Bài giảng Lý thuyết thống kê - Bài 1: Tổng quan về thống kê kinh doanh

1.1.1.1. Khái niệm thống kê kinh doanh Thống kê đã được mô tả như là "khoa học về dữ liệu". Điều này bao gồm tất cả mọi hoạt động từ lập kế hoạch cho việc thu thập dữ liệu và quản lý dữ liệu cho đến đưa ra suy luận từ dữ liệu và trình bày kết quả. Thống kê kinh doanh là một môn học thuộc thống kê học, nghiên cứu hệ thống các phương pháp thu thập, xử lý và phân tích các con số (mặt lượng) của những hiện tượng số lớn trong lĩnh vực kinh doanh để tìm hiểu bản chất và tính qui luật vốn có của chúng (mặt chất) trong những điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Như vậy, có thể thấy, thống kê kinh doanh không phải là khoa học nghiên cứu một phương pháp cụ thể nào đó mà là khoa học nghiên cứu hệ thống các phương pháp được sử dụng để thu thập, xử lý và phân tích các con số. Những phương pháp này giúp cho chúng ta có thể tìm ra những ý nghĩa thực tiễn ẩn đằng sau những con số đó, làm cơ sở cho việc ra các quyết định nhất là khi phải đối mặt với các tình huống không chắc chắn và được sử dụng trong nhiều ngành như phân tích tài chính, kiểm toán, quản lý chất lượng, nghiên cứu thị trường

pdf16 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 308 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lý thuyết thống kê - Bài 1: Tổng quan về thống kê kinh doanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1: Tổng quan về thống kê kinh doanh STA300_Bai1_v1.0013111226 1 BÀI 1 TỔNG QUAN VỀ THỐNG KÊ KINH DOANH Hướng dẫn học Bài này giới thiệu những nét khái quát về thống kê kinh doanh, đối tượng nghiên cứu của môn học cũng như các khái niệm cơ bản của môn học. Ngoài ra, sinh viên cũng cần hiểu và phân biệt được các loại thang đo trong thống kê, đặc điểm của từng loại cũng như liên hệ được các loại thang đo đối với các đo lường trong thực tế. Bên cạnh đó, sinh viên cần hiểu và phân biệt được các loại dữ liệu thống kê cũng như nguồn cung cấp dữ liệu đó. Phân biệt được các loại điều tra thống kê nhằm thu thập dữ liệu và nhận biết được các nguyên nhân gây nên sai số trong điều tra thống kê. Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau:  Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn.  Đọc tài liệu: Giáo trình Lý thuyết Thống kê, PGS. TS. Trần Thị Kim Thu chủ biên, NXB Đại học KTQD, 2012.  Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email.  Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học. Nội dung Bài này trình bày khái niệm về thống kê kinh doanh, đối tượng nghiên cứu của thống kê kinh doanh cũng như các khái niệm thường dùng trong thống kê, trên cơ sở đó nhằm phân tích để xác định tổng thể thống kê, phân biệt tiêu thức thống kê và chỉ tiêu thống kê. Ngoài ra, bài học cũng giới thiệu các loại thang đo dùng để đo lường đối với các hiện tượng kinh tế xã hội; các loại dữ liệu thống kê và một số vấn đề chung về điều tra thống kê. Mục tiêu Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:  Trình bày được khái niệm về thống kê kinh doanh, đối tượng nghiên cứu của thống kê kinh doanh.  Xác định mục đích của việc xác định tổng thể thống kê, phân biệt các loại tổng thể thống kê.  Phân biệt giữa tiêu thức thống kê và chỉ tiêu thống kê.  Phân biệt được các loại thang đo, lấy ví dụ cho từng trường hợp.  Phân biệt được các loại dữ liệu thống kê và các nguồn dữ liệu thống kê.  Phân biệt được các loại điều tra thống kê.  