Bài giảng Kinh tế thương mại, dịch vụ - Bài mở đầu & Bài 1

•Lời mở đầu Hội nhập KTQT là xu hướng khách quan không thể đảo ngược. Tham gia vào sân chơi chung của cả nước và quốc tế đòi hỏi mỗi người, mỗi DN phải tuân theo luật chơi chung. • Môi trường thay đổi đòi hỏi phải thay đổi cách sống, cách tư duy, thay đổi cách thức kinh doanh, phương thức làm giàu của DN. Dân ta có câu : Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài Thành công trong kinh doanh chỉ đến với người hiểu rõ xu thế thời cuộc, biết mình biết người , chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt để chủ động và chấp nhận cạnh tranh trong kinh doanh

pdf38 trang | Chia sẻ: thanhtuan.68 | Lượt xem: 2072 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Kinh tế thương mại, dịch vụ - Bài mở đầu & Bài 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KINH TẾ THƯƠNG MẠI – DỊCH VỤ PGS-TS PHAN TỐ UYÊN Đại học Kinh tế Quốc Dân BÀI MỞ ĐẦU ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIẤN CỨU MỄN HỌC I. Những thay đổi cơ bản của KTQD II. Đối tượng nghiên cứu III. Nhiệm vụ của môn học IV. Yêu cầu nghiên cứu •Lời mở đầu Hội nhập KTQT là xu hướng khách quan không thể đảo ngược. Tham gia vào sân chơi chung của cả nước và quốc tế đòi hỏi mỗi người, mỗi DN phải tuân theo luật chơi chung. • Môi trường thay đổi đòi hỏi phải thay đổi cách sống, cách tư duy, thay đổi cách thức kinh doanh, phương thức làm giàu của DN. Dân ta có câu : Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài Thành công trong kinh doanh chỉ đến với người hiểu rõ xu thế thời cuộc, biết mình biết người , chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt để chủ động và chấp nhận cạnh tranh trong kinh doanh 1. Những thay đổi cơ bản a / Thay đổi về thể chế kinh tế: Nguyên tắc cơ bản của WTO là công khai minh bạch. VN đã trở thành thành viên chính thức thứ 150 của WTO và cứ 6 năm 1 lần phải báo cáo lên WTO để công bố rộng rãi và xem xét > Khó khăn nhất hiện nay là các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương hiểu khác nhau về các cam kết dẫn đến ban hành chỉ thị , quyết định khác nhau và thực hiện cũng khác nhau b/Thay đổi vai trò của chính quyền trong điều hành kinh tế • Nhà nước các cấp trước đây chủ yếu ra lệnh và cho phép nay chuyển sang cung cấp thông tin để hướng dẫn và điều chỉnh > Các cơ quan nhà nước phải cung cấp cho các doanh nghiệp và người dân thông tin đầy đủ, cập nhật về môi trường kinh doanh như: thông tin về thị trường trong nước và quốc tế; thay đổi về chính sách để hướng dẫn sản xuất, kinh doanh theo nhu cầu thị trường > Cách thức điều hành kinh tế chuyển từ trực tiếp sang gián tiếp thông qua luật pháp, chính sách, qui định, các chuẩn mực > Đây là thách thức lớn nhất đối với cơ quan nhà nước, chuyển từ cách làm cũ sang cách làm mới c/ Mọi thay đổi của thế giới sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến ViỆT NAM • Khi chưa mở cửa thị trường nội địa, tác động của thế giới bên ngoài ảnh hưởng có mức độ , nay hội nhập mọi thay đổi của thế giới bên ngoài sẽ tác động trực tiếp, mạnh mẽ tới mọi mặt của đời sống xã hội từ văn hóa, y tế, giáo dục đào tạo, an sinh xã hội và quản lý xã hội > Đòi hỏi phải nghiên cứu toàn diện các yếu