĩnh vực do bộ phụ trách.
- Trình Chính phủ chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch dài
hạn, năm năm và hàng năm, các công trình quan trọng thuộc
ngành, lĩnh vực.
- Thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh & quốc phòng có liên
quan đến ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ.
- Trình Chính phủ việc đàm phán, ký, gia nhập điều ước quốc tế
nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ về ngành, lĩnh vực
quản lý nhà nước của bộ.
- Về lưu thông HH trong nước và HH XK,NH
- Về quản lý thị trường, về xúc tiến TM
3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm
QLNN về TMDV đối với lĩnh vực được phân công
phụ trách
Chính phủ qui định cụ thể trách nhiệm của các Bộ, cơ
quan ngang Bộ trong việc phối hợp với Bộ Công
Thương để thực hiện QLNN về TMDV
4. Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện QLNN về TMDV
trong phạm vi địa phương theo sự phân cấp của CP
Sở Công Thương là cơ quan tham mưu, trực tiếp giúp
UBND thực hiện QLNN về TMDV trong phạm vi địa
phương, không can thiệp sâu vào hoạt động KD của
các DN:
- Lập qui hoạch, KH, chương trình phát triển TMDV của
địa phương, thực hiện và kiểm tra thực hiện các qui
hoach dó
- Nghiên cứu thông tin trong ngoài tỉnh, trong ngoài
nước cung cấp thông tin đó cho DN
- Cụ thể hóa các văn bản pháp luật, chủ trương biện
pháp về TMDV
- Thực hiện QLNN đối với các siêu thị, chợ, trung tâm
TM, HTX trên địa bàn
- Quản lý hoạt động XTTM trên địa bàn tỉnh, thành phố
- Trình UBND tỉnh quyết định thành lập, CPH, gỉai thể,
bán cho thuê đối với DNNN kinh doanh TMDV do Sở
Công Thương được giao quyền sở hữu. Phối hợp với
cơ quan chức năng kiểm tra , giám sát thực hiện KHSX
- KD của các DN này
- Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về QLNN cho các
cơ quan quản lý cấp quận, huyện, thị xã
V. Các phương pháp quản lý
TMDV trong nền KTQD
1. Các phương pháp hành chính
Phương pháp hành chính là sự tác động trực tiếp của cơ
quan quản lý hay người lãnh đạo đến cơ quan bị quản
lý hay người chấp hành nhằm mục đích bắt buộc thực
hiện một hoạt động.
Để quản lý tập trung thống nhất cần sử dụng phương
pháp hành chính. Không sử dụng đúng đắn phương
pháp hành chính có thể dẫn tới tình trạng lộn xộn vô
chính phủ.
- Trước hết, quyết định hành chính chỉ có hiệu lực và
hiệu quả khi quyết định đó có căn cứ khoa học, được
luận chứng đầy đủ về mặt kinh tế. Ngoài ra, quyết
định phải xuất phát từ tình hình thực tế
- Thứ hai, khi sử dụng các phương pháp hành chính cần
gắn quyền hạn và trách nhiệm của cấp ra quyết định.
Cơ quan hành chính, cán bộ quản lý phải hiểu rõ và
nắm vững quyền hạn của mình để không lạm quyền,
không thể hiện đầy đủ quyền lực
- Thứ ba, khi ra quyết định hành chính, người ra quyết
định phải nắm rõ khả năng và tâm lý người thực hiện .
Trong những trường hợp cần thiết phải làm công tác
tư tưởng cho người thực hiện trước khi ra quyết định
Thứ tư, khi triển khai thực hiện, khâu khó khăn, khâu
trọng yếu then chốt, người lãnh đạo phải trực tiếp chỉ
đạo, kiểm tra đôn đốc thường xuyên và tổng kết rút
kinh nghiệm kịp thời.
