- Tính hung giữ và khả năng tự vệ
+ Khi thiếu thức ăn
+ Khi lột xác
+ Trong thời kỳ giao vĩ
+ Xuất hiện từ giai đoạn Megalops
+ Hình thức tự vệ: dọa,
tấn công kẻ thù, hoặc bỏ trốn
+ Có thể mất đi một phần cơ thể
- Hoạt động bắt mồi
+ Ăn tạp, kiếm ăn vào ban đêm
+ Các loại thức ăn: ăn rong tảo, giáp xác, nhuyễn thể, cá, xác chết động vật.
+ Khả năng nhịn đói nhiều ngày.
85 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 4567 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Kỹ thuật nuôi cua biển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KỸ THUẬT NUÔI CUA BIỂN - Nguồn giống: tự nhiên và nhân tạo. - Sự suy giảm diện tích của môi trường sống - Thức ăn: thức ăn tổng hợp, chế biến và cá tạp. - Bệnh và quản lý dịch bệnh: Vi rút, vi khuẩn, nấm và KST. - Hệ thống công trình nuôi. Phát triển bền vững nghề nuôi cua biển cần phải kết hợp chặt chẽ với khai thác, quản lý rừng và sản xuất giống nhân tạo. I. Những vấn đề cần nghiên cứu của nghề nuôi cua biển II. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CUA BIỂN 1. Phân loại - Giống Scylla được chia thành 4 loài: S. serrata, S. tranquebarica, S. paramamosain và S. olivacea. - Ngoài đặc điểm di truyền, sử dụng đặc điểm hình thái: hình dạng gai thùy trán, các gai trên đốt càng giữa và đốt càng ngoài, và sự hiện diện của các vân trên các phụ bộ. S. serrata, S. tranquebarica, S. paramamosain S. olivacea. 2. Hình thái Phân biệt đực cái: + Hình dạng yếm cua: cua cái yếm có hình: hơi vuông (so) tròn (bầu), với 6 đốt phân biệt nhau và cử động bình thường. Cua đực có yếm hẹp hình chữ V, chỉ có các đốt 1, 2 và 6 thấy rõ còn các đốt 3, 4, 5 liên kết với nhau. + Cơ quan sinh dục: Cua cái có 2 lỗ sinh dục nằm ở gốc đôi chân bò thứ 3. Cua đực có 2 lỗ sinh dục nằm ở gốc của đôi chân bò thứ 5 và dính vào đó một đôi gai giao cấu ngắn. - Hình thái ngoài: thân hình dẹp theo hướng lưng bụng. Cơ thể gồm 2 phần: đầu ngực và phần bụng. 3. Phân bố - Trên thế giới: Các đại diện của giống Scylla được tìm thấy ở khắp vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương. - Việt Nam: chỉ bắt gặp 2 loài phân bố tự nhiên S. paramamosain (93,4%) và S. olivacea (6,6%. ) 4. Vòng đời phát triển và tập tính sống 4.1. Vòng đời cua biển: qua nhiều giai đoạn khác nhau và mỗi giai đoạn có tập tính sống và cư trú khác nhau. 4. Vòng đời phát triển và tập tính sống - Cua biển thường được tìm thấy ở các vùng: + Cửa sông. + Rừng ngập mặn + Đầm lầy ven biển + Bãi biển + Thảm cỏ biển 4.2. Tập tính sống - Bò qua bờ, vượt các vật cản + Khả năng bò và di chuyển rất xa + Mùa sinh sản, biến động môi trường + Biện pháp bảo vệ - Tập tính đào hang + Vị trí + Hình dạng, kích thước + Chức năng - Tính hung giữ và khả năng tự vệ + Khi thiếu thức ăn + Khi lột xác + Trong thời kỳ giao vĩ + Xuất