CNTD do C.S. Pecxơ (Charles S. Peirce) là những người đặt nền tảng, Uyliâm Giêm (William James) là người biến CNTD thành hệ thống và Giôn Điuây (John Dewey) là người phát triển CNTD, đưa nó vào cuộc sống.
CNTD còn có những đại biểu nổi tiếng khác, như George H. Mead (1863-1931); George Santayana (1863-1952) và một số đại biểu được coi là đại biểu của “Chủ nghĩa thực dụng mới” (neo-Pragmatím), như Nelson Goodman, Richard Rorty và Hilary Putnam
CNTD phản ánh tư tưởng, lợi ích và nhu cầu thực tế của giai cấp tư sản Mỹ, kiên quyết đoạn tuyệt với phương pháp tư duy tư biện, kinh viện truyền thống, xa rời thực tế của người châu Âu.
85 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2845 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Lịch sử triết học phương tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương III LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY V. MỘT SỐ TRÀO LƯU TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY HIỆN ĐẠI Triết học phương Tây hiện đại bao gồm những khuynh hướng triết học ngoài triết học Mác, ra đời và phát triển mạnh trong thời kỳ tổng khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản. Nó phản ánh những mâu thuẫn, bế tắc của chủ nghĩa tư bản hiện đại: các hệ thống triết học tư biện trở nên lỗi thời, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, hai cuộc chiến tranh thế giới do chủ nghĩa đế quốc gây ra, tình trạng khủng hoảng tâm lý, tính dục trong xã hội hiện đại, vấn đề tôn giáo, v.v.. Triết học phương Tây hiện đại có nhiều khuynh hướng khác nhau, đối lập nhau nhưng đều phản ánh những khía cạnh khác nhau của xã hội tư bản và thể hiện sự bế tắc trong việc giải quyết những vấn đề do xã hội tư bản đặt ra. Các khuynh hướng chủ yếu: duy khoa học (chủ nghĩa thực chứng mới, triết học phân tích, triết học ngôn ngữ, triết học khoa học) nhân bản phi lý tính (chủ nghĩa hiện sinh) triết học thực tiễn (chủ nghĩa thực dụng) đề cao vô thức (chủ nghĩa Phơrơt) điều hòa tôn giáo với khoa học (chủ nghĩa Tômat mới) chủ nghĩa vô thần 1. Trào lưu triết học duy khoa học Trào lưu triết học duy khoa học ra đời từ thế kỷ XIX, đại biểu là chủ nghĩa thực chứng. a) Nguồn gốc ra đời và các giai đoạn phát triển - Các hệ thống triết học tư biện (nhất là triết học Hêghen, triết học tôn giáo …) tỏ ra lỗi thời và bất lực trong việc nhận thức và giải quyết những mâu thuẫn xã hội. Các nhà thực chứng rất căm ghét tính chất tư biện của siêu hình học cũ và tìm cách xóa bỏ nó. - Do chưa xác định đúng đối tượng của triết học nên khi phủ nhận triết học tư biện, họ cũng phủ nhận luôn cả chức năng thế giới quan của triết học. - Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, sự ứng dụng rộng rãi toán học và lôgíc toán trong khoa học dẫn đến khuynh hướng tuyệt đối hóa toán học, lôgíc học, khoa học thực nghiệm, quy chức năng triết học chỉ còn công cụ phân tích lôgic, phân tích ngôn ngữ phục vụ cho khoa học, cho rằng tất cả các mệnh đề lý luận đều có thể chứng minh hay bác bỏ bằng quan sát và thực nghiệm khoa học . Quá trình