Phân biệt được các loại sai số trong điều tra thống kê. Bài 1: Tổng quan về thống kê kinh doanh 2 STA300_Bai1_v1.0013111226 Tình huống dẫn nhập Đánh giá mức độ hài lòng của người tiêu dùng với sản phẩm BB+cream Trong năm qua, nhãn hàng Pond’s của Unilever đã tung ra sản phẩm mới là kem dưỡng trắng da tạo nền BB+ cream giúp che phủ khuyết điểm, dưỡng trắng dài lâu. Sau một thời gian bán hàng rộng rãi trên nhiều kênh khác nhau, nhãn hàng muốn thu thập thông tin về mức độ hài lòng cũng như mong muốn của khách hàng với sản phẩm mới này nhằm có kế hoạch phát triển trong thời gian tới. 1. Hãng phải tìm thông tin đó ở đâu? 2. Thông tin cụ thể mà hãng muốn thu thập là gì? 3. Liệu hãng sẽ lựa chọn công cụ nào để đo lường các thông tin muốn thu thập? 4. Hãng phải dựa vào yếu tố nào để xây dựng kế hoạch phát triển cũng như ra các quyết định có liên quan? Bài 1: Tổng quan về thống kê kinh doanh STA300_Bai1_v1.0013111226 3 Thống kê là khoa học về thu thập, phân tích, trình bày và diễn giải dữ liệu. Trong kinh tế và quản trị kinh doanh những thông tin có được từ quá trình trên giúp cho nhà quản lý và người ra quyết định có sự hiểu biết sâu sắc hơn về môi trường kinh tế và kinh doanh, từ đó đưa ra quyết định chính xác và tốt hơn. Bài học này sẽ đề cập đến một số vấn đề chung về thống kê kinh doanh; nội dung và các khái niệm cơ bản thường dùng trong thống kê; các thang đo; các loại dữ liệu thống kê và một số vấn đề chung về điều tra thống kê. 1.1. Một số vấn đề chung về thống kê kinh doanh 1.1.1. Khái niệm chung về thống kê kinh doanh 1.1.1.1. Khái niệm thống kê kinh doanh Thống kê đã được mô tả như là "khoa học về dữ liệu". Điều này bao gồm tất cả mọi hoạt động từ lập kế hoạch cho việc thu thập dữ liệu và quản lý dữ liệu cho đến đưa ra suy luận từ dữ liệu và trình bày kết quả. Thống kê kinh doanh là một môn học thuộc thống kê học, nghiên cứu hệ thống các phương pháp thu thập, xử lý và phân tích các con số (mặt lượng) của những hiện tượng số lớn trong lĩnh vực kinh doanh để tìm hiểu bản chất và tính qui luật vốn có của chúng (mặt chất) trong những điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Như vậy, có thể thấy, thống kê kinh doanh không phải là khoa học nghiên cứu một phương pháp cụ thể nào đó mà là khoa học nghiên cứu hệ thống các phương pháp được sử dụng để thu thập, xử lý và phân tích các con số. Những phương pháp này giúp cho chúng ta có thể tìm ra những ý nghĩa thực tiễn ẩn đằng sau những con số đó, làm cơ sở cho việc ra các quyết định nhất là khi phải đối mặt với các tình huống không chắc chắn và được sử dụng trong nhiều ngành như phân tích tài chính, kiểm toán, quản lý chất lượng, nghiên cứu thị trường 1.1.1.2. Đối tượng nghiên cứu của thống kê kinh doanh Đối tượng nghiên cứu của thống kê kinh doanh là mặt lượng trong mối liên hệ mật thiết với mặt chất của các hiện tượng số lớn thuộc lĩnh vực kinh doanh trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Xuất phát từ lý luận cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng, bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng đều có hai mặt chất và lượng. Theo đó, mặt chất của hiện tượng là bản chất trừu tượng giúp ta phân biệt hiện tượng, sự vật đó với những hiện tượng, sự vật khác. Mặt lượng là những biểu hiện bằng con số, nó cho biết bản chất cụ thể của của sự vật, hiện tượng thông qua qui mô, khối lượng, trình độ phát triển và mối liên hệ giữa các bộ phận. Chẳng hạn, sau khi phân tích các thông tin về công ty A, bạn đánh giá là công ty A có tình hình tài chính tốt. Ở đây, tốt là một biểu hiện về mặt chất, nó rất trừu tượng và chỉ được biểu hiện cụ thể qua các thông số của nó như doanh số, lợi nhuận, năng suất lao động, hiệu quả sử dụng vốn... Giữa hai mặt của hiện tượng bao giờ cũng tồn tại mối liên hệ mật thiết với nhau. Bất kỳ chất nào cũng được biểu hiện bằng một lượng cụ thể, lượng nào cũng là lượng của Bài 1: Tổng quan về thống kê kinh doanh 4 STA300_Bai1_v1.0013111226 một chất xác định. Chất của hiện tượng có tính ổn định tương đối còn lượng lại thường xuyên biến động. Khi lượng thay đổi đến một mức nào đó thì chất sẽ thay đổi. Chính vì vậy, thống kê chúng ta nghiên cứu mặt lượng nhưng không tách rời mặt chất mà trong mối liên hệ mật thiết với mặt chất. Tuy nhiên, mặt lượng, mặt chất ở đây không phải của một vài hiện tượng đơn lẻ mà phải của hiện tượng số lớn. Vì theo qui luật số lớn, khi nghiên cứu một số đủ lớn các hiện tượng cá biệt thì các nhân tố ngẫu nhiên sẽ bị triệt tiêu làm bộc lộ nhân tố cơ bản, bản chất của hiện tượng. Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của thống kê kinh doanh là các hiện tượng số lớn trong lĩnh vực kinh doanh, trong đó bao gồm nhiều đơn vị hoặc hiện tượng cá biệt tạo thành. Thông qua nghiên cứu một số đủ lớn các đơn vị cá biệt này, chúng ta sẽ rút ra được kết luận về bản chất, tính qui luật của sự vật, hiện tượng. Kết luận này có thể sẽ không đúng với từng hiện tượng cá biệt, nhưng nó phản ánh đúng với toàn bộ hiện tượng nghiên cứu. Nhưng liệu có phải thống kê chỉ nghiên cứu các hiện tượng số lớn hay không? Câu trả lời là không. Thống kê chủ yếu nghiên cứu hiện tượng số lớn, nhưng đôi khi thống kê còn nghiên cứu cả đơn vị, hiện tượng cá biệt, thường là những hiện tượng có tính chất điển hình tiên tiến hoặc điển hình lạc hậu nhằm rút ra bài học kinh nghiệm trong quản lý. Trong điều kiện lịch sử khác nhau, các đặc điểm về chất và biểu hiện về lượng của hiện tượng cũng khác nhau, nhất là với các hiện tượng kinh tế - xã hội. Chẳng hạn, trình độ hiện đại hóa, một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động của người công nhân, thường rất khác nhau giữa các doanh nghiệp. Ngay trong cùng một đơn vị, cũng có thể khác nhau giữa các giai đoạn, các thời kỳ... Thậm chí, giữa các bộ phận trong cùng một đơn vị, nhiều khi cũng tồn tại những khác biệt đáng kể. Vì vậy, các con số về năng suất lao động của người công nhân trong từng doanh nghiệp, từng thời kỳ khác nhau cũng có ý nghĩa khác nhau. Như vậy, khi sử dụng các số liệu thống kê phải luôn gắn nó trong điều kiện thời gian, địa điểm cụ thể của hiện tượng mà số liệu phản ánh. Mục đích của việc nghiên cứu thống kê là nhằm tìm ra bản chất, tính qui luật của hiện tượng nghiên cứu. Từ đó, chúng ta có nhận thức đúng đắn về hiện tượng được nghiên cứu để làm căn cứ cho các quyết định trong quản lý, đồng thời đề xuất được những giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy hiện tượng phát triển theo đúng qui luật. 1.1.2. Vai trò của thống kê kinh doanh Thống kê ra đời từ rất lâu và phát triển theo yêu cầu của xã hội. Ngày nay, thống kê len lỏi trong mọi hoạt động, mọi lĩnh vực của đời sống và thông tin thống kê trở thành một trong những nguồn lực vô giá để đánh giá bản chất và xu hướng phát triển của hiện tượng. Thông tin thống kê cũng gợi mở cho người sử dụng các biện pháp nhằm thúc đẩy quá trình sản xuất tốt hơn hay dự kiến khả năng đạt được trong thời gian tới. Bên cạnh đó, các con số thống kê có thể được sử dụng nhiều lần với nhiều mục tiêu khác nhau. Chính vì tính chất khách quan, dễ gây ảnh hưởng và lan rộng của nó mà Bài 1: Tổng quan về thống kê