2. Cỏc phương phỏp kinh tế
Là PP sử dụng cỏc lợi ớch kinh tế của DN và thương nhõn Làm
cho họ quan tõm tới kết quả hoạt động và chịu trỏch nhiệm vật
chất về hành động của mỡnh
- Lấy lợi ớch vật chất là động lực cơ bản của phỏt triển KT-XH.
Thống nhất về lợi ớch sẽ thụng nhất về hành động.
- Vi phạm nguyờn tắc lợi ớch vật chất và trỏch nhiệm vật chất sẽ
thủ tiờu động lực kớch thớch người lao động.
- Cỏc đũn bẩy kinh tế: tiền lương, tiền thưởng, thu nhập, giỏ cả,
chi phớ, lợi nhuận và phõn phối lợi nhuận
- Đặc điểm tỏc động khụng phải bằng cưỡng chế mà bằng lợi ớch
vật chất. PP này chấp nhận 1 vấn đề cú nhiều giải phỏp khỏc
nhau, nú cú tỏc động nhạy bộn, phỏt huy được tớnh chủ động
sỏng tạo của cỏ nhõn và tập thể.
- Là PP tốt nhất để thực hiện tiết kiệm và hiệu quả, tăng tớnh chủ
động cho DN và Doanh nhõn
3. Các PP tuyên truyền giáo dục
Phương pháp tuyên truyền giáo dục là sự tác động tới tinh thần và
năng lực chuyên môn của người lao động để nâng cao ý thức và
hiệu quả công tác
- Tác động thông qua hệ thống thông tin đa chiều tới toàn bộ hệ
thống quản lý và người lao động sẽ tác động kích thích chủ thể
theo khuynh hướng đã dự kiến. Qua hệ thống cung cấp thông tin
cũng tác động tới tư tưởng người lao động, uốn nắn kịp thời
những tư tưởng thiếu lành mạnh, khơi dậy ý thức và tinh thần
trách nhiệm của mỗi con người.
- Phương pháp giáo dục thể hiện được sự khen chê rõ ràng. Nêu
gương là cách rất quan trọng để tác động gây chú ý và thuyết
phục người khác làm theo, xử phạt nghiêm minh để giữ vững kỷ
cương và ngăn chặn các khuynh hướng tiêu cực
- Bồi dưỡng, đào tạo để nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn
nghiệp vụ, kết hợp chặt chẽ với cơ chế tuyển dụng, bố trí sử
dụng và đào thải người lao động.
- Giáo dục chuyên môn và năng lực công tác là vấn đề rất quan
trọng trong hệ thống tuyên truyền vận động. Dân trí nâng cao
không ngừng, con người được giải phóng và tự do tư tưởng là
yếu tố quan trọng đảm bảo cho sự thành công của mọi hoạt
động. Đó là cơ sở để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả
công tác.
-Giáo dục truyền thống ở mỗi doanh nghiệp là việc làm có ý nghĩa
và hiệu quả cao, làm cho mỗi người có ý thức đầy đủ về vị trí của
doanh nghiệp, tự hào về những đóng góp của doanh nghiệp, xác
định rõ trách nhiệm của cá nhân, đề cao trách nhiệm đối với công
việc.
- Mỗi phương pháp quản lý đều có những ưu điểm và nhược điểm
nhất định, do vậy, để phát huy mặt mạnh, hạn chế những nhược
điểm cần phải sử dụng tổng hợp các phương pháp trong quản lý
vận dụng tổng hợp các phương pháp quản lý ở các cấp được thể
hiện trong quá trình ra các quyết định quản lý và tổ chức thực
hiện các quyết định đó. Ở mỗi giai đoạn khác nhau và với mỗi đối
tượng quản lý khác nhau có thể đặt trọng tâm vào phương pháp
này hay phương pháp khác tuỳ thuộc vào các điều kiện cụ thể.
VI. Cơ chế, Chính sách quản lý TMDV
Cơ chế là khái niệm dùng để chỉ sự tương tác giữa các yếu tố kết
thành hệ thống mà nhờ đó hệ thống có thể hoạt động.
