- Thành tựu rõ rệt nhất được thể hiện trong triết học. Nó nhìn TG như một khối thống nhất.
- Đại diện tiêu biểu trong thế kỷ này là Hégels,. Với Hégels, ta gặp lại lý thuyết triết học về hệ thống, trong đó cho rằng ý thức vũ trụ là nguồn gốc sinh ra vật chất và ý thức cá nhân
173 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4214 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Lý thuyết hệ thống - Trần Thị Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giảng viên: Trần Thị Hồng * * Tài liệu bắt buộc: 1. GS. Vũ Cao Đàm “Tập bài giảng môn LTHT” 2. Vũ Cao Đàm, Đào Thanh Trường “Bài giảng Lý thuyết quyết định” 3. Vũ Cao Đàm “Bài giảng Khoa học chính sách” B. Tài liệu tham khảo: 1. Trần Đình Long “Lý thuýêt hệ thống” 2. GS. Mai Hữu Khuê “Phân tích hệ thống trong Quản lý và tổ chức” 3. TS Lê Chi Mai “Những vấn đề cơ bản vế chính sách và quy trình chính sách” 4. PGS.TS Đoàn Phan Tân ‘”Các hệ thống thông tin trong quản lý” \ * * CHƯƠNG1: ĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ THỐNG CHƯƠNG 2: CẤU TRÚC HỆ THỐNG CHƯƠNG 3: ĐỘNG THÁI CỦA HỆ THỐNG CHƯƠNG 4: ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG CHƯƠNG 5: ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT HỆTHỐNG * * 1.1. Lịch sử hình thành tư duy lý thuyết hệ thống 1.2. Đối tượng nghiên cứu của lý thuyết hệ thống 1.3. Khái niệm hệ thống 1.4. Các yếu tố cấu thành hệ thống 1.5. Các mối quan hệ của hệ thống 1.6. Tính chất của hệ thống 1.7. Phân loại hệ thống 1.1. Lịch sử nghiên cứu lý thuyết hệ thống 1.1.1 Thời kỳ Cổ: - Thành tựu rõ rệt nhất được thể hiện trong triết học. Nó nhìn TG như một khối thống nhất. - Đại diện tiêu biểu trong thế kỷ này là Hégels,. Với Hégels, ta gặp lại lý thuyết triết học về hệ thống, trong đó cho rằng ý thức vũ trụ là nguồn gốc sinh ra vật chất và ý thức cá nhân 1.1.2. Thời kì Trung và Cận đại: - Các lĩnh vực như: lý - hóa - sinh học đều có đóng góp vào tư duy hệ thống. Các đại biểu là: + Niutơn Vật lý Cơ học + Maxwell Vật lý Điện tử học + Menđeleep Hóa học + S. Darwin Sinh học Sinh học + K. Marx Triết học Kinh tế học, xã hội học * * 1.1. Lịch sử nghiên cứu lý thuyết hệ thống 1.1.3. Thời kỳ hiện đại: * Tiếp cận cơ học: - Từ tư tưởng hệ thống hình thành trong cuộc cách mạng công nghiệp, hệ thống máy đã gợi ra sự tương tự giữa cách thức vận hành của máy với cơ thể và xã hội. Do vậy, tiếp cận cơ học ra đời. - Trong tiếp cận cơ học, các hệ thống được giải thích bằng các khái niệm cơ học: Bộ máy hành chính/cơ chế quản lý/mô đun tổ chức; Đòn bẩy kinh tế: trật khớp; ăn khớp; vào cầu… * * * Tiếp cận sinh học: Tiếp đó, người ta nhìn thấy những mối liên hệ hữu cơ trong xã hội như một cơ thể sống: tiếp cận sinh học tiếp bước của tiếp cận cơ học. => có thể coi là một hướng tiếp cận cao hơn của tiếo cận cơ học. Nó xem xét hệ thống trong mối liên hệ máu thịt của các thể hữu cơ. * Tiếp cận điều khiển học: Vào nửa cuối thế kỷ XX, cùng với sự xuất hiện một lĩnh vực nghiên cứu