hiện từ giai đoạn Megalops + Hình thức tự vệ: dọa, tấn công kẻ thù, hoặc bỏ trốn + Có thể mất đi một phần cơ thể - Hoạt động bắt mồi + Ăn tạp, kiếm ăn vào ban đêm + Các loại thức ăn: ăn rong tảo, giáp xác, nhuyễn thể, cá, xác chết động vật. + Khả năng nhịn đói nhiều ngày. - Địch hại của cua + Các loài cá dữ, + Các loài chim ăn thịt, chuột, rắn… + Các loài nấm, vi khuẩn, vi rút, NSDV + Bọ cua ký sinh ở bụng + Rệp cua thường bám vào vòm mang. + Đồng loại 5. Đặc điểm sinh trưởng, lột xác và tái sinh - Cơ chế: 3 loại hormone: ức chế lột xác, thúc đẩy lột xác và điều khiển hút nước lột xác. Trong quá trình lột xác cua có thể tái sinh lại những phần đã mất như chân hoặc càng. - Quá trình phát triển trải qua nhiều lần lột xác biến thái để lớn lên. Thời gian giữa các lần lột xác thay đổi theo từng giai đoạn. - Kích thước thành thục: theo loài cua cái S. serrata 12 - 24 cm CW, S. paramamosain 8 - 14 cm CW. - Tốc độ tăng trưởng: theo loài. S. Serrata: 25-28 cm CW và 2-3 kg, S. paramamosain và S. tranquebarica 20 cm CW S. olivacea 18 cm CW. - Cua đực nặng hơn cua cái. - Tuổi thọ TB của cua từ 2 - 4 năm - Mỗi lần lột xác khối lượng cua tăng 20-50%. 6. Đặc điểm dinh dưỡng - Tính ăn của cua biến đổi theo giai đoạn phát triển. + Ấu trùng: cua ăn động vật phù du. + Cua con: ăn rong tảo, giáp xác, nhuyển thể, cá, xác chết ĐV. + Cua con 2-7 cm CW chủ yếu ăn giáp xác. + Cua tiền trưởng thành (7-13 cm CW) ăn nhiều nhuyễn thể. + Cua lớn hơn thường ăn cua con và cá. - Khả năng sử dụng phổ thức ăn rộng phân bố rộng. - Thức ăn cho cua thịt: cá, giáp xác, nhuyễn thể và phế phẩm từ nhà bếp, lò mổ, xưởng đông lạnh thủy sản. - Cua nuôi vỗ được cho ăn mồi chết còn tươi có nguồn gốc động vât (tôm, tép, cá, hai mảnh vỏ, mực). - Ấu trùng cua được cho ăn: luân trùng, Artemia` và thức ăn viên kích thước nhỏ. - Tính ăn nhau là nguyên nhân chủ yếu làm giảm đáng kể tỉ lệ sống của quần đàn, nhất là trong điều kiện nuôi. III. ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN 1. Cấu tạo cơ quan sinh dục Cấu tạo ngoài: - Lỗ sinh dục - Cơ quan giao cấu Cấu tạo trong: - Cua cái: 2 noãn sào nằm lượn khúc trên gan tụy, vòng qua hai bên mang thật. Hai ống dẫn trứng to và thẳng đổ ra hai lỗ sinh dục nằm dưới đôi chân thứ 3. - Cơ quan sinh dục trong của cua đực có hai dịch hoàn trắng và dài, nối tiếp theo bằng 2 ống dẫn tinh cuộn khúc nằm giữa 2 cơ đùi, đổ ra lỗ sinh dục ở dưới chân ngực 5. 2. Các giai đoạn phát triển buồng trứng 2. Các giai đoạn phát triển buồng trứng 2. Các giai đoạn phát triển buồng trứng 3. Mùa vụ thành thục và sinh sản Sự thành thục và sinh sản của các loài Scylla xảy ra hầu như liên tục quanh năm với vài đỉnh cao theo mùa. - Ở các quần thể vùng nhiệt đới, thành thục nhiều vào mùa mưa. - Ở vùng cận nhiệt đới, thành thục vào mùa hè. Mùa sinh sản chính thường bắt đầu từ T10 - T2 ở miền Nam và T4 - T7 ở vùng biển phía Bắc. - Sự đẻ trứng của cua biển có liên quan đến chu kỳ trăng (tập trung vào tuần đầu). 