phát triển của chủ nghĩa thực chứng qua 3 hình thức: Hình thức thứ nhất của CN thực chứng ra đời từ đầu thế kỷ XIX. Người khởi xướng là nhà triết học Pháp Ô. Côngtơ (Auguste Comte, 1798–1857 ), các đại biểu nổi tiếng khác là nhà triết học Anh H. Xpenxơ (Herbert Spencer, 1820-1903), Gi. Millơ (John Stuart Mill, 1806-1873). Hình thức thư hai của chủ nghĩa thực chứng là chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán với các đại biểu là nhà triết học Áo Makhơ (Ernst Mach, 1838-1916) và nhà triết học Đức Avênariut (R. Avenarius, 1831-1896). Hình thức thứ ba là chủ nghĩa thực chứng mới ra đời sau Thế chiến I và phát triển mạnh mẽ vào những năm 50. Những đại biểu xuất sắc của chủ nghĩa thực chứng mới là, Ludwig Wittgenstein và Rudolf Carnap. Ngoài những khuynh hướng thuộc về chủ nghĩa thực chứng, trào lưu triết học duy khoa học còn có một số khuynh hướng khác. b) Trào lưu triết học duy khoa học hiện đại có một số khuynh hướng sau: Triết học phân tích và triết học ngôn ngữ; chủ nghĩa thực chứng lôgic hay chủ nghĩa kinh nghiệm lôgic; triết học khoa học. - Triết học phân tích và triết học ngôn ngữ Đại biểu xuất sắc là B. Russell và L. Wittgenstein + Bertrand Russell (1872-1970). Ông sinh ở Trelleck, Wales. Là nhà toán học, triết học, lôgíc học, xã hội học Anh, được giải thưởng Nobel văn học năm 1950. Về mặt triết học ông là người khôi phục lại chủ nghĩa kinh nghiệm trong lý luận nhận thức. Trong tác phẩm Tri thức của chúng ta về thế giới bên ngoài (Our Knowledge of the External World, 1926) và tác phẩm Tìm hiểu về ý nghĩa và chân lý (Inquiring into Meaning and Truths, 1962), ông giải thích rằng: Mọi tri thức thực sự của chúng ta đều được xây dựng từ những kinh nghiệm trực tiếp. B. Russell là người sáng lập thuyết nguyên tử lôgíc (logical atomism). Theo ông, yếu tố cấu tạo nên thế giới không phải là những nguyên tử vật chất, mà là những đơn vị lôgíc, tức là những phán đoán nhỏ nhất, đơn giản nhất, dựa trên cơ sở tri giác cảm tính. Ông muốn xóa bỏ sự đối lập giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Ông cho rằng tinh thần và vật chất chẳng qua là những hình thức khác nhau của kinh nghiệm: tài liệu chủ quan là kinh nghiệm trực tiếp và tài liệu khách quan là kinh nghiệm gián tiếp. Ông phủ nhận ý nghĩa của mọi vấn đề triết học truyền thống và quy đối tượng và nhiệm vụ của triết học chỉ còn ở sự phân tích lôgíc của ngôn ngữ. Ông chủ trương lấy việc phân tích lôgíc của ngôn ngữ là nội dung chủ yếu của triết học, lấy lôgíc toán-lý hiện đại làm cơ sở sáng tạo ra ngôn ngữ nhân tạo để đảm bảo sự nhất trí giữa cấu trúc ngữ pháp của mệnh đề với cấu trúc lôgíc của nó. Russel đứng trên quan điểm vô thần triệt để. Ông có nhiều bài viết vạch ra tính vô căn cứ của thần học, như bài giảng: “Why I am not a Christian” (*) Ông được tặng danh hiệu “quán quân về tự do tư tưởng” và được giải thưởng Nobel văn học năm1950. Russel là người lên án tội ác chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam. Ông có tác phẩm “War crimes in Vietnam”. Cuối năm 1966, Russel