Những nội dung chính
1. Yêu cầu khách quan phải mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
2. Mở rộng hợp tác kinh tế song phương.
3. Tích cực tham gia các tổ chức kinh tế khu vực.
4. Quá trình gia nhập WTO của Việt Nam.
5. Cơ hội và thách thức trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
41 trang |
Chia sẻ: thanhtuan.68 | Lượt xem: 1025 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Lý thuyết và chính sách thương mại quốc tế - Chương 10 Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1LÝ THUYẾT VÀ CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
CHƯƠNG 10
QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP
KINH TẾ QUỐC TẾ
CỦA VIỆT NAM
Tiến sĩ NGUYỄN VĂN SƠN
KHOA KINH TẾ – ĐẠI HỌC MỞ TP.HỒ CHÍ MINH
2Mục tiêu
Tìm hiểu tình hình thực
tiễn hội nhập kinh tế
quốc tế của Việt Nam
để điều chỉnh các hành
vi ứng xử cho phù hợp.
3Những nội dung chính
1. Yêu cầu khách quan phải mở cửa hội nhập
kinh tế quốc tế của Việt Nam.
2. Mở rộng hợp tác kinh tế song phương.
3. Tích cực tham gia các tổ chức kinh tế khu vực.
4. Quá trình gia nhập WTO của Việt Nam.
5. Cơ hội và thách thức trong hội nhập kinh tế
quốc tế của Việt Nam.
41. Yêu cầu khách quan phải mở cửa hội
nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
Những tồn tại khách quan trong nền kinh
tế Việt Nam trước khi đổi mới.
Thay đổi về chiến lược và chính sách kinh
tế đối ngoại từ đầu thập niên 1990s.
Những cột mốc quan trọng ban đầu của
quá trình mở cửa hội nhập.
5Những tồn tại khách quan trong nền
kinh tế Việt Nam trước khi đổi mới
Việt Nam rơi vào khủng hoảng kinh tế ngày
càng trầm trọng hơn trong thập niên 1980s
dẫn đến đổi mới và cải cách kinh tế.
Sự thoái trào của phe xã hội chủ nghĩa Đông
Âu từ năm 1990 và sự tan rã của khối SEV
vào đầu năm 1991 đã đặt Việt Nam trước
tình thế bắt buộc phải đa phương hóa, đa
dạng hóa các quan hệ kinh tế quốc tế.
6Thay đổi về chiến lược và chính sách
kinh tế đối ngoại từ đầu thập niên 1990s
Chiến lược công nghiệp hóa và chính sách
kinh tế đối ngoại của Việt Nam trong thời
kỳ đổi mới đều dựa trên căn bản phát
triển hướng về xuất khẩu.
Mục tiêu chiến lược: đưa Việt Nam trở
thành NIC vào năm 2020.
7Những cột mốc quan trọng ban đầu
của quá trình mở cửa hội nhập
Chuyển hướng thị trường toàn diện từ 1991.
Xóa bỏ dần sự độc quyền ngoại thương của
nhà nước trong nửa cuối thập niên 1990s.
Ban hành luật đầu tư của nước ngoài tại Việt
Nam vào cuối năm 1987.
Tái lập quan hệ đầy đủ với WB, IMF và hệ
thống tài chính quốc tế từ tháng 10/1993.
82.Mở rộng hợp tác kinh tế
song phương
Những thành tựu của quá
trình mở rộng hợp tác song
phương từ giữa thập niên
1980s đến nay.
Tìm hiểu trường hợp tiêu
biểu: Hiệp định thương mại
song phương Việt – Mỹ.
9Những thành tựu của quá trình
mở rộng hợp tác song phương
Từ giữa thập niên 80 đến nay Việt Nam đã ký:
87 hiệp định thương mại song phương;
350 hiệp định hợp tác phát triển (với các tổ
chức và nhà tài trợ);
48 hiệp định đầu tư song phương;
42 hiệp định tránh đánh thuế hai lần.
10
Những thành tựu của quá trình
mở rộng hợp tác song phương
Trên cơ sở đó, Việt Nam đã:
Trao đổi MFN và NT với 87 quốc gia và vùng
lãnh thổ (chỉ tính riêng trong quan hệ song
phương, chưa kể MFN đa phương).