gọi là Điều khiển học (Cyberbetics), người ta đã nhìn các hệ thống trên hướng tiếp cận điều khiển học. * Tiếp cận tích hợp: - Ngoài ra còn hướng tiếp cận tích hợp giữa cơ học, sinh học và điều khiển học - Là sự lồng ghép giữa tiếp cận cơ học/sinh học/điều khiển học và các dạng tiếp cận khác* * * 1. L.V Bertalaffy: - Là người khởi xướng lý thuyết hệ thống hiện đại. Ông là một nhà sinh học người áo (1901-1972). - Ông đưa ra những tư tưởng của "Lý thuyết hệ thống cơ thể" vào những năm 1930, chính thức viết về lý thuyết hệ thống vào năm 1949, sau trở thành cốt lõi cho Lý thuyết hệ thống tổng quát. - Năm 1968, ông xuất bản tác phẩm "Lý thuyết hệ thống tổng quát" (General Systems Theory) và trở thành cha đẻ của ngành Lý thuyết hệ thống . Các đại biểu có đóng góp là: * * 2. William Ross Ashby Ashby - Là một nhà tâm lý học người Anh, sinh năm 1917, mất năm 1999. - Năm 1956, ông viết "Nhập môn Điều khiển học" với những bước phát triển quan trọng về lý thuyết từ trong những ý tưởng của Bertalanffy và điều khiển học của Wiener. - Với cuốn sách này, Ashby được xem là cha đẻ của cả 2 ngành Lý thuyết hệ thống và Điều khiển học * * 3. Nobert Wiener: - Sinh 1894 tại Mỹ; mất 1964 tại Thụy Điển. Cha ông, LeoWiener, là người Nga gốc Do Thái, nhập cư vào Mỹ và sinh Nobert ở Mỹ. - Ông học ngành Mathematical Philosophy. 18 tuổi nhận bằng Ph.D. về Logic toán tại Đại học Havard. Viết "Cybernetics: or, Control and Communication in the Animal and the Machine" năm 1948 và trở thành cha đẻ của ngành Điều khiển học. * * 4. Claude Elwood Shannon: - Nhà toán học người Mỹ (1916 - 2001), người sáng lập ngành Lý thuyết thông tin hiện đại. - Ông đưa ra triết lý nổi tiếng: "Thông tin không phải chất, không phải trường; cũng không phải vật chất hoặc ý thức. “Thông tin là thông tin". - Ông có ước vọng trính bày Lý thuyết hệ thống dưới dạng "phi toán hóa". * * 1.2. Đối tượng nghiên cứu của lý thuyết hệ thống - Đối tượng ngiên cứu của Lý thuyết hệ thống là: Những đặc điểm chung nhất của các hệ thống, bất kể là hệ thống kỹ thuật, hệ sinh học hay xã hội. - Mọi hệ thống đều có những quy luật xoay xung quanh 4 phạm trù sau: - Đại cương về hệ thống - Cấu trúc của hệ thống - Động thái của hệ thống - Điều khiển hệ thống * * 1.3. Khái niệm hệ thống Theo từ điển tiếng Việt thì “Hệ thống là tập hợp nhiều yếu tố đối với cùng loại hoặc cùng chức năng có quan hệ hoặc liên hệ với nhau chặt chẽ làm thành một thể thống nhất.” -> Khái niệm này nhấn mạnh đến hệ thống là một tập hợp gồm nhiều yếu tố cùng loại hoặc cùng chức năng có quan hệ hoặc liên hệ với nhau một cách chặt chẽ làm thành một thể thống nhất. Vd: Theo cách hiểu này thì ngôi nhà, máy tính, cầu đường, điện thoại, v.v.v.. đều được coi là những hệ thống. * * Theo định nghĩa của “Lý thuyết công tác xã hội hiện đại”: “Hệ thống là một tập hợp các thành tố được sắp xếp có trật tự và liên hệ với nhau để hoạt động thống nhất.” -> Khái niệm này cũng nói đến hệ thống là một