MỤC TIÊU BÀI HỌC
• Vận dụng được phần mềm Openwriter vào công
việc soạn thảo văn bản.
• Vận dụng được phần mềm open calc vào tạo
các tài liệu bảng tính.
• Vận dụng được phần mềm open impress vào
tạo các tài liệu trình chiếu.
CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ
Để hiểu rõ bài này, yêu cầu sinh viên cần có các kiến
thức cơ bản liên quan đến các môn học sau:
• Công nghệ phần mềm;
• Nguyên lí hệ điều hành.
HƯỚNG DẪN HỌC
• Đọc tài liệu và tóm tắt những nội dung chính của
từng bài.
• Luôn liên hệ và lấy ví dụ thực tế khi học đến từng
vấn đề và khái niệm.
• Thực hành trực tiếp trên hệ điều hành Linux và
một số phần mềm mã nguồn mở như
OpenOffice, PHP
• Làm bài tập và luyện thi trắc nghiệm theo yêu
cầu từng bài.
37 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 697 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Mã nguồn mở - Bài 7: Sử dụng OpenOffice trên Linux - Phan Thanh Toàn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v1.0015106225
1
MÃ NGUỒN MỞ
Giảng viên: ThS. Phan Thanh Toàn
1
v1.0015106225
BÀI 7
SỬ DỤNG OPENOFFICE
TRÊN LINUX
Giảng viên: ThS. Phan Thanh Toàn
2
v1.0015106225
MỤC TIÊU BÀI HỌC
• Vận dụng được phần mềm Openwriter vào công
việc soạn thảo văn bản.
• Vận dụng được phần mềm open calc vào tạo
các tài liệu bảng tính.
• Vận dụng được phần mềm open impress vào
tạo các tài liệu trình chiếu.
3
v1.0015106225
CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ
Để hiểu rõ bài này, yêu cầu sinh viên cần có các kiến
thức cơ bản liên quan đến các môn học sau:
• Công nghệ phần mềm;
• Nguyên lí hệ điều hành.
4
v1.0015106225
HƯỚNG DẪN HỌC
• Đọc tài liệu và tóm tắt những nội dung chính của
từng bài.
• Luôn liên hệ và lấy ví dụ thực tế khi học đến từng
vấn đề và khái niệm.
• Thực hành trực tiếp trên hệ điều hành Linux và
một số phần mềm mã nguồn mở như
OpenOffice, PHP
• Làm bài tập và luyện thi trắc nghiệm theo yêu
cầu từng bài.
5
v1.0015106225
CẤU TRÚC NỘI DUNG
6
Làm việc với Open writer7.2
Giới thiệu về OpenOffice7.1
Làm việc với OpenOffice calc7.3
Làm việc với OpenOffice impress7.4
v1.0015106225
7.1. GIỚI THIỆU VỀ OPENOFFICE
7
7.1.1. Tổng quan về
OpenOffice
7.1.2. Các thành phần
của OpenOffice
7.1.3. Ưu, nhược điểm
của OpenOffice
v1.0015106225
7.1.1. TỔNG QUAN VỀ OPENOFFICE
• OpenOffice là bộ trình ứng dụng văn phòng
miễn phí, mã nguồn mở được xây dựng trên
phiên bản StarOffice mã nguồn mở của Sun
Microsystems.
• OpenOffice có thể chạy trên các hệ điều
hành Windows (đòi hỏi phải có Java Runtime
Environment), Solaris và Linux.
• Phiên bản mới nhất của OpenOffice cho
phép đọc/ghi các định dạng file của
MS Office.
8
v1.0015106225
7.1.2. CÁC THÀNH PHẦN CỦA OPENOFFICE
• Writer (trình soạn thảo văn bản có tính năng tương tự như Microsoft Word).
• Calc (trình bảng tính tương tự như Microsoft Excel).
• Draw (trình đồ họa cơ bản, tương tự Microsoft Visio).
• Impress (trình soạn thảo trình diễn, tương tự PowerPoint).
• Base (trình quản trị cơ sở dữ liệu, tương tự Microsoft Access).
• Math (trình viết công thức toán, tương tự Microsoft Equation Editor).
• Bộ văn phòng StarOffice cơ bản.
9
v1.0015106225
7.1.3. ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CỦA OPENOFFICE
Ưu điểm
• OpenOffice hoàn toàn miễn phí.
• Hỗ trợ nhiều extension được viết
bởi Sun hoặc nhiều người dùng
trên khắp thế giới.
• Xem code, chỉnh sửa. Nếu bạn
thực sự thích thú với
OpenOffice, bạn có thể phát
triển OpenOffice, viết các
extension cho OpenOffice
• OpenOffice có thể lưu, mở với
nhiều định dạng file khác nhau.
• Việc chuyển đổi từ Microsoft
Office sang dùng OpenOffice
hoàn toàn dễ dàng.
