Xây dựng cơ bản là một lĩnh vực hoạt động sản xuất, bao gồm toàn bộ các công việc có liên quan tới việc thực hiện các chủ trương đầu tư xây dựng mà kết quả của nó là các công trình (bao gồm các công trình xây mới, cải tạo mở rộng, sửa chữa nâng cấp lớn) hoàn thành, có năng lực sản xuất, phi sản xuất hoặc phục vụ, có thể đưa vào sử dụng. Khái niệm xây dựng cơ bản là một khái niệm rộng lớn nhất, nó bao gồm tất cả các ngành xây dựng chuyên ngành như:
Xây dựng dân dụng và công nghiệp
Xây dựng giao thông: Xây dựng các công trình cầu, đường, hầm, sân bay,
Xây dựng thuỷ lợi: Xây dựng các công trình thuỷ điện, thuỷ công, thuỷ nông.
Xây dựng công trình biển: Xây dựng các công trình cảng biển, dàn khoan,
Xây dựng hạ tầng kỹ thuật và khu đô thị
Xây dựng cơ bản chiếm một tỷ trọng lớn GDP trong nền kính tế quốc dân.
185 trang |
Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 2120 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Kỹ thuật xây dựng đại cương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
KHOA XÂY DỰNG VÀ MÔI TRƯỜNG
BỘ MÔN KIẾN TRÚC
BÀI GIẢNG PHÁT CHO SINH VIÊN
KỸ THUẬT XÂY DỰNG ĐẠI CƯƠNG
(LƯU HÀNH NỘI BỘ)
Sử dụng cho năm học 2011-2012
Số tín chỉ: 02
Thái Nguyên, ngày….…tháng …… năm 2012
Trưởng bộ môn Trưởng khoa.
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
*Mục lục
3
*Đề cương chi tiết học phần
6
Chương 1 : Những vấn đề cơ bản về xây dựng
10
A. Phần lý thuyết
10
1.1. Một số khái niệm cơ bản về xây dựng
10
1.1.1. Xây dựng cơ bản
10
1.1.2. Xây dựng dân dụng và công nghiệp
10
1.1.3. Công nghiệp xây dựng
11
1.1.4. Công nghiệp hóa xây dựng
11
1.2. Một số thuật ngữ cơ bản
11
1.2.1. Kĩ thuật xây dựng
11
1.2.2. Công nghệ xây dựng
12
1.3. Kĩ thuật thuật xây dựng
12
1.4. Công nghệ xây dựng
18
1.5. Sản phẩm xây dựng
20
1.6. Đặc điểm của sản phẩm xây dựng
20
B. Phần thảo luận, bài tập
21
Nội dung thảo luận
21
Chương 2 : Công trình kiến trúc và thiết kế kiến trúc – xây dựng
22
A. Phần lý thuyết
22
2.1. Kiến trúc và các yếu tố tạo thành kiến trúc.
22
2.2.1. Định nghĩa kiến trúc
22
2.1.2. Các yếu tố tạo thành kiến trúc
22
2.2. Các đặc điểm và yêu cầu của kiến trúc
24
2.2.1. Các đặc điểm của kiến trúc
24
2.2.2. Các yêu cầu của kiến trúc
26
2.3. Phân loại công trình kiến trúc
26
2.4. Phân cấp công trình kiến trúc
28
2.4.1. Chất lượng sử dụng công trình
28
2.4.2. Độ bền lâu của công trình
29
2.4.3. Độ chịu lửa của công trình
29
2.5. Cơ sở thiết kế kiến trúc
30
2.5.1. Cơ sở công năng
30
2.5.2. Mối quan hệ kiến trúc và môi trường
34
2.5.3. Cơ sở kỹ thuật – công nghệ
36
2.5.4. Cơ sở pháp lý của kiến và xây dựng
41
2.5.5. Cơ sở văn hóa và truyền thống của kiến trúc
41
2.5.6. Cơ sở thẩm mỹ - nghệ thuật
41
2.6. Nguyên tắc cơ bản – trình tự thiết kế
41
2.6.1. Giới thiệu chung
41
2.6.2. Nội dung nhiệm vụ - trình tự thiết kế kiến trúc công trình
