Bài giảng Kinh tế thương mại, dịch vụ - Bài 3. Tổ chức và hoạt động TMDV ở DNSX

I. Bản chất và nội dung hoạt động TM ở DNSX 1. Hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi TM của thương nhân, bao gồm việc mua bán hàng hoá, cung ứng DVTM và các hoạt động xúc tiến TM nhằm thu lợi nhuận Đối với các DNSX, khi nói đến hoạt động TM chính là nói đến các hoạt động liên quan đến việc mua sắm vật tư kỸ thuật cho sản xuất (TM đầu vào) và quá trình tiêu thụ sản phẩm (TM đầu ra). 2. Nội dung chủ yếu của hoạt động thương mại doanh nghiệp bao gồm tất cả các hoạt động liên quan và phục vụ quá trình mua sắm vật tư cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm như tài chính, luật pháp, dịch vụ, vận tải, kho tàng.v.v.

pdf56 trang | Chia sẻ: thanhtuan.68 | Lượt xem: 1189 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Kinh tế thương mại, dịch vụ - Bài 3. Tổ chức và hoạt động TMDV ở DNSX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 3. TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG TMDV Ở DNSX I. Bản chất và nội dung hoạt động TM ở DNSX II. Tổ chức hoạt động mua sắm các yếu tố đầu vào ở DNSX III. Dự trữ SX và phương pháp xác định IV. Tổ chức hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở DNSX V. Tổ chức bộ máy quản lý TMDV doanh nghiệp I. Bản chất và nội dung hoạt động TM ở DNSX 1. Hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi TM của thương nhân, bao gồm việc mua bán hàng hoá, cung ứng DVTM và các hoạt động xúc tiến TM nhằm thu lợi nhuận Đối với các DNSX, khi nói đến hoạt động TM chính là nói đến các hoạt động liên quan đến việc mua sắm vật tư kỸ thuật cho sản xuất (TM đầu vào) và quá trình tiêu thụ sản phẩm (TM đầu ra). 2. Nội dung chủ yếu của hoạt động thương mại doanh nghiệp bao gồm tất cả các hoạt động liên quan và phục vụ quá trình mua sắm vật tư cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm như tài chính, luật pháp, dịch vụ, vận tải, kho tàng.v.v... - II.Tổ chức mua sắm và quản lý vật tư Nội dung: - Xác định nhu cầu mua sắm vật tư - Xác định các phương thức đảm bảo vật tư - Lựa chọn người cung ứng - Thương lượng và đặt hàng - Theo dõi đơn hàng và tiếp nhận vật tư - Lập và Tổ chức thực hiện kế hoạch mua sắm vật tư - Xây dựng kế hoạch yêu cầu vật tư. - Tổ chức quản lý vật tư nội bộ - Quản lý dự trữ và bảo quản vật tư - Cấp phát vật tư nội bộ - Quyết toán vật tư - Phân tích đánh giá quá trình quản lý Sơ đồ 3.1: Mô hình tổ chức mua sắm và quản lý vật tư Xác định nhu cầu Xác định các phương thức đảm bảo vật tư Lựa chọn người cung ứng Thương lượng và đặt hàng Theo dõi đơn hàng và tiếp nhận vật tư Lập và Tổ chức thực hiện kế hoạch mua sắm vật tư Xây dựng kế hoạch yêu cầu vật tư. Tổ chức quản lý vật tư nội bộ Quyết toán vật tư Cấp phát vật tư nội bộ Quản lý dự tữ và bảo quản Phân tích đánh giá quá trình quản lý VT Sơ đồ 3.1: Mô hình tổ chức mua sắm và quản lý vật tư 1.Xác định nhu cầu vật tư 1.1 Nhu cầu vật tư cho sản xuất