kinh doanh STA300_Bai1_v1.0013111226 5 ngày nay, thống kê là một trong những công cụ quản lý quan trọng, có vai trò cung cấp các thông tin phục vụ quản lý ở cả tầm vĩ mô và vi mô. Trong thế giới kinh doanh và doanh nghiệp, thống kê là phương pháp định lượng được sử dụng rộng rãi nhất với bốn ứng dụng quan trọng: 1) tóm tắt dữ liệu kinh doanh, 2) đưa ra kết luận sơ bộ về dữ liệu đó, 3) thực hiện các dự đoán tin cậy về các hoạt động kinh doanh và 4) cải thiện quá trình sản xuất kinh doanh. Như vậy, thống kê có liên quan tới việc đưa ra những thông tin từ dữ liệu tốt nhất có thể để hỗ trợ quá trình ra quyết định. Nó thường được áp dụng để quản lý kinh doanh, quản lý tài chính, dự báo bán hàng, kiểm soát chất lượng và nghiên cứu thị trường. Dữ liệu được sử dụng trong kinh doanh bao gồm các cuộc tổng điều tra dân số, các cuộc thăm dò dư luận, cơ sở dữ liệu của người tiêu dùng, doanh số bán hàng và dữ liệu nhu cầu... Vai trò của các nhà thống kê là xác định xem những dữ liệu nào là cần thiết, cách nó phải được thu thập và làm thế nào để phân tích dữ liệu đó một cách tốt nhất. Hình 1.1. Ba mặt của quá trình cải thiện chất lượng quản lý 1.1.3. Một số khái niệm thường dùng trong thống kê Có 3 khái niệm thường được sử dụng trong thống kê, đó là: 1.1.3.1. Tổng thể thống kê và đơn vị tổng thể Tổng thể thống kê là một tập hợp những đơn vị, hoặc phần tử cấu thành hiện tượng, cần được quan sát và phân tích. Các đơn vị, phần tử cấu thành nên tổng thể được gọi là các đơn vị tổng thể. Đơn vị tổng thể là xuất phát điểm của việc nghiên cứu, bởi vì mặt lượng của đơn vị tổng thể là các dữ liệu mà người nghiên cứu cần thu thập. Xác định tổng thể nhằm đưa ra giới hạn về phạm vi nghiên cứu cho người nghiên cứu. Qua đó chúng ta biết được phải thu thập tài liệu từ những đơn vị nào và ở đâu. Chẳng hạn, khi muốn nghiên cứu đặc điểm của nhóm khách hàng ưa thích sử dụng một loại sản phẩm nào đó trên địa bàn thành phố Hà Nội thì tổng thể thống kê sẽ là tổng thể các khách hàng ưa thích sử dụng loại sản phẩm đó trên địa bàn Hà Nội, mỗi khách hàng là một đơn vị tổng thể. Có một số cách phân loại tổng thể dựa trên những căn cứ khác nhau và đáp ứng những mục đích khác nhau. Cụ thể:  Căn cứ vào sự nhận biết các đơn vị trong tổng thể, chia thành hai loại: tổng thể bộc lộ và tổng thể tiềm ẩn. Triết lý quản lý Công cụ hành động Phương pháp thống kê Bài 1: Tổng quan về thống kê kinh doanh 6 STA300_Bai1_v1.0013111226 Tổng thể bộc lộ là tổng thể có ranh giới rõ ràng, các đơn vị của tổng thể được biểu hiện một cách rõ ràng, dễ xác định. Ví dụ như số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn, số xe máy được cấp đăng ký trong một tháng tại một thành phố... Ngược lại, một tổng thể mà các đơn vị của nó không được nhận biết một cách trực tiếp, ranh giới của tổng thể không rõ ràng được gọi là tổng thể tiềm ẩn. Chẳng hạn, tổng thể những người ưa dùng một loại sản phẩm nào đó, hoặc tổng thể những người sẽ sử dụng dịch vụ của hãng hàng không quốc gia Việt Nam trong năm tới... là tổng thể tiềm ẩn.  Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, có thể chia làm hai loại tổng thể: tổng thể đồng chất và tổng thể không đồng chất. Tổng thể đồng chất bao gồm những đơn vị có cùng chung những đặc điểm chủ yếu có liên quan đến mục đích nghiên cứu. Tổng thể không đồng chất bao gồm những đơn vị khác nhau về loại hình, khác nhau về những đặc điểm chủ yếu có liên quan đến mục đích nghiên cứu. Sự phân chia này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định tính đại diện của các con số thống kê tính được.  