42
2.6.3. Nội dung thiết kế cơ sở
43
2.6.4. Nội dung thiết kế bản vẽ thi công và dự toán
43
2.6.5. Giao nhận và xét duyệt hồ sơ
44
B. Phần thảo luận, bài tập
44
Nội dung thảo luận
44
Chương 3: Tổng quan quá trình thi công xây dựng công trình
45
A. Phần lý thuyết
45
3.1. Những hoạt động của đơn vị sản xuất xây dựng
45
3.1.1. Đặc điểm của công tác sản xuất xây dựng
46
3.1.2. Nhiệm vụ của ngành tổ chức xây dựng
47
3.2. Lập tiến độ sản xuất xây dựng
48
3.2.1. Nhiệm vụ, nội dung và cách thể hiện tiến độ
48
3.2.2.Các bước lập tiến độ
49
3.2.3. Chọn các thông số kỹ thuật
53
3.3. Tổng mặt bằng xây dựng
54
3.3.1. Định nghĩa, chức năng và phân loại tổng mặt bằng xây dựng
54
3.3.2. Những nguyên tắc cơ bản lập tổng bình đồ xây dựng và các chỉ tiêu đánh giá
54
3.4. Thiết kế tổng mặt bằng xây dựng
59
3.4.1. Các tài liệu để thiết kế TMBXD
59
3.4.2. Trình tự thiết kế tổng mặt bằng xây dựng
60
3.5. Một số kỹ thuật xây dựng thường gặp
63
3.5.1. Công nghệ bê tông toàn khối
63
3.5.2. Công tác xây
73
3.5.3. Công tác hoàn thiện
73
B. Phần thảo luận
82
Nội dung thảo luận
82
Chương 4: Dự án xây dựng
83
A. Phần lý thuyết
83
4.1. Giới thiệu về dự án
83
4.1.1. Một số khái niệm dự án
83
4.1.2. Các loại dự án
84
4.2. Dự án xây dựng
84
4.2.1. Hình thành dự án
84
4.2.2. Nghiên cứu cơ hội đầu tư
84
4.2.3. Nghiên cứu dự án tiền khả
85
4.2.4. Nghiên cứu khả thi
86
4.3. Hoạch định và lập tiến độ dự án xây dựng
87
4.3.1. Hoạch định dự án
87
4.3.2. Các bước trong hoạch định dự án
87
4.3.3. Tiêu chuẩn đánh giá việc hoạch định dự án thành công
87
4.4. Theo dõi và kiểm soát dự án xây dựng
87
4.4.1. Định nghĩa
87
4.4.2. Các dạng kiểm soát dự án
88
4.4.3. Các bước kiểm soát dự án
88
4.4.4. Các vấn đề khó khăn thường gặp trong kiểm soát dự án
89
B. Phần thảo luận
89
Nội dung thảo luận
89
* Ngân hàng câu hỏi, bài tập
90
* Tài liệu tham khảo
91
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
KỸ THUẬT XÂY DỰNG ĐẠI CƯƠNG
(Học phần bắt buộc)
1. Tên học phần: Kỹ thuật xây dựng (mã số FIM 329)
Lấy theo tên học phần đã đăng ký trong chương trình giáo dục Đại học của ngành
2 . Số tín chỉ: 02 tín chỉ
Lấy theo số tín chỉ đã đăng ký trong chương trình giáo dục Đại học của ngành
1 Tín chỉ = 15 tiết chuẩn = 12 tiết lý thuyết + 6 tiết thảo luận và bài tập.
3. Trình độ cho sinh viên năm thứ 3 (theo chương trình chuẩn 4 năm)
4. Phân bổ thời gian
- Lên lớp lý thuyết: 3 tiết/ tuần ´ 9 tuần = 27 tiết
- Thảo luận : 3 tiết/tuần x 4 tuần = 12 tiết
5. Các học phần học trước
- Học phần tiên quyết
- Học phần trước: Hóa học.
- Học phần song hành: Quản trị doanh nghiệp, quản lý chất lượng
- Ghi chú khác: Không
6. Học phần thay thế, học phần tương đương
Học phần này tương đương với học phần kỹ thuật xây dựng theo chương trình đào tạo 180 tín chỉ và chương trình đào tạo theo niên chế học phần 260 đơn vị học trình.
