Bài giảng Kỹ thuật trồng nấm hương

4. Nhiệt độ Bào tử nảy mầm tốt nhất ở 22-260C Tơ nấm có thể tăng trưởng trong khoảng 5-350C , tốt nhất là 250C Qủa thể phát triển trong khoảng 5-240C, tốt nhất là 200C 5. pH pH thích hợp cho tơ nấm là 5- 6, sau khi nuôi cấy vài ngày, pH môi trường sẽ giảm đi rất nhanh. Khi hình thành quả thể thì pH thích hợp là 3,5- 4,5.

ppt41 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2863 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Kỹ thuật trồng nấm hương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Viện công nghệ sinh học và môi trường GVHD: NGUYỄN THỊ HỒNG MAI NHÓM 7 Nha Trang, tháng 03 năm 2011. KỸ THUẬT TRỒNG NẤM ĐẶC ĐIỂM Nấm hương có dạng như cái ô đường kính 4-10 cm, lúc đầu mũ có dạng hình nón nhọn ở giữa, sau trải rộng ra và bằng phẳng. Viền của mũ thường cuộn vào trong. Nấm màu nâu nhạt, khi chín chuyển thành nâu sẫm. Nấm hương có một chân đính vào giữa tai nấm. Mặt trên tai nấm màu nâu, mặt dưới có nhiều bản mỏng xếp lại. Trên mặt nấm có những vảy nhỏ màu trắng. Thịt nấm màu trắng, cuống hình trụ. Chu trình sống của nấm hương Dinh dưỡng Nguồn cacbon: nấm hương có thể đồng hóa rộng rãi các nguồn cacbon khác nhau: đường đơn, đường kép, tinh bột, chất xơ, chất gỗ… Nguồn Nitơ: + Hữu cơ (protein, acid amin, ure…) + Đạm vô cơ (các muối amon) Nguyên tố khoáng: + Vi lượng: Fe, Zn ,Mn … 2mg/l + Đa lượng: Mg, P, K... Vitamin : chủ yếu là B1 2. Độ ẩm Độ ẩm tương đối thích hợp nhất cho: + Quá trình nảy mầm của bào tử đảm là 90% + Sự phát triển của sợi nấm là 60-70% + Sự phát triển của quả thể là 80-90% 3. Ánh sáng Khi sợi nấm phát triển hoàn toàn không cần ánh sáng Khi phân hóa quả thể cần lượng nhỏ ánh sáng (10-2 – 10-4 lux), thích hợp nhất khoảng 10 lux. Bước sóng thích hợp nhất 370 - 420 nm 4. Nhiệt độ Bào tử nảy mầm tốt nhất ở 22-260C Tơ nấm có thể tăng trưởng trong khoảng 5-350C , tốt nhất là 250C Qủa thể phát triển trong khoảng 5-240C, tốt nhất là 200C 5. pH pH thích hợp cho tơ nấm là 5- 6, sau khi nuôi cấy vài ngày, pH môi trường sẽ giảm đi rất nhanh. Khi hình thành quả thể thì pH thích hợp là 3,5- 4,5. Môi trường PGA cải tiến, Lê Xuân Thám, 2006) Môi trường hấp khử trùng ở 1210C, 1at, 30 phút, để nguội sau 24h 1. để xem môi trường có bị nhiễm tạp hay không Chọn giống Chọn giống không quá già hoặc quá non. Cây nấm khỏe, sáng màu. Không nhiễm các loại nấm khác. Không bị ướt nước. Không bị giập nát. Nấm được rửa sạch bằng nước cất, để ráo, lau bề mặt nấm bằng cồn 700. Dùng pank vô trùng tách mô nấm và cấy vào môi trường thạch. Giống được ủ trong tối nhiệt độ 200 C, độ ẩm 60-70% Cấy truyền giống tử môi trường thạch sang môi trường hạt trong tủ cấy vô trùng Sau đó đem ủ trong bóng tối ở nhiệt độ phòng (25 – 300 C ) Môi trường cọng Thân cây khoai mì (sắn) Vôi Cám Phân DAP Thân khoai mì (sắn) Chẻ cọng nhỏ(10 – 12 cm) Ngâm nước (1 ngày) Ngâm vôi 0.5%(1 – 2 ngày) Vớt ra rửa sạch(bóc vỏ) Làm ráo nước Phối trộn