Nhược điểm
• Khởi động chậm hơn Microsoft
Office một chút, sử dụng nhiều
RAM hơn Microsoft Office
một chút.
• Trong OpenOffice không có một
số tính năng, phím tắt (shortcut
key) như trong Microsoft Office.
• OpenOffice vẫn còn xa lạ, nên
việc trao đổi dữ liệu cho nhau có
khó khăn hơn đôi chút.
10
v1.0015106225
7.2. SỬ DỤNG OPEN WRITER
11
7.2.1. Giới thiệu
Open Writer
7.2.2. Soạn thảo văn bản
7.2.3. Bảng biểu 7.2.4. Đồ họa
7.2.5. In ấn
v1.0015106225
7.2.1. GIỚI THIỆU OPEN WRITER
• OpenOffice.org Writer là phần mềm soạn thảo văn bản thuộc bộ phần mềm
OpenOffice.org được phát triển bởi Sun Microsystems và cộng đồng mã nguồn mở.
• OpenOffice.org có thể chạy trên nhiều hệ điều hành và hỗ trợ đa ngôn ngữ, trong đó
có cả phiên bản tiếng Việt.
• OpenOffice Writer có tính năng tương tự về mặt giao diện và cách sử dụng như
Microsoft Office Word, dễ học và dễ sử dụng.
• OpenOffice.org Writer ngày càng được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi bởi tính hiệu
quả cao trong công việc.
• Khởi động: Start → Programs → OpenOffice.org → OpenOffice.org Writer.
• Tạo tài liệu mới: File → New → Text Document (Ctrl + N).
• Ghi tệp: Chọn File → Save, hoặc bấm nút Save trên thanh công cụ bấm Ctrl + S.
• Mở tài liệu: Chọn File → Open, bấm nút Open.
• Thoát chương trình
File → Exit
Alt + F4
Bấm nút Close
12
v1.0015106225
7.2.2. SOẠN THẢO VĂN BẢN
• Định dạng văn bản
Chọn đoạn văn bản cần định dạng.
Chọn font chữ từ hộp thoại font:
Chọn cỡ chữ từ hộp thoại font size:
In đậm:
In nghiêng:
In gạch chân:
Các định dạng khác trong hộp thoại font
13
v1.0015106225
7.2.2. SOẠN THẢO VĂN BẢN (tiếp theo)
14
• Căn lề cho đoạn văn bản: Chọn đoạn văn bản và vào menu Format Paragraph
Indent: Khoảng cách thụt lề cho đoạn văn bản;
Spacing: Khoảng cách giữa đoạn trên và đoạn dưới;
Line spacing: Khoảng cách giữa các dòng;
Alignment: Căn lề cho đoạn văn bản (Left - Căn trái, Right - Căn phải, Center -
Căn giữa, Justified - Căn đều 2 bên)
• Sử dụng Bullets and NumBering
Chọn đoạn văn bản;
Format Bullets and Numbering;
Chọn kiểu đánh số từ hộp thoại.
v1.0015106225
7.2.2. SOẠN THẢO VĂN BẢN (tiếp theo)
15
• Soạn thảo công thức toán học
Insert Object Formula;
Nhập công thức.
• Chia văn bản thành nhiều cột
Bôi đen đoạn văn bản cần chia cột;
Vào menu Format Column;
Chọn số cột và các tham số.
• Chèn kí tự đặc biệt
Chọn vị trí cần đặt kí tự đặc biệt;
Vào menu Insert\Special Characters;
Chọn kí tự từ bảng chọn.
v1.0015106225
7.2.3. BẢNG BIỂU
• Hiển thị thanh thực đơn về bảng biểu: View Toolbars Table
• Tạo bảng
Đặt trỏ chuột tại vị trí muốn tạo bảng trong văn bản
Vào menu Table Insert Table
Thiết lập các tham số bảng biểu như số hàng, số cột,
• Chèn hàng, cột
Nhấn chuột phải chọn Row Insert hoặc vào menu Table Insert Row
Thiết lập các tham số
Chèn cột chọn
Column Insert hoặc Table Insert column
16
v1.0015106225
7.2.3. BẢNG BIỂU (tiếp theo)
17
• Xóa hàng, cột
Chọn hàng hoặc cột cần xóa;
Vào menu Table Delete, chọn Rows nếu muốn xóa hàng và chọn Columns
nếu muốn xóa cột.
• Trộn nhiều ô thành một ô
Chọn các ô cần trộn;
Vào menu Table Merge Cells, hoặc nhấn chuột vào biểu tượng trộn ô Merge
Cells trên thanh công cụ tạo bảng, hoặc nhấn chuột phải chọn Cell Merge.