7. Mục tiêu của học phần
Nhằm giới thiệu cho sinh viên những kiến thức cơ bản về ngành xây dựng, các giai đoạn thiết kế công trình, các quá trình thi công ngoài công trường và các vấn đề của quản lý dự án xây dựng.
8. Mô tả vắn tắt nội dung học phần
Nội dung của học phần này giới thiệu kiến thức cơ bản về kỹ thuật xây dựng:
- Các định nghĩa cơ bản của ngành xây dựng.
- Công trình kiến trúc và thiết kế kiến trúc – xây dựng
- Tổng quan quá trình thi công xây dựng công trình
- Dự án xây dựng
9. Nhiệm vụ của sinh viên
1. Dự lớp ³ 80 % tổng số thời lượng của học phần.
2. Chuẩn bị chuyên để thảo luận.
3. Khác: Không
10. Tài liệu học tập
- Giáo trình chính
1. Bài giảng Kỹ thuật Xây dựng đại – Trường ĐH Kỹ thuật công nghiệp.
- Sách tham khảo
2. PSG.TS. Trịnh Quốc Thắng ,Khoa học công nghệ và tổ chức xây dựng – NXB Xây Dựng – năm 2005
3. Nguyễn Đức Thiềm, Kiến trúc nhà ở dân dụng - NXB Xây Dựng.
4. Tạ Trường Xuân, Nguyên lý thiết kế kiến trúc dân dụng- ĐH Kiến trúc.
5. Tổ chức xây dựng tập 1 - Nguyễn Đình Thám, Nguyễn Ngọc Thanh - Nhà xuất bản KH&KT 2001
6. Tổ chức xây dựng tập 2 - Trịnh Quốc Thắng - Nhà xuất bản KH&KT 2001
7. Kỹ thuật xây dựng, tập 1 – TS. Đỗ Đình Đức, PGS. Lê Kiều – NXB Xây Dựng 2006.
8. Phạm Hùng, Trần Như Đính, sách Ván khuôn và giàn giáo - NXB XD.
9. PSG.TS. Trịnh Quốc Thắng ,Quản lý dự án đầu tư xây dựng – NXB Xây Dựng – năm 2009
11. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm
* Tiêu chuẩn đánh giá
1. Chuyên cần
2. Thảo luận, câu hỏi ôn tập
3. Kiểm tra giữa học phần;
4. Thi kết thúc học phần;
* Thang điểm
+ Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:
- Kiểm tra giữa học phần: 30 %
- Kiểm tra kết thúc học phần: 70 %
+ Điểm thi kết thúc học phần (là phần bắt buộc và phải có trọng số không dưới 50% điểm học phần). Tổng tỷ trọng của các điểm bộ phận và điểm thi kết thúc học phần là 100%.
+ Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.
12. Nội dung chi tiết học phần
Lịch trình giảng dạy được thiết kế trong 12 tuần học và 1 tuần kiểm tra giữa học phần