4. Di cư sinh sản - Vào thời kỳ sinh sản cua cái có thể vượt cả rào chắn để ra biển sinh sản. Do yêu cầu về điều kiện môi trường của giai đoạn đầu tiên của ấu trùng Zoea. - Độ mặn, nhiệt độ và khả năng cung cấp thức ăn là những nhân tố quan trọng kích thích cơ chế đẻ trứng, thuận lợi cho quá trình phát triển của ấu trùng. 5. Tập tính bắt cặp, đẻ trứng và ấp trứng - Tập tính bắt cặp: Hiện tượng bắt cặp không có liên quan gì đến giai đoạn phát triển của buồng trứng và xảy ra sau khi con cái lột xác tiền giao vĩ. - Hoạt động giao phối: kéo dài 5 – 24 giờ. After the female crab has shed her outerskeleton (on the left) the male and female crabs "double-up" to mate.. Front and rear view of mating blue crabs. 5. Tập tính bắt cặp, đẻ trứng và ấp trứng - Sự đẻ trứng và thụ tinh: cua cái sau khi giao phối, tế bào trứng tiếp tục sinh trưởng và chín, đẻ trứng và thụ tinh. - Hoạt động đẻ trứng: kéo dài 30 – 120 phút. - Sức sinh sản từ 0.5 – 4.0 triệu trứng. - Sự thụ tinh xảy ra bên trong cơ thể cua mẹ. 6. Các giai đoạn phát triển ấu trùng 6. Các giai đoạn phát triển ấu trùng Zoea 1 Zoea 5 Zoea 4 Zoea 3 Zoea 2 Cua bột 1 Megalop IV. KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG VỚI CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG 2. Độ mặn: - 28 – 30 ‰ đối với Zoea, 21 – 27 ‰ đối với Megalop. Từ cua con trở đi, cua có thể chịu đựng được độ mặn từ 2 – 60 ‰ . - Ấu trùng và cua con phân bố tùy theo mức độ thích nghi và chịu đựng độ mặn: 35 ‰ với S. Serrata và 1,5 m, lúc triều xuống vẫn giữ được mực nước trên 0,5m. - Mật độ 2-4 con/ m3. Nuôi trong bể xi măng: - S đáy = 4 - 30 m2, H = 1,3 m, có thể hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn. - Đáy bể rải một lớp cát 5-20 cm, gạch, ngói tạo chổ ẩn cho cua. - Hn = 0,7 - 1 m, có hệ thống sục khí. - Mật độ 2 con/m3. Chăm sóc, quản lý: - Vệ sinh cua + Tháo dây, rửa bỏ bùn đất + Thả cua Chăm sóc, quản lý: Cắt mắt + Các phương pháp cắt mắt? + Cắt 1-2 mắt (cách nhau 1 ngày)? + Sử dụng Cloroform 1-3 ppm/ 15-20 phút. + Sau khi cắt mắt, thả cua vào bể nuôi, sục khí mạnh. + Mật độ nuôi vỗ: 2-3 con/m2 bể xi măng; 1 con/xô 30L Thức ăn và kỹ thuật cho ăn: Thức ăn: - Cá, tôm, mực, các loại nhuyễn thể (nghêu, sò, vẹm...). - Có thể phối trộn thức ăn như sau: cá liệt, cá cơm 60-70%, tôm, mực, nhuyễn thể chiếm 30 - 40% khẩu phần ăn, thức ăn được làm giàu khoáng vi lượng và vitamin trước khi cho cua mẹ ăn. - Nên dùng hai mảnh vỏ tươi sống. Phương pháp cho ăn: - 1-2 lần (5 - 7 giờ và 17 - 18 giờ). Tỷ lệ cho ăn 3 - 10% Wb. - Điều chỉnh lượng, loại thức ăn và loại bỏ thức ăn dư thừa