1. Khái niệm: Lãi suất được hiểu theo một nghĩa
chung nhất là giá cả quyền sở hữu vốn vay trong
một thời gian nhất định mà người sử dụng trả cho
người sở hữu nó
13 trang |
Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1193 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lãi suất (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lãi suất
1. Khái niệm: Lãi suất được hiểu theo một nghĩa
chung nhất là giá cả quyền sở hữu vốn vay trong
một thời gian nhất định mà người sử dụng trả cho
người sở hữu nó
Lãi suất
• Ở tầm kinh tế vi mô, Lãi suất là cơ sở để các doanh
nghiệp đưa ra quyết định phân bổ vốn đầu tư của mình:
chi tiêu hay gửi tiết kiệm; đầu tư số vốn tích luỹ được vào
danh mục đầu tư này hay danh mục đầu tư khác... Lãi
suất còn ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định của cá
nhân trong việc hình thành tỷ lệ giữa tiêu dùng và tiết
kiệm
2. Phân loại lãi suất
2.1. Căn cứ vào thời hạn của một khoản tín dụng
+ Lãi suất ngắn hạn (thường là dưới 1 năm)
+ Lãi suất trung hạn (thường là 1-3 năm)
+ Lãi suất dài hạn (thường là 3-5 năm)
2. Phân loại lãi suất
2.2. Căn cứ vào loại hình tín dụng.
+ Lãi suất tín dụng thương mại
Là lãi suất áp dụng trong quan hệ thương mại khi các doanh nghiệp
cho nhau vay dưới hình thức mua bán chịu hàng hoá
+ Lãi suất tín dụng ngân hàng
Là Lãi suất áp dụng trong quan hệ giữa NH với công chúng và doanh
nghiệp trong việc thu hút tiền gửi và cho vay, trong hoạt động tái cấp
vốn của NHTW cho các NH và trong quan hệ giữa các NH với nhau
trên thị trường liên NH.
+ Lãi suất tín dụng ngân hàng
- Lãi suất tiền gửi
Được áp dụng để tính tiền lãi phải trả cho người gửi tiền, Lãi suất tiền gửi
có nhiều mức khác nhau tuỳ thuộc vào thời hạn gửi và quy mô tiền gửi
- Lãi suất tiền vay
Được áp dụng để tính lãi tiền vay mà khách hàng phải trả NH
Có sự phân biệt giữa các khoản vay với thời hạn khác nhau cũng như mức
rủi ro khác nhau
- Lãi suất chiết khấu
Áp dụng khi NH trung gian cho khách hàng vay dưới hình thức chiết khấu
các giấy tờ có giá chưa đến hạn thanh toán và thoả mãn các điều kiện chiết
khấu theo qui định
+Lãi suất tín dụng ngân hàng
Lãi suất tái chiết khấu
Là Lãi suất cho vay ngắn hạn của NHTW đối với các NHTM và TCTD khác
dưới hình thức tái chiết khấu các giấy tờ có giá chưa đến thời hạn thanh
toán
- Lãi suất liên NH
Là Lãi suất mà các NH áp dụng khi cho nhau vay trên thị trường liên NH
- Lãi suất cơ bản
Là Lãi suất được các NH sử dụng làm cơ sở để ấn định mức Lãi suất kinh
doanh của mình.
Căn cứ vào loại hình tín dụng.
+ Lãi suất tín dụng Nhà nước
áp dụng khi Nhà nước đi vay của các chủ thể khác nhau trong xã hội dưới
hình thức phát hành tín phiếu hoặc trái phiếu
2. Phân loại lãi suất
2.3. Căn cứ vào giá trị thực của Lãi suất
+ Lãi suất danh nghĩa
Là Lãi suất tính theo giá trị danh nghĩa của tiền tệ vào thời điểm
nghiên cứu hay nói cách khác là loại Lãi suất chưa loại trừ đi tỷ lệ lạm
phát.
+ Lãi suất thực tế
Là Lãi suất được điều chỉnh lại cho đúng theo những thay đổi về lạm
phát. Hay nói cách khác là Lãi suất đã loại trừ đi tỷ lệ lạm phát
2.4. Căn cứ vào bản chất hợp đồng tài chính
+ Lãi suất cố định
Là Lãi suất không thay đổi trong suốt thời hạn vay
+ Lãi suất thả nổi
Là Lãi suất được điều chỉnh trong thời hạn vay mượn
2. Phân loại lãi suất
2.5. Phân loại theo cách đo lường Lãi suất
+ Lãi suất đơn
Là Lãi suất áp dụng cho các khoản vay đơn phải trả 1 lần khi đến hạn
+ Lãi suất kép
Là Lãi suất có tính đến giá trị đầu tư lại của lợi tức thu được trong thời
hạn sử dụng tiền vay.
+ Lãi suất hiệu quả
Tương tự như Lãi suất kép nhưng tính cho một năm.
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến Lãi suất
3.1. Cung cầu tín dụng
Tương quan cung cầu tín dụng trong thời kỳ nhất định là nhân tố quyết định
đến mức Lãi suất. Nếu cung tín dụng lớn hơn cầu tín dụng thì mức Lãi suất
tín dụng sẽ hạ xuống còn cung tín dụng nhỏ hơn cầu tín dụng thì mức Lãi
suất sẽ tăng theo.
3.2. Suất doanh lợi bình quân của xã hội.
Mức doanh lợi bình quân của xã hội là nền tảng để xác định mức Lãi suất
tín dụng hợp lý.
Mức Lãi suất tín dụng không thể vượt quá và thông thường phải nhỏ hơn
mức doanh lợi bình quân của xã hội
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến Lãi suất
3.3. Tỷ lệ lạm phát.
Nhân tố này có ảnh hưởng rất lớn đến sự biến động của Lãi suất tín dụng.
Bởi sự tăng hay giảm của tỷ lệ lạm phát kéo theo sự biến động của giá trị
tiền tệ, từ đó ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của người cho vay.
3.4. Chính sách kinh tế của Nhà nước
Nhà nước thông qua NHTW tiến hành can thiệp vào thị trường tín dụng
nhằm duy trì sự vận động của Lãi suất tín dụng trong giới hạn nhất định
Nhà nước có thể can thiệp:
->trực tiếp: như công bố biểu Lãi suất chung cho từng thời kỳ,
->gián tiếp: qua công bố Lãi suất cơ bản, Lãi suất tái chiết khấu...
4. Ý nghĩa của Lãi suất tín dụng.
4.1. Lãi suất tín dụng là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô.
4.2. Lãi suất tín dụng là công cụ điều tiết kinh tế vi mô.
4.3. Lãi suất tín dụng là công cụ phân phối vốn và kích
thích sử dụng vốn có hiệu quả.
4.4. Lãi suất tín dụng là công cụ kích thích cạnh tranh
giữa các tổ chức tín dụng.
5. Các chính sách Lãi suất tín dụng.
5.1. Chính sách Lãi suất tín dụng của NHTW.
* Chính sách can thiệp trực tiếp
* Chính sách tự do hoá Lãi suất
* Ở Việt Nam, từ khi chuyển sang kinh tế thị
trường, NHNN vẫn áp dụng chính sách can
thiệp trực tiếp là chủ yếu
5.2. Chính sách Lãi suất tín dụng của NHTM.
* Chính sách Lãi suất huy động vốn
* Chính sách Lãi suất cho vay