Được hưởng GSP của các thị trường mục tiêu
quan trọng như Nhật Bản (từ năm 1992) và
EU (từ năm 1996)
11
Hiệp định thương mại song
phương Việt - Mỹ
Hiệp định được ký kết ngày 13/7/2000, có 7
chương (72 điều) và 9 phụ lục (từ A đến I).
Có hiệu lực từ ngày 10/12/2001; thời hiệu 3
năm và mặc nhiên gia hạn từng 3 năm một.
Nội dung: phía Mỹ mở cửa thị trường ngay,
độ mở rộng, ngoại trừ một số lĩnh vực dịch
vụ lộ trình mở cửa từ 3 – 5 năm.
12
Hiệp định thương mại song
phương Việt - Mỹ
Lộ trình mở cửa phía Việt Nam dài hơn, độ
mở hẹp hơn:
Thương mại hàng hóa:
Giảm thuế nhập khẩu từ 30 – 50% đối với
hơn 300 mặt hàng trong vòng 3 năm;
Loại bỏ hạn chế định lượng và một số NTBs
khác sau 2 – 10 năm.
13
Hiệp định thương mại song
phương Việt - Mỹ
Lộ trình mở cửa phía Việt Nam dài hơn, độ
mở hẹp hơn:
Thương mại dịch vụ:
Mở cửa thị trường sau 3 – 8 năm.
Ngoại trừ các dịch vụ pháp lý, kế toán, công
nghệ, máy tính và xây dựng mở cửa ngay.
14
Hiệp định thương mại song
phương Việt - Mỹ
Lộ trình mở cửa phía Việt Nam dài hơn, độ
mở hẹp hơn:
Bãi bỏ các hạn chế theo qui định của TRIMs
(về quản lý đầu tư) trong vòng 5 năm.
Áp dụng các qui định của TRIPS (về bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ) sau 12 – 30 tháng.
15
3. Tích cực tham gia các tổ
chức kinh tế khu vực
Gia nhập ASEAN.
Gia nhập APEC.
Tham gia các tổ chức
khu vực khác.
16
Gia nhập ASEAN
Quá trình hội nhập:
Việt Nam gia nhập ASEAN ngày 28/7/1995;
Phê chuẩn CEPT vào ngày 15/12/1995;
Thực hiện AFTA từ ngày 01/01/1996;
Đã hoàn thành AFTA vào đầu năm 2006.
17
Gia nhập ASEAN
Biểu thuế thực hiện AFTA của Việt Nam
công bố đầu năm 2006 có 10.747 dòng:
GEL : 415 dòng thuế (3,86%).
SL (10 – 50%): 59 dòng thuế (0,55%).
IL (0 – 5%): 10.273 dòng thuế (95,59%).
(có 5.485 dòng thuế 0%, chiếm 53,4% IL).
Việt Nam không có danh mục HSL.
18
Gia nhập APEC
Việt Nam được kết nạp làm thành viên
APEC vào ngày 15/11/1998.
Việt Nam đã công bố Chương trình hành
động quốc gia để thực hiện mục tiêu:
Giảm NTR bình quân còn không quá 10%;
Và loại bỏ hầu hết NTBs vào năm 2020.
19
Tham gia các tổ chức khu vực khác
ASEM (Asia – Europe Meeting);
ASEAN + 3 (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn
Quốc);
ASEAN – Trung Quốc;
ASEAN – Nhật Bản;
ASEAN – Ấn Độ
20
4.Quá trình gia nhập WTO
của Việt Nam
Bước 1, chuẩn bị:
04/01/1995: Việt Nam nộp đơn xin gia
nhập WTO, trở thành quan sát viên.
31/01/1995: WTO Thành lập Ban công tác
xét duyệt đơn xin gia nhập của Việt Nam.
Việt Nam chuẩn bị tài liệu về chế độ thương
mại, đầu tư, tài chính, ngân hàng gửi cho
Ban công tác để tiến hành đàm phán.
21
4.Quá trình gia nhập WTO
của Việt Nam
Bước 2, đàm phán về minh bạch hóa
chính sách thương mại:
08/1996: Việt Nam gửi Bị vong lục về chế độ
thương mại (đầu tư, tài chính, ngân hàng).
07/1998 đến 11/2000: tiến hành 4 phiên
đàm phán đa phương.