Căn cứ vào phạm vi nghiên cứu, người ta còn phân biệt tổng thể chung bao gồm tất cả các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu; tổng thể bộ phận chỉ chứa đựng một phần của tổng thể chung. 1.1.3.2. Tiêu thức thống kê Các đơn vị tổng thể thường có nhiều đặc điểm khác nhau. Ví dụ, mỗi khách hàng trong tổng thể khách hàng ưa thích sử dụng một sản phẩm nào đó có các đặc điểm như giới tính, độ tuổi, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thu nhập Tuy nhiên khi nghiên cứu thống kê, căn cứ vào mục đích nghiên cứu cụ thể, người ta chỉ chọn ra một số đặc điểm để nghiên cứu. Những đặc điểm này được gọi là tiêu thức thống kê. Như vậy, tiêu thức thống kê là đặc điểm của các đơn vị tổng thể được chọn ra để nghiên cứu. Trong nghiên cứu thống kê, mỗi tiêu thức thống kê còn được gọi là biến. Ví dụ, khi nghiên cứu đặc điểm của khách hàng, có các biến: giới tính, tuổi, nghề nghiệp Biểu hiện của những biến này đối với mỗi khách hàng là khác nhau. Một khách hàng có thể là nhân viên văn phòng, là nam giới, 28 tuổi, trong khi đó, một khách hàng khác lại là tổng giám đốc một doanh nghiệp, là nữ giới, 40 tuổi, có thu nhập hàng chục nghìn đô la Mỹ một tháng... Tiêu thức giúp xác định rõ từng đơn vị tổng thể, nhờ đó ta có thể phân biệt đơn vị này với đơn vị khác. Tiêu thức thống kê gồm các loại sau:  Tiêu thức thực thể là loại tiêu thức phản ánh đặc điểm về nội dung của đơn vị tổng thể. Tùy theo cách biểu hiện có hai loại: Tiêu thức thuộc tính là tiêu thức mà các biểu hiện của nó được dùng để phản ánh các thuộc tính của đơn vị tổng thể và không có các biểu hiện trực tiếp bằng con số. Ví dụ: tiêu thức giới tính, nghề nghiệp, thành phần kinh tế, trình độ học vấn... Bài 1: Tổng quan về thống kê kinh doanh STA300_Bai1_v1.0013111226 7 Tiêu thức số lượng là tiêu thức phản ánh các đặc điểm về lượng của đơn vị tổng thể và có các biểu hiện trực tiếp bằng con số, mỗi con số này được gọi là một lượng biến. Ví dụ: tuổi, thu nhập bình quân tháng, năng suất lao động... Trong trường hợp, tiêu thức (cả thuộc tính và số lượng) chỉ có hai biểu hiện không trùng nhau trên một đơn vị tổng thể được gọi đó là tiêu thức thay phiên. Ví dụ: tiêu thức giới tính chỉ có hai biểu hiện không trùng nhau là nam và nữ. Loại tiêu thức này có đặc điểm quan trọng là nếu một đơn vị tổng thể nào đó đã nhận biểu hiện này thì không nhận biểu hiện kia. Vì vậy, đây là loại tiêu thức có nhiều ứng dụng trong thực tế.  Tiêu thức thời gian là loại tiêu thức phản ánh hiện tượng nghiên cứu theo sự xuất hiện của nó ở thời gian nào. Ví dụ: Có dữ liệu về số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam theo quý trong mười năm qua thì “quý” là tiêu thức thời gian.  Tiêu thức không gian là loại tiêu thức phản ánh phạm vi lãnh thổ của hiện tượng nghiên cứu. Ví dụ tiêu thức “tỉnh/thành phố” trong dữ liệu phản ánh giá trị sản xuất công nghiệp của Việt Nam theo tỉnh/thành... 1.1.3.3. Chỉ tiêu thống kê Nếu như tiêu thức thống kê phản ánh đặc điểm của đơn vị tổng thể thì chỉ tiêu thống kê phản ánh đặc điểm của số lớn đơn vị tổng thể hoặc cả tổng thể. Chỉ tiêu thống kê có được do việc tổng hợp các đặc điểm của nhiều đơn vị, hiện tượng cá biệt thành những con số của một số lớn hiện tượng trong điều kiện thời gian, không gian cụ thể để biểu hiện rõ bản chất, quy luật của hiện tượng nghiên cứu. Như vậy, chỉ tiêu thống kê phản ánh mặt lượng trong mối liên hệ mật thiết với mặt chất của hiện tượng số lớn trong điều kiện thời