Trong lĩnh vực kinh tế (thương mại) cơ chế kinh tế là tổng thể các
yếu tố có mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau tạo thành động
lực dẫn dắt nền kinh tế (thương mại) phát triển.
Nội dung của cơ chế kinh tế gồm:
# Các mục tiêu của quản lý kinh tế
- Quản lý phân phối và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của SX-KD
- Giải quyết mối quan hệ giữa hiệu quả KTế và công bằng xã hội
- Phát huy lợi thế so sánh trong kinh tế quốc tế
- Giữ gìn môi trường sinh thái
# Các công cụ quản lý: luật pháp , chính sách, chương trình , dự án
# Cơ chế quản lý
1. Chính sách TMDV
- Chính sách thương mại là một hệ thống các quy
định, công cụ và biện pháp thích hợp mà Nhà nước
áp dụng để điều chỉnh các hoạt động thương mại
trong và ngoài nước ở những thời kỳ nhất định
nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra trong chiến
lược phát triển kinh tế- xã hội.
Yêu cầu của chính sách TM :
- Không kiềm chế hoạt động thương mại;Thúc đẩy các
hoạt động đầu tư phát triển thương mại trong nước
và thương mại quốc tế
- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có giá thành và
giá cả ngang với giá thế giới.
- Để các doanh nghiệp tự quyết định các vấn đề của
KD.
2. Các chính sách TMDV
a/ Chính sách thương nhân: quy định các điều kiện, thủ
tục đăng kí kinh doanh và phạm vi hoạt động của
thương nhân
Quy định:- cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực
hành vi dân sự đầy đủ;
- Pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đủ điều kiện để
kinh doanh thương mại thì được cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
và trở thành thương nhân.
- Yêu cầu các DN báo cáo tình hình hoạt động KD
- Kiểm tra DN theo những nội dung của hồ sơ ĐKKD
- Xử phạt các vi phạm ĐKKD
b. Chính sách thị trường: đặt ra yêu cầu CPhủ, các bộ
khai thông cản trở trên thị trường
- CS thị trường trong nước bảo đảm cho sản xuất , lưu
thông và tiêu dùng HH cân đối, tránh những khủng
hoảng, bất ổn trên thị trường
- CS thị trường ngoài nước hướng vào XK, đa dạng hóa
TT
C. CS mặt hàng xác định cơ cấu đầu tư, sản xuất mặt
hàng hợp lý:
- CS mặt hàng cấp quốc gia là các mặt hàng quan trọng
đưa vào cân đối nhà nước và quản lý tập trung
- CS thay thế mặt hàng nhập khẩu là mặt hàng trong
nước đã đáp ứng yêu cầu về số lượng, cơ cấu, chất
lượng và có sức cạnh tranh trên TT quốc tế
- Qui định mặt hàng lưu thông có điều kiện và mặt
hàng cấm lưu thông trong nước, cấm XK,NK. Là
những mặt hàng ảnh hưởng lớn đến an ninh, trật tự
và an toàn XH
D. CS đầu tư phát triển TM: gồm chính sách, biện pháp
thu hút, sử dụng các nguồn vốn đầu tư để phát triển
TM
3/ C.S quản lý thương mại trong nước.
a. Chính sách phát triển thương mại nội địa.
Theo hướng khuyến khích mở rộng lưu thông HH, mở rộng quyền
của mọi tổ chức kinh tế và công dân việt nam được đăng ký kinh
doanh TMDV; Nhà nước bảo hộ các quyền kinh doanh hợp pháp,
tạo điều kiện bình đẳng trong vay vốn, mở tài khoản tại ngân
hàng và thuê mướn lao động.
