Bài giảng Kinh tế thương mại, dịch vụ - Bài 5. Tổ chức kinh doanh hàng hóa trong cơ chế thị trường

I. Kinh doanh và mục tiêu của KD thương mại hàng hoá. 1.K/n:- KD là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ SX đến tiêu thụ SP hoặc cung ứng dịch vụ trên TT nhằm mục đích sinh lợi. Tiến hành bất kỳ hoạt động KD nào đều có nghĩa là tập hợp các phương tiện, con người. và đưa họ vào hoạt động để sinh lợi cho DN. - KD thương mại là sự đầu tư tiền của, công sức của một cá nhân hay tổ chức kinh tế vào lĩnh vực mua bán HH và thực hiện hoạt động DV nhằm tìm kiếm lợi nhuận

pdf14 trang | Chia sẻ: thanhtuan.68 | Lượt xem: 1221 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Kinh tế thương mại, dịch vụ - Bài 5. Tổ chức kinh doanh hàng hóa trong cơ chế thị trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 5. TỔ CHỨC KINH DOANH HÀNG HỂA TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG I. Kinh doanh và những mục tiêu cơ bản của KD hàng hóa II. Hệ thống KD TMDV ở Việt Nam III. Các loại hình kinh doanh hàng hóa IV. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hiệu quả kinh doanh của DN I. Kinh doanh và mục tiêu của KD thương mại hàng hoá. 1.K/n:- KD là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ SX đến tiêu thụ SP hoặc cung ứng dịch vụ trên TT nhằm mục đích sinh lợi. Tiến hành bất kỳ hoạt động KD nào đều có nghĩa là tập hợp các phương tiện, con người... và đưa họ vào hoạt động để sinh lợi cho DN. - KD thương mại là sự đầu tư tiền của, công sức của một cá nhân hay tổ chức kinh tế vào lĩnh vực mua bán HH và thực hiện hoạt động DV nhằm tìm kiếm lợi nhuận 2 . Mục tiêu của KD thương mại hàng hoá. • Khách hàng • Chất lượng • Đổi mới • Lợi nhuận • Cạnh tranh Trong đó mục tiêu lợi nhuận là mục tiêu quan trọng nhất 3. Nguyên tắc KD : Đối với DNTM hoạt động trong lĩnh vực phân phối và lưu thông HH thừơng có 5 mục tiêu cơ bản: khách hàng, chất lượng, đổi mới, lợi nhuận và cạnh tranh. Để thành công trong KD, các DNTM cần tuân thủ những nguyên tắc sau: - Phải SX và KD những HHDV có chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu của KH. - Trong KD trước hết phải lôi cuốn KH, rồi sau đó mới nghĩ đến cạnh tranh. - Trong KD mỗi khi làm lợi cho mình thì đồng thời phải làm lợi cho KH. - Tìm kiếm TT đang lên và chiếm lĩnh TT nhanh chóng. - Đầu tư vào tài năng và nguồn lực để tạo ra được nhiều giá trị Sản phẩm DV . - Nhận thức và nắm cho được nhu cầu của TT để đáp ứng đầy đủ. II. Hệ thống kinh doanh thương mại (TMHH và TMDV) hiện nay ở nước ta. Hệ thống KDTM trong nền kinh tế quốc dân là tổng thể các tổng công ty (công ty) trung ương, các công ty KDHH trong và ngoài nước với hệ thống kho trạm, cửa hàng thuộc trung ương và địa phương quản lý và các DN, các tổ chức KD hợp pháp của tất cả các thành phần kinh tế chuyên KD thương mại trên thị trường. Hệ thống này có thể được phân chia theo hai tiêu thức sau: 1. Theo ngành và cấp quản lý: Theo tiêu thức này, mạng lưới KDTM được chia thành 4 hệ thống: - Hệ thống tổ chức KD của Bộ Cụng Thương bao gồm các DNTM nhà nước thuộc Bộ chuyên KD đại bộ phận HH thông dụng của nền kinh tế quốc dân; Bộ Cụng Thương -> TCT -> cụng ty - Hệ thống tổ chức KDTM của các Bộ và cơ quan ngang Bộ - Hệ thống DNTM thuộc các địa phương và thành phố. - Hệ thống các DNTM của các đoàn thể và DNTM thuộc các thành phần kinh tế khác. 2. Theo thành phần kinh tế • DNTM nhà nước • DNTM tập thể là các HTX, tổ hợp tác, các HTX mua bán ở tất cả các vùng nông thôn, thị xã, thành phố • Các DN tư nhân • Các DN 100 % vốn đầu tư nước ngoài • Các Cty cổ phần, Cty trách nhiệm hữu hạn • Hệ thống tiểu thương: gồm các cửa hàng, quâỳ hàng, điểm bán hàng của các nhân 3. Theo qui mô của DN (số vốn KD hoặc số lao động • DN có qui mô lớn • DN có qui mô vừa và nhỏ III. Loại hình KD và đặc trưng của các loại hình DNTM. 1. Các loại hình KDTM a. Theo mức độ chuyên doanh : - KD chuyên môn hoá: DN chỉ chuyên KD một hoặc một nhóm HH có cùng công dụng, trạng thái hoặc tính chất nhất định. Chẳng hạn KD xăng dầu, KD xi măng, KD lương thực... Loại hình KD này có ưu điểm: + Do chuyên sâu theo ngành hàng nên có điều kiên nắm chắc được thông tin về người mua, người bán, giá cả TT, tình hình HH và DV nên có khả năng cạnh tranh trên TT, có thể vươn lên thành độc quyền KD. + Trình độ CMH ngày càng được nâng cao, có điều kiện để tăng năng suất và hiệu qủa KD, HĐH cơ sở vật chất kỹ̃ ̃ thuật. Đặc biệt là các hệ thống cơ sở vật chất kỸ thuật chuyên dùng tạo ra lợi thế lớn trong cạnh tranh. + Có khả năng đào tạo được những cán bộ quản lý giỏi, các chuyên gia và nhân viên KD giỏi. Bên cạnh đó loại hình KD này cũng có nhược điểm nhất định́ là́ : - Trong điều kiện cạnh tranh - xu thế tất yếu của kinh tế TT thì tính rủi ro cao. - Khi mặt hàng KD bị bất lợi thì chuyển hướng KD chậm và khó bảo đản cung ứng đồng bộ HH cho các nhu cầu b. Kinh doanh tổng hợp: Loại hình KD này có ưu điểm: + Hạn chế được một số rủi ro trong KD do dễ chuyển hướng KD. + Vốn KD ít bị ứ đọng do mua nhanh, bán nhanh và đầu tư vốn cho nhiều ngành hàng, có khả năng quay vòng nhanh, bảo đảm cung ứng đồng bộ HH cho các nhu cầu. + Có TT rộng, luôn có TT mới và đối đầu với cạnh tranh đã kích thích năng động, sáng tạo và đòi hỏi sự hiểu biết nhiều của người KD, có điều kiện để phát triển các DV bán hàng. Nhược điểm của loại hình KD này là: + Khó trở thành độc quyền trên TT và ít có điều kiện tham gia liên minh độc quyền. + Do không CMH nên khó đào tạo, bồi dưỡng được các chuyên gia ngành hàng. c. Loại hình kinh doanh đa dạng hoá: Doanh nghiệp KD nhiều mặt hàng và nhiều lĩnh vực KD khỏc nhau, nhưng bao giờ cũng có nhóm mặt hàng KD ( có cùng công dụng, trạng thái hoặc tính chất) và lĩnh vực kinh doanh chủ yếu. Đây là loại hình KD được nhiều DN ứng dụng, nó cho phép phát huy ưu điểm và hạn chế được nhược điểm của loại hình KD chuyên môn hoá và loại hình KD tổng hợp. 2.Theo chủng loại hàng hoá kinh doanh - Loại hình KD hàng công nghiệp tiêu dùng TT hàng CN TD thường biến động lớn và phức tạp, có những đặc diểm sau: + Nhiều người mua. Hàng CNTD gắn với cuộc sống hàng ngày của nhân dân. Các thành viên trong xã hội đều có nhu cầu TD. + Sự khác biệt giữa người TD rất lớn: Các tập đoàn xã hội, các thành phần trong thành phố khác nhau về nghề nghiệp, dân tộc, giới tính, độ tuổi, trình