cám Cho cọng vào chai Hấp khử trùng (1210 C, 2h) Giống được cấy truyền từ môi trường hạt sang môi trường cọng trong tủ cấy vô trùng Sau đó đem ủ tơ ở nhiệt độ phòng 25 – 320 C Xử lý nguyên liệu Chọn các loại mùn cưa không có tinh dầu, không bị mốc không nhiễm tạp, không có các độc tố (dầu mỡ, hoá chất...) Phối trộn nguyên liệu: Ủ đống ,cách 2-3 ngày đảo một lần. Cho cơ chất vào túi PE hoặc PP có kích thước 25x40 (cm), trọng lượng trung bình 1 - 1.5 kg/túi Nén chặt làm cổ nút, nhét bông và đậy nắp. Sau đó tiến hành hấp thanh trùng ngay * (Chú ý không để thời gian quá 8h) vì trộn bột ngô cám gạo quá lâu sẽ bị chua 2. Hấp khử trùng Hấp cách thủy trong thùng phuy hoặc xây lò: nhiệt độ 1000C trong thời gian 10-12 giờ kể từ khi sôi. Hấp trong nồi Autoclave ở nhiệt độ 1210C, thời gian 90 phút 3. Cấy giống Chuẩn bị dụng cụ cấy Que cấy Pank kẹp Đèn cồn Bàn cấy Cồn sát trùng Chuẩn bị giống cấy: giống không già hay non quá, không bị nhiễm bệnh, giống đúng độ tuổi Giống già: xung quanh chai hoặc túi xuất hiện lớp màng rất dày Giống non: chưa lan kín chai Giống nhiễm;có màu lạ (xanh vàng), tơ rối, nhiễm khuẩn. Giống đúng độ tuổi: sau khi lan kín bình hay túi 2 ngày là tốt nhất 3. Cấy giống Bịch cơ chất để nguội sau 24h. Cấy giống trong điều kiện vô trùng Với giống hạt: Dùng cồn lau bề mặt chai giống và dụng cụ cấy, bóc tách lớp màng trên bề mặt và không để hạt giống bị dập nát. Dùng que cấy kều nhẹ giống cho đều trên bề mặt túi nguyên liệu. Lượng giống từ 5 – 10 g cho một túi Với giống cọng: tiến hành soi lỗ, cấy cọng vào giữa bịch 4. Ươm túi Chuyển các túi mùn cưa đã cấy giống vào nhà ươm (24-260C), thông thoáng, sạch sẽ. Xếp bịch trên giàn, bịch cách bịch 7-10 cm Khi tơ nấm lan kín bịch  kết thúc giai đoạn ươm sợi 5. Chăm sóc và thu hái Kết thúc thời gian nuôi sợi, chuyển túi mùn cưa sang phòng khác (có ánh sáng, nhiệt độ 16-180C, độ ẩm ≥ 80%) Lột trần bịch hoặc tháo cổ nút và mở miệng để đón nấm. Tưới phun sương 2-3 lần/ngày. Khoảng 15 ngày sau nấm bắt đầu lên và thu hoạch. Thời gian thu hoạch kéo dài 4-5 tháng sẽ kết thúc một đợt nuôi trồng. 5. Chăm sóc và thu hái Khi nấm đủ lớn thì bắt đầu hái. Hái cả quả thể nấm, không để sót phần cuống còn lại, dùng dung dịch nước vôi 0,5% để lau vết cắt. 1. Chọn gỗ Chọn các loại gỗ không có tinh dầu, cây còn tươi tốt, không sâu bệnh. Nhóm gỗ thích hợp nhất là gỗ sồi, dẻ, sau sau... Vào đầu mùa xuân hàng năm (tháng 4 dương lịch hoặc tháng 10 và tháng 11) tiến hành chặt gỗ. Lựa chọn những đoạn gỗ thẳng, cắt thành khúc có đường kính từ 5-20cm, chiều dài 1,0-1,2m. Không làm sây xát lớp vỏ. Để gỗ trong nhà thoáng mát, sạch sẽ, sau 5-9 ngày là trồng được. 2.Xử lý Các đoạn gỗ đem rửa sạch, dùng nước vôi đặc quét hai đầu đoạn gỗ. Lấy búa hoặc khoan tạo lỗ trên đoạn gỗ, đường kính lỗ 1,5cm, sâu 3-4cm, cứ cách 15-20cm tạo một lỗ, hàng nọ cách hàng kia 7-10cm các lỗ so le nhau. 3. Tra giống và ươm sợi Tra giống nấm gần đầy miệng lỗ, lượng giống dùng 3kg/1m3. Xếp gỗ cách mặt đất 15-20cm cao 1,5m. Phía trên cùng dùng bao tải gai dấp ướt để ráo nước phủ kín toàn bộ đống ủ. Hàng ngày chăm sóc đống ủ, chủ yếu là tưới nước. Thời gian ươm kéo dài 6-16 tháng (tùy thuộc theo từng chủng loại gỗ). 