Bao gồm nhiều bộ phận như: Chính sách thương nhân, chính sách
thị trường và các chính sách hỗ trợ khác nhằm thực hiện nhiệm
vụ cơ bản sau:
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các DN thuộc các thành phần kinh tế
mở rộng và phát triển kinh doanh, khai thác triệt để lợi thế so
sánh của nền kinh tế trong nước
- Bảo vệ thị trường nội địa, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có
khả năng đứng vững và vươn lên trong hoạt động kinh doanh
thương mại, đáp ứng tốt mọi nhu cầu của sản xuất và đời sống.
b. Chính sách quản lý thương mại trong nước:
+ Chính sách đối với DNNN , HTX và các hình thức hợp
tác khác trong thương mại: Nhà nước đầu tư về tài
chính, cơ sở vật chất kỷ thuật, nhân lực để phát triển
các DNNN kinh doanh những mặt hàng thiết yếu
nhằm bảo đảm cho DNNN giữ vai trò chủ đạo trong
hoạt động TM, là một trong những công cụ của nhà
nước để điều tiết cung cầu, ổn định giá cả,
+ Chính sách thương mại đối với nông thôn: Nhà nước
có chính sách phát triển TM đối với thị trường nông
thôn, tạo điều kiện mở rộng và phát triển chợ nông
thôn. DNNN đóng vai trò chủ lực cùng với HTX và các
thành phần kinh tế khác thực hiện việc bán vật tư
nông nghiệp, hàng công nghiệp, mua nông sản nhằm
góp phần nâng cao sức mua của nông dân và tạo tiền
đề thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển
sản xuất hàng hoá thực hiên CNH,HĐH nông thôn
+ Chính sách TM đối với miền núi: khuyến khích
TM miền núi, ưu đãi về thuế, tiền thuê đất, trợ
cước, trợ giá; phát triển hệ thống chợ, trung
tâm TM, CS TM cửa khẩu, TM đường biển, khu
Ktế cửa khẩu
+ Chính sách lưu thông HH, DV TM
- Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện mở rộng
lưu thông HH, phát triển DV TM mà pháp luật
không cấm và không hạn chế
-Nhà nước sử dụng các biện pháp hành chính,
kinh tế để tác động vào thị trường để cân đối
cung cầu
- Cấm lưu thông HH ảnh hưởng đến quốc phòng,
an ninh và an toàn XH
4/ C.S quản lý TM quốc tế
a. Quản lý hoạt động xuất nhập khẩu
- Nhà nước thống nhất quản lý ngoại thương, có
chính sách mở rộng giao lưu HH với nước ngoài trên
cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, cùng
có lợi theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá;
- Khuyến khích các thành phần kinh tế sản xuất hàng
XK và tham gia XK theo quy định của pháp luật; có
chính sách ưu đãi để đẩy mạnh XK, tạo các mặt
hàng XK có sức cạnh tranh, tăng XK dịch vụ thương
mại;
- Hạn chế NK những mặt hàng trong nước đã sản
xuất được và có khả năng đáp ứng nhu cầu, bảo hộ
hợp lý sản xuất trong nước;
- Ưu tiên NK vật tư thiết bị, công nghệ cao, kỸ thuật
hiện đại để phát triển sản xuất
Việc quản lý Nhà nước đối với hoạt động XNK được thực hiện theo
những nguyên tắc sau:
1. Tuân thủ luật pháp và các chính sách có liên quan của Nhà nước
về sản xuất, lưu thông và quản lý thị trường.
2. Tôn trọng các cam kết với nước ngoài và tập quán thương mại
quốc tế.
3. Bảo đảm quyền tự chủ kinh doanh của các DN và bảo đảm sự
quản lý của Nhà nước.
Chính sách NK của nước ta trong những năm tới là:
- NK chủ yếu là vật tư phục vụ cho sản xuất, hàng tiêu dùng thiết
yếu mà trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất chưa đáp
ứng đủ nhu cầu.
-NK những vật tư thiết bị chủ yếu có tác động tích cực đến sản xuất
kinh doanh. Ưu tiên NK kỸ thuật, công nghệ để sản xuất và chế biến
hàng hoá XK.