Việt Nam đã trả lời các thành viên Ban công
tác WTO khoảng 1.700 câu hỏi.
22
4.Quá trình gia nhập WTO
của Việt Nam
Bước 3, đàm phán mở cửa thị trường:
11/2001 đến cuối năm 2004 Việt Nam đã
gửi 6 bản offers về hàng hóa và dịch vụ.
04/2002 đến 9/2006: tiến hành 9 phiên đàm
phán đa phương; và hơn 200 phiên đàm
phán song phương với 28 thành viên có yêu
cầu.
23
4.Quá trình gia nhập WTO
của Việt Nam
Bước 3, đàm phán mở cửa thị trường:
Việt Nam đã cam kết thuế trần trên 10.687
dòng thuế (97% biểu thuế nhập khẩu);
Cam kết giảm NTR bình quân xuống 17,4%
khi gia nhập; và tiếp tục giảm còn 13,4%
trong vòng sau 7 năm sau khi gia nhập
(trong đó, hàng công nghiệp 12,6%; hàng
nông nghiệp 21%).
24
4.Quá trình gia nhập WTO
của Việt Nam
Bước 3, đàm phán mở cửa thị trường:
Cam kết xóa bỏ hoàn toàn trợ cấp xuất
khẩu, nhất là bỏ trợ cấp xuất khẩu nông sản
dưới mọi hình thức;
Đặc biệt là, đã bãi bỏ chế độ 2 giá kể từ
ngày 01/01/2006
25
4.Quá trình gia nhập WTO
của Việt Nam
Bước 4, Ban công tác đã tổ chức phiên
họp đa phương thứ 14 ngày 25/10/2006
để xét duyệt hoàn tất hồ sơ kết nạp Việt
Nam.
Bước 5, Đại hội đồng WTO đã họp để
quyết nghị kết nạp Việt Nam vào ngày
07/11/2006.
26
4.Quá trình gia nhập WTO
của Việt Nam
Bước 6, hoàn tất quá trình gia nhập:
Quốc hội Việt Nam đã phê chuẩn Hiệp định
gia nhập WTO vào ngày 28/11/2006.
Chính phủ đã thông báo kết quả phê chuẩn
cho Đại hội đồng WTO ngày 11/12/2006.
Việt Nam trở thành thành viên chính thức
của WTO vào ngày 11/01/2007.
27
5. Cơ hội và thách thức trong hội
nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
Bối cảnh kinh tế Việt Nam hiện nay.
Đánh giá tình hình phát triển kinh tế Việt
Nam trong điều kiện mở cửa hội nhập.
Cơ hội cho nền kinh tế Việt Nam từ quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam
trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
28
Bối cảnh kinh tế Việt Nam
hiện nay
Tính đến cuối năm 2006:
Cả nước có khoảng 160.000 doanh nghiệp
đang hoạt động sản xuất kinh doanh;
Có khoảng 40.000 đơn vị (bao gồm 4.000
doanh nghiệp quốc doanh và 36.000 doanh
nghiệp ngoài quốc doanh) tham gia hoạt
động thương mại quốc tế.
29
Bối cảnh kinh tế Việt Nam
hiện nay
Tính đến cuối năm 2006:
Việt Nam đã thiết lập quan hệ thị trường với
224/255 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã tăng số
quan hệ trao đổi MFN và NT lên tới 164 quốc
gia và vùng lãnh thổ.
Đã xuất khẩu hàng hóa đến 170 thị trường.
30
Bối cảnh kinh tế Việt Nam
hiện nay
Trong năm 2006:
GDP tăng 8,2%, đạt khoảng 60 tỷ USD; GDP
per capita 725 USD.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 84 tỷ USD;
riêng xuất khẩu 40 tỷ USD (chiếm thị phần
hơn 0,3% và đứng thứ 35 trên thế giới).
Tỷ trọng xuất khẩu chiếm 66% so với GDP.
31
Bối cảnh kinh tế Việt Nam
hiện nay
Trong năm 2006:
Nhịp độ tăng xuất khẩu 22%, nhanh gấp 2,7
lần nhịp độ tăng GDP.
Thu hút FDI 10,2 tỷ USD (thực hiện gần 5 tỷ
USD); ODA 4,4 tỷ USD (giải ngân 2 tỷ USD).