Tuần thứ
Nội dung
Tài liệu
học tập,
tham khảo
Hình thức
học
1
Chương I. Những vấn đề cơ bản về xây dựng
1.1. Một số khái niệm cơ bản về xây dựng
1.2. Một số thuật ngữ cơ bản
1.3. Kĩ thuật xây dựng
1.4. Công nghệ xây dựng
1.5. Sản phẩm xây dựng
1.6. Đặc điểm của sản phẩm xây dựng
1, 2
Giảng
2
Chương 2 : Công trình kiến trúc và thiết kế kiến trúc – xây dựng
2.1. Kiến trúc và các yếu tố tạo thành kiến trúc.
2.2. Các đặc điểm và yêu cầu của kiến trúc
1,3,4
Giảng
3
2.3. Phân loại công trình kiến trúc
2.4. Phân cấp công trình kiến trúc
1,3,4
Giảng
4
2.5. Cơ sở thiết kế kiến trúc
2.6. Nguyên tắc cơ bản – trình tự thiết kế
1,3,4
Giảng
5
Thảo luận chương 1 + 2
1, 2, 3,4
Thảo luận
6
Kiểm tra giữa kỳ
7
Chương 3: Tổng quan quá trình thi công xây dựng công trình
3.1. Những hoạt động của đơn vị sản xuất xây dựng
3.2. Lập tiến độ sản xuất xây dựng
1, 5, 6, 7, 8
Giảng
8
3.3. Tổng mặt bằng xây dựng
3.4. Thiết kế tổng mặt bằng xây dựng
1, 5, 6, 7, 8
Giảng
9
3.5. Một số kỹ thuật xây dựng thường gặp
1, 5, 6, 7, 8
Giảng
10
3.5. Một số kỹ thuật xây dựng thường gặp (tiếp theo)
1, 5, 6, 7, 8
Giảng
11
Thảo luận chương 3
1, 5,6, 7, 8
Thảo luận
12
Chương 4: Dự án xây dựng
4.1. Giới thiệu về dự án
4.2. Dự án xây dựng
4.3. Hoạch định và lập tiến độ dự án xây dựng
4.4. Theo dõi và kiểm soát dự án xây dựng
1, 9
Giảng
13
Thảo luận chương 4
1, 9
Thảo luận
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XÂY DỰNG
Mục tiêu:
Cung cấp cho sinh viên các định nghĩa về xây dựng cơ bản.
Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về ngành công nghiệp xây dựng.
Là cơ sở để sinh viên tiếp cận được với các môn học chuyên ngành.
Tạo điều kiện cho sinh viên nâng cao khả năng tự nghiên cứu tài liệu và làm việc theo nhóm trong giờ
Tóm tắt nội dung:
Một số khái niệm cơ bản về xây dựng
Khái niệm về kỹ thuật xây dựng, công nghệ xây dựng
Sản phẩm xây dựng và đặc điểm của sản phẩm xây dựng.
A. PHẦN LÝ THUYẾT
Một số khái niệm cơ bản về xây dựng
Xây dựng cơ bản
Xây dựng cơ bản là một lĩnh vực hoạt động sản xuất, bao gồm toàn bộ các công việc có liên quan tới việc thực hiện các chủ trương đầu tư xây dựng mà kết quả của nó là các công trình (bao gồm các công trình xây mới, cải tạo mở rộng, sửa chữa nâng cấp lớn) hoàn thành, có năng lực sản xuất, phi sản xuất hoặc phục vụ, có thể đưa vào sử dụng. Khái niệm xây dựng cơ bản là một khái niệm rộng lớn nhất, nó bao gồm tất cả các ngành xây dựng chuyên ngành như:
Xây dựng dân dụng và công nghiệp
Xây dựng giao thông: Xây dựng các công trình cầu, đường, hầm, sân bay,…
Xây dựng thuỷ lợi: Xây dựng các công trình thuỷ điện, thuỷ công, thuỷ nông.
Xây dựng công trình biển: Xây dựng các công trình cảng biển, dàn khoan,…
Xây dựng hạ tầng kỹ thuật và khu đô thị
Xây dựng cơ bản chiếm một tỷ trọng lớn GDP trong nền kính tế quốc dân.
Xây dựng dân dụng và công nghiệp
Xây dựng dân dụng và công nghiệp là ngành xây dựng chuyên về các công trình dân dụng và công nghiệp, vì chiếm một tỷ trọng lớn các công trình cơ bản nên ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp thường được gọi tắt là Xây dựng và Bộ Xây dựng là cơ quan cao nhất về mặt Nhà nước, quản lý hoạt động của toàn ngành xây dựng cơ bản.
Công nghiệp xây dựng
Ngành xây dựng cơ bản hiện nay đã có những bước phát triển không ngừng và đã trở thành một ngành công nghiệp lớn, có vai trò quan trọng tạo lên cơ sở hạ tầng cho các ngành công nghiệp khác phát triển.
Sản phẩm trực tiếp và cuối cùng của công nghiệp xây dựng là công trình xây dựng, gồm toàn bộ phần kết cấu bao che và trang thiết bị tiện nghi của công trình .
Những công trình xây dựng là kết tinh của hàng loạt các thành tựu về khoa học và công nghệ của nhiều ngành:
Chế tạo máy: cần trục, máy bơm bê tông, máy xây dựng …
Vật liệu xây dựng : thép, xi măng, gạch, thiết bị vệ sinh…
Điện tử: Điều hoà, quạt…
Tin học: Quản lí các toà nhà cao tầng, chung cư…
Nhưng những sản phẩm của các ngành sản xuất đó chưa trực tiếp sinh lợi, chỉ khi được đưa vào công trình xây dựng mới góp phần làm phát triển nền kinh tế quốc dân.