tập hợp yếu tố nhưng những yếu tố đó được sắp xếp một cách có trật tự và liên hệ với nhau trong hệ thống giúp hệ thống hoạt động thống nhất. Vd: Theo cách hiểu này thì các phòng ban của một công ty, các Khoa, Bộ môn của một trường đại học, các phân xưởng của một nhà máy .v.v… đều là những hệ thống. * * *Theo Hoàng Tụy quan niệm thì:“Hệ thống là một tổng thể gồm nhiều yếu tố (bộ phận) quan hệ và tương tác với nhau và với môi trường xung quanh một cách phức tạp” -> Theo quan niệm này thì hệ thống không chỉ gồm nhiều yếu tố có quan hệ và tương tác với nhau, mà còn đề cập đến việc hệ thống đó có quan hệ với môi trường bên ngoài. Vd: Để thực hiện được mục tiêu của công ty thì nhân viên trong các phòng ban của công ty không chỉ có quan hệ và tương tác với nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao mà còn phải có liên hệ với nhân viên ở các phòng ban khác. Các phòng ban khác đó được gọi là môi trường bên ngoài. * * * Bertalanffy cho rằng: “Hệ thống là phức hợp các phần tử có quan hệ nhất định với nhau và với môi trường” -> Quan niệm này cũng coi hệ thống là phức hợp của nhiều yếu tố có quan hệ với nhau và với môi trường. * Theo GS Vũ Cao Đàm: “Hệ thống là tập hợp các phần tử có liên hệ tương tác nhằm thực hiện một mục tiêu (hoặc một số mục tiêu) định trước” -> Ở khái niệm này không chỉ đề cập đến hệ thống là tập hợp của các phần tử có liên hệ tương tác với nhau mà còn nhấn mạnh đến việc liên hệ của tập hợp các phần tử đó là để thực hiện một mục tiêu hay nhiều mục tiêu định trước của hệ thống. Vd: Sự liên hệ, tương tác giữa các phòng ban, cán bộ nhân viên của một công ty là nhằm mục tiêu của công ty là thu được lợi nhuận cao, xa hơn là để khẳng định thương hiệu, mở rộng thị trường sản phẩm. * * Như vậy, có thể rút ra cách hiểu chung về khái niệm hệ thống là: “Hệ thống là một tập hợp các phần tử (yếu tố) có quan hệ / liên hệ tương tác với nhau và với môi trường xung quanh tạo thành một chỉnh thể thống nhất hoạt động để thực hiện mục tiêu định trước”. + Là tập hợp các phần tử: + Các phần tử có quan hệ với nhau và với môi trường bên ngoài: + Tạo thành một chỉnh thể thống nhất: + Thực hiện mục tiêu định trước * * 1.4. Các yếu tố cấu thành hệ thống 1.4.1. Phần tử: - Mỗi hệ thống đều được cấu thành từ tập hợp các phần tử và các phần tử này có tính độc lập tương đối, thực hiện chức năng nhất định và không thể phân chia nhỏ hơn được nữa dưới góc độ hoạt động của hệ thống. - Các phần tử trong hệ thống không tồn tại một cách độc lập mà sự có liên hệ, tương tác với nhau trong quá trình hoạt động của hệ thống, chính việc các phần tử trong hệ thống có mối liên hệ tác động qua lại làm hệ thống có được một sức mạnh lớn hơn mà ở mỗi phần tử riêng biệt không có được. - Phần tử được gán đầy đủ thuộc tính của hệ thống đó là một chỉnh thể thống nhất, được hợp thành bởi nhiều yếu tố có mối liên hệ và tác động qua lại với nhau. * * 1.4.2. Đầu vào (input): - Là các loại tác động có thể mà hệ thống nhận được từ môi trường. Nó là sự đóng góp hay kết quả của môi trường hoặc môi trường tiểu hệ thống, tới hệ thống dưới sự xem xét. Vd: Đầu vào của một nhà máy sản xuất là nguyên vật liệu, tài chính, nguồn lao động, thiết bị máy móc, tình hình kinh tế - xã hội, thể chế phát luật, thị trường,.. Đầu vào của hệ thống lớp học là chương trình đào tạo, các quy định giờ giấc, quy chế trong thi cử, v.v.v * * 1.4.3. Đầu ra (Output): - Là kết quả của quá trình hoặc hoạt động của hệ thống. Là cái phản ứng trở lại từ hệ thống đến với môi trường. Tập hợp những đầu ra của hệ thống gọi là tương tác của hệ thống với môi trường; có thể có nhiều loại tương tác khác nhau nhằm trao đổi năng lượng, vật chất, thông tin. Vd: Đầu ra của công ty may: là những bộ quần áo hoàn chỉnh, của một nhà máy lắp giáp ôtô là những chiếc ôtô hoàn thiện, đầu ra của lớp học là kết quả học tập và rèn luyện của học sinh, sinh viên, biết vận dụng các kĩ năng cần thiết vào thực tiễn, có khả năng thích ứng với xã hội. * Quan hệ vào/ra của hệ thống: Hệ thống phải có quan hệ vào/ra cân đối: + Vào nhiều ra ít: hệ thống kém hiệu quả; + Vào ít ra nhiều dẫn đến 2 tình huống: Ở mức độ nào đó thì hiệu quả của hệ thống rất cao hoặc ngược lại * * 1.4.4. Trạng thái: Trạng thái của hệ thống tại một thời điểm xác định là một tập hợp các phần tử trong mối liên hệ qua lại với nhau và với môi trường. Vậy trạng thái của hệ thống là tập hợp các phần tử với những đặc điểm sau: Có một thuộc tính bản chất xác định - Tại một thời điểm xác định - Trong một cấu trúc xác định - Trong những liên hệ đã biết - Trong một môi trường xác định => Các đặc điểm trên được gọi là tập hợp "thông số trạng thái" của hệ thống. Do đó, bất cứ sự thay đổi trạng thái nào của một phần tử vì một trong các yếu tố trên đây đều dẫn tới sự thay đổi trạng thái của hệ thống * * Ví dụ: Trạng thái của hệ thống lớp KHQLK7 - Thời điểm: học kỳ 2 năm học 2010 – 2011 - Lớp gồm 91 sinh viên, 50 sinh viên nam và 41 sinh viên nữ - Cấu trúc: liên hệ hữu hình, đứng đầu lớp là lớp trưởng, lớp phó học tập, lớp phó đời sống, lớp phó văn thể. Bên cạnh mối liên hệ hữu hình là vô số các mối liên hệ vô hình (trong lớp có những bạn yêu nhau, những bạn chơi thân với nhau không thể mô tả những mối quan hệ này thông qua mối liên hệ hữu hình.) - Môi trường: môi trường bên trong (cơ sở vật chất, phong cách lãnh đạo của BCS, GVCN, phương pháp giảng dạy của các thày cô giáo); môi trường bên ngoài (quy chế học sinh sinh viên, nội quy của nhà trường, thư viện, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động học tập…) * * 1.5. Các mối quan hệ của hệ thống 1.5.1. Chức năng của hệ thống Chức năng của hệ thống: Chức năng của hệ thống chính là lý do để hệ thống tồn tại, nó bao gồm tập hợp các nhiệm vụ của hệ thống nhằm thực hiện một mục tiêu nào đó. Ví dụ: - Chức năng của hệ thống trường Đại học đào tạo nguồn nhân lực. - Chức năng của hệ thống trang thiết bị máy móc trong một nhà máy phục vụ hoạt động sản xuất. - Chức năng của hệ thống pháp luật quy định và điều chỉnh các quan hệ xã hội. - Chức năng của hệ thống chính trị thiết lập và duy trì ổn định trật tự xã hội, phục vụ lợi ích của giai cấp cầm quyền. * * 1.5.2. Mục tiêu và phương tiên của hệ thống a. Mục tiêu của hệ thống: là sản phẩm mà hệ thống cần tạo ra. Ví dụ: - Mục tiêu của nhà trường là đào tạo nhân lực. Mục tiêu của người tham gia hoạt động kinh doanh là thu được lợi nhuận tối đa. - Mục tiêu trả lời câu hỏi: Làm gì? Mục tiêu (objective) khác với mục đích (goal/purpose/aim) trả lời câu hỏi: Để làm gì? - Hệ thống mục tiêu: Trong mọi hệ thống luôn tồn tại một hệ thống mục tiêu. * * Quan hệ trong cây mục tiêu: * * Bài tập: 1. Anh (chị) hãy xây dựng cây mục tiêu cho một học sinh lớp 12 chuẩn bị thi vào Đại học. 2. Anh (chị) hãy xây dựng cây mục tiêu cho việc học tiếng Anh đạt hiệu quả. 3. Anh (chị) hãy xác định mục tiêu cho bản thân trong năm học này 4. Với tư cách là lớp trưởng, anh (chị) hãy xây dựng cây mục tiêu cho việc quản lý lớp hiệu quả. * * b. Phương tiện của hệ thống: Phương tiện là công cụ để thực hiện mục tiêu. Phương tiện bao gồm: các nguồn lực (nhân lực/tài lực/tin lực/vật lực), các hành vi: (ví dụ xử sự mềm để thực hiện mục tiêu). * Quan hệ giữa mục tiêu và phương tiện: - Đồng thuận: Ví dụ: Muốn nâng cao năng suất lao động đổi mới công nghệ; muốn có kết quả học tập tốt chăm chỉ học hành; muốn con ngoan dạy con từ nhỏ; muốn có sức khoẻ tốt chăm chỉ luyện tập thể thao, bổ sung năng lượng cần thiết cho cơ thể; muốn có một môi trường sống xanh sạch đẹp trồng nhiều cây xanh, giữ gìn vệ sinh môi trường… * * - Đối kháng: Ví dụ: Muốn sản phẩm có chất lượng tốt -> nhưng không muốn đổi mới công nghệ. Muốn được học bổng -> nhưng chịu khó học. Muốn ăn ngon mặc đẹp -> nhưng lười không chịu làm. Muốn mua được chiếc máy tính tốt -> nhưng không có nhiều tiền. - Triệt tiêu lẫn nhau: Ví dụ: bố mẹ vì muốn con mình học giỏi mà mua sách giải tất cả các môn về cho con; vì muốn dạy con nên người mà nhiều bậc cha mẹ dùng bạo lực để răn đe con cái; - Tính tương đối: Mục tiêu và phương tiện không mang tính tuyệt đối, tuỳ chỗ đứng để xem xét. Ví dụ đối với hoạt động kinh doanh: Xét từ mục đích tìm phương tiện kiếm sống, thì kinh doanh là phương tiện; Xét từ mục đích kinh doanh, thì đổi mới công nghệ là phương tiện: Xét từ mục đích đổi mới công nghệ, thì chính sách lương cho người thực hiện ý đồ đổi mới là phương tiện. * * 1.5.3. Môi trường của hệ thống Môi trường của hệ thống là tất cả những gì nằm ngoài hệ thống đang xét, nhưng có quan hệ tác động với hệ thống. - Môi trường của hệ thống cầu đường là nắng, mưa, gió, bão, ý thức của con người và những cơ quan quản lý chiếc cầu,… - Môi trường của một trường đại học là các trường đại học có tuyển sinh cùng ngành với trường đại học đó, các trường phổ thông trung học trên cả nước, nhu cầu của xã hội,…. * * + Các loại môi trường - Môi trường bên trong: (các yếu tố bên trong của hệ thống) Vd: Môi trường bên trong của hệ thống gia đình là cách thức giáo dục của ông bà, cha mẹ đối với con cái; truyền thống gia đình; kinh tế; tài chính; vật lực. Môi trường bên trong của một lớp học là nội quy lớp học, tình hình tài chính của lớp, chính sách khen thưởng, kỉ luật do lớp đặt ra. Môi trường bên trong của một doanh nghiệp là thiết bị máy móc, nhà xưởng, tài chính doanh nghiệp, nguồn nhân lực, văn hoá doanh nghiệp, chính sách khen thưởng, kỉ luật. * * - Môi trường bên ngoài (các yếu tố không thuộc về hệ thống nhưng có tác động trực tiếp, hoặc gián tiếp đến hệ thống) Vd: Môi trường bên ngoài của gia đình là mối quan hệ với họ hàng, làng xóm láng giềng, tình kinh tế, chính trị, pháp luật.. Môi trường bên ngoài của hệ thống lớp học là quy chế học sinh sinh viên, quy chế đào tạo, nội quy nhà trường, chính sách học phí và các khoản đóng góp khác của sinh viên, phương pháp giảng dạy, cơ chế hoạt động của ngành giáo dục. Môi trường bên ngoài của một doanh nghiệp sản xuấ là công nghệ mới, pháp luật, tình hình kinh tế, nguồn nhân lực, tài nguyên..chính sách tiền tệ.., chính sách thuế.. * * Ví dụ: - Môi trường của hệ thống kinh tế Việt Nam bao gồm: + Môi trường trong nước: Nguồn lực xã hội (nguồn nhân lực, cơ sở vật chất kĩ thuật, văn hoá giáo dục, chính trị trong nước, pháp luật, thị trường, đường lối chính sách). Nguồn lực tự nhiên (vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên + Môi trường ngoài nước: Tình hình chính trị thế giới Tổ chức kinh tế quốc tế Pháp luật và các điều ước quốc tế… - Môi trường của một con người là gia đình, trường học, xã hội, mối quan hệ với những người xung quanh,… * * + Tác động của môi trường đến hệ thống: Không hệ thống nào nằm ngoài tác động của các yếu tố môi trường, tác động của môi trường đến hệ thống có thể là tích cực hoặc tiêu cực Vd: GDP tăng chứng tỏ nền kinh tế tăng trưởng, sản phẩm dồi dào, mức sống của người dân sẽ tăng, sẽ tác động đến sức mua, tăng khả năng tiêu thụ các sản phẩm hoặc ngược lại. Nếu tình hình chính trị ổn định, nguồn lao động dồi dào, chính sách của nhà nước có nhiều ưu đãi -> thu hút được nhiều nhà đầu nước ngoài đầu tư vào đầu tư hoặc ngược lại. Gia đình có cách giáo dục tốt -> tạo nên một con người có nhân cách tốt hoặc ngược lại. * * 1.5.4. Thông tin trong hệ thống a. Khái niệm thông tin * Theo quan điểm của điều khiển học thì “Thông tin được hiểu là nội dung trao đổi giữa hệ thống và môi trường hệ thống, nhằm mục đích điều khiển hệ thống đó”. => “Thông tin là tín hiệu được truyền từ nơi phát đến nơi nhận”. Mỗi thông tin có một nội dung. Nội dung của thông tin được gọi là “thông điệp”. Thông điệp được truyền tải thông qua vật mang thông tin. Vậy vật mang thông tin là gì ? *Định nghĩa vật mang thông tin: “Phương tiện vật chất, trên đó chứa đựng các thông tin được truyền đi”. * * * Vật mang thông tin: 1.Vật mang vật lý: âm tần ; từ trường; sóng âm tần; điện từ, tia cực tím, tia rơngen; tia X… 2. Vật mang công nghệ: Internet; Mobiphone; TV; Radio; sách báo; tạp chí… 3. Vật mang sinh học: AND; ARN; tế bào; mô; biểu bì; phôi; nhân… 4. Vật mang xã hội. Hệ thống xã hội là một vật mang xã hội của thông tin * * c. Các đặc trưng của thông tin: - Thông tin có thể được truyền trên những vật mang thông tin khác nhau: am thanh, ánh sang, tín hiệu điện từ, sách báo, hình ảnh,… Người ta gọi tập hợp những vật mang thông tin là thông báo. - Dung lượng thông tin là tính nhiều chiều của thông tin phản ánh hệ thống. - Chất lượng thông tin phản ánh mức độ thông tin được xử lý về bản chất và quy luật vận động của hệ thống. - Số lượng thông tin, biểu hiện mối quan hệ giữa thông báo và người nhận. Một thông báo có số lượng thông tin lớn với người nhận nếu nó đem lại nhiều hiểu biết mới để người nhận định dạng chính xác hơn hệ thống được nghiên cứu. - Giá trị thông tin, phản ánh mức độ thỏa mãn nhu cầu của thông báo đối với người nhận tin. * * 1.6. Tính chất của hệ thống 1.6.1. Tính trồi Tính trồi là tính chất mà chỉ hệ thống mới có, mà mỗi thành phần của hệ thống không có được tính chất đó. Vd: - Máy bay là một hệ thống, tính bay được là một tính trồi mà hệ thống máy bay mới có, từng thành phần của hệ thống như hệ thống động cơ, thân cánh, bánh lái, hệ điều khiển không thể có được, không thể bay được. - Xe máy, xe đạp, ôtô là những hệ thống, tính chuyển động được là tính trồi mà những hệ thống xe máy, xe đạp, ôtô có được,v.v.v… * * 1.6.2. Tính tương tác: - Các phần tử trong hệ thống cần phải được sắp xếp theo một trật tự nhất định tương quan và tương tác với nhau một cách chặt chẽ theo quan hệ nhân quả. Điều đó có nghĩa là sự thay đổi của một hay một số phần tử, sự thay đổi của một hay một số mối liên hệ giữa các phần tử sẽ dẫn tới sự thay đổi dây chuyền ở các phần tử khác hay các mối liên hệ khác. - Các phần tử càng liên hệ chặt chẽ bao nhiêu thì khả năng chúng tạo thành một hệ thống càng chặt chẽ bấy nhiêu. Ví dụ: - Con trai cưới vợ trong gia đình xuất hiện thêm một thành viên mới hình thành thêm mối quan hệ mới: vợ chồng của con, mẹ chồng – con dâu; bố chồng – con dâu; chị chồng/ anh chồng/ em chồng – chị dâu… - Sau buổi Đại hội lớp, lớp bầu ra BCS Lớp, BCH Đoàn mới thay đổi về nhân sự tác phong và phương pháp làm việc mới. * * 1.6.3. Tính chia phân hệ: Một hệ thống luôn có thể chia thành các hệ thống con. Nếu không chia được thành các hệ thống con độc lập tương đối thì không gọi là hệ thống. Vd: - Một hòn bi không thể gọi hệ thống vì không thể chia hòn bi thành các hệ con độc lập tương đối được. Các mảnh vỡ của hòn bi không có chức năng độc lập nào. Ngược lại, xe đạp là một hệ thống bởi xe đạp có thể được chia thành các bộ phận như bàn đạp, líp, xích, đĩa,…Mỗi bộ phận là một hệ thống con, có chức năng riêng, độc lập tương đối với các bộ phận khác. * * 1.6.4. Tính phân cấp - Trong một hệ thống luôn có sự phân cấp điều khiển, chủ thể phân cấp các nhiệm vụ điều kh