theo điều kiện cụ thể. Không nên để cua đói. Quản lý môi trường: + Theo dõi và quản lý: các yếu tố của môi trường trong phạm vi thích hợp: 25 - 32‰, pH 7,5 - 8,5, O2 > 5mg/l, nhiệt độ 27 – 30o C, không để nước bị nhiễm bẩn hữu cơ và vô cơ. Bể nuôi có thể che đậy kín hoặc dưới điều kiện ánh sáng tự nhiên. + Thay nước: thay nước 20 - 30% / ngày, 3 – 7 ngày nên thay nước toàn bộ và vệ sinh bể, đáy ao. Với hệ thống lọc sinh học tuần hoàn luân chuyển 100 – 200% / ngày, duy trì sục khí 24/24. Tùy theo mức độ chín muồi của tuyến sinh dục của cua lúc đưa vào nuôi mà sau thời gian từ 10 – 60 ngày cua đẻ trứng. Với kỹ thuật cắt 2 mắt, cho ăn tích cực 3-4 lần/ngày, cua đẻ trứng sau 3-6 ngày nuôi vỗ. 1.2. Kỹ thuật cho đẻ và nuôi cua mẹ ôm trứng 1.2.1. Kỹ thuật cho đẻ - Chuẩn bị tốt ao, lồng, bể cho đẻ - Môi trường thích hợp: 25 - 32‰, pH 7,5 - 8,5, O2 > 5 mg/l, nhiệt độ 27 – 30 oC, H2S 5mg/lít. + Theo dõi sức khỏe ấu trùng: khỏe – tụ thành đám trên mặt, yếu – lắng đáy: chuyển bể và bổ sung ET 800 1ppm. + Từ Zoea 3 (ngày 8-9) san thưa mật độ còn 1/2 - 1/3 ban đầu. - Sau 16-18 ngày, sang giai đoạn Megalop. TLS: 20 – 60%. 1.4. Ương nuôi Zoea 5 – Cua bột 1 Hệ thống ương: Bể hay giai trong ao đất. Rải một lớp cát mỏng, sạch, tạo giá thể tấm lưới, chùm sợi nylon, hoặc lưới nhựa. Độ mặn: 27 xuống 24 ppt trong suốt giai đoạn ương. Mật độ: 20 - 50 con/L. 1.4. Ương nuôi Zoea 5 – Cua bột 1 Thức ăn: kết hợp Artemia 2 ngày tuổi, thức ăn chế biến, TATH. Thức ăn tổng hợp: tảo phiến + Frippack + ET800 (8:1:1). Lượng thức ăn: Artemia 50 con/lít/ngày, thức ăn chế biến 5 g/m3/ngày, 2 lần/ngày: 6h và 18h. Tăng dần lượng thức ăn chế biến, giảm dần ấu trùng Artemia. Sau 4-5 ngày, Megalop xuất hiện và sống đáy, giảm lượng Artemia, tăng thức ăn chế biến. 1.4. Ương nuôi Zoea 5 – Cua bột 1 Quản lý và chăm sóc: vệ sinh bể, siphon, thay 30% nước. Sau 8-12 ngày phần lớn Megalops lột xác biến thành cua bột 1. Tỷ lệ sống từ Zoea 5 đến cua bột 1 thường đạt 30-50%??? Hạn chế hiện tượng ăn nhau: + Cung cấp đủ Artemia cho ấu trùng + Tích cực cho ăn thức ăn chế biến 3 – 5 lần/ngày + Thả vật bám bằng lưới nan nguyên tấm hay sợi xương cá + Tăng cường sục khí nhất là 4 góc Sau khi ấu trùng chuyển hết sang Megalop tiến hành siphon Cuối giai đoạn Megalop, rải vỏ hến xuống đáy. 1.4. Ương nuôi Zoea 5 – Cua bột 1 1.4. Bệnh và biện pháp phòng trị Thu Hoạch 1.5. ƯƠNG NUÔI CUA BỘT THÀNH CUA GIỐNG - Chuẩn bị ao: diện tích 200-500 m2, sâu 0,8-1,2 m, đáy cát pha bùn. Trên bờ ao, ở mép trong chắn lưới mùng cao trên 0,7 m, chếch về phía trong ao 1 góc 65o. - Vệ sinh ao: bón vôi, diệt tạp, bón phân, cho nước vào qua lưới lọc, độ sâu 0,6-0,8 m. 1.5. ƯƠNG NUÔI CUA BỘT THÀNH CUA GiỐNG - Mật độ: 200-300 con/m2. - Cho ăn và chăm sóc: - Thức ăn tự nhiên, chủ yếu là thức ăn chế biến từ các loại bột, cám, thịt cá, tôm, còng, nhuyễn thể xay nhỏ, bổ sung khoáng vi lượng. Sau đó có thể sử dụng thức ăn tươi cá tạp, giáp xác hoặc nhuyễn thể. - Mỗi ngày cho ăn từ 6-10% WB, chia làm 2 lần, rải quanh ao. Kiểm tra và điều chỉnh lượng thức ăn. - Thay nước hằng ngày 20-30%, kiểm tra pH, oxy, nhiệt độ, độ mặn, bờ ao, phòng chống xói lở, hỏng rào, bệnh và địch hại vào trong ao, ngăn ngừa bắt cắp. Từ 30-35 ngày cua đạt 2,5-3,0 cm CW, KL= 5 g. Tỷ lệ sống đạt 40-60%. Cỡ cua này có thể chuyển sang ao lớn để nuôi cua thịt. - Nhiệt độ: ảnh hưởng đến TLS của ấu trùng, sự lột xác biến thái của ấu trùng (28-35 ngày /25-27oC, 26-30 ngày /28-30oC), hoạt động trao đổi chất của cơ thể. - Độ mặn: Độ mặn 20 ppt và 25 ppt Zoea 3 và Zoea 4 không chuyển sang Zoea 4 và Zoea 5 được. Độ mặn 35 ppt thì ấu trùng Zoea 5 không chuyển giai đoạn sang Megalope được. - Ánh sáng: kích thích quá trình lột xác, hoạt động của men tiêu hóa và đến sinh trưởng của cua. Ánh sáng dưới mái che trong suốt 12-24h/ngày cho kết quả biến thái và TLS của ấu trùng cao. - Màu sắc bể ương: ảnh hưởng rõ rệt đến tốc độ tăng trưởng và TLS của ấu trùng, thời gian và độ đồng đều của lột xác: do bể sẫm thức ăn sử dụng có hiệu quả hơn, hạn chế sự phân bố của ấu trùng ở đáy bể đồng thời giảm thiểu gây sốc cho ấu trùng. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ ƯƠNG NUÔI CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ ƯƠNG NUÔI - Dinh dưỡng: Thành phần acid béo không no có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển phôi và biến thái ấu trùng, nâng cao TLS. - Thay nước: giảm sự tích lũy các sản phẩm thải, loại bỏ Artemia dư thừa có kích thước lớn, ảnh hưởng đến nhịp độ lột xác. - Sục khí: cung cấp oxy, phân tán đều thức ăn, các yếu tố môi trường, sục khí còn giúp ấu trùng giảm hiện tượng ăn nhau. - Vật bám: trốn địch hại, tạo không gian cho cua hoạt động, nơi tích tụ các sinh vật là thức ăn tự nhiên của ấu trùng cua. Nền đáy cát có nhiều nhược điểm. TRỞ NGẠI TRONG ƯƠNG NUÔI ẤU TRÙNG CUA - Nước bị nhiễm bẩn do thức ăn dư thừa - Ấu trùng không lột xác được: độ mặn, độ cứng, dinh dưỡng... - Ấu trùng bị nhiễm vi khuẩn phá hủy vỏ kitin hay bị nhiễm nguyên sinh động vật. - Tình trạng thiếu dinh dưỡng nhất là thành phần và tỉ lệ các acid béo không no (HUFA). - Hiện tượng ăn nhau của ấu trùng ở hầu hết các giai đoạn ương từ Megalops. V. KỸ THUẬT NUÔI CUA THƯƠNG PHẨM Phân loại cua: - Cua gạch: cua cái mang gạch dầy, bất kể trọng lượng, - Cua Y1: con đực lớn hơn 450 g, - Cua Y2: cua đực > 250 g, cua cái > 150 g. - Cua sô: nhỏ hơn cua Y2 nhưng lớn hơn cua con, - Cua con: nhỏ hơn 100 g bất kể đực hay cái - Cua 1 càng: cua bị gãy mất 1 hoặc 2 càng bất kể cỡ cua trừ cua con, đôi khi được xếp vào loại cua sô. 1. KỸ THUẬT NUÔI CUA CON THÀNH CUA THỊT Các mô hình nuôi cua: theo chế độ cấp nước, công trình nuôi, địa điểm nuôi. Các hình thức nuôi cua: đơn + ghép 1.1. NUÔI DẠNG AO ĐẦM RIÊNG BIỆT 1.1.1. Ao đầm riêng biệt - Gần sông, có nguồn nước dồi dào và dễ cấp thoát nước, - Nền đáy ao, đất thịt pha sét hay cát, không quá nhiều bùn nhão (lớp bùn < 20 cm), - Đất và nước ít bị nhiễm phèn, pH nước từ 7.5-8.5; độ mặn từ 10-25 ppt và nhiệt độ từ 28-33oC. 1.1. NUÔI DẠNG AO ĐẦM RIÊNG BIỆT 1.1.1. Ao đầm riêng biệt - Diện tích 300-1000 m2, độ sâu 0.8 - 1.2 m, bờ rộng đáy 3 m, mặt 1-1.5 m và cao 1-1.5 m và cao hơn mức triều cường ít nhất 0.5 m. - Xung quanh bờ phải rào kỹ bằng đăng tre, tấm nhựa, lưới cước...và đặt hơi nghiêng vào ao. - Trước khi nuôi 1-2 tuần, tiến hành chuẩn bị ao như bón vôi với liều lượng 10-15 kg/ha, lấy nước sạch. 1.1.2. Nuôi trong ruộng lúa: - Diện tích: 0.5-2 ha. - Cách rào chắn giống như nuôi cua trong ao. - Đào nhiều mương dọc ngang trong ruộng để cua trú ẩn (20% tổng diện tích, rộng 1.5-2 m; sâu 0.8-1m). 1.1.3. Nuôi trong đầm nuôi tôm: - Diện tích 2-10 ha. Việc rào chắn, quản lý, bảo vệ trong trường hợp này tương đối khó khăn. - Đào nhiều mương sâu trong đầm (mức nước khoảng 1 m) cho cua cư trú và giảm sự thất thoát do cua vượt bờ. 1.1.4. Nuôi cua trong ao ở rừng ngập mặn: - Nên giữ lại hoặc trồng thêm đước bên trong ao để tạo bóng mát và chỗ ẩn nấp cho cua. 1.2. Nuôi dạng đăng quần/ bè trong rừng đước - Hình thức nuôi cua "thân thiện" với rừng ngập mặn là làm đăng/ lưới bao xung quanh một khu vực rừng, không đốn hạ thực vật bên trong. - Đăng bao làm bằng các vật liệu chắc chắn như tre và lưới nhuộm để tăng độ bền. 1.2. Nuôi dạng đăng quần/ bè trong rừng đước - Diện tích nuôi trong rừng ngập mặn thường nhỏ (tối đa vài trăm m2 ). - Các công việc chuẩn bị khác tương tự như nuôi cua trong ao. 1.2. Nuôi dạng đăng quần/ bè trong rừng đước - Thức ăn: cá tạp, tôm, còng, nhuyễn thể, rau, ngũ cốc, phụ phẩm nhà bếp. - Cho ăn 3-5% khối lượng thân/ngày, nuôi mật độ thưa 0.5 con/m2, cắt phần kẹp của đôi càng để giảm tỷ lệ ăn nhau. 2. KỸ THUẬT NÂNG CẤP CUA THƯƠNG PHẨM 2.1 Nuôi cua ốp thành cua chắc - Nuôi cua ốp lên chắc là hình thức nuôi cua sau khi lột xác còn mọng nước, vỏ mềm trở thành cua đầy thịt, rắn chắc hơn với giá trị cao hơn. - Có thể nuôi trong các ao nhỏ (300-1000 m2), đầm hay bãi triều có rào chắn bằng đăng tre. - Chuẩn bị cũng tương tự như nuôi cua con thành cua thịt. - Cỡ giống: cua giống đực và cái cỡ trên 300 g/con. Cua giống đang ở giai đoạn mọng nước, vỏ còn mềm màu nhạt và không bị thương tích. - Mật độ nuôi khoảng 2-3 con/m2. Mùa vụ nuôi và chăm sóc như cua thịt. Sau khi nuôi 10-14 ngày có thể kiểm tra cua nếu cua có mai cứng, màu sắc đậm và chắc thịt thì thu hoạch. 