tố của môi trường kinh doanh để tiếp thu tinh hoa của nhân loại,hạn chế cái xấu, gữi gìn bản sắc, truyền thống tốt đẹp của dân tộc d/ Thay đổi về đạo đức xã hội • Kinh tế phát triển mọi người giaù lên, có tiền làm cho con người từ hèn kém trở nên sang trọng, từ ích kỷ trở nên hào hiệp, từ cau có trở nên cởi mở, mọi người sẽ chú ý nâng cao chất lượng cuộc sống hơn > Chất lượng cuộc sống là kết quả của thương mại, dịch vụ mang lại. Con người sẽ chú ý lựa chọn hàng hóa có chất lượng tốt, có thương hiệu nổi tiếng, yêu cầu ngày càng nhiều dịch vụ phong phú với chất lượng cao hơn, phưong thức phục vụ chuyên nghiệp hơn .Đây chính là mảnh đất màu mỡ để phát triển thương mại dịch vụ, phát triển sản xuất, kinh doanh > Đòi hỏi SX_KD phải theo hướng văn minh, hiện đại để thỏa mãn nhu cầu. Phải hiểu rõ đặc điểm của thời kỳ mới để phát triển kinh doanh 2. Đối tượng nghiên cứu • Lý luận và thực tiễn về thương mại – dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân + Sự hình thành, cơ chế vận động, tính qui luật và xu hướng phát triển TMDV trong nước và quốc tế +Tính chất của quan hệ kinh tế, quá trình kinh tế thương mại-DV trong nền kinh tế thị trường + Đặc điểm phát triển TMDV nước ta trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa 3. Nhiệm vụ của môn học • Trang bị hệ thống lý luận và thực tiễn về tổ chức, quản lý và kinh doanh thương mại –dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân • Giới thiệu kinh nghiệm thương mại – dịch vụ của các quốc gia trên thế giới • Năng lực nghiên cứu và vận dụng giải quyết tốt vấn đề thương mại – dịch vụ trong thực tiễn công tác 4. Yêu cầu của môn học • Nắm được vấn đề cơ bản về tổ chức, quản lý và kinh doanh thương mại –dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân • Hiểu rõ chính sách và công cụ quản lý thương mại – dịch vụ qua các thời kỳ • Hiểu rõ hoạt động thương mại – dịch vụ ở các đơn vị sản xuất (TM đầu vào, dự trữ, TM đầu ra, dịch vụ của DN ) • Quan hệ kinh tế trong thương mại –dịch vụ, KDTM, tổ chức hạch toán • Các loại dịch vụ trong thương mại 5. Nội dung của môn học • Những vấn đề cơ bản về TM - DV trong KTTT • Tổ chức quản lý nhà nước về TM-DV trong nền kinh tế quốc dân • Tổ chức và quản lý hoạt động TM-DV ở DN sản xuất • Tổ chức các mối quan hệ kinh tế trong thương mại – dịch vụ • Tổ chức kinh doanh hàng hóa trong cơ chế thị trường • Dịch vụ thương mại trong nền kinh tế quốc dân • Hạch toán kinh doanh trong thương mại dịch vụ Bài 1. Những vấn đề cơ bản về TM- DV trong nền kinh tế thị trường • Bản chất kinh tế và đặc trưng của TM-DV • Những nội dung của TM-DV • Những mục tiêu và quan điểm phát triển TM- DV ở nước ta • Thương mại– dịch vụ ở nước ta qua các thời kỳ • Những biện pháp phát triển TM-DV ở Việt Nam I. Bản chất kinh tế và đặc trưng của thương mại dịch vụ 1.Bản chất kinh tế thị trường • Các quan niệm khác nhau về KTTT .Quan điểm của các nhà kinh tế học Pháp . Quan điểm của các nhà kinh tế học Mỹ .Quan điểm của các nhà kinh tế học Việt Nam • Các mô hình KTTT trên thế giới *Các nguyên tắc tổ chức của nền KTTT 1. Tự do 2. Nguyên tắc lợi ích kinh tế 3. Khách hàng là thượng đế 4. Cạnh tranh 5. Tiền tệ hóa các quan hệ kinh tế * Sự vân dụng KTTT ở nước ta Các biên pháp lớn : .Xóa bỏ triệt để cơ chế xin cho, hành chính giấy tờ .