Bài giảng Liên kết kinh tế - Đàm Quang Vinh

EU là sản phẩm của 2 nhân tố chính: - sự huỷ hoại của 2 cuộc chiến tranh thế giới ở Tây Âu và mong ước duy trì hoà bình - mong ước của các quốc gia Châu Âu để đưa chính họ vào nền kinh tế, chính trị thế giới. Hơn nữa, nhiều quốc gia Châu Âu đã nhận ra lợi ích kinh tế tiềm năng của hội nhập kinh tế chặt hơn giữa các nước

ppt18 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1944 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Liên kết kinh tế - Đàm Quang Vinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Liên kết kinh tế Đàm Quang Vinh Đại học KTQD Đề cương Khái niệm và các cấp độ liên kết kinh tế quốc tế Tác động của liên kết kinh tế khu vực đến các quốc gia và doanh nghiệp Mục tiêu chính của chương Tìm hiểu những tranh cãi k.tế, c.trị xung quanh hội nhập kinh tế Xem xét tiến triển hội nhập kinh tế trên toàn thế giới. ý nghĩa của hội nhập kinh tế đối với hoạt động kinh doanh quốc tế. Các cấp độ liên kết kinh tế Khu vực mậu dịch tự do Liên minh thuế quan Thị trường chung Liên minh kinh tế: chính sách thương mại đối ngoại chung Liên minh chính trị (EU, Mỹ và Canada ) Lý do của liên kết và hội nhập Lý do kinh tế: TM tự do không bị hạn chế sẽ cho phép các QG chuyên môn hóa SX HH và d.vụ để SX hiệu quả nhất chuyển giao công nghệ, bí quyết quản trị Lý do chính trị: Tăng cường sức mạnh kinh tế và C.trị của khối Giảm nguy cơ sung đột vũ trang Gia tăng sự lệ thuộc lẫn nhau Tác động của LKKTQT đối với QG Kinh tế Khai thác lợi thế quốc gia Thúc đẩy cải cách trong nước … Chính trị Luật chới chung, sân chới chung Chiến tranh – hòa bình … Sinh viên tham khảo môn học KTQT, chuẩn bị nội dung tham luận Brainstorm nhóm lớn Tác động của liên kết kinh tế đối với doanh nghiệp Những cơ hội: Các hãng có thể giảm được đáng kể chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhờ sự mở rộng của thị trường thông qua việc: tăng quy mô sản xuất, giảm các rào cản thương mại, thuận lợi hoá trong liên kết kinh doanh Những thách thức: gia tăng cạnh tranh SV chia nhóm (5) nộp bài luận về cơ hội, thách thức của các doanh nghiệp trong liên kết KTQT Sự phát triển của liên minh Châu ÂU (EU) EU là sản phẩm của 2 nhân tố chính: - sự huỷ hoại của 2 cuộc chiến tranh thế giới ở Tây Âu và mong ước duy trì hoà bình - mong ước của các quốc gia Châu Âu để đưa chính họ vào nền kinh tế, chính trị thế giới. Hơn nữa, nhiều quốc gia Châu Âu đã nhận ra lợi ích kinh tế tiềm năng của hội nhập kinh tế chặt hơn giữa các nước Cơ cấu chính trị của liên minh châu âu Hội đồng Châu Âu Uỷ ban Châu Âu Hội đồng bộ trưởng Nghị viện Châu âu Toà án Hội đồng Châu Âu Hội đồng Châu ÂU được thành lập từ những người đứng đầu các nhà nước của các nước thành viên EU và chủ tịch uỷ ban Châu Âu. Mỗi người đứng đầu Nhà nước thường đi kèm với một bộ trưởng ngoại giao đến những cuộc họp của Hội đồng. Hội đồng Châu Âu họp ít nhất hai lần một năm và thường đề ra những phương hướng cho các chính sách. Uỷ ban Châu Âu Chịu trách nhiệm về dự thảo pháp luật của EU, thực hiện và kiểm tra sự tuân thủ luật của EU bởi những nước thành viên. Trụ sở chính ở Brusel, Bỉ, uỷ ban có hơn 10000 nhân viên. Nó được điều hành bởi một nhóm 20 viên chức cao cấp được chỉ định bởi từng quốc gia thành viên những nhiệm kỳ 4 năm. Phần lớn các quốc gia chỉ định một viên chức cao cấp, mặc dù những nước đông dân số nhất - Anh, Pháp, Đức, Italia và Tây Ban Nha chỉ định 2 người. Một chủ tịch và 6 phó chủ tịch được chọn từ những viên chức cao cấp này cho những nhiệm kỳ 2 năm. Uỷ ban có một độc quyền trong dự thảo luật của liên minh Châu âu. Hội đồng bộ trưởng Lợi ích của các quốc gia thành viên được đại diện trong hội đồng bộ trưởng. Cơ quan kiểm tra và