độ văn hoá, tập quán sinh hoạt, nên TD của họ cũng có những đặc thù riêng và khác biệt nhau. + Mỗi lần mua không nhiều, lặt vặt và phân tán, vì nhu cầu đời sống rất đa dạng, quá trình TD chia làm nhiều lần và phân tán, bảo quản gặp khó khăn. + Người TD ít hiểu biết về HH có hệ thống. Trên TT có hàng chục ngàn mặt hàng, dù người ta đã tận dụng nhiều phương thức giới thiệu HH, nhưng người TD vẫn không thể biết hết được địa chỉ SX, chất lượng, đặc tính, công dụng và cách dùng của tất cả các loại HH.Sự hiểu biết về SP mới càng ít.. + Sức mua biến đổi lớn. Sức mua của người TD có hạn nên họ thường cân nhắc khi cần mua sắm HH và lựa chọn cũng rất kỹ càng, dẫn tới sự biến động lớn về sức mua ở các cửa hàng địa phương và các địa phương khác nhau. Đồng thời, hàng TD có thể thay thế lẫn nhau, người TD có thể căn cứ tình hình nhu cầu và giá cả lên xuống trên TT để lựa chọn HH,cho nên dẫn tới sức mua biến đổi giữa các mặt hàng khác nhau. - Loại hình kinh doanh hàng nông sản Kinh doanh hàng nông sản có những đặc điểm sau: + Tính thời vụ: SX NN có tính thời vụ rõ ràng, cần phải biết quy luật SX các mặt hàng NS làm tốt công tác chuẩn bị trước mùa thu hoạch, đến kỳ gặt hái tập trung lao động nhanh chóng triển khai công tác thu mua và tiêu thụ SPNN. + Tính phân tán: Hàng NS phân tán ở vùng nông thôn và trong tay hàng triệu ND, sức tiờu thụ thì tập trung ở TP và khu CN tập trung. + Tính khu vực: Tuỳ theo địa hình, nơi thì thích ứng với việc trồng lúa, nới thì trồng bông, nơi thì chăn nuôi, đánh bắt cá, hình thành những khu vực SX khác nhau và giống cây trồng vật nuôi khác nhau, chính vì thế có những cơ sở SXSP hàng NS rất khác nhau với tỷ lệ HH khá cao. + Tính tươi sống: Hàng NS phần lớn là động vật, thực vật tươi sống, dễ bị hỏng ôi, kém phẩm chất vì chết chóc. Hơn nữa, chủng loại, số lượng, chất lượng cũng rất khác biệt nhau. + Tính không ổn định: SXNN không ổn định, sản lượng lên xuống thất thường, vùng này được mùa, vùng kia mất mùa. - Loại hình kinh doanh TLSX công nghiệp + TT tiêu thụ TLSX dựa vào SX và phục vụ SX. + Người mua chủ yếu là các đơn vị công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, thăm dò địa chất... + Người mua mỗi lần mua khá nhiều. + Người mua biết nhiều về tính năng và giá trị sử dụng của các mặt hàng khác nhau, có nhu cầu khá cao đối với quy cách và nơi SXHH. + Kinh doanh TLSX cần đồng bộ, ngoài việc cung cấp thiết bị chính còn cần đầy đủ phụ tùng linh kiện. - Loại hình kinh doanh TLSX phục vụ nông nghiệp. + Tình hình SX và nhu cầu phức tạp, máy móc thiết bị kỹ thuật cỡ lớn do nhà máy CNlớn SX, có loại nhỏ do DN vừa và bé thậm chí ngành thủ công nghiệp SX. Có loại dùng cho cả nước, có loại dùng cho từng địa phương. Có nguồn cung cấp từ SX trong nước, có nguồn cung cấp từ nước ngoài. + Tính thời vụ, tính thời gian rõ rệt. Đặc điểm SXNN quy định việc cung cấp VTphục vụ SXNN có tính thời vụ và tính thời gian khá chặt chẽ. Việc kinh doanh TLSX nông nghiệp cần phải đi trước thời vụ. Ngoài ra, người ta còn theo phạm vi hoạt động để phân chia KD thành: KD nội địa, KD nội bộ ngành và KD quốc tế, hoặc theo đối tượng KD có KDHH và KD DV
Tài liệu liên quan