sản phẩm của DN được xác định theo 4 phương pháp sau: a-Phương pháp trực tiếp: Theo phương pháp này việc xác định nhu cầu dựa vào mức tiêu dùng vật tư và khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ. Phương pháp này có 4 cách tính: - Phương pháp tính theo mức sản phẩm: Nhu cầu được tính bằng cách lấy mức tiêu dùng vật tư cho một sản phẩm nhân với số lượng sản phẩm sản xuất. Công thức tính: Nsx = Ʃ Qsfi x Msfi.Trong đó: Nsx - nhu cầu vật tư dùng để sản xuất sản phẩm trong kỳ. Qsfi- số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ kế hoạch Msfi- mức sử dụng vật tư cho đơn vị sản phẩm . n: - chủng loại sản phẩm (i=1n ) - Phương pháp tính theo mức chi tiết sản phẩm: Nhu cầu được tính bằng cách tổng cộng tích giữa mức tiêu dùng vật tư cho một chi tiết sản phẩm nhân với số lượng chi tiết sản phẩm. Công thức tính: Nct = Ʃ Qcti x Mcti .Trong đó: Nct - nhu cầu vật tư dùng để sản xuất các chi tiết sản phẩm trong kỳ. Qcti - số lượng chi tiết sản phẩm sẽ sản xuất trong kỳ kế hoạch . Mcti - mức sử dụng vật tư cho một đơn vị chi tiết sản phẩm. n - chủng loại chi tiết ( i=1n ) b.Phương pháp tính theo mức của sản phẩm tương tự: Thực chất của phương pháp là lấy những sản phẩm không có mức đối chiếu với những sản phẩm tương tự về công nghệ chế tạo đã có mức để tính, đồng thời có tính đến những đặc điểm riêng của sản phẩm mới mà áp dụng hệ số điều chỉnh. Công thức tính: Nsx = Qsf x Mtt x K .Trong đó: Nsx - nhu cầu vật tư dùng để sản xuất sản phẩm trong kỳ. Qsf - số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ kế hoạch . Mtt - mức tiêu dùng vật tư của sản phẩm tương tự . K - hệ số điều chỉnh giữa hai loại sản phẩm. C.Phương pháp tính theo mức của sản phẩm đại diện: trường hợp sản phẩm sản xuất có nhiều cỡ loại khác nhau nhưng khi lập kế hoạch vật tư chưa có kế hoạch sản xuất cho từng cỡ loại cụ thể mà chỉ có tổng số chung. Trong trường hợp ấy, lấy một sản phẩm đại diện và mức tiêu dùng vật tư cho sản phẩm đại diện đó để tính nhu cầu vật tư chung cho các cỡ loại sản phẩm. Công thức tính: Nsx = Qsf x Mđd . Trong đó: Nsx- nhu cầu vật tư dùng để sản xuất sản phẩm trong kỳ. Qsf - số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ kế hoạch . Mđd - mức sử dụng vật tư của sản phẩm đại diện . Trong đó: Mđd ( mức sử dụng vật tư của sản phẩm đại diện) được chọn dựa vào mức bình quân ( Mbq ) Mbq= Ʃmi.Ki / ƩKi . Trong đó: mi - mức tiêu dùng vật tư của loại sản phẩm thứ i (i=1,n) Ki - tỉ trọng loại sản phẩm thứ i trong tổng số. n - chủng loại sản phẩm d.Phương pháp tính dựa trên cơ sở số liệu về thành phần chế tạo sản phẩm. Nhiều loại sản phẩm như sản phẩm của ngành công nghiệp thực phẩm, sản phẩm đúc, sản phẩm bê tông...