Vì vậy, ngành công nghiệp xây dựng có một vai trò hết sức quan trọng , nó tạo ra các sản phẩm là mục đích của ngành xây dựng và tạo ra các phương tiện để các ngành khác phát triển.
Công nghiệp hoá xây dựng .
Ngành xây dựng hiện nay vẫn mang nặng tính thủ công truyền thống, vì vậy cần phải chuyển thành một ngành sản xuất cơ giới. Công nghiệp hoá là quá trình chuyển một ngành sản xuất mang nặng tính thủ công lạc hậu, năng suất thấp sang một ngành sản xuất lớn cơ khí hoá.
Hiện nay với một quan điểm mới có thể coi ngành xây dựng là một ngành “Dịch vụ xã hội ”. Tính dịch vụ thể hiện ở chỗ nó đáp ứng yêu cầu của toàn dân và tất cả các ngành kinh tế, quốc phòng, an ninh, tức là của toàn xã hội. Vì vậy, khái niệm công nghiệp hoá ngành xây dựng phải được mở rộng thành công nghiệp hóa và hiện đại hoá. Tức là không chỉ cơ khí hoá mà còn phải tự động hoá, tin học hoá vào tất cả các quà trình xây dựng .
Một số thuật ngữ cơ bản
Kĩ thuật xây dựng
Kĩ thuật nói chung là cách lao động tốt nhất để đạt được các mục tiêu: chất lượng, thời gian, năng suất, an toàn lao động cho một công việc. Kĩ thuật xây dựng là lao động có kĩ thuật để tạo ra một sản phẩm xây dựng : Một cấu kiện, một kết cấu, một phần của công trình xây dựng. Hiện nay trong ngành xây dựng vẫn tồn tại hai thuật ngữ tương đương nhau là kĩ thuật thi công và kĩ thuật xây dựng . Để thống nhẩt chỉ nên dùng một thuật ngữ kĩ thuật xây dựng .
Công nghệ xây dựng
Công nghệ nói chung là một tập hợp các kĩ thuật được liên kết lại theo một trình tự nhất định để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh.
Công nghệ xây dựng là một tập hợp các kĩ thuật xây dựng được tiến hành theo một quy trình bắt buộc để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh là một kết cấu, một hạng mục xây dựng.
Công nghệ nói chung là bí mật, các quốc gia nghiên cứu để có công nghệ riêng. Tuy nhiên ngành xây dựng có một đặc điểm là rất khó giữ bí mật công nghệ, chỉ cần đem ra xây dựng là bí mật đã mất. Qua một công trình xây dựng là học được công nghệ mới. Khoa học và công nghệ là hai mặt của nghiên cứu lý thuyết và ứng dụng thực tế. Chỉ khi nào công nghệ phát triển thì khoa học mới được áp dụng vào thực tế.
Ngành xây dựng là một ngành thực nghiệm, vì vậy công nghệ rất quan trọng. Chúng ta có thể đi tắt, đón đầu, các công nghệ hiện đại trên thế giới vào thực tiễn Việt Nam, tuy nhiên cần có sự nghiên cứu để phù hợp hơn.
Kĩ thuật xây dựng
Kĩ thuật xây dựng là cách lao động tốt nhất để tạo ra một sản phẩm xây dựng đạt các tiêu chuẩn về: chất lượng, thời gian, giá thành, an toàn và vệ sinh môi trường.
Như vậy kĩ thuật không phải đơn thuần là những biện pháp lao động, những thao tác làm việc của người và công cụ máy móc, mà nó là một hệ thống hoạt động với nhiều mục tiêu và cũng bị nhiều ràng buộc bởi các yếu tố cong người, xã hội, môi trường.
Vì vậy nghiên cứu kĩ thuật xây dựng phải trên cơ sở của việc phân tích hệ thống hoạt động của nó.
Mô hình kĩ thuật xây dựng có thể mô tả như sau:
A. CON NGƯỜI
Trong hệ thống kĩ thuật xây dựng, con người đóng vai trò quan trọng nhất, quyết định tất cả. Đó là ý nghĩa triết học về khoa học và công nghệ. Bởi vì con người là chủ thể, là phần “động” của hệ thống.