Tổng mức đầu tư toàn xã hội đạt 40% GDP
(riêng nguồn vốn nước ngoài chiếm gần 1/3).
32
Bối cảnh kinh tế Việt Nam
hiện nay
Lũy kế đến cuối năm 2006:
Vốn FDI tích lũy đã thực hiện gần 33 tỷ USD
(trên tổng vốn đăng ký đầu tư 60 tỷ USD);
Đã giải ngân vốn ODA gần 20 tỷ USD (trên
tổng mức được cam kết 36 tỷ USD và tổng
số đã ký hiệp định vay 26 tỷ USD);
Dự trữ ngoại tệ đã vượt quá 25% GDP, đạt
khoảng 15 tỷ USD.
33
Đánh giá tình hình phát triển kinh tế Việt
Nam trong điều kiện mở cửa hội nhập
Gần 2 thập niên qua, nhịp độ tăng trưởng kinh
tế của Việt Nam nhanh thứ nhì Châu Á và thứ
tư trên thế giới.
Việt Nam đang tiếp tục cải cách kinh tế mạnh
mẽ hơn theo hướng phát triển bền vững.
Việt Nam đã và đang đi đúng hướng, hợp qui
luật phát triển. Có khả năng trở thành NIC vào
năm 2020 như chiến lược đã định.
34
Cơ hội cho nền kinh tế Việt Nam từ
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Mở rộng thị trường, giảm bớt tình trạng
phân biệt đối xử, khả năng cạnh tranh của
hàng Việt Nam sẽ được nâng lên đáng kể.
Thâm nhập vững chắc vào các thị trường
mục tiêu lớn: Đông Bắc Á, Tây Âu, Bắc Mỹ
(Mỹ đã trở thành thị trường lớn nhất của
Việt Nam kể từ 2003).
35
Cơ hội cho nền kinh tế Việt Nam từ
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Thu hút đầu tư nước ngoài (cả trực tiếp và
gián tiếp) mạnh mẽ hơn.
Việt Nam đang là địa chỉ đầu tư hấp dẫn và
ổn định hàng đầu trong khu vực.
Qui mô lợi thế bên trong, bên ngoài của
các doanh nghiệp và các ngành kinh tế Việt
Nam sẽ được nâng cao nhanh chóng.
36
Thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam
trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn
yếu. Thách thức lớn đối với nhà nước là:
Phát triển hệ thống cơ sở vật chất – kỹ thuật;
khoa học – công nghệ; nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực;
Hoàn thiện hệ thống luật pháp và thể chế
kinh tế thị trường, đồng bộ hóa các bộ phận
thị trường;
37
Thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam
trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn
yếu. Thách thức lớn đối với nhà nước là:
Đẩy mạnh cải cách kinh tế;
Cải cách hành chánh, chống tham nhũng,
giảm đói nghèo;
Bảo vệ tài nguyên, môi trường; kiểm soát các
tác động ngoại lai
38
Thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam
trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
Cấp doanh nghiệp phải thường xuyên chú
trọng nâng cao sức cạnh tranh. Cần lưu ý:
Đầu tư nâng cao qui mô lợi suất kinh tế.
Cải tiến quản lý thích ứng linh hoạt với môi
trường, cạnh tranh quốc tế trên sân nhà.
Mạnh dạn vạch chiến lược toàn cầu hóa hoạt
động của doanh nghiệp.
39
Kết luận chương 10
Việt Nam đã khai thác tốt các cơ hội trong
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế để góp
phần to lớn vào những thành tựu kinh tế -
xã hội rất ấn tượng trong thời gian qua.
Tuy còn nhiều thách thức, nhưng chắc chắn
chính sách mở cửa hội nhập sẽ hỗ trợ mạnh
mẽ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.
40
Câu hỏi ôn tập
1. Trình bày nội dung cơ bản của Hiệp định
thương mại song phương Việt – Mỹ.
2. Phân tích một số nét cơ bản tình hình hội nhập
kinh tế quốc tế của Việt Nam trong thời gian
qua và đánh giá kết quả của quá trình đó.
3. Phân tích những cơ hội và thách thức của quá
trình đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế của
Việt Nam trong thời gian tới.
41
FOR YOUR ATTENTION !