được sản xuất từ nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau. Để có được sản phẩm với chất lượng cần thiết, đáp ứng nhu cầu khách hàng, việc sản xuất được tiến hành theo công thức định sẵn có chỉ rõ hàm lượng % của mỗi thành phần nguyên vật liệu. Nhu cầu được xác định theo ba bước: Bước1: Xác định nhu cầu vật tư để thực hiện kế hoạch sản xuất sản phẩm trong kỳ . N t = ƩQi x Hi. Trong đó: Qi - khối lượng sản phẩm thứ i theo kế hoạch sản xuất trong kỳ. Hi - trọng lượng tinh của sản phẩm thứ i (i=1,n) n - chủng loại sản phẩm Bước 2: Xác định nhu cầu vật tư cần thiết cho sản xuất sản phẩm có tính đến tổn thất trong quá trình sử dụng. Nt Nvt = ------------ K .Trong đó: Nvt - nhu cầu vật tư để sản xuất sản phẩm trong kỳ kế hoạch. K - hệ số thu thành phẩm. Bước 3 : Xác định nhu cầu về từng loại vật tư Ni = Nvt x hi Trong đó: Ni - nhu cầu vật tư thứ i hi - tỷ lệ % của loại vật tư thứ i E. Phương pháp tính nhu cầu dựa trên cơ sở thời hạn sử dụng. Nhu cầu vật tư hàng hoá ở mỗi doanh nghiệp, ngoài những vật liệu chính trực tiếp để sản xuất sản phẩm còn cả những hao phí vật liệu phụ. Một phần những vật tư đó hoặc tạo điều kiện cho quá trình sản xuất hoặc là sử dụng cho các tư liệu lao động, hao phí loại này không được điều tiết bởi các mức tiêu dùng cho đơn vị sản phẩm sản xuất mà bằng thời hạn sử dụng. Thuộc số những vật tư này gồm có phụ tùng thiết bị, dụng cụ tài sản, các loại dụng cụ bảo hộ lao động...ở đây, thời hạn định mức có thể quy định không chỉ về mặt thời gian mà cả công việc thực hiện như Km lăn bánh, Tấn/ km... Nhu cầu được tính theo công thức: Pvt Nsx =------------ T .Trong đó: Pvt - nhu cầu hàng hoá cần có cho sử dụng T - thời hạn sử dụng F. Phương pháp tính theo hệ số biến động Tính nhu cầu vật tư theo phương pháp này cần dựa vào thực tế sản xuất và sử dụng vật tư trong năm báo cáo, phương án sản xuất kỳ kế hoạch, phân tích các yếu tố tiết kiệm vật tư, từ đó xác định hệ số sử dụng vật tư kỳ kế hoạch so với kỳ báo cáo, cụ thể theo công thức: Nsx = Nbc x Tsx x Htk Trong đó: Nbc - Số lượng vật tư sử dụng trong năm b/cáo Tsx - Nhịp độ phát triển sản xuất kỳ kế hoạch Htk - Hệ số tiết kiệm vật tư năm kế hoạch so với năm báo cáo. 1.2 Nhu cầu vật tư cho các sản phẩm dở dang. Để tính nhu cầu này người ta có thể sử dụng các phương pháp sau đây: Một là: Tính theo mức chênh lệch sản phẩm dở dang cuối kỳ và đầu kỳ. Căn cứ vào mức chênh lệch sản phẩm dở dang cuối kỳ và đầu kỳ kế hoạch cùng với mức tiêu dùng vật tư cho một đơn vị sản phẩm để xác định nhu cầu vật tư, theo công thức: Ndd = (Qdd2 - Qdd1) x M sp Trong đó: Ndd - nhu cầu vật tư cho sản phẩm dở dang. Qdd2 - số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ kế hoạch. Qdd1 - số lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ kế hoạch. Msp - mức tiêu dùng vật tư cho đơn vị sản phẩm. Hai là: Tính theo chu kỳ sản xuất. Theo phương pháp này, tính nhu cầu vật tư căn cứ vào thời gian (số ngày) cần thiết để sản xuất sản phẩm dở dang ở cuối năm kế hoạch và mức tiêu dùng trong một ngày đêm để sản xuất hàng chế dở đó. Công thức tính: Nsx = (Tdd . M) - Qvt Trong đó: Tdd- thời gian cần thiết để sản xuất sản phẩm dở dang ở cuối năm kế hoạch (số ngày). M - mức