cùng với nhà triết học Pháp Jean Paul Sartre và 25 nhân vật nổi tiếng khác, phần lớn là những người được giải thưởng Nobel và các giải thưởng có giá trị khác sáng lập Tòa án quốc tế xét xử tội ác chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam. Tóa án đã họp hai phiên tòa năm 1967 ở Stockhom và Copenhagen. (*) + Ludwig Wittgenstein (1889-1951) Ông sinh ở Viên trong một gia đình giàu có. Lúc đầu học kiến trúc ở Áo, sau đó sang học ở Anh và trở thành học trò của nhà triết học và toán học nổi tiếng Bertrand Russell ở Đại học Cambridge. Ông giảng dạy ở đây từ 1939-1947. Trong tác phẩm “The investigations of philosophy”, (1929-1939), ông cho rằng người ta dùng nhiều loại ngôn ngữ khác nhau vào nhiều mục đích khác nhau trong đời sống hằng ngày. Chúng là những trò chơi ngôn ngữ (language games) với những luật chơi khác nhau. Ý nghĩa của từ ngữ xuất phát từ cách thức mà chúng được dùng trong trong trò chơi ngôn ngữ. Theo giáo trình Mỹ “From Socrates to Sarte: A Philosophic Quest”, “Với quan điểm mới này, Wittgenstein mở ra giai đoạn thứ hai trong triết học ngôn ngữ - triết học phân tích, nó đã thống trị trong triết học ở các nước nói tiếng Anh hơn một phần tư thế kỷ. Nhiệm vụ của triết học là phân tích ngôn ngữ để khám phá ra những trò chơi ngôn ngữ khác nhau, những luật lệ của chúng trong việc sử dụng ngôn ngữ và loại bỏ những sự vi phạm luật chơi. Theo Wittgenstein, chính những nhà triết học không theo đúng luật trong trò chơi ngôn ngữ. Vì thế, những vấn đề triết học không phải là những vấn đề chân chính mà chỉ là điều phi lý bắt nguồn từ việc không biết sử dụng ngôn ngữ. Do đó, sai lầm của các nhà triết học cần phải được chữa trị, và triết học phải bị thủ tiêu. Khi nhà triết học đã học được cách dùng ngôn ngữ thường ngày thì họ sẽ không còn rơi vào sai lầm ngôn ngữ nữa … và sự trăn trở của họ về thế giới, về con người, về Thượng đế sẽ được giải tỏa, bởi vì họ không còn muốn nói về những điều vô nghĩa như thế nữa (From Socrates to Sartre..., tr.408). - Chủ nghĩa thực chứng lôgíc, hay chủ nghĩa kinh nghiệm lôgíc Được sáng lập ở Áo do nhóm Viên (những năm 20-30) đứng đầu là M. Shlick (1882-1936, Áo), R. Carnap (1891-1970), O. Neurath (1882-1945). Từ đó nó truyền sang các nước Châu Âu, đặc biệt ở Đức với H. Reichenbach (1891 –1935), sang Anh với A. Ayer (1910-89). Chñ nghÜa thùc chøng l«gÝc sö dông nh÷ng thµnh qu¶ cña to¸n, ®Æc biÖt lµ l«gÝc to¸n, ®em tÊt c¶ tri thøc quy thµnh c¸c mÖnh ®Ò cã thÓ dïng l«gÝc to¸n ®Ó biÓu thÞ. Rudolf Carnap, 1891-1970, đại biểu xuất sắc của chủ nghĩa thực chứng lôgíc hay chủ nghĩa kinh nghiệm lôgíc, sinh và học đại học ở Đức. Carnap chịu ảnh hưởng của nhà toán học Đức G. Frege, nhà triết học Anh B. Russell, nhà triết học Áo L. Wittgenstein. Carnap là một trong những người lãnh đạo nhóm Viên. Năm 1935, ông di cư sang Mỹ để tránh phát xít Đức và làm việc ở ĐH California. Chủ nghĩa thực chứng lôgíc xem vấn đề cơ bản của triết học là những vấn đề trừu tượng, siêu hình, không có ý nghĩa khoa học, là những vấn đề giả. Họ tuyên