gian, không gian cụ thể. Ví dụ: Lợi nhuận trước thuế hợp nhất của ngân hàng A năm 2012 là 3200 tỷ đồng. Chỉ tiêu thống kê bao gồm hai mặt: khái niệm và mức độ của chỉ tiêu. Mặt khái niệm của chỉ tiêu bao gồm các định nghĩa và giới hạn về thực thể, thời gian và không gian. Mức độ của chỉ tiêu là các trị số phản ánh quy mô, quan hệ so sánh hoặc cường độ của hiện tượng với đơn vị tính phù hợp. Tùy theo các tiêu thức phân loại khác nhau, chỉ tiêu thống kê có thể được phân thành các loại sau:  Theo hình thức biểu hiện, chia thành hai loại: Chỉ tiêu hiện vật là chỉ tiêu có biểu hiện bằng đơn vị tự nhiên hoặc đơn vị đo lường quy ước. Ví dụ: số dân (đơn vị "người"), sản lượng sản phẩm sản xuất (đơn vị "mét", "tấn")... Chỉ tiêu giá trị là chỉ tiêu có biểu hiện bằng đơn vị tiền tệ như đồng Việt Nam, đô la Mỹ... Ví dụ: GDP, giá trị sản xuất công nghiệp (đơn vị đồng Việt Nam), FDI (đơn vị đô la Mỹ)...  Theo tính chất biểu hiện, chia thành hai loại: Chỉ tiêu tuyệt đối là chỉ tiêu phản ánh quy mô, khối lượng của hiện tượng. Ví dụ: Tổng lợi nhuận trước thuế của ngân hàng A năm 2012 đạt 5764 tỷ đồng. Bài 1: Tổng quan về thống kê kinh doanh 8 STA300_Bai1_v1.0013111226 Chỉ tiêu tương đối phản ánh mối quan hệ so sánh giữa các mức độ của hiện tượng. Ví dụ: tốc độ phát triển doanh thu của doanh nghiệp A năm 2012 so với năm 2011 là 110%.  Theo đặc điểm về thời gian, chia thành hai loại: Chỉ tiêu thời kỳ phản ánh mặt lượng của hiện tượng nghiên cứu trong một khoảng thời gian nhất định, phụ thuộc vào độ dài thời kỳ nghiên cứu. Chỉ tiêu thời điểm phản ánh mặt lượng của hiện tượng nghiên cứu tại một thời điểm nhất định, không phụ thuộc vào độ dài thời kỳ nghiên cứu. Thông thường chỉ tiêu này phản ánh nguồn lực như lao động, vốn... không thể cộng với nhau để tính chỉ tiêu trong thời kỳ dài hơn.  Theo nội dung phản ánh, chia thành hai loại: Chỉ tiêu số (khối) lượng phản ánh quy mô, khối lượng của hiện tượng nghiên cứu theo thời gian và địa điểm cụ thể. Chỉ tiêu chất lượng biểu hiện trình độ phổ biến và mối quan hệ so sánh trong tổng thể. Trong thống kê, mặt lượng bao giờ cũng đi liền với mặt chất của hiện tượng được nghiên cứu. Tuy nhiên, không phải sự vật, hiện tượng nào cũng có thể lượng hoá được. Do vậy, để lượng hoá, nhất là khi xử lý các tiêu thức thuộc tính, người ta phải dùng tới các thang đo. 1.2. Thang đo trong thống kê Tuỳ theo tính chất của dữ liệu thống kê mà ta có thể sử dụng các loại thang đo khác nhau. Có 4 loại thang đo chủ yếu sau: 1.2.1. Thang đo định danh Thang đo định danh là đánh số các biểu hiện cùng loại của tiêu thức, thường dùng với các tiêu thức thuộc tính mà các biểu hiện của nó là một hệ thống các loại khác nhau không theo một trật tự xác định nào như: giới tính, khu vực địa lý, nghề nghiệp, tôn giáo... Ví dụ: Với tiêu thức giới tính chỉ có hai loại nam và nữ và không có trật tự nào giữa hai loại này; vì vậy có thể đánh số các biểu hiện nam là 1 và nữ là 2 hoặc ngược lại. Đặc điểm của loại thang đo này là các con số không có quan hệ hơn kém, không thực hiện được tất cả các phép tính, chỉ dùng để mã hóa và đếm tần số xuất hiện của từng biểu hiện. 1.2.2. Thang đo thứ bậc Thang đo thứ bậc là thang đo định danh và giữa các biểu hiện của tiêu thức có quan hệ hơn kém. Thang đo thứ bậc thường dùng để đo các tiêu thức thuộc tính mà các biểu hiện có quan hệ thứ tự như đo thái độ đối với một hành vi nào đó (hoàn toàn đồng ý, đồng ý, hoàn toàn không đồng ý) hoặc thứ tự chất lượng sản phẩm, bậc thợ... Thang đo thứ bậc có đặc điể