tiêu dùng vật tư một ngày đêm để sản xuất sản phẩm dở dang. Qvt - số lượng vật tư của nửa thành phẩm và hàng chế dở có đầu năm kế hoạch. Ba là: Tính theo giá trị Công thức tính: Qcd2 - Qcd1 Nsx = --------------- x Nkh Gtp .Trong đó: Qcd2 - giá trị SPDD cuối năm kế hoạch. Qcd1 -giá trị SPDD đầu năm kế hoạch. Gtp - toàn bộ giá trị thành phẩm năm kế hoạch Nkh - số lượng vật tư để SXtp trong năm KH Bốn là: Tính theo hệ số biến động. Theo phương pháp này tính nhu cầu vật tư phải căn cứ vào giá trị nửa thành phẩm và hàng chế dở đầu năm kế hoạch và tỷ lệ tăng giá trị tổng sản phẩm của doanh nghiệp trong năm kế hoạch mà tính ra giá trị nửa thành phẩm và hàng chế dở cuối năm kế hoạch và từ đó tính nhu cầu vật tư. Công thức tính: (Qcd1 x Tkh) - Qcd1 Nsx=- -----------------------------x Nkh Gkh . Trong đó: Qcd1 - giá trị hàng chế dở đầu năm kế hoạch. Gkh - toàn bộ giá trị sản lượng sản phẩm năm kế hoạch Nkh - số lượng vật tư cần dùng trong năm kế hoạch Tkh - tỷ lệ tăng (giảm) giá trị tổng sản phẩm năm kế hoạch so với năm báo cáo. 1.3 Nhu cầu máy móc thiết bị và vật tư cho sửa chữa , nhà xưởng, cho công tác nghiên cứu khoa học, cho xây dựng cơ bản... Riêng nhóm máy móc thiết bị sử dụng ở DN thì việc tính toán nhu cầu có thể được chia thành 3 nhóm sau: Nhóm 1: Nhu cầu thiết bị để mở rộng năng lực của doanh nghiệp được xác định theo công thức: ƩQi x Mi + Gk Ntb =------------------------ - A T.C.G.Ksd.Km . Trong đó: Ntb - Nhu cầu máy móc, thiết bị tăng thêm kỳ kế hoạch Qi - Khối lượng sản phẩm thứ i cần sản xuất trong kỳ kế hoạch Mi - Định mức giờ máy để sản xuất một đơn vị sản phẩm thứ i Gk - Số giờ máy dùng vào những công việc khác. T - Số ngày máy làm việc trong kỳ kế hoạch n - Chủng loại thiết bị. C - Số ca làm việc G - Số giờ máy làm việc trong một ca Ksd - Hệ số sử dụng thiết bị có tính đến thời gian ngừng để sửa chữa theo kế hoạch, thời gian điều chỉnh Km - Hệ số thực hiện mức. A - Số máy móc thiết bị hiện có. Nhóm 2: Nhu cầu máy móc thiết bị để lắp máy SP Xác định nhu cầu thiết bị cho lắp máy sản phẩm trong kỳ kế hoạch có thể sử dụng công thức sau Ntb = Mtb. Ksp + Tck – Tđk .Trong đó: Ntb- Nhu cầu thiết bị cho lắp máy sản phẩm trong kỳ kế hoạch. Mtb - Mức thiết bị dùng cho một máy sản phẩm Ksp - Số lượng máy sản phẩm dự kiến sản xuất trong kỳ kế hoạch. Tck - Tồn kho cuối kỳ về thiết bị dùng cho lắp máy sản phẩm Tđk -Tồn kho đầu kỳ về thiết bị dùng cho lắp máy sản phẩm. Nhóm 3: nhu cầu máy móc thiết bị dùng để thay thế những máy móc thiết bị loại ra trong quá trình sản xuất. Trong quá trình sử dụng, có những máy móc, thiết bị, hư hỏng do nhiều nguyên nhân gây ra như: do quá thời hạn sử dụng, do hư hỏng không sửa chữa được nữa, do tiến bộ kỸ thuật xuất hiện những máy móc thiết bị tối tân hơn, có năng suất cao hơn, làm cho thiết bị đang sử dụng trở thành lạc hậu cần phải thay thế. Trong trường hợp để thay thế máy móc thiết bị do hoạt động lâu ngày không còn sử dụng được nữa, cách