bố đoạn tuyệt với mọi triết học truyền thống. Họ cho rằng chân lý chỉ có trong phạm vi tri thức thực chứng và chỉ kiểm tra được bằng con đường kinh nghiệm trực tiếp, không phải từ những suy luận gián tiếp. Chñ nghÜa thùc chøng l«gÝc cho r»ng triÕt häc chØ cßn cã nhiÖm vô ph©n tÝch l«gÝc, kÕt cÊu l«gÝc cña ng«n ng÷ khoa häc. Nh vËy triÕt häc bÞ ®ång nhÊt víi l«gÝc häc vµ chØ cßn lµ c«ng cô cña khoa häc. Nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa thực chứng lôgíc là nguyên tắc thực chứng (verifiability principle). Các mệnh đề được phân chia thành hai loại: những mệnh đề có ý nghĩa khoa học và những mệnh đề không có ý nghĩa khoa học. Những mệnh đề có ý nghĩa khoa học là những mệnh đề có thể kiểm tra, chứng thực được (gồm những MĐ chân thực và MĐ không chân thực). Những mệnh đề không có ý nghĩa khoa học là những mệnh đề không thể chứng thực, kiểm tra được (toàn bộ những luận điểm của CN duy vật và CN duy tâm trước kia) cần phải loại bỏ. Nguyên tắc kiểm tra của chủ nghĩa thực chứng lôgic bị công kích từ nhiều phía, với những ly do sau: - Nó dựa trên tiêu chuẩn duy nhất là kiểm tra bằng kinh nghiệm cảm tính, nên đã loại bỏ tất cả những tri thức lý luận trừu tượng, trong đó có vấn đề thế giới quan triết học, các khoa học lý thuyết, các quan niệm đạo đức, thẩm mỹ, v.v.. chỉ còn giữ lại những tri thức toán học, lôgic hình thức, khoa học thực nghiệm. - Bản thân nguyên tắc kiểm tra của chủ nghĩa thực chứng cũng không thể kiểm tra được để xác định đúng hay sai. - Triết học khoa học Triết học khoa học là một trường phái, tuy không nằm trong chủ nghĩa thực chứng, nhưng có điểm chung với CNTC là duy khoa học, tuyệt đối hóa vai trò của khoa học kinh nghiệm, phủ nhận vai trò thế giới quan của triết học. Các đại biểu của triết học khoa học là K. Popper (Karl Popper, 1902-1994), T. Kuhn (Thomas Samuel Kuhn, 1922-96), I. Lakatos (Imre Lakatos 1922-1974). + Karl Raimund Popper (1902-1994) Là người Anh, sinh ở Viên, tốt nghiệp tiến sĩ triết học năm 1928 ở Đại học Viên. Trong thời gian 1937-194 dạy ở Đại học Canterbury, New Zealand. Từ 1946 đến giữa những năm 70 là Giáo sư Trường Đại học Kinh tế và Chính trị Luân Đôn. Trong tác phẩm Lôgíc của phát minh khoa học (The Logic of Scientific Discovery , 1934), Popper chỉ trích phương pháp quy nạp là phương pháp được dùng phổ biến trong khoa học. Popper nhấn mạnh khoa học chỉ là sự suy diễn có tính chất giả thuyết. Popper bác bỏ nguyên tắc kiểm tra của chủ nghĩa thực chứng, vì nó quan niệm có thể chứng minh tính chân thực (verifiability) của một lý thuyết bằng phương pháp quy nạp. Popper đưa ra một nguyên tắc kiểm tra mới- nguyên tắc phủ chứng (falsifiability principle), theo nguyên tắc này thì không thể chứng minh tính chân thực, mà chỉ có thể chứng minh tính giả dối. Những lý thuyết khoa học chỉ là những giả thuyết mà từ đó có thể suy diễn ra những phán đoán có thể được kiểm tra bằng sự quan sát. Nếu những quan sát thực nghiệm chứng minh được tính sai lầm của những phán đoán này thì như vậy giả thuyết bị bác bỏ. Nếu giả