Đẩy mạnh phát triển sản xuất hàng hóa, tự do lưu thông HH, khuyến khích các thành phần kinh tế cùng phát triển .Đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại, đa dạng HH xuất nhập khẩu .Xây dưng hệ thống pháp luật đồng bộ phù hợp với KTTT và thế giới. 2. K/n Thương mại-dịch vụ Lịch sử ra đời của TM: - fân công lao động XH và chuyên môn hóa Sx - Sở hữu khác nhau về TLSX và sản phẩm, dẫn đến trao đổi SP của các chủ thể KD trên thị trường-> SX & Lthông hàng hóa -> ngành TM-DV ra đời - TM theo nghĩa rộng là toàn bộ các hoạt động KD trên thị trường. TM= KD - TM theo nghĩa hẹp là quá trình mua bán hàng hóa dịch vụ trên thị trường, là lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hóa - Hoạt động TM là việc thực hiện 1 hay nhiều hành vi TM của cá nhân, tổ chức kinh doanh bao gồm # Phân loại TM: = Theo phạm vi hoạt động:TM của tỉnh, thành phố, TM nội bộ ngành, TM nội địa và TM qtế = Theo tính chất và đặc điểm của SP có TM hàng hóa và TM dịch vụ,TM TLSX và TM TLTD =Theo các khâu của quá trình lưu thông có TM bán buôn và TM bán lẻ - Theo mức độ can thiệp của nhà nước vào quá trình thương mại có TM tự do và TM được bảo hộ = Theo kỹ thuật giao dịch có TM truyền thống và TM điện tử . Dịch vụ là lĩnh vực hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất và phi vật chất của con người Nền SX xã hội Sản xuất Dịch vụ 2. Đặc trưng của TM-DV ở VN a/ TM hàng hóa,dịch vụ phát triển dựa trên cơ sở nền kinh tế nhiều thành phần: Ktế nhà nước, tập thể, cá thể và tiểu chủ, tư bản tư nhân, tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài vận động theo cơ chế thị trường b/ TM phát triển theo định hướng XHCN, dưới sự quản lý của nhà nước ->bằng CL,KH, luật pháp ,chính sách và công cụ khác theo qui tắc củaTT c/ TM tự do theo qui luật của KT thị trường và theo luật pháp tạo cho HH lưu thông thông suốt, nhanh chóng d/ TM dịch vụ theo giá cả thị trường. Mua bán theo giá cả TT tạo đ/kiện thúc đẩy SXKD phát triển, tạo cơ hội cho thương nhân và DN làm giàu e/ Tất cả mối quan hệ kinh tế trong lĩnh vực TM DV đều được tiền tệ hóa và thiết lập hợp lý theo định hướng kế hoạch nhà nước và theo qui luật của kinh tế thị trường II. Chức năng và nhiệm vụ của TM 1. Chức năng của Thương mại- dịch vụ a/ Tổ chức và thực hiện quá trình lưu thông HH, dịch vụ trong nước và với nước ngoài. Để thực hiện chức năng này cần đội ngũ lao động chuyên nghiệp, hệ thống quản lý KD thông suốt và có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại. b/ Tiếp tục quá trình sản xuất trong lưu thông. TM phải tổ chức tốt vận chuyển, bảo quản, phân loại, ghép đồng bộ và gia công chế biến HH c/ Gắn SX với thị trường, gắn kinh tế trong nước với kinh tế quốc tế , thực hiện chính sách mở cửa của nền kinh tế. d/ Thực hiện giá trị HH, DV đáp ứng tốt nhu cầu SX và đời sống, nâng cao mức hưởng thụ của người tiêu dùng Đòi hỏi TM tích cực phục vụ và phát triển SX, đời sống , là thực hiện mục đích của TM 2.Nhiệm vụ của TM-DV Cơ sở xác định nhiệm vụ của Thương mại-dịch vụ + Đặc điểm KT-XH của VN là nhiều thành phần , hoạt động theo cơ chế TT có sự quản lý của nhà nước. Kinh tế còn nghèo, CL- HQ thấp + Mục tiêu kinh tế xã hội của đất nước + Bối cảnh quốc tế khi VN là thành viên của WTO + Chức năng của ngành TM- DV a/ Nâng cao hiệu quả của hoạt động KD TMDV, thúc đẩy CNH, HĐH đất nước. b/ Phát triển TMDV, bảo đảm lưu thông HH thông suốt, đáp ứng nhu cầu của SX và đời sống c/ Góp phần giải quyết những vấn đề KT- XH quan trọng của đất nước, sử dụng hiệu quả các nguồn lực của nền kinh tế nói chung và của ngành TM nói riêng. d/ Chống trốn thuế, lậu thuế, lưu thông hàng giả hàng nhái, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước, xã hội và người lao động. e/ Đảm bảo thống nhất giữa kinh tế và chính trị trong hoạt động TMDV, đặc biệt trong lĩnh vực TM quốc tế III. Vai trò và nội dung của TMDV 1/ Vai trò của TMDV trong nền KTQD + Là điều kiện để thúc đẩy SX hàng hóa phát triển do tiêu thụ được SP sản xuất ra + Mở rộng khả năng tiêu dùng, nâng cao mức hưởng thụ góp phần thúc đẩy SX phân công lao động xã hội, thực hiện cách mạng KH- CN + Là cầu nối gắn kết kinh tế trong nước với thế giới, thực hiện chính sách mở cửa + Tạo ra động lực thúc đẩy nâng cao NSLĐ và sử dụng tối ưu các nguồn lực của XH Vai trò của thương mại ở các DN • Thương mại đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của các DN diễn ra bình thường và liên tục • Thương mại giúp cho DN thực hiện được 3 mục tiêu của mình đó là lợi nhuận , vị thế và an toàn • Thương mại có vai trò điều tiết, hướng dẫn sản xuất kinh doanh của DN • Thương mại góp phần mở rộng quan hệ của DN 2. Vị trí của thương mại • Thương mại là một khâu của quá trình tái sản xuất kinh doanh • Thương mại là hợp phần của sản xuất hàng hóa • Thương mại là lĩnh vực đầu tư của các nhà kinh doanh. 2/ Nội dung của TMDV (quá trình KTế) a/ Nghiên cứu và xác định nhu cầu TT về HH, DV Là công việc cơ bản, quan trọng để trả lời: - Kinh doanh HH, dịch vụ gì ? - Chất lượng và số lượng ra sao ? - Mua bán lúc nào và ở đâu ? b/ Huy động và sử dụng hợp lý các nguồn lực để thỏa mãn nhu cầu của xã hội c/ Tổ chức các mối quan hệ kinh tế TM giữa các DN trong quá trình mua bán HH, DV d/Tổ chức hợp lý các kênh phân phối và chuyển giao HH,DV đáp ứng tốt nhu cầu SX và đời sống. Đó là quá trình điều khiển vận chuyển, dự trữ, bảo quản, đóng gói HH , cung cấp thông tin TT cho các nhà SX. e/ Quản lý HH và xúc tiến mua bán HH trong quá trình KD ở DN kinh doanh hàng hóa, dịch vụ IV .Mục tiêu và quan điểm phát triển TM, DV 1/ Mục tiêu phát triển TM, DV a. Phát triển mạnh TM, nâng cao năng lực và chất lượng hoạt động để mở rộng giao lưu HH với tấ cả các vùng ,đẩy mạnh XK nhằm đáp ứng nhu cầu sự nghiệp CNH ,HĐH. Tổ chức tốt TT& lưu thông HH làm cho TM là đòn bẩy SX, chuyển dịch cơ cấu Ktế, phân công lại LĐ, ổn định giá cả, kiềm chế lạm phát, cải thiện đời sống của nhân dân b. Hướng vào phục vụ các mục tiêu kinh tế XH của đất nước trong từng thời kỳ, coi trọng hiệu quả KT-XH c. Xây dựng nền TM phát triển lành mạnh trong trật tự kỷ cương, KD theo đúng luật pháp, thực hiện văn minh TM, tiến lên hiện đại theo định hướng XHCN. Phấn đấu DV đạt nhịp độ tăng trưởng 7-8 %/năm, đến 2010 chiếm 42-43% GDP và chiếm 26-27 % tổng số lao động 2. Quan điểm phát triển TM, DV a/ Phát triển TM nhiều thành phần, nhiều hình thức sở hữu, phát