1.2. NUÔI CUA GẠCH Công trình nuôi: - Ao, đăng hoặc lồng (3x2x1.5 m). Vật liệu: tre, đước... Khoảng cách các thanh tre 1-1.5 cm. Miệng lồng rộng 0.5x0.5 m và có nắp đậy. - Chia lồng ra 2-3 ngăn bằng vách tre. - Giữ lồng nổi bằng các can nhựa thể tích 20L, bó tre. - Mức nước trong lồng 0.8-1 m. Nguồn nước trong sạch, lưu tốc và độ mặn thích hợp. 1.2. NUÔI CUA GẠCH Thả giống: - Mùa vụ nuôi từ T6 - T12 (7-9) DL. - Cua cái giống có kích cỡ từ 200-400 g. - Chọn giống: Cua cái giống phải có yếm tròn và mép vỏ có nhiều lông tơ, nơi giáp yếm với mai cua có chấm màu vàng nhạt bên trong, cua giống đồng đều về chấm gạch. - Có thể dùng cua ốp cái để nuôi thành cua gạch. - Mật độ nuôi từ 3-5 con/m2 trong ao, rào đăng và nuôi trong lồng 15-20 con/m3. 1.2. Nuôi dạng đăng quần/ bè trong rừng đước Cho ăn và chăm sóc: - Thức ăn và lượng cho ăn cũng giống như cua thịt. - Cho cua ăn ngày hai lần, không nên để cua đói. Nuôi trong ao và đăng thì nên cho ăn lúc nước lớn. Nuôi trong lồng thì cho ăn lúc nước đứng. - Dọn sạch thức ăn thừa hàng ngày và cọ rửa lồng để tránh bị nhiễm bẩn, thay nước hàng ngày (nuôi ao). Thu hoạch: - Sau 10-14 ngày (từ cua chắc và chớm gạch) hay 20-25 ngày (từ cua ốp). Khi 60-80% cua đều đạt đầy gạch có thể thu hoạch đồng loạt. 1.3. NUÔI CUA LỘT 1.3.1. Nuôi trong ao đất - Diện tích 100-200 m2, hình chữ nhật, chiều rộng ao < 5 m để tiện quản lý và thu hoạch. Bờ ao không cần phải rào chắn. Cần cải tạo ao kỹ trước khi nuôi. Lắp giai thu cua lột. - Thả giống: Có thể nuôi cua lột quanh năm (T3-T7 DL). Kích cỡ giống 50-100 g/con. Cua giống là những cua chắc thịt, cứng và màu sậm. - Trước khi thả cần loại bỏ càng và chân cua, trừ đôi chân bơi. 1.3. NUÔI CUA LỘT - Mật độ: 20 con/m2 hay hơn tùy theo kích cỡ cua giống. - Cho ăn, quản lý và chăm sóc tương tự như các hình thức nuôi khác. - Sau 5 ngày nuôi, cua bắt đầu mọc nu, càng và chân. Ngày thứ 10-12 cua đã sẵn sàng lột xác. - Đặc điểm: mai cứng và giòn, mầm chân và càng có màu đỏ sậm và dài khoảng 1.5 cm. Khi cua bắt đầu lột xác sẽ có vòng nứt quanh mai. 1.3. NUÔI CUA LỘT - Vào giai đoạn lột xác, tháo cạn nước ao còn khoảng 30-40 cm để mò bắt cua sắp lột cho vào giai đã chuẩn bị sẵn. - Sau khi lột 1-2 giờ, cua sạch nhớt, bớt mềm nhũn, hơi no nước thì phải vớt lên giữ ẩm trong giỏ tre có lót vải hay cỏ ướt, tiêu thụ trong vòng 1 ngày. 1.3. NUÔI CUA LỘT 1.3.2. Nuôi trong bể xi măng - Thể tích 8-10 m3, đáy bể trải một lớp cát 5-6 cm. - Thức ăn là các loại cá vụn làm sạch. Tỉ lệ thức ăn bằng 1/3 khối lượng cua đang nuôi. - Cỡ giống nuôi 50-100 g/con cua cứng. Nếu nuôi cua cốm sẽ đơn giản, hiệu quả hơn hơn. 1.3. NUÔI CUA LỘT 1.3.3. Nuôi trong ngăn đặt trong ao đất hay bể xi măng: - Cần công chăm sóc nhiều hơn nhưng không có hiện tượng hao hụt do ăn nhau. Nước thay và sục khí được cung cấp liên tục.