Muốn phát triển kĩ thuật cần phải nắm vững kĩ thuật, tức là có thể là chủ được kĩ thuật, từ đó sẽ dẫn đến cải tiến kĩ thuật và ở một mức cao hơn sẽ thay đổi kĩ thuật để đưa ra một kĩ thuật mới. Vì vậy trước hết phải đào tạo con người.
Con người tham gia vào hệ thống kĩ thuật xây dựng có thể chia ra hoặc phân loại theo các tiêu chí sau:
A.1. Phân loại con người tham gia làm việc theo bằng cấp được đào tạo
a) Công nhân kĩ thuật xây dựng: Bậc 2 -> 7
b) Trung cấp xây dựng: cán bộ kĩ thuật
c) Cao đẳng xây dựng: Kĩ thuật viên cao đẳng
d) Đại học xây dựng:
+ Kỹ sư công nghệ: 4 năm
+ Kỹ sư xây dựng chính quy dài hạn: 5 năm
+ Kỹ sư xây dựng hệ tại chức: 5 năm
+ Thạc sỹ kỹ thuật.
+ Tiến sỹ kỹ thuật.
A2. Phân loại con người theo nhiệm vụ lao động
a) Nghiên cứu khoa học và công nghệ: Trường, viện, công ty xây dựng (tiến sỹ, thạc sỹ, kỹ sư, công nhân bậc cao).
b) Thực hiện sản xuất xây dựng: Công ty xây dựng, doanh nghiệp xây dựng (công nhân, kỹ thuật viên, kỹ sư, thạc sỹ, tiến sỹ).
Mô hình đào tạo theo xu hướng chung của thế giới là mô hình “kim tự tháp” có đáy là trình độ thấp nhất, tăng dần lên đến đỉnh là trình độ cao theo bằng cấp được đào tạo.
Ở Việt Nam, mô hình này được vẽ như sau:
Trong mô hình đào tạo đó, việc tính toán tỉ lệ người trong nhóm là cực kỳ quan trọng, nó làm cho mô hình lao động hợp lý, không lãng phí. Trong đó, thành phần lao động trực tiếp phải chiếm một tỷ lệ lớn.
Có thể chia nhân lực trong ngành xây dựng thành 4 nhóm sau:
Nhóm thứ nhất: Nhóm công nhân xây dựng.
Bao gồm các loại thợ được chia theo trình độ lao động sau:
+ Nhóm lao động thủ công: các công việc không đòi hỏi trình độ cao, chủ yếu là về sức khỏe, theo bản năng lao động là có thể làm được: Đào lấp đất, vận chuyển vật liệu, vệ sinh xây dựng ,…
+ Nhóm lao động có nghề được đào tạo: đây là nhóm lao động chính được đào tạo, có bằng cấp về công nhân kĩ thuật các nghề cơ bản như: nề, mộc, bê tông, sắt thép ... chiếm một tỉ lệ lớn nhất trong lực lượng lao động của ngành xây dựng.
+ Nhóm lao động đòi hỏi trình độ cao để thực hiện các công việc có tính chuyên nghiệp: thợ điện, thợ nước, hàn, thợ lắp ghép, lái cần cẩu, bơm bê tông, khoan cọc, ép cọc, cốt pha trượt.
+ Nhóm thợ có tay nghề cao: bậc 6, 7 thực hiện các công việc có tính chất đặc biệt: thực nghiệm các kĩ thuật mới, thực hiện các cải tiến kĩ thuật, tham gia nghiên cứu các đề tài về công nghệ.
+ Nhóm thợ tay nghề cao và khéo tay (bàn tay vàng): để thực hiện các công việc trang trí mĩ thuật hoặc kĩ thuật cao như lắp cột vô tuyến, đắp các phù điêu, vòm cửa ...
Hiện nay tình trạng sử dụng “ Những người nông dân mặc áo xây dựng” đang phổ biến ở tất cả các công ty xây dựng trên toàn quốc, dẫn đến rất nhiều bất cập cho kĩ thuật xây dựng.
Cần phải có chiến lược để đào tạo thanh niên tốt nghiệp trung học vào các trường đào tạo nghề xây dựng, lựa chọn học sinh giỏi, khéo tay, đào tạo tiếp để có thợ bậc cao. Phải xã hội hóa việc đào tạo không chỉ ở trường, mà còn ở các làng nghề, các công ty. Nhà nước quản lí tổ chức thi tay nghề để cấp chứng chỉ, đó là một đổi mới cần áp được áp dụng.
Nhóm thứ 2: Nhóm trung cấp xây dựng
Có lẽ đây là tồn tại theo mô hình Liên xô cũ. Thực tế cho thấy cán bộ trung cấp ra làm việc không hiệu quả, làm cán bộ kĩ thuật thì chỉ đáp ứng được các công trình xây dựng theo kĩ thuật cũ, như nhà xây gạch, nhà khung thấp tầng. Làm quản lí thì chưa đủ trình độ để làm chủ nhiệm một công trình, vì vậy các trường trung cấp nên chuyển thành trường đào tạo công nhân hoặc thành trường cao đẳng để đào tạo kĩ thuật viên cao đẳng.
Nhóm thứ 3: Các kĩ sư xây dựng được đào tạo ở các trường đại học theo mô hình kĩ sư công nghệ đào tạo 4 năm và các kĩ sư xây dựng dài hạn chính quy đào tạo 5 năm, dài hạn tại chức đào tạo 5 năm và hệ bằng 2 dành cho kĩ sư ngành kĩ thuật tương đương học 2 năm để lấy bằng kỹ sư xây dựng.
Đây là nhóm “lao động trí thức”, “lao động chất xám” chủ yếu của ngành xây dựng, có năng lực là tất cả các việc trong ngành xây dựng từ cán bộ kĩ thuật, chủ nhiệm công trình, giám đốc công ty ... Cần có cải tiến trong đào tạo để các kỹ sư có một cơ sở lý luận vững chắc, đồng thời có cải tiến trong đào tạo để các kĩ sư có một cơ sở lý luận vững chắc, đồng thời phải có kiến thức thực hành cao, tiếp cận được với thị trường xây dựng.
Hiện nay ta đào tạo vẫn nặng về lý thuyết, cần đổi mới để có tính thực tiễn, hòa nhập khu vực và hội nhập Quốc tế.
Nhóm thứ 4: Nhóm trí thức cao cấp
Bao gồm thạc sĩ, tiến sĩ:
Rất tiếc là hiện nay tỉ lệ các thạc sĩ và tiến sĩ đi sâu vào chuyên ngành thi công còn ít so với kết cấu. Vì vậy chưa đáp ứng được nhiệm vụ nghiên cứu kĩ thuật xây dựng.
Số lượng tiến sĩ chuyên ngành xây dựng còn quá ít, chủ yếu làm việc ở các trường Đại học, Viên nghiên cứu, việc tham gia trực tiếp để nghiên cứu hoặc sản xuất còn hạn chế. Cần tạo ra một cơ chế mở để số các tiến sĩ này có thể tham gia nhiều hoạt động nghề nghiệp ở xã hội.
Ví dụ: các tiến sĩ ở các trường Đại học có thể là cộng tác viên, hoặc thành viên được trả lương của các công ty, tổng công ty và ngược lại các đề tài nghiên cứu khoa học của của các công ty sẽ được thực hiện ở các trường đại học.
B – CÔNG CỤ
Công cụ lao động trong xây dựng được chia làm 2 nhóm:
Nhóm công cụ cho lao động thủ công truyền thống
Nhóm công cụ cơ giới cho lao động hiện đại.
Đặc điểm của ngành sản xuất xây dựng là vẫn nặng về lao động thủ công, với nhiều công cụ lao động có từ hàng ngàn năm nay, từ thời đồ đồng, đồ sắt và tồn tại cho đến ngày nay.
B.1. Nhóm các công cụ lao động thủ công
+ Công tác đất và nền móng:
Đào đắp đất: cuốc, mai, xà beng, choòng, búa ...
Xúc đất: xẻng, cuốc
Vận chuyển đất: giành, thúng, rổ, thùng gỗ, quang gánh ...
+ Công tác nề: (xây, trát, ốp, lát): bay, dao xây, bàn xoa, thước, quả dọi, ni vô
+ Công tác mộc: (khuôn cửa, cánh cửa, sàn gỗ, vì kèo, mái, cốt pha, gi