huy và sử dụng tốt khả năng ,tính tích cực của các thành phần kinh tế trong phát triển TMDV, đi đôi với XDựng TMNN, HTX mua, bán nhằm gữi vững vai trò chủ đạo của TMNN trên những lĩnh vực, địa bàn và mặt hàng quan trọng b/ Phát triển đồng bộ các thị trường HHDV, phát huy vai trò nòng cốt, định hướng và điều tiết của nhà nước trên TT. Mở rộng TT ngoài nước phải gắn với phát triển ổn định TT trong nước Lấy TT trong nước làm cơ sở, đặt hiệu quả KD trong hiệu quả KT-XH của toàn bộ nền KTQD c/ Đặt sự phát triển của LTHH và hoạt động của DN dưới sự quản lý của nhà nước, khuyến khích mặt tích cực ,hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế TT, bảo đảm tăng trưởng KT đi đôi với tiến bộ và công bằng XH, bảo vệ môi trường. d/ Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững TM Việt Nam. Thực hiện hoạt động TM phải theo đúng qui tác của TT đồng thời có biện pháp đổi mới cơ chế chính sách, hoàn thiện hệ thống luật pháp nhằm đưa hoạt động TM của thương nhân , DN theo pháp luật và được pháp luật bảo vệ V. Phát triển TM, DV VN qua các thời kỳ Thời kỳ trước 8/1945 - Thời kỳ 1945-1954 - Thời kỳ 1954-1975 - Thời kỳ 1975-1986 V. Phát triển TM, DV VN qua các thời kỳ - Thời kỳ trước 8/1945 - Thời kỳ 1945-1954 - Thời kỳ 1954-1975 - Thời kỳ 1975-1986 - Thời kỳ từ 1986 đến nay: + Ưu điểm: . Xóa bỏ cơ chế quản lý tập trung, chuyển sang cơ chế TT có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN . Khuyến khích và phát triển các thành phần kinh tế. . Từ nền kinh tế đóng cửa chuyến sang mở cửa và bảo đảm tự chủ của DN trong kinh doanh các thành tựu: -Chuyển mua bán HH từ cơ chế tập trung sang cơ chế TT, giá cả hình thành trên cơ sở giá trị và quan hệ cung cầu. Tạo động lực thúc đẩy SXKD, vươn lên làm giàu - Chuyển TT từ trạng thái chia cắt khép kín theo địa giới hành chính sang tự do lưu thông theo qui luật TT và theo pháp luật - TT nước ngoài được mở rộng theo hướng đa dạng hóa và đa phương hóa các quan hệ kinh tế đối ngoại - Các loại hình dịch vụ gắn với lưu thông HH phát triển mạnh thúc đẩy SX, phục vụ đời sống nhân dân - Nhiều CB quản lý KDTM đã trưởng thành trong cơ chế mói, khẳng định được năng lực, phẩm chất của mình các nhược điểm : -Nền TM về cơ bản vẫn là nhỏ bé, phân tán, buôn bán theo kiểu chộp giựt, qua nhiều tầng nấc trung gian - Lĩnh vực XK hạn chế về tạo nguồn hàng chất lượng , xuất thô chiếm tỷ lệ lớn, năng lực cạnh tranh kém - Chưa thiết lập được mối quan hệ kinh tế lâu dài giữa DN SX với các nhà buôn để hình thành kênh lưu thông ổn định. - Kỷ cương pháp luật bị vi phạm, nạn buôn lậu, buôn bán hàng giả tác động xấu đến SX & ĐS - Quản lý nhà nước về TM còn nhiều hạn chế, cơ chế chính sách TM chậm đổi mới cho phù hợp với quá trình hội nhập Nhiệm vụ phát triển TMDV(NQ Đại hội X,XI) -Phát triển mạnh TM, nâng cao năng lực và chất lượng hoạt động để mở rộng TT trong nước và hội nhập quốc tế hiệu quả. - Hình thành các trung tâm TM lớn, các chợ nông thôn nhất là miền núi, hải đảo tạo thuận lợi cho tiêu thụ nông sản - Phát triển thương mại điện tử - Nhà nước, các hiệp hội, DN phối hợp tìm kiếm mở rộng thị trường cho SP Việt Nam - Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng các ngành DV
Tài liệu liên quan