6. Bảo quản Bảo quản tươi: Trong tủ lạnh (0-40C), có thể giữ được 6-10 ngày. Trong các túi hút chân không và bơm vào một loại không khí khác: O2 1 - 2%, CO2 40%, N2 58 - 59%. Ở 200C có thể bảo quản được 8 ngày. 6. Bảo quản Bảo quản khô: rửa sạch với nước, để ráo rồi sấy: 40 0C 4 giờ 50 0C 4 giờ 60-65 0C 5-6 giờ Với khí hậu khô cứ 6,5-8 kg tươi  1kg khô Với mưa nhiều, khí hậu ẩm ướt 15-16kg tươi  1 kg khô Nấm là thực phẩm giàu dinh dưỡng. Hàm lượng protien trong nấm tương đương với thịt, cá, còn hàm lượng chất khoáng và vitamin thì nhiều hơn. Nấm là thực phẩm “sạch”. Có lợi cho người ăn kiêng nói riêng và mọi người nói chung Bảng phân tích dinh dưỡng của một số nấm phổ biến Bảng phân tích hàm lượng vitamin và khoáng chất Hoạt tính kháng sinh Lentinan (chế phẩm của nấm hương) trong kháng khuẩn, kháng virus, kháng nấm bệnh và ký sinh trùng. Hoạt tính chống ung thư Các polysaccharid tan trong nước nóng tách từ thể quả và từ hệ sợi nấm hương chống ung thư, đặc biệt là ung thư dạ dày có hiệu quả cao Điều trị các bệnh tim mạch Giảm Cholesterol và các lipid trung tính trong máu. BỆNH NHIỄM Nấm mốc Nấm mốc phát triển và cạnh tranh thức ăn với nấm trồng  sản lượng giảm, cản trở sự phát triển của nấm trồng. Biện pháp: phun thuốc đặc trị: bennomyl (pha 12g/10ml phun cho 10m2, formalin…) BỆNH NHIỄM Côn trùng Ăn tơ hoặc cắn phá tai nấm, lây truyền mầm nhiễm. Biện pháp: phun thuốc diệt côn trùng (Adozin, Basudin…) BỆNH SINH LÝ Tơ mọc chậm, thưa, rối lại như bông Đối với quả thể có những hiện tượng bất thường: cuống dài và mũ nhỏ lại. Thịt nấm bị mềm nhũn, trở vàng. Tai nấm chết non hoặc biến dạng Một số điểm lưu ý trong quá trình trồng nấm hương ở Việt Nam Nấm hương là một loại nấm có chu kỳ sinh trưởng và phát triển trong một thời gian khá dài, thích hợp với khí hậu vùng ôn đới. Ở Việt Nam chỉ có một số địa phương như: Đà Lạt, Sa Pa, Tam Đảo là những nơi có điều kiện khí hậu thuận lợi cho việc nuôi trồng nấm hương quanh năm. Một số tỉnh biên giới như Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ có thể trồng được nấm hương nhưng thời gian thu hái nấm rất ngắn (từ 3-6 tháng/năm tính toán thời gian nuôi trồng để khi nấm ra gặp đúng thời tiết lạnh. Một số điểm lưu ý trong quá trình trồng nấm hương ở Việt Nam Khi trồng trên thân cây gỗ, thời gian thu hoạch chỉ được 3-6 tháng/năm, nhiệt độ không khí cao trên 200C cần xếp gọn gỗ lại rồi ươm như lúc ban đầu mới cấy giống đến đúng chu kỳ lạnh năm sau tiếp tục tưới nước và thu hái. Thời gian bắt đầu trồng (cấy giống) nấm hương từ tháng 10 đến tháng 4 dương lịch là tốt nhất (trồng trên cây gỗ) (nếu trồng trên mùn cưa từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau).