Bài giảng Lý thuyết tài chính tiền tệ - Huỳnh Thị Hương Thảo

. Nguồngốcrađờitiềntệ II. Các hình thái tiềntệ III. Chứcnăng và vai trò tiềntệ IV. Các chếđộtiềntệ

pdf424 trang | Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1048 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Lý thuyết tài chính tiền tệ - Huỳnh Thị Hương Thảo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ Ths Huỳnh Thị Hương Thảo ĐẠI CƯƠNG VỀ TIỀN TỆ I. Nguồn gốc ra đời tiền tệ II. Các hình thái tiền tệ III. Chức năng và vai trò tiền tệ IV. Các chế độ tiền tệ I. Nguồn gốc ra đời tiền tệ 1. Theo K.Marx, sự ra đời của tiền tệ chính là sự phát triển các hình thái biểu hiện của giá trị trong trao đổi hàng hóa. - Hình thái giá trị giản đơn (ngẫu nhiên) Giá trị của một hàng hóa chỉ có thể biểu hiện thông qua duy nhất một hàng hóa khác mà thôi. x hh A = y hh B - Hình thái giá trị đầy đủ (mở rộng) Giá trị của một hàng hóa được biểu hiện ở nhiều hàng hóa khác nhau. y hh B x hh A = z hh C u hh D ......... - Hình thái giá trị chung Trao đổi trực tiếp vật - vật không còn phù hợp nữa, đòi hỏi phải thay thế bằng hình thức trao đổi hoàn thiện hơn: trao đổi gián tiếp thông qua một hàng hóa trung gian. y hh B z hh C = x hh A u hh D ......... - Hình thái tiền tệ Sự phát triển của sản xuất và phân công lao động xã hội đã dẫn tới quan hệ trao đổi mở rộng hơn. Hàng hóa được chọn làm vật ngang giá độc quyền để biểu hiện và đo lường giá trị của mọi hàng hóa trong phạm vi quốc gia, quốc tế là tiền tệ. x hh A y hh B = T (tiền) z hh C ......... 2. Quá trình ra đời của tiền tệ có thể chia thành hai giai đoạn: trao đổi trực tiếp và trao đổi gián tiếp. - Giai đoạn 1: trao đổi trực tiếp là quá trình trao đổi diễn ra giữa hàng và hàng (H-H’) Hình thức trao đổi này phải có sự trùng hợp về nhu cầu giữa những người tham gia trao đổi về thời gian, địa điểm cũng như giá trị sử dụng của hàng hóa cần trao đổi. - Giai đoạn 2: Trao đổi gián tiếp thông qua vật môi giới trung gian (H-vật trung gian-H’) Sự xuất hiện của vật trung gian làm cho quá trình trao đổi trở nên thuận tiện hơn. Hàng hóa được chọn làm vật trung gian để biểu hiện và đo lường giá trị của mọi hàng hóa trong phạm vi quốc gia, quốc tế được gọi là tiền tệ. Vậy, tiền tệ là sản phẩm tất nhiên của nền sản xuất hàng hóa. Theo quan điểm của K. Marx, tiền tệ là một hàng hóa đặc biệt, độc quyền giữ vai trò làm vật ngang giá chung để phục vụ cho quá trình lưu thông hàng hóa. * Tính chất của tiền tệ: - Tính được chấp nhận. - Tính dễ nhận biết. - Tính có thể chia nhỏ được. - Tính lâu bền. - Tính dễ vận chuyển. - Tính khan hiếm. - Tính đồng nhất. II. Các hình thái tiền tệ 1. Hóa tệ Là hình thái cổ xưa và sơ khai nhất theo đó một loại hàng hóa nào đó, do được nhiều người ưa chuộng nên có thể tách ra khỏi thế giới hàng hóa nói chung để thực hiện các chức năng của tiền tệ. Hóa tệ có thể chia làm hai loại: - Hóa tệ không phải kim loại. - Hóa tệ kim loại. 2. Tín tệ Là loại tiền tệ được lưu dụng nhờ vào sự tín nhiệm của công chúng chứ bản thân nó không có hoặc có giá trị không đáng kể. Về hình thức, tín tệ có hai loại: - Tín tệ kim loại: là loại tín tệ được đúc bằng kim loại rẻ tiền thay vì đúc bằng kim loại quý như bạc hay vàng. - Tiền giấy: có hai hoại là tiền giấy khả hoán và tiền giấy bất khả hoán. + Tiền giấy khả hoán: là loại tiền in trên giấy để lưu hành thay cho tiền vàng hay tiền bạc và có thể đổi tiền giấy lấy vàng theo giá trị ghi trên tiền giấy bất cứ lúc nào. + Tiền giấy bất khả hoán: là loại tiền in trên giấy để lưu hành thay cho tiền vàng hay tiền bạc nhưng khi cần vàng hay bạc người ta không thể chuyển đổi nó ra vàng hay bạc theo hàm lượng như đã định nghĩa mà phải mua vàng hay bạc theo giá thị trường. 3. Bút tệ (tiền ghi sổ) Là những khoản tiền gửi ở ngân hàng, sử dụng bằng cách thực hiện các bút toán ghi Nợ và Có trên các tài khoản ở ngân hàng. 4. Tiền điện tử Bản chất loại tiền này chính là tiền ghi sổ nhưng thể hiện qua hệ thống tài khoản được nối mạng vi tính. III. Chức năng và vai trò tiền tệ 1. Chức năng * Theo quan điểm của K. Marx, tiền tệ có 5 chức năng: - Thước đo giá trị Biểu hiện khi tiền tệ thực hiện chức năng đo lường và biểu hiện giá trị của các hàng hóa khác. Giá trị của hàng hóa được biểu hiện bằng tiền tệ gọi là giá cả. - Phương tiện lưu thông Biểu hiện khi tiền tệ làm môi giới cho quá trình trao đổi hàng hóa, phục vụ cho sự chuyển dịch quyền sở hữu hàng hóa từ chủ thể này sang chủ thể khác, biểu hiện thông qua công thức H-T-H’. - Phương tiện thanh toán Biểu hiện khi tiền tệ được sử dụng để giảm trừ các khoản nợ trong quan hệ mua bán các hàng hóa, dịch vụ. - Phương tiện cất giữ Biểu hiện khi tiền tệ tạm thời trở về trạng thái nằm im để dự trữ, thực hiện chức năng trao đổi trong tương lai. - Phương tiện trao đổi quốc tế và tiền tệ thế giới Biểu hiện khi tiền tệ đóng vai trò là vật ngang giá chung, thực hiện các chức năng của nó trên phạm vi thế giới. * Theo quan điểm các nhà kinh tế học hiện đại, tiền tệ có ba chức năng: - Phương tiện trao đổi. - Thước đo giá trị. - Phương tiện tích lũy. Tiền tệ là bất cứ vật gì được xã hội chấp nhận một cách phổ biến làm phương tiện đo lường, trao đổi và tích lũy một cách hữu hiệu. 2. Vai trò - Là phương tiện không thể thiếu để mở rộng và phát triển kinh tế hàng hoá. - Là phương tiện để thực hiện và mở rộng các quan hệ quốc tế. - Là công cụ để phục vụ cho mục đích của người sở hữu chúng. IV. Các chế độ tiền tệ 1. Định nghĩa Chế độ tiền tệ là toàn bộ những quy định mang tính pháp luật về hình thức tổ chức lưu thông tiền tệ của một nước trong đó các yếu tố khác nhau của lưu thông tiền tệ được kết hợp một cách thống nhất. 2. Các chế độ lưu thông tiền tệ 2.1. Chế độ lưu thông tiền kim loại - Chế độ đơn bản vị Là chế độ tiền tệ lấy một thứ kim loại làm vật ngang giá chung: kẽm, đồng, bạc hoặc vàng. - Chế độ song bản vị Là chế độ tiền tệ mà vàng và bạc đều được sử dụng với tư cách là tiền tệ. Vàng và bạc đều là vật ngang giá thực hiện chức năng thước đo giá trị và phương tiện lưu thông với “quyền lực ngang nhau”. - Chế độ bản vị vàng Trong chế độ này, vàng đóng vai trò là vật ngang giá chung và là cơ sở của toàn bộ chế độ lưu thông tiền tệ của nước đó, một trọng lượng vàng nhất định được Nhà nước quy định làm tiêu chuẩn giá cả (tiêu chuẩn đo lường). 2.2. Chế độ lưu thông tiền giấy - Chế độ lưu thông tiền giấy khả hoán. - Chế độ lưu thông tiền giấy bất khả hoán. TÍN DỤNG VÀ LÃI SUẤT TÍN DỤNG I. Tín dụng II. Lãi suất tín dụng I. Tín dụng 1. Khái niệm Tín dụng là quan hệ vay mượn, quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa người đi vay và người cho vay dựa trên nguyên tắc hoàn trả. 2. Sự tồn tại và phát triển của tín dụng - Xuất phát từ đặc điểm chu chuyển vốn tiền tệ trong nền kinh tế. + Có thời kỳ doanh nghiệp tạm thời thiếu vốn và có thời kỳ doanh nghiệp tạm thời thừa vốn. + Do sự không thống nhất giữa thu nhập và chi tiêu của các hộ gia đình, cá nhân trong xã hội. + Do sự không trùng khớp giữa thu và chi của ngân sách nhà nước. - Xuất phát từ nhu cầu đầu tư và sinh lợi trong nền kinh tế. Người tạm thời thừa vốn muốn tìm được lợi nhuận từ những đồng tiền nhàn rỗi và người thiếu vốn lại có ý muốn phát triển, mở rộng sản xuất để tìm kiếm được nhiều lợi nhuận hơn so với khả năng vốn giới hạn của mình. 3. Bản chất - Tín dụng là quan hệ chuyển nhượng vốn trên cơ sở của sự tin tưởng, tín nhiệm. - Tín dụng là quan hệ chuyển nhượng vốn trên cơ sở hoàn trả. - Tín dụng là sự vận động của tư bản cho vay. 4. Các hình thức tín dụng 4.1. Tín dụng thương mại Là quan hệ tín dụng giữa các nhà doanh nghiệp, được biểu hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa. * Đặc điểm - Chủ thể tham gia trong quan hệ tín dụng thương mại là giữa các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất kinh doanh với nhau. - Tín dụng thương mại được cấp bằng hàng hóa. - Tín dụng thương mại có thời hạn ngắn là chủ yếu. - Công cụ trong quan hệ TDTM là thương phiếu. - Là hình thức tín dụng mang tính chất trực tiếp. - Mục đích là phục vụ nhu cầu sản xuất và lưu thông hàng hóa vì mục tiêu lợi nhuận. 4.2. Tín dụng ngân hàng Là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác với các nhà doanh nghiệp và cá nhân. * Căn cứ vào thời hạn tín dụng: - Tín dụng ngắn hạn. - Tín dụng trung hạn. - Tín dụng dài hạn. * Căn cứ vào đối tượng tín dụng: - Tín dụng vốn lưu động. - Tín dụng vốn cố định. * Căn cứ vào mục đích tín dụng: - Tín dụng bất động sản. - Tín dụng công nghiệp và thương mại. - Tín dụng nông nghiệp. - Tín dụng tiêu dùng ... * Căn cứ vào hình thức đảm bảo: - Tín dụng đảm bảo. - Tín dụng không đảm bảo. * Đặc điểm: - Chủ thể tham gia gồm một bên là ngân hàng và bên còn lại là các chủ thể khác trong nền kinh tế như: doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình ... - Vốn tín dụng cấp chủ yếu là tiền tệ, cũng có thể là tài sản. - Thời hạn của TDNH rất linh hoạt, có thể là ngắn, trung hoặc dài hạn. - Công cụ của TDNH cũng rất linh hoạt, có thể là kỳ phiếu, trái phiếu, các hợp đồng tín dụng ... - Là hình thức tín dụng mang tính chất gián tiếp, trong đó ngân hàng là trung gian tín dụng giữa người tiết kiệm và những người cần vốn để sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng. - Mục đích của tín dụng ngân hàng là nhằm phục vụ sản xuất, kinh doanh hoặc tiêu dùng qua đó thu được lợi nhuận. 4.3. Tín dụng Nhà nước Là quan hệ tín dụng giữa Nhà nước và các chủ thể trong và ngoài nước. * Đặc điểm: - Chủ thể gồm một bên là nhà nước và một bên là các chủ thể khác trong nền kinh tế. - Đối tượng của TDNN chủ yếu bằng tiền tệ, cũng có thể bằng hiện vật. - Thời gian cũng có thể là ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn. - Công cụ của TDNN chủ yếu là trái phiếu nhà nước. - Mục đích nhằm phục vụ nhu cầu của ngân sách nhà nước. 4.4. Tín dụng quốc tế Là sự vay mượn phát sinh giữa nước này với nước khác bao gồm vay mượn giữa hai chính phủ, giữa các tổ chức, cá nhân, giữa chính phủ, tổ chức với cơ quan tài chính tiền tệ quốc tế ... * Các hình thức tín dụng quốc tế: - Tín dụng thương mại. - Tín dụng ngân hàng. - Tín dụng Nhà nước. * Đặc điểm: - Tín dụng quốc tế vừa gắn với tập quán quốc tế, vừa gắn với tập quán quốc gia. - Tín dụng quốc tế gắn liền với quan hệ chính trị, thương mại giữa các quốc gia. - Tín dụng quốc tế có độ linh động cao đối với bên cho vay. - Tín dụng quốc tế ảnh hưởng đến uy tín quốc gia. 5. Chức năng của tín dụng - Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ. - Tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội. - Phản ánh và kiểm soát các hoạt động kinh tế. 6. Vai trò của tín dụng - Góp phần thúc đẩy sản xuất lưu thông hàng hóa phát triển. - Góp phần ổn định tiền tệ, giá cả. - Góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm và ổn định trật tự xã hội. - Góp phần phát triển các mối quan hệ kinh tế quốc tế. II. Lãi suất 1. Khái niệm Lãi suất tín dụng là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số lợi tức thu được trong một thời gian với tổng số vốn bỏ ra cho vay trong cùng thời gian đó. 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất - Cung cầu về vốn tín dụng. - Tình hình lạm phát trong nước. - Hiệu quả hoạt động của sản xuất kinh doanh. 3. Nguyên tắc xác định lãi suất - 0 < Tỷ lệ lạm phát < Lãi suất tín dụng ≤ Tỷ suất lợi nhuận bình quân. - Lãi suất dài hạn > lãi suất ngắn hạn. - Lãi suất cho vay > Lãi suất tiền gửi. 4. Các loại lãi suất - Căn cứ vào quan hệ tín dụng: + Lãi suất thương mại. + Lãi suất tín dụng Nhà nước. + Lãi suất ngân hàng (lãi suất tiền gửi, lãi suất tiền vay, lãi suất chiết khấu, lãi suất liên ngân hàng, lãi suất cơ bản ...). - Căn cứ vào thời hạn tín dụng: + Lãi suất ngắn hạn. + Lãi suất trung hạn. + Lãi suất dài hạn. - Căn cứ vào tính chất ổn định của lãi suất: + Lãi suất cố định. + Lãi suất biến đổi. - Căn cứ vào giá trị thực của lãi suất: + Lãi suất danh nghĩa: là lãi suất ghi trên hợp đồng tín dụng hoặc lãi suất chưa tính đến yếu tố lạm phát. + Lãi suất thực: là lãi suất đã loại trừ yếu tố lạm phát dự tính. Lãi suất danh nghĩa = Lãi suất thực + tỷ lệ lạm phát. - Căn cứ vào phương pháp tính lãi: + Lãi đơn. + Lãi kép. 5. Vai trò của lãi suất - Là phương tiện kích thích lợi ích vật chất để thu hút mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế. - Là công cụ kích thích đầu tư phát triển kinh tế. - Là đòn bẩy kích thích ngân hàng và các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. - Là một trong những công cụ dự báo tình hình nền kinh tế. - Là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế. HỆ THỐNG NGÂN HÀNG I. Sự ra đời và phát triển của hệ thống ngân hàng II. Hệ thống ngân hàng hiện nay I. Sự ra đời và phát triển của hệ thống ngân hàng 1. Hoạt động ngân hàng thời sơ khai (Thế kỷ V trở về trước) Nghề ngân hàng ra đời ban đầu với các nghiệp vụ đơn giản: đổi chác tiền đúc và ăn hoa đồng đổi tiền, nhận bảo quản tiền và được trả thù lao bảo quản xuất hiện đầu tiên ở Hy Lạp rồi lan sang các nước khác. Cho đến thế kỷ thứ XIII trước công nguyên, hoạt động của những người làm ngân hàng là không những thu nhận bảo quản, đổi tiền mà còn sử dụng số tiền bảo quản đó để cho vay. Điều đó đã làm cho hoạt động của ngân hàng sơ khai trở nên phong phú hơn trước và thuật ngữ ngân hàng bắt đầu xuất hiện từ đó. 2. Hoạt động ngân hàng giai đoạn 2 (V- XVII) - Các chủ ngân hàng đã biết cách sử dụng số hiệu tài khoản để ghi chép theo dõi tiền gửi, tiền cho vay, số tiền thu nợ, tính lãi ... - Các ngân hàng hoạt động độc lập, chưa tạo ra một hệ thống. Các nghiệp vụ ngân hàng tiêu biểu: nhận tiền gửi, chiết khấu, cho vay, phát hành giấy bạc và thực hiện các dịch vụ tiền tệ khác như: đổi tiền, vận chuyển tiền, bảo quản tiền ... 3. Hoạt động ngân hàng giai đoạn 3 (XVIII- XX) Nhà nước bắt đầu can thiệp vào hoạt động ngân hàng bằng cách ban hành các đạo luật nhằm hạn chế bớt số lượng ngân hàng được phép phát hành. Đặc trưng của hoạt động ngân hàng trong giai đoạn này là: - Các ngân hàng hoạt động mang tính hệ thống. - Hệ thống ngân hàng chia làm hai nhóm: ngân hàng phát hành và ngân hàng kinh doanh. 4. Ngân hàng trong giai đoạn hiện đại Đầu thế kỷ XX, hầu hết các nước đều thực hiện cơ chế một ngân hàng phát hành. Tuy nhiên, ngân hàng phát hành vẫn còn thuộc sở hữu tư nhân. Mãi đến cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933, Nhà nước mới bắt đầu quốc hữu hóa và nắm lấy ngân hàng phát hành. Hệ thống ngân hàng giai đoạn này được định hình rõ rệt bao gồm hai cấp: - Ngân hàng trung ương. - Ngân hàng trung gian. II. Hệ thống ngân hàng hiện nay 1. Ngân hàng trung ương NHTW ra đời diễn biến qua hai giai đoạn: + Giai đoạn NHTM phát triển trở thành ngân hàng phát hành. Khởi thủy một ngân hàng thương mại nào đó chiếm một vị trí quan trọng trong hệ thống ngân hàng rồi được nhà nước giao phó nghiệp vụ phát hành tiền và trở thành ngân hàng phát hành. + Giai đoạn biến NH phát hành thành NHTW thông qua việc nhà nước quốc hữu hóa ngân hàng. Việc quốc hữu hóa ngân hàng phát hành đã biến ngân hàng phát hành thành sở hữu nhà nước và nhà nước đã nắm trong tay trọn vẹn bộ máy kinh tế quan trọng này để nhờ đó có thể điều tiết các hoạt động kinh tế vĩ mô. 2. Ngân hàng trung gian 2.1. Khái niệm Thuật ngữ “trung gian” bao gồm hai ý nghĩa: - Trung gian giữa NHTW và nền kinh tế: thông qua NHTG, việc phát hành tiền, thực hiện chính sách tiền tệ của NHTW sẽ tác động đến nền kinh tế đồng thời tình hình sản lượng, giá cả, công ăn việc làm, nhu cầu tiền mặt, tổng cung tiền tệ, lãi suất, tỷ giá hối đoái ... được phản hồi về NHTW. - Trung gian tài chính: chuyển hóa các khoản tiền tạm thời chưa sử dụng của các chủ thể kinh tế thừa vốn đến các chủ thể kinh tế thiếu vốn tạm thời đang cần vay để sản xuất, kinh doanh hoặc tiêu dùng, là một tổ chức kinh doanh giúp cho người cho vay và người đi vay trong nền kinh tế gặp nhau. NHTG là một đơn vị kinh doanh có giấy phép của chính quyền (có tư cách pháp nhân). Hoạt động chính là kinh doanh tiền tệ bằng việc nhận các khoản tiền gửi có trả lãi để thu hút vốn nhàn rỗi rồi dùng chính những khoản tiền đó để cho vay lại đối với nền kinh tế. 2.2. Các loại hình NHTG * Ngân hàng thương mại: NHTM là loại ngân hàng giao dịch trực tiếp với các công ty, xí nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân bằng cách nhận tiền gửi, tiền tiết kiệm rồi sử dụng số vốn đó để cho vay, chiết khấu, cung cấp các phương tiện thanh toán và cung ứng dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng nói trên. * Ngân hàng phát triển: - Huy động các nguồn vốn trung và dài hạn dưới hình thức nhận tiền gửi, phát hành chứng từ có giá và vay vốn. - Đầu tư trung và dài hạn dưới hình thức cấp tín dụng, góp vốn mua cổ phần. - Tập trung vốn cho những khu vực kinh tế thiết yếu có tính chất quyết định đến sự phát triển kinh tế xã hội của quốc gia. * Ngân hàng chính sách: - Là ngân hàng của nhà nước, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận. - Tài trợ vốn cho các đối tượng chính sách vì mục đích xã hội và phát triển kinh tế. * Ngân hàng đầu tư: - Hoạt động ở lĩnh vực chứng khoán và các dịch vụ liên quan đến phát hành, bảo lãnh chứng khoán. - Hình thức sở hữu có thể là nhà nước, cổ phần hoặc cá nhân và chịu sự quản lý về nghiệp vụ của Ủy ban chứng khoán quốc gia. * Các tổ chức tín dụng hợp tác: - Là tổ chức tín dụng thuộc sở hữu tập thể hoặc cổ phần, được thành lập theo nguyên tắc tự nguyện bằng vốn góp của các thành viên. - Hoạt động chủ yếu là cho các thành viên vay nhằm mục tiêu tương trợ nhau phát triển sản xuất kinh doanh và đời sống. 2.3. Vai trò - Là công cụ quan trọng thúc đẩy sự phát triển của sản xuất lưu thông hàng hóa. - Là công cụ thực hiện chính sách tiền tệ của NHTW. 3. Các tổ chức tài chính phi ngân hàng 3.1. Khái niệm Tổ chức tài chính phi ngân hàng là các tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tài chính – tiền tệ, được thực hiện một số hoạt động ngân hàng như là nội dung kinh doanh thường xuyên nhưng không được nhận tiền gửi không kỳ hạn và làm dịch vụ thanh toán. 3.2. Các loại hình tổ chức tài chính phi ngân hàng - Công ty bảo hiểm: là một tổ chức tài chính mà hoạt động chủ yếu là nhằm bảo vệ tài chính cho những người có hợp đồng bảo hiểm trong trường hợp xảy ra rủi ro về tử vong, thương tật, tuổi già, tài sản hoặc các rủi ro khác. - Quỹ trợ cấp: được hình thành từ những khoản đóng góp của những người lao động khi còn đang làm việc và được sử dụng để chi trả trợ cấp khi họ về hưu hoặc mất sức lao động tạm thời. - Công ty tài chính: là trung gian tài chính hình thành nguồn vốn bằng cách huy động tiền gửi có kỳ hạn hoặc phát hành các chứng khoán nợ hay vay của các ngân hàng. Nguồn vốn huy động được sử dụng để cho vay ngắn, trung và dài hạn các đối tượng sản xuất hoặc tiêu dùng, thực hiện nghiệp vụ factoring hoặc thuê mua. - Quỹ đầu tư: là định chế tài chính thực hiện việc huy động vốn của người tiết kiệm thông qua việc bán các chứng chỉ góp vốn. Quỹ này đặt dưới sự quản trị chuyên nghiệp của các công ty quản lý quỹ và thực hiện đầu tư vào các chứng khoán vì lợi ích của các cổ đông. - Công ty môi giới và đầu tư chứng khoán: Những công ty môi giới là những trung gian thuần túy, họ hành động như các đại lý cho các nhà đầu tư trong việc mua hoặc bán các chứng khoán. Khác với những công ty môi giới, công ty kinh doanh chứng khoán ngoài việc môi giới chứng khoán, họ còn trực tiếp mua và bán các loại chứng khoán để hưởng chênh lệch giá. - Sở giao dịch chứng khoán: là trung tâm giao dịch chứng khoán có tổ chức trong đó việc mua bán được thực hiện một cách trực tiếp qua đấu giá hoặc thông qua những người buôn. * Vai trò: - Kích thích và tập trung các nguồn vốn tiết kiệm nhỏ, lẻ - Tạo ra các cơ hội đầu tư sinh lời cho cá nhân - Thúc đẩy đầu tư, cạnh tranh và tiến bộ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng - Đáp ứng các nhu cầu trong việc bảo vệ và đầu tư tài chính. NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ I. Những vấn đề chung về ngân hàng trung ương II. Hoạt động của ngân hàng trung ương III. Chính sách tiền tệ I. Những vấn đề chung về ngân hàng trung ương 1. Định nghĩa NHTW là cơ quan độc quyền phát hành tiền và thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm ổn định giá trị tiền tệ, góp phần đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống
Tài liệu liên quan