tính phải dựa trên yêu cầu về mở rộng năng lực sản xuất của doanh nghiệp, số lượng thực tế máy móc thiết bị hư hỏng loại ra và biên bản của hội đồng giám định kỸ thuật. Trường hợp để thay thế những máy móc thiết bị lạc hậu về mặt kỸ thuật, nhu cầu được xác định dựa vào yêu cầu nâng công suất máy của doanh nghiệp, mức độ lạc hậu và hiệu quả của việc sử dụng thiết bị. 2. Lập kế hoạch mua sắm vật tư ở doanh nghiệp. a. Nhằm bảo đảm vật tư cho sản xuất theo đúng số lượng, chất lượng và tiến độ của quá trinh sản xuất, kế hoạch mua sắm vật tư của doanh nghiệp phải trả lời được những câu hỏi như: Cần mua cái gi? Chất lượng ra sao? Số lượng bao nhiêu? Mua lúc nào? Mua ở đâu? b. Nội dung kế hoạch mua sắm vật tư. Kế hoạch mua sắm vật tư thực chất là tập hợp những tài liệu tính toán kế hoạch gồm các biểu tổng hợp nhu cầu vật tư và một hệ thống các biểu cân đối vật tư. Nội dung cơ bản của kế hoạch là: Thứ nhất, phản ánh toàn bộ nhu cầu vật tư của doanh nghiệp trong kỳ kế hoạch như nhu cầu vật tư cho sản xuất, cho xây dựng cơ bản, cho sửa chữa, cho dự trữ... Thứ hai, phản ánh các nguồn vật tư để thoả mãn các nhu cầu nói trên bao gồm nguồn tồn kho đầu kỳ, nguồn động viên tiềm lực nội bộ doanh nghiệp (tự chế tạo) và nguồn mua trên thị trường. c.Trình tự lập kế hoạch mua sắm vật tư Trình tự lập kế hoạch là những bước công việc phải làm để có được kế hoạch. Đối với các doanh nghiệp, việc lập kế hoạch mua sắm vật tư chủ yếu là do phòng kinh doanh lập, nhưng thực tế có sự tham gia của nhiều bộ phận khác có liên quan trong bộ máy quản lý của doanh nghiệp. Trình tự lập kế hoạch mua sắm vật tư bao gồm những bước công việc sau đây: Một là: Giai đoạn chuẩn bị. Hai là: xác định số lượng vật tư tồn kho đầu kỳ kế hoạch và lượng vật tư động viên tiềm lực nội bộ doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp, số lượng vật tư này thường được xác định theo phương pháp ̉̉ước tính tồn kho và phương pháp định mức. Ođk = Ott +Nh – X . Trong đó: Ođk - tồn kho ước tính đầu kỳ kế hoạch. Ott - tồn kho thực tế tại thời điểm lập kế hoạch. Nh - lượng vật tư ước nhập kể từ thời điểm lập kế hoạch đến đầu năm kế hoạch. X - lượng vật tư ước xuất ra kể từ thời điểm lập kế hoạch đến đầu năm kế hoạch. Ba là: Giai đoạn tính toán các loại nhu cầu vật tư của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp sản xuất, để có được kế hoạch mua vật tư chính xác và khoa học đòi hỏi phải xác định đầy đủ các loại nhu cầu vật tư cho sản xuất. Đây là cơ sở để xác định lượng vật tư cần mua về cho doanh nghiệp. Bốn là: Giai đoạn kết thúc của việc lập kế hoạch mua sắm vật tư và xác định số lượng vật tư hàng hóa cần phải mua về cho doanh nghiệp. Sau khi xác định tổng số nhu cầu vật tư cần phải có trong kỳ kế hoạch và nguồn vật tư tồn kho đầu kỳ kế hoạch cũng như nguồn động viên tiềm lực nội bộ, doanh nghiệp cần phải xác định số vật tư mua trên thị trường theo phương pháp cân đối, nghĩa là: ƩNij= ƩPij .Trong đó: ƩNij - tổng nhu cầu về loại vật tư i nhằm thoả mãn mục đích j của Dn ƩPij - tổng các nguồn về loại vật tư i được đáp ứng bằng nguồn j. 3. Công tác KH nghiệp vụ về hậu cần vật tư cho sản xuất ở DN. a. ý nghĩa và nội dung công tác KH nghiệp vụ. Công tác kế hoạch nghiệp vụ về hậu cần vật tư cho sản xuất ở DN là toàn bộ những hoạt động diễn ra hàng ngày của phòng kinh doanh nhằm bảo đảm đầy đủ, kịp thời và đồng bộ vật tư cho sản xuất . Kế hoạch này có một ý nghĩa rất lớn, cụ thể: - Cung ứng vật tư kịp thời, đầy đủ và đồng bộ cho sản xuất. - Sử dụng hợp lý và tiết kiệm các nguồn lực của doanh nghiệp. - Góp phần nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm. - Nâng cao trình độ kỸ thuật của sản xuất.v.v... Những nội dung chủ yếu của công tác KH nghiệp vụ về hậu cần vật tư cho sản xuất gồm: - Lập kế hoạch hậu cần vật tư hàng quý, hàng tháng - Lập đơn hàng; - Tổ chức chuyển đưa vật tư về doanh nghiệp và tiếp nhận vật tư về số lượng và chất lượng; - Tim các biện pháp giải quyết tinh trạng thừa thiếu vật tư trong tiêu dùng sản xuất; - Theo dõi thường xuyên tinh hinh bảo đảm vật tư ở doanh nghiệp b. Kế hoạch hậu cần vật tư quý. Cơ sở để lập kế hoạch hậu cần vật tư quý là: KH tiêu thụ sản phẩm trong quý, khối lượng sửa chữa; KH phát triển kỸ thuật mới; định mức tiêu hao vật tư cụ thể cho từng sản phẩm; tồn kho thực tế từng tên gọi vật tư cụ thể ở thời gian lập kế hoạch; số lượng từng tên gọi vật tư dự kiến nhập vào và dự kiến xuất ra cho tiêu dùng sản xuất từ thời điểm lập KH đến ngày đầu quý KH; lượng dự trữ cuối quý theo từng quy cách vật tư; các tài liệu liên quan đến phẩm chất vật tư ... Như vậy, các tài liệu cần thiết để lập KH bảo đảm vật tư cũng phải đầy đủ như khi lập KH yêu cầu vật tư, có điều là những tài liệu và số liệu này phải thật cụ thể. Khác với KH mua sắm vật tư năm của doanh nghiệp, KH hậu cần vật tư hàng quý là tài liệu làm việc cơ bản của phòng kinh doanh ở DN. Trên cơ sở KH này, phòng KD tiến hành đặt mua vật tư, tổ chức hạch toán và kiểm tra mức độ đảm bảo vật tư cho sản xuất, xác định số tiền mua vật tư, lập KH vận chuyển và bốc xếp vật tư... Thường KH vật tư quý được lập cho cả chỉ tiêu hiện vật và chỉ tiêu giá trị và phương pháp lập KH hậu cần vật tư quý cũng tương tự như kế hoạch vật tư năm của doanh nghiệp. c. Kế hoạch vật tư tháng và các biện pháp giải quyết thừa thiếu vật tư. Đối với nhiều quy cách vật tư, phòng kinh doanh chỉ cần lập kế hoạch hậu cần vật tư quý và theo dõi việc thực hiện kế hoạch đó. Còn đối với những vật tư chính của DN và những vật tư hay mất cân đối thì phòng KD cần phải lập KH hậu cần vật tư hàng tháng. KH này lập sau khi đã biết được khả năng thoả mãn đơn hàng của các đơn vị kinh doanh và lập trước tháng KH khoảng từ 7-10 ngày. KH hậu cần vật tư hàng tháng khác với KH vật tư hàng quý là ở chỗ có các cột phản ánh thừa thiếu vật tư và những biện pháp giải quyết thừa thiếu đó. III. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp 1. Nghiên cứu thị trường. Nghiên cứu TT là công việc đầu tiên và cần thiết đối với mỗi DN trong mọi hoạt động SXKD, nhằm trả lời các câu hỏi: Sản xuất những SP gi? Sản xuất như thế nào? SP bán cho ai? Khi nghiên cứu TT sản phẩm, DN phải giải đáp được vấn đề: - Đâu là TT có triển vọng đối với SP của DN ? - Khả năng tiêu thụ SP của DN trên TT đó ra sao ? - DN cần phải xử lý những biện pháp gi có liên quan và có thể sử dụng những biện pháp nào để tăng khối lượng SP tiêu thụ ? - Những mặt hàng nào, TT nào có khả năng tiêu thụ với khối lượng lớn phù hợp với năng lực và đặc điểm sản xuất cuả DN ? - Với mức giá nào thi khả năng chấp nhận của TT là lớn nhất trong từng thời kỳ. - Yêu cầu chủ yếu của TT về mẫu mã, bao gói, phương thức thanh toán, phương thức phục vụ ... - Tổ chức mạng lưới tiêu thụ và phương thức phân phối SP. Trên cơ sở điều tra nghiên cứu nhu cầu TT, DN tiến hành lựa chọn SP thích ứng với nhu cầu TT. 2.Lập KH tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng KH tiêu thụ là cơ sở quan trọng đảm bảo cho quá trinh SXKD của DN tiến hành nhịp nhàng, liên tục theo KH đã định. KH tiêu thụ SP là căn cứ để xây dựng KH hậu cần vật tư và các bộ phận khác của KH sản xuất-kỹ thuật-tài chính DN... Bằng hệ thống các chỉ tiêu, KH tiêu thụ SP phải phản ánh được các nội dung cơ bản như: khối lượng tiêu thụ SP về hiện vật và giá trị có phân theo hinh thức tiêu thụ, cơ cấu SP và cơ cấu TT tiêu thụ và giá cả tiêu thụ ... Các chỉ tiêu KH tiêu thụ có thể tính theo hiện vật và giá trị, chỉ tiêu tương đối và tuyệt đối. 3. Chuẩn bị hàng hoá để xuất bán Chuẩn bị hàng hoá để xuất bán cho KH là hoạt động tiếp tục quá trình SXKD trong khâu lưu thông. Muốn cho quá trình lưu thông HH được liên tục, không bị gián đoạn thì các DN phải chú trọng đến các nghiệp vụ SX ở kho như: tiếp nhận, phân loại, lên nhãn hiệu SP, bao gói, sắp xếp HH ở kho - bảo quản và ghép đồng bộ để xuất bán cho KH. Tiếp nhận đầy đủ về số lượng và chất lượng HH từ các nguồn nhập kho ( từ các phân xưởng, tổ đội SX của DN) theo đúng mặt hàng qui cách, chủng loại HH. Thông thường, kho HH của DN đặt gần nơi SX SP. Nếu kho hàng đặt xa nơi SX (có thể gần nơi tiêu thụ) thì DN phải tổ chức tốt việc tiếp nhận HH bảo đảm kịp thời, nhanh chóng, góp phần giải phóng nhanh phương tiện vận tải, bốc xếp, an toàn SP, tiết kiệm chi phí lưu thông 4- Lựa chọn các hình thức tiêu thụ SP. Tiêu thụ SP được thực hiện bằng nhiều hình thức ( kênh ) khác nhau, theo đó SP vận động từ các DNSX đến tay các hộ TD cuối cùng. Để hoạt động tiêu thụ có hiệu quả cần phải lựa chọn kênh tiêu thụ SP một cách hợp lý trên cơ sở tính đến các yếu tố như đặc điểm SP, các điều kiện vận chuyển, bảo quản, sử dụng... Căn cứ vào mối quan hệ giữa DN với người tiêu dùng cuối cùng tiêu thụ SP có thể được thực hiện qua kênh trực tiếp hoặc kênh gián tiếp. 5. Tổ chức các hoạt động xúc tiến, yểm trợ cho công tác bán hàng. . Trong hoạt động KD có các hoạt độ
Tài liệu liên quan