thuyết qua được sự kiểm tra thì nó tạm thời được chấp nhận. Không có một lý thuyết khoa học nào có thể thiết lập một cách chắc chắn cả. Nguyên tắc phủ chứng của Popper có thể tóm tắt trong sơ đồ sau P1 TT EE P2 P1: Problem1 (vấn đề 1) TT: Temporary theory (lý thuyết tạm thời), EE: Error elimination (loại bỏ sai lầm), P2: Problem 2, tức là vấn đề khoa học mới được đưa ra. Như vậy theo Popper thì không có một chân lý khoa học nào cả, sự phát triển của khoa học chỉ là sự đưa một giả thuyết và bác bỏ nó để rồi hình thành một giả thuyết khác. Sự tiến triển của khoa học chỉ là tiến trình đi từ giả thuyết này đến giả thuyết khác, là một chuỗi những sai lầm nối tiếp nhau mà thôi. Triết học khoa học được Cun (Kuhn) và Lacatôt (Lakatos) phát triển + Thomas S. Kuhn (18.7.1922 – 17.6.1996), nhà triết học khoa học Mỹ. Trong tác phẩm “Cấu trúc của các cuộc cách mạng khoa học” (1962), Kuhn lập luận rằng sự nghiên cứu khoa học và tư tưởng nói chung bị quy định bở những “hệ chuẩn” (hệ quy chiếu). Hệ chuẩn được Kuhn quan niệm như là một hệ thống niềm tin được chấp nhận hơn là một hệ thống những tiêu chuẩn khách quan. Các nhà khoa học chấp nhận một hệ chuẩn đang được thịnh hành, tiến hành và mở rộng hoạt động nghiên cứu trong phạm vi hệ chuẩn đó. Dần dần những hệ chuẩn này không còn thích hợp nữa gây ra một cuộc khủng hoảng và chỉ được giải quyết bằng một cuộc cách mạng thay đổi thế hệ chuẩn cũ bằng một hệ chuẩn mới, chẳng hạn như là sự thay thế thuyết địa tâm của Ptôlêmy bằng thuyết nhật tâm của Côpecnich, thay thế hệ chuẩn của Niutơn về một vũ trụ cơ giới bằng hệ chuẩn của Einstein về một vũ trụ tương đối. Thật ra, đây là một cách nhìn phiến diện. Nó tuyệt đối hóa yếu tố chủ quan và phủ nhận yếu tố khách quan là yếu tố giữ vai trò quyết định trong nội dung và phương pháp nghiên cứu của các khoa học. + Imre Lakatos (1922-1974), nhà triết học trong toán học và khoa học ở Hungari. Trong “Phương pháp luận của các chương trình nghiên cứu khoa học”, Lakatos tìm cách khắc phục những thiếu sót trong quan điểm của Karl Popper và của Thomas S. Kuhn về bản chất của những phát minh khoa học và tiến trình phát triển của khoa học. Lakatos không tán thành nguyên tắc phủ chứng (falsificationism) của Pôppơ và quan niệm về vai trò quyết định của “hệ chuẩn” của Kuhn đối với tri thức khoa học. Theo Lakatos, cả Pôppơ và Cun đều phủ nhận tính chân lý khách quan và tính liên tục của sự phát triển tri thức khoa học. Lakatos, trái lại, coi sự phát triển của khoa học là quá trình phát triển từ thấp lên cao trong tính liên tục của “chương trình nghiên cứu” (Research Programme), trong đó các học thuyết có liên hệ chặt chẽ với nhau. Mỗi học thuyết tiếp sau học thuyết ban đầu trong chương trình đều xuất hiện với tư cách là kết quả bổ sung thêm cho học thuyết trước đó. Tuy nhiên, các học thuyết đều chia xẻ những điểm chung mà L. gọi là “hạt nhân cứng” (hard core). 2. Trào lưu triết học phi lý tính : a) Chủ nghĩa hiện sinh (Existentialism) CNHS phát triển ở Đức và Pháp từ những năm 20 của thế kỷ XX, trở thành một trào lưu mạnh mẽ ở châu Âu trong và sau Thế chiến II, ảnh hưởng mạnh ở thành thị miền Nam Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh xâm lược của Mỹ (1964-75). Thuật ngữ “chủ nghĩa hiện sinh” xuất phát từ tiếng Latin “existentia” (existence; Dasein), dịch ra tiếng Việt là “sự hiện hữu” hay “sự hiện sinh”) được hiểu như là sự tồn tại cá nhân cụ thể với một ý nghĩa nhất định. + Nguồn gốc ra đời và những đại biểu chính CNHS ra đời do các điều kiện sau: - Sự khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản đã đẩy con người vào tình trạng tha hóa cùng cực. - Hai cuộc chiến tranh thế giới do chủ nghĩa đế quốc gây ra đã đem lại sự tàn phá, đau thương chết chóc khủng khiếp, gây ra tình trạng khủng hoảng sâu sắc trong đời sống tinh thần của con người. - Sự bất lực của các hệ thống triết học duy lý và khoa học kỹ thuật trong việc giải quyết những mâu thuẫn xã hội. Vì thế, con người bị bỏ rơi, họ bị quan, tuyệt vọng, không còn tin tưởng vào lý trí, vào khoa học kỹ thuật, vào xã hội và nhà nước, vào tương lai. CNHS có nguồn gốc từ nhà triết học kiêm thần học Đan Mạch Xôren Kiêckêgô (Søren Kierkegaard, 1813- 1855), nhà triết học Đức Phriđrich Nitsơ (Friedrich Nietzsche, 1844-1900), nhà hiện tượng học Đức Etmun Hutxec (Edmund Husserl, 1859-1938). CNHS chia làm hai nhánh: Chủ nghĩa hiện sinh Kitô giáo và chủ nghĩa hiện sinh vô thần. Chủ nghĩa hiện sinh tôn giáo : S. Kierkegaard, K. Jaspers, G. Marcel. Chủ nghĩa hiện sinh vô thần : M. Heidegger, J. P. Sartre, A. Camus. Soren Kierkegaard (1813- 1855) Sinh ở Copenhagen, Đan Mạch, học triết học và thần học ở Đại học Copenhagen. Kierkegaard chống lại tính hệ thống trong triết học nhất là hệ thống triết học Hêghen. Cá nhân tự tạo cho mình bản chất riêng của mình thông qua sự lựa chọn tùy ý, không có một tiêu chuẩn khách quan, phổ biến nào. Giá trị của sự lựa chọn hoàn toàn do chủ quan quyết định. Trong cuốn sách Hoặc là, hoặc là (Either / Or, viết 1843), Kierkegaard mô tả hai lĩnh vực hay hai giai đoạn của hiện sinh, mà cá nhân có thể lựa chọn: cái thẩm mỹ và cái đạo đức. Lối sống thẩm mỹ là chủ nghĩa khoái lạc thuần tuý. Cá nhân luôn luôn tìm kiếm cái mới và cái lạ, nhưng rốt cục cũng phải đối đầu với sự chán chường và tuyệt vọng. Lối sống đạo đức gắn liền một cách cuồng nhiệt đối với trách nhiệm, đối với nghĩa vụ xã hội. Trong cuốn Những giai đoạn của lối sống (Stages on Life’s way, viết 1844), Kierkegaard coi sự phục tùng nghĩa vụ là sự đánh mất trách nhiệm cá nhân, và ông đưa ra giai đoạn thứ ba: lối sống tôn giáo trong đó con người phục tùng ý chí của Thượng đế và tìm được tự do chân chính. Từ lối sống đạo đức chuyển sang lối sống tôn giáo là bước nhảy mà ông gọi là bước nhảy về niềm tin (the leap of faith). Kierkegaard đòi hỏi niềm tin tuyệt đối để điều hòa những mâu thuẫn giữa niềm tin với lý trí và đạo đức. Trong tác phẩm Sợ hải và Run rẫy (Fear and Trembling, viết năm 1845), Kierkegaard phân tích huyền thoại trong Kinh thánh, việc Abraham vâng lệnh Thiên Chúa chấp nhận giết đứa con trai độc nhất của mình là Isaac (Xem Sáng thế ký 22 *) Mặc dù mệnh lệnh này là không hợp lý, vô đạo đức nhưng Abraham vẫn chấp hành, không cần hiểu và chứng minh. Kierkegaard coi đây là bước nhảy về niêm tin và chính là bản chất của đạo Thiên chúa Ông nghiên cứu Ngữ văn ở Đại học Born và Leipzig; năm 24 tuổi được bổ nhiệm làm giáo sư Ngữ văn ở Đại học Basel. Friedrich Nietzsche (1844-1900) Là nhà triết học, nhà thơ, nhà cổ ngữ văn Đức. Sinh ở Roken, nước Phổ. Cha là một mục sư Tin lành, chết khi Nietzsche lên 5 tuổi. Suốt đời bị chứng đau nửa đầu và mắt kém và buộc phải về hưu năm 35 tuổi. Mười năm sau, ông bị chứng suy nhược thần kinh không hồi phục được và chết năm 1900. Tác phẩm chính của ông gồm: Zarathustra đã nói như thế (Also sprach Zarathustra, 1885), Chống lại Thiên chúa (Der Antichrist, 1888), Buổi hoàng hôn của Thượng đế và Ý chí quyền lực (Der Wille zur Macht, 1901). Mệnh đề nổi tiếng của Nietzsche: Thượng đế đã chết. Bằng cách tuyên bố Thượng đế đã chết, Nietzsche khẳng định rằng tất cả những giá trị đạo đức cổ truyền của Thiên chúa giáo đã mất hết quyền lực đối với cuộc sống cá nhân. Theo ông đó là một nền đạo đức nô dịch (slave morality), được tạo ra bởi những cá nhân yếu đuối, bất mãn nhằm mục đích phục vụ cho lợi ích của họ. Nietzsche đưa ra những giá trị đạo đức mới, trong đó nổi bật nhất là quan niệm về siêu nhân. Nietzsche khinh rẽ quần chúng nhân dân. Chỉ có siêu nhân mới là người sáng tạo ra những giá trị, sáng tạo ra “đạo đức làm chủ” (master morality) phản ánh sức mạnh và tính độc lập của những con người không bị ràng buộc bởi tất cả những giá trị, trừ những giá trị mà họ cho là đúng đắn. Nietzsche cho rằng động cơ hành vi của con người là ý chí quyền lực, không chỉ quyền lực đối với người khác mà cả đối với bản thân mình, đó là điều cần thiết cho sự sáng tạo. Siêu nhân là những con người chà đạp lên tất cả để thực hiện ý chí quyền lực của mình. Tư tưởng về siêu nhân bào chữa cho chế độ nô lệ, chế độ độc tài. Jean Paul Sartre (1905-1980) Sinh ở Paris. Học Đại học ở Thuỵ sĩ và Berlin. Dạy triết học ở nhiều trường trung học khác nhau, đến 1929 nhập ngũ. Trong 1940-41 ông bị Đức Quốc xã cầm tù. Sau khi ra tù, tiếp tục dạy học. Năm 1945, thôi dạy học, thành lập Tạp chí Thời mới (Les Temps Modernes). Sartre từ chối giải thưởng Nobel về văn học năm 1964. Tác phẩm chính: Tồn tại và Hư vô (L’ être et le néante), Phê phán lý tính biện chứng (Critique de la raison dialectique), Buồn nôn (Nausée), Không lối thoát (No exit), Những con đường tự do (Les chemins de la libertée). Trong t¸c phÈm “Tån t¹i vµ h v«”, Sartre kh¼ng ®Þnh sù tù do tuyÖt ®èi vµ tr¸ch nhiÖm c¸ nh©n ®èi víi nh÷ng quyÕt ®Þnh cña m×nh. Mộ Sartre và S. Beauvoir (*) Sinh ë Mondavi, Angiªri. Sau khi cha chÕt, «ng sèng trong c¶nh nghÌo khæ. BÖnh lao buéc «ng ph¶i tõ bá ®¹i häc vµ trë thµnh nhµ viÕt kÞch, ®¹o diÔn vµ diÔn viªn s©n khÊu. Camus còng quan t©m ®Õn nh÷ng vÊn ®Ò chÝnh trÞ. Tõ 1930 lµm b¸o ë Angiªri, sau ®ã ë Ph¸p. Trong ThÕ chiÕn II tham gia phong trµo chèng ph¸t xÝt §øc. Albert Camu