Bài giảng Mã nguồn mở - Bài 3: Thao tác với hệ thống trong hệ điều hành Linux - Phan Thanh Toàn

MỤC TIÊU BÀI HỌC • Liệt kê các bước cơ bản để cài đặt hệ điều hành Linux. • Trình bày được cách thức phân vùng đĩa cứng. • Phân tích được một số lệnh cơ bản của hệ điều hành Linux CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ Để hiểu rõ bài này, yêu cầu sinh viên cần có các kiến thức cơ bản liên quan đến các môn học sau: • Công nghệ phần mềm • Nguyên lí hệ điều hành HƯỚNG DẪN HỌC • Đọc tài liệu và tóm tắt những nội dung chính của từng bài. • Luôn liên hệ và lấy ví dụ thực tế khi học đến từng vấn đề̀ và khái niệm. • Thực hành trực tiếp trên hệ điều hành Linux và một số phần mềm mã nguồn mở như Open office, PHP, . • Làm bài tập và luyện thi trắc nghiệm theo yêu cầu từng bà

pdf29 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 678 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Mã nguồn mở - Bài 3: Thao tác với hệ thống trong hệ điều hành Linux - Phan Thanh Toàn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v1.0015106225 1 MÃ NGUỒN MỞ Giảng viên: ThS. Phan Thanh Toàn 1 v1.0015106225 BÀI 3 THAO TÁC VỚI HỆ THỐNG TRONG HỆ ĐIỀU HÀNH LINUX Giảng viên: ThS. Phan Thanh Toàn 2 v1.0015106225 MỤC TIÊU BÀI HỌC • Liệt kê các bước cơ bản để cài đặt hệ điều hành Linux. • Trình bày được cách thức phân vùng đĩa cứng. • Phân tích được một số lệnh cơ bản của hệ điều hành Linux 3 v1.0015106225 CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ Để hiểu rõ bài này, yêu cầu sinh viên cần có các kiến thức cơ bản liên quan đến các môn học sau: • Công nghệ phần mềm • Nguyên lí hệ điều hành 4 v1.0015106225 HƯỚNG DẪN HỌC • Đọc tài liệu và tóm tắt những nội dung chính của từng bài. • Luôn liên hệ và lấy ví dụ thực tế khi học đến từng vấn đề̀ và khái niệm. • Thực hành trực tiếp trên hệ điều hành Linux và một số phần mềm mã nguồn mở như Open office, PHP,. • Làm bài tập và luyện thi trắc nghiệm theo yêu cầu từng bài. 5 v1.0015106225 CẤU TRÚC NỘI DUNG Thủ tục đăng nhập và các lệnh thoát khỏi hệ thống3.2 Cài đặt và khởi động hệ điều hành Linux3.1 Các lệnh cơ bản của hệ điều hành Linux3.3 6 v1.0015106225 3.1. CÀI ĐẶT VÀ KHỞI ĐỘNG HỆ ĐIỀU HÀNH LINUX 3.1.1. Chuẩn bị cài đặt 3.1.2. Phân vùng ổ đĩa cứng 3.1.3. Quá trình khởi động Linux 7 v1.0015106225 3.1.1. CHUẨN BỊ CÀI ĐẶT • Cách cài đặt đơn giản nhất là từ đĩa CD ROM. • Trước khi cài đặt nên tìm hiểu một số thông số cơ bản về phần cứng máy tính  BIOS;  Controller ổ đĩa cứng (IDE, SATA,);  Dung lượng bộ nhớ RAM;  Tốc độ bộ vi xử lí. Có thể cài đặt hệ điều hành Linux theo các cách Từ ổ đĩa CD ROM. Từ bản sao chép trên ổ đĩa cứng. Từ máy chủ thông qua mạng LAN. 8 v1.0015106225 3.1.2. PHÂN VÙNG Ổ ĐĨA CỨNG Cấu trúc hình học của đĩa cứng • Đĩa từ chỉ sử dụng được sau khi đã định dạng, đó là việc tổ chức, sắp xếp các vùng lưu trữ thông tin trên đĩa. • Về mặt vật lí đĩa từ được chia thành:  Rãnh từ (track): là các vùng vòng tròn đồng tâm, có bề dày xác định dùng để ghi từ, các rãnh cách nhau bởi vành hẹp không được từ hóa.  Cung từ (sector): Mỗi rãnh từ được chia thành các cung (sector), mỗi sector = 512 byte, các sector được đánh số.  Liên cung (Cluster): Một nhóm các sector liên tiếp, thường 2/4/8 sector.  Từ trụ (Cylinder): Các track có cùng bán kính tạo thành một từ trụ (Cylinder). 9 v1.0015106225 3.1.2. PHÂN VÙNG Ổ ĐĨA CỨNG (tiếp theo) 10 • Đĩa từ là thiết bị việc đọc/ghi thông tin được thực hiện theo từng khối. • Kích thước nhỏ nhất của một khối là 1 sector = 512 byte. • Để đọc/ghi thông tin lên đĩa cần đặt đầu đọc vào đúng vị trí cần đọc/ghi. • Mỗi sector đầu được đánh số thứ tự. • Đĩa cứng được xác định bởi tham số số vòng quay/phút. Thời gian truy xuất:  Là yếu tố quan trọng đặc trưng cho tốc độ đọc/ghi dữ liệu trên đĩa cứng;  Thời gian truy xuất = thời gian tìm kiếm + thời gian dịch chuyển đầu từ + thời gian quay trễ  Thời gian tìm kiếm: là thời gian chuyển đầu từ từ track này sang track khác;  Thời gian chuyển đầu từ: là thời gian chuyển đổi giữa 2 đầu từ khi đọc/ghi;  Thời gian quay trễ: là thời gian từ khi đầu từ được định vị lên track cho đến khi tìm được sector cần đọc/ghi. v1.0015106225 3.1.3. QUÁ TRÌNH KHỞI ĐỘNG LINUX • Khi bật máy tính quá trình khởi động máy tính bắt đầu theo trình tự sau:  Khởi động tiến trình POST (Power On Self Test): Kiểm tra dung lượng bộ nhớ, thử nghiệm bộ nhớ, kiểm tra các thành phần phần cứng khác (bàn phím, ổ cứng);  Gọi ngắt 19h, tìm thiết bị khởi động (trình tự khởi động được thiết lập trong Setup BIOS);  Đọc sector 0 của thiết bị khởi động;  Khởi động theo trình khởi động trong MBR (Master Boot Record);  Chương trình LILO (Linux Loader) được nạp vào MBR;  Trao quyền điều khiển hệ thống cho hệ điều hành Linux. 11 v1.0015106225 3.1.3. QUÁ TRÌNH KHỞI ĐỘNG LINUX (tiếp theo) 12 v1.0015106225 3.2. THỦ TỤC ĐĂNG NHẬP VÀ CÁC LỆNH THOÁT KHỎI HỆ THỐNG 3.2.1. Đăng nhập hệ thống 3.2.2. Ra khỏi hệ thống 3.2.3. Khởi động lại hệ thống 3.2.4. Khởi động vào chế độ đồ họa 13 v1.0015106225 3.2.1. ĐĂNG NHẬP HỆ THỐNG Sau khi hệ thống Linux khởi động xong màn hình xuất hiện: • Ret Hat Linux release 6.2 (Zoot) • Kernel 2.2.14-5.0 on an i686 • May1 login:  Nhập thông tin đăng nhập: Tên đăng nhập và mật khẩu;  Có thể thay đổi các thông tin hiển thị trong tệp /etc/rc.d/rc.local;  Nếu đăng nhập thành công dòng thông báo sẽ xuất hiện: Root[may1/root]# (dấu nhắc hệ thống) 14 v1.0015106225 3.2.2. RA KHỎI HỆ THỐNG • Bấm Ctrl + Alt + Del • Gõ lệnh shutdown shutdown [Tùy chọn] [cảnh báo]  Các tùy chọn như sau:  -k: Không tắt máy thực sự mà chỉ gửi cảnh báo;  -r: Khởi động lại máy sau khi shutdown;  -h: Tắt máy thực sự;  -f: Khởi động lại nhanh, bỏ qua việc kiểm tra đĩa cứng;  -F: Khởi động lại và có kiểm tra đĩa cứng;  -c: Bỏ qua không thực hiện lệnh shutdown.  Time: Đặt thời gian thực hiện lệnh shutdown, tham số thời gian có thể được đặt theo 2 cách: dạng tuyệt đối hh:mm, dạng tương đối +, n là số phút.  Cảnh báo: là các thông báo trước khi thực hiện lệnh shutdown.  Ví dụ: shutdown +1 Sau mot phut nua he thong se shutdown! 15 v1.0015106225 3.2.2. RA KHỎI HỆ THỐNG (tiếp theo) 16 • Lệnh halt  Cú pháp: halt [tùy chọn]  Tùy chọn có thể nhận các giá trị sau:  -w: Không tắt máy thực sự nhưng vẫn ghi các thông tin vào tệp /var/log/wtmp;  -d: Không ghi các thông tin vào tệp /var/log/wtmp;  -f: Thực hiện tắt máy ngay mà không thực hiện lần lượt việc dừng các dịch vụ trên hệ thống;  -i: Thực hiện dừng tất cả các dịch vụ trên hệ thống trước khi tắt máy. v1.0015106225 3.2.3. KHỞI ĐỘNG LẠI HỆ THỐNG • Lệnh reboot cho phép khởi động lại hệ thống • Cú pháp: reboot [tùy chọn]  Lệnh cho phép khởi động lại hệ thống, chỉ siêu người dùng mới sử dụng được lệnh reboot;  Nếu hệ thống chỉ có duy nhất một người dùng thì lệnh reboot cho phép khởi động lại hệ thống nhưng phải xác nhận mật khẩu;  Các tùy chọn của lệnh reboot tương tự như lệnh halt. 17 v1.0015106225 3.2.4. KHỞI ĐỘNG VÀO CHẾ ĐỘ ĐỒ HỌA • Linux cho phép có nhiều chế độ khởi động khác nhau, các chế độ này được liệt kê trong tệp /etc/inittab. • Chế độ 3 là chế độ khởi động dạng text. • Chế độ 5 là chế độ khởi động đồ họa. • Dòng lệnh id:3:initdefault: là chế độ khởi động text. • Dòng lệnh id:5:initdefault: là chế độ khởi động đồ họa. • Trong Linux có một số loại giao diện đồ họa do một số tổ chức viết ra:  GNOME Địa chỉ download:  KDE Địa chỉ download: 18 v1.0015106225 3.3. CÁC LỆNH CƠ BẢN CỦA HỆ ĐIỀU HÀNH LINUX 3.3.1. Lệnh thay đổi mật khẩu 3.3.2. Lệnh xem, đặt ngày giờ 3.3.3. Lệnh xem lịch 3.3.4. Một số lệnh khác 19 v1.0015106225 3.3.1. LỆNH THAY ĐỔI MẬT KHẨU • Mật khẩu là thông tin quan trọng trong hệ thống. • Mật khẩu được gắn với tên người dùng được sử dụng để đăng nhập vào hệ thống. • Đăng kí tên và mật khẩu của siêu người dùng được tiến hành trong quá trình khởi tạo hệ điều hành. • Việc đăng kí tên và mật khẩu của người dùng thông thường được tiến hành khi có một người sử dụng mới đăng kí tham gia hệ thống. • Siêu người dùng sẽ khởi tạo người sử dụng mới. 20 v1.0015106225 3.3.1. LỆNH THAY ĐỔI MẬT KHẨU (tiếp theo) 21 • Cú pháp lệnh: passwd [tùy chọn] [tên người dùng] • Các tùy chọn như sau:  -k: Thay đổi mật khẩu người dùng, lệnh đòi hỏi phải xác nhận quyền truy cập hệ thống bằng cách gõ mật khẩu cũ, lệnh này thường sử dụng cho những người dùng thay đổi mật khẩu của chính mình, và độc lập với siêu người dùng.  -f: Đặt lại mật khẩu mới cho người dùng và không yêu cầu phải xác nhận mật khẩu cũ, lệnh này chỉ được thực hiện bởi siêu người dùng.  -l: Khóa một tài khoản người dùng, chỉ siêu người dùng mới có quyền khóa các tài khoản người dùng.  -u: Mở khóa cho người dùng, chỉ siêu người dùng mới có quyền mở khóa các tài khoản người dùng.  -d: Xóa bỏ mật khẩu của người dùng, lệnh này chỉ được thực hiện bởi siêu người dùng.  -S: Hiển thị thông tin về mật khẩu của người dùng. v1.0015106225 3.3.1. LỆNH THAY ĐỔI MẬT KHẨU (tiếp theo) 22 • Nếu không chỉ ra tham số người dùng trong lệnh thì lệnh sẽ tác động lên người dùng hiện tại đang đăng nhập vào hệ thống • Ví dụ: Để thay đổi mật khẩu cho người dùng pttoan ta sử dụng lệnh passwd pttoan – k • Một số lưu ý đặt mật khẩu:  Mật khẩu không nên đặt quá ngắn và đơn giản;  Mật khẩu không nên đặt quá dài và phức tạp;  Mật khẩu không nên đặt trùng với: số điện thoại, ngày sinh, họ tên v1.0015106225 3.3.2. LỆNH XEM, ĐẶT NGÀY GIỜ Để xem và thiết lập ngày, giờ trên hệ thống có thể sử dụng lệnh date theo cú pháp sau: • Lệnh xem: date [tùy chọn] [+định dạng] • Lệnh thiết lập: date [tùy chọn] [MMDDhhmm[ [CC[YY] ]-ss]]  Các tùy chọn như sau:  -d, --date=Xâu kí tự: Hiển thị thời gian dưới dạng xâu văn bản, xâu văn bản phải đặt trong cặp nháy đơn hoặc nháy kép.  -i, --iso-8601: Hiển thị ngày giờ theo chuẩn ISO 8601.  Định dạng: Được sử dụng để điều khiển cách thức hiển thị của ngày giờ và có các dạng như sau:  %%: Hiển thị ra kí tự %;  %a: Hiển thị thông tin tên ngày trong tuần theo dạng viết tắt của ngôn ngữ bản địa;  %A: Hiển thị thông tin tên ngày trong tuần theo dạng viết đầy đủ của ngôn ngữ bản địa;  %b: Hiển thị thông tin tên tháng trong tuần theo dạng viết tắt của ngôn ngữ bản địa;  %B: Hiển thị thông tin tên tháng trong tuần theo dạng viết đầy đủ của ngôn ngữ bản địa. 23 v1.0015106225 3.3.2. LỆNH XEM, ĐẶT NGÀY GIỜ (tiếp theo) 24 Để thiết lập lại ngày giờ hệ thống các tham số định dạng được mô tả là: [MMDDhhmm[CC][YY] [.ss]] • MM: Hai số chỉ tháng; • DD: Hai số chỉ ngày trong tháng; • hh: Hai số chỉ giờ trong ngày; • mm: Hai số chỉ phút; • CC: Hai số chỉ thế kỉ; • YY: Hai số chỉ năm trong thế kỉ. v1.0015106225 3.3.3. LỆNH XEM LỊCH • Để xem lịch ta sử dụng lệnh cal theo cú pháp sau: cal [tùy chọn] [ []] • Các tùy chọn là:  -m: Chọn ngày thứ 2 là ngày đầu tuần thay vì chủ nhật;  -j: Hiển thị số ngày trong tháng dưới dạng số ngày trong năm;  -y: Hiển thị lịch của năm hiện tại. • Ví dụ: cal 1 2001 25 January 2001 Su Mo Tu We Th Fr Sa 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 v1.0015106225 3.3.3. LỆNH XEM LỊCH (tiếp theo) 26 • Ví dụ: cal -j 3 2001 March 2001 Su Mo Tu We Th Fr Sa 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 v1.0015106225 3.3.4. MỘT SỐ LỆNH KHÁC • Lệnh xem thông tin hệ thống:  Cú pháp: uname [tùy chọn]  Các tham số như sau:  -a: Hiển thị tất cả các thông tin;  -m: Kiểu kiến trúc bộ vi xử lí;  -n: Hiện tên máy;  -r: Hiện nhân của hệ điều hành;  -s: Hiện tên hệ điều hành;  -p: Hiện kiểu bộ vi xử lí. • Thay đổi dấu nhắc shell  Cú pháp: PS1='’  Dãy kí tự như sau:  \!: Hiển thị thứ tự của lệnh trong lịch sử;  \#: Hiển thị thứ tự của lệnh;  \d: Hiển thị ngày hiện tại;  \h: Hiển thị tên máy;  \t: Hiển thị giờ hiện tại;  \u: Hiển thị tên người dùng. Ví dụ: PS1 \u 27 v1.0015106225 3.3.4. MỘT SỐ LỆNH KHÁC (tiếp theo) 28 • Lệnh gọi ngôn ngữ toán học  Linux cung cấp một ngôn ngữ tính toán với độ chính xác tùy ý.  Cú pháp: bc [tùy chọn] [file...]  Các tùy chọn như sau:  -l: Thực hiện phép tính theo chuẩn thư viện toán học;  -w: Khi thực hiện phép toán không theo chuẩn POSIX (là một chuẩn trong hệ điều hành Linux) sẽ hiển thị cảnh báo;  -s: Thực hiện tính toán theo chuẩn POSIX. Ví dụ: bc –l.  Người sử dụng có thể gõ các biểu thức toán học tại giao diện, và sử dụng và toán tử cơ bản như sau:  Phép nhân, chia: *, /  Phép lũy thừa: ^  Phép chia lấy dư: %  Phép cộng, trừ: +, - v1.0015106225 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI Trong bài này chúng ta đã tìm hiểu các nội dung sau: • Cài đặt và khởi động hệ điều hành Linux; • Thủ tục đăng nhập và các lệnh thoát khỏi hệ thống; • Các lệnh cơ bản của hệ điều hành Linux. 29
Tài liệu liên quan