- ở nước ta, những biện pháp quản lý NK quan trọng nhất hiện đang
áp dụng là: thuế nhập khẩu, hạn nghạch NK, kiểm soát ngoại tệ,
pháp lệnh về tự vệ trong NK HH nước ngoài vào Việt nam
Hoạt động XK hướng vào thực hiện các nhiệm vụ sau:
Phải ra sức khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực của đất nước
(đất đai, nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất )
Nâng cao năng lực sản xuất hàng XK để tăng nhanh khối lượng
và kim nghạch XK.
Tạo ra những mặt hàng (nhóm hàng) XK có khối lượng và giá
trị lớn đáp ứng những đòi hỏi của thị trường thế giới và của
khách hàng về chất lượng và số lượng có sức hấp dẫn và có
khả năng cạnh tranh cao.
Các biện pháp đẩy mạnh XK hàng hoá hiện nay là:
- Các biện pháp liên quan đến tổ chức nguồn hàng, cải biến cơ
cấu xuất khẩu.
- Các biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh, phát triển
THHH
- Các biện pháp tài chính-tín dụng.
- Các biện pháp thể chế, tổ chức.
5/ Hệ thống công cụ QLNN về TM
Công cụ là những mô thức đã được lượng hóa để thể
hiện và thực hiện mục tiêu cụ thể của CSTM.
Hệ thống các công cụ quản lý thường có 3 yếu tố cơ bản
- Kế hoạch hoá định hướng.
- Pháp luật.
- Hệ thống các chính sách và công cụ kinh tế.
Công cụ CSTM:
a) Thuế quan hay thuế xuất nhập khẩu (XNK):
Là loại thuế gián thu đánh vào hàng hóa XNK khi qua
lãnh thổ Hải quan của một nước. Nhà nước sử dụng
Công cụ thuế quan nhằm hai mục tiêu: một là, quản lý
XNK, nâng cao hiêu quả hoạt động ngoại thương, góp
phần bảo vệ sản xuất và hướng dẫn tiêu dùng;
hai là, tăng thu ngân sách
b) Hạn ngạch ( Quota). Hạn ngạch là một công cụ kinh
tế và là một công cụ phổ biến của hàng rào phi thuế
quan phục vụ cho công tác điều tiết, quản lý Nhà nước
về XNK, vừa nhằm bảo hộ sản xuất trong nước, bảo vệ
tài nguyên, vừa cải thiện cán cân thanh toán. Hạn
ngạch là quy định của Nhà nước về số lượng ( hay giá
trị ) của một mặt hàng hoặc một nhóm mặt hàng được
phép XK sang hoặc NK từ một thị trường nhất định
trong một thời gian nhất định, thông qua hình thức
cấp giấy phép ( quota XNK ).
c) Hàng rào phi thuế : là những qui định hành chính
phân biệt đối xử nhằm chống lại HH nước ngoài,ủng
hộ SX trong nước.
Nhà nước ra lệnh, tuyên truyền, quảng cáo, khuyến
khích tiêu dùng cho viên chức tiêu dùng hàng nội.
Hạn chế XK tự nguyện mang tính miễn cưỡng, gắn với
điều kiện nhất định là rào cản phi thuế
d) Tỷ giá hối đoái và tác động của nó đến hoạt động
XNK
Tỷ giá hàng XK là lượng tiền trong nước cần thiết để
mua một lượng hàng hóa XK tương đương với một
đơn vị ngoại tệ.
Tỷ giá hàng NK là lượng tiền trong nước thu được khi
bán một lượng hàng hóa NK có giá trị một đơn vị
ngoại tệ .
Tỷ giá hối đoái là loại giá quan trọng nhất, chi phối
những loại giá khác và tác động đến sản xuất. Đặc
biệt, XNK là lĩnh vực chịu sự tác động trực tiếp và
nhạy cảm nhất trước những biến động của tỷ giá hối
đoái. Bởi lẽ, là một loại giá cả quốc tế, tỷ giá hối đoái
dùng để tính toán và thanh toán cho hàng hóa, dịch
vụ xuất, nhập khẩu (không