thông qua cuối cùng trong EU về bản thảo pháp luật của uỷ ban. Hội động này được thành lập từ một đại diện cho chính phủ của mỗi nước thành viên. Tuy nhiên, mối quan hệ thành viên biến đổi dựa vào chủ đề được bàn bạc. Khi những vấn đề nông nghiệp được trao đổi các bộ trưởng nông nghiệp từ mỗi nước tham dự kỳ họp hội đồng. Khi giao thông vận tải được bàn bạc, các bộ trưởng giao thông vận tải tham dự và tương tự. Trước năm 1993, tất cả các vấn đề của hội đồng phải được quyết định bởi sự nhất trí giữa các nứơc thành viên. “Đạo luật Châu Âu hợp nhất' quy định về việc sử dụng quy tắc bỏ phiếu theo đa số đối với những vấn đề mà mục tiêu của nó là thiết lập và hoạt động của thị trường chung. Tuy nhiên, phần lớn những vấn đề khác như những quy định về thuế và chính sách nhập cư vẫn đòi hỏi sự nhất trí giữa các thành viên hội đồng nếu chúng trở thành luật. Nghị viện Châu âu Nghị viện châu âu hiện có khoảng 630 thành viên được bầu cử trực tiếp từ dân chúng của các nước thành viên. Nghị viện họp ở Strasbourg, Pháp. Nghị viện Châu Âu giờ đã có quyền bỏ phiếu chỉ định các viên chức cao cấp trong uỷ ban Châu âu cũng như quyền phủ quyết một số luật (như ngân sách EU và pháp luật thị trường chung). Một cuộc tranh luận lớn đang nổ ra ở Châu Âu là hội đồng hay nghị viện cuối cùng sẽ là đơn vị quyền lực nhất ở EU. Toà án Toà án gồm có những thẩm phán mà mỗi thẩm phán đến từ một quốc gia và là toà án kháng án cao nhất cho luật của EU. Giống như các viên chức cao cấp, các thẩm phán này được đòi hỏi phải hành động như các quan chức độc lập, hơn là đại diện cho lợi ích quốc gia họ. Uỷ ban hay các quốc gia thành viên có thể kiện những thành viên khác ra toà do không thực hiện đúng những nghĩa vụ trong hiệp định. Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ - NAFTA Hiệp định trở thành luật ngày1/1/1994. Những nội dung của NAFTA bao gồm như sau: - Dỡ bỏ trong vòng 10 năm thuế quan đánh vào 99% hàng hoá được buôn bán giữa Mêhicô, Canada và Mỹ. - Xoá bỏ phần lớn các rào cản đối với dòng chảy nước ngoài của dịch vụ, ví dụ, cho phép các tổ chức tài chính tiếp cận không hạn chế thị trường Mê hicô vào năm 2000. - Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ - Dỡ bỏ phần lớn những hạn chế đối với FDI giữa 3 nước thành viên này, mặc dù sự bảo vệ đặc biệt sẽ còn ở ngành năng lượng và ngành đường sắt Mêhicô, ngành hàng không và ngành phát thanh Mỹ và văn hoá CAnada. - áp dụng những tiêu chuẩn môi trường quốc gia, những tiêu chuẩn này dựa trên cơ sở khoa học. Việc hạ thấp những tiêu chuẩn để hấp dẫn đầu tư được coi là không thích hợp. - Thành lập 2 uỷ ban có quyền áp dụng những khoản phạt và xoá bỏ ưu đãi thương mại khi những tiêu chuẩn môi trường hay pháp luật về sức khoẻ và an toàn, mức tiền công tối thiểu hoặc lao động trẻ em bị lờ đi. MERCOSUR Ra đời năm 1988 như một hiệp ước về mậu dịch tự do giữa Braxin và Achentina. Hiệp ước đã được mở rộng vào tháng 3 năm 1990, gồm cả Paragoay và urugoay. Mục tiêu ban đầu là thiết lập một khu vực thương mại tự do đầy đủ vào cuối năm 1994 và một thị trường chung sau đó với dân số 200 triệu người. Thương mại giữa 4 nước thành viên đã tăng từ 4 tỉ USD/1990 lên 16,9 tỉ USD/1996. Hơn nữa, GDP của 4 nước thành viên đã tăng trung bình hàng năm là 3,5% giai đoạn 1990 - 1996 một kết quả tốt hơn rất nhiều so với bốn nước đã đạt được thập kỷ 1980 Hiệp hội các nước Đông Nam á (ASEAN) Được thành lập năm 1967, ASEAN hiện bao gồm Bruney, Campuchia, Indônexia, Lào, Malaixia, Myanma, Philippin, Singapo, Thái Lan và Việt Nam. Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu á - Thái Bình Dương (APEC) Được thành lập năm 1990 theo gợi ý của Australia, APEC hiện có 21 quốc gia thành viên
Tài liệu liên quan