• Chia một ô thành nhiều ô
Chọn ô cần chia;
Vào menu Table Split cells, hoặc nhấn chuột vào biểu tượng Split Cells trên
thanh công cụ tạo bảng, hoặc nhấn chuột phải chọn Cell Split;
Chọn số cột hoặc số dòng cần chia trong hộp Split cell into.
v1.0015106225
7.2.4. ĐỒ HỌA
• Để làm việc với môi trường đồ họa trên Writer thì phải sử dụng đến thanh công cụ
Drawing, kéo và thả chuột.
• Tạo chữ nghệ thuật
Đặt con trỏ chuột tại vị trí muốn chèn chữ nghệ thuật;
Nhấn chuột vào biểu tượng trên thanh công cụ vẽ Drawing;
Chọn kiểu chữ cần tạo.
• Chèn ảnh vào văn bản
Đưa con trỏ chuột vào vị trí muốn chèn ảnh;
Vào menu Insert Picture From File;
Chọn tệp tin hình ảnh cần chèn.
18
v1.0015106225
7.2.5. IN ẤN
• Xác lập khổ giấy và hướng in
Vào menu Format\Page, chọn thẻ Page
Thiết lập các tham số
• Thiết lập tiêu đề đầu trang, cuối trang
Thiết lập tiêu đề đầu trang - Header
Vào menu Insert Header Default
Nhập nội dung tiêu đề đầu trang vào khung
Thiết lập tiêu đề cuối trang – Footer
Vào menu Insert Footer Default
Nhập nội dung tiêu đề cuối trang vào khung
Chèn số trang: Vào menu Insert Fields Page Number
Chèn tổng số trang hiện tại: Vào menu Insert Fields Page
• Xem văn bản trước khi in
Vào menu File Page Preview;
In ấn: Vào menu File Print.
19
v1.0015106225
7.3. LÀM VIỆC VỚI OPEN CALC
20
7.3.1. Các thao tác cơ
bản với Open calc
7.3.2. . Các thao tác với
trang bảng tính
7.3.3. Xử lí dữ liệu trong
bảng tính
7.3.4. Sử dụng hàm
7.3.5. Đồ thị 7.3.6. Quản lí dữ liệu
v1.0015106225
7.3.1. CÁC THAO TÁC CƠ BẢN VỚI OPEN CALC
• Khởi động calc:
Vào Start Programs OpenOffice.org 3.0 OpenOffice.org Calc
• Tạo tệp bảng tính mới
File New Spreadsheet
Nhấn nút
Bấm Ctrl + N
• Ghi tệp
Vào menu File Save
Bấm biểu tượng Save
• Mở bảng tính
Chọn File Open
Bấm biểu tượng Open
• Thoát calc: Chọn File Exit
21
v1.0015106225
7.3.2. THAO TÁC VỚI TRANG BẢNG TÍNH
• Thêm trang tính mới
Vào menu Insert Sheet;
Nhập các tham số vào hộp thoại.
• Xóa trang tính
Chọn trang tính cần xoá;
Vào menu Edit Sheet Delete.
• Đổi tên trang bảng tính
Format Sheet Rename;
Nhập tên trang tính mới.
• Bảo vệ trang tính
Tools Protect Document Sheet;
Nhập thông tin mật khẩu.
22
v1.0015106225
7.3.3. XỬ LÍ DỮ LIỆU TRONG TRANG BẢNG TÍNH
• Các loại dữ liệu: Text, Number, Date, Time,
Các toán tử số học: +, -, *, /
Các toán tử chuỗi: &
Các toán tử so sánh: >, =,
• Nhập dữ liệu
Dữ liệu nhập theo từng ô;
Công thức bắt đầu bởi dấu bằng “=“
• Sửa dữ liệu: Nhấp đúp vào ô, bấm F2.
• Xóa dữ liệu
Chọn ô;
Phấm phím delete.
23
v1.0015106225
7.3.3. XỬ LÍ DỮ LIỆU TRONG TRANG BẢNG TÍNH (tiếp theo)
24
• Định dạng dữ liệu: Sử dụng thanh công cụ định dạng Format Cells
• Định dạng số: Sử dụng các biểu tượng định dạng số trên thanh công cụ.
• Kẻ khung (tạo đường viền)
Chọn biểu tượng
Chọn Format Cells, chọn thẻ Borders.
v1.0015106225
7.3.4. SỬ DỤNG HÀM
• Dạng tổng quát của hàm: Tên hàm(các tham số)
• Ví dụ
TODAY(): Ngày hiện thời trong hệ thống của máy tính (hàm không cần
tham biến).
LEN(“MISA”): Độ dài của chuỗi là 4 (hàm 1 tham biến).
AVERAGE(A1;B5;C6): Trung bình cộng các số trong các ô A1, B5, C6 (hàm
nhiều tham biến).
• Qui tắc chung
Hàm có thể có tham số hoặc không;
Các tham số phải đặt cách nhau bởi dấu chấm phẩy (;);
Hàm là một công thức do vậy phải bắt đầu bằng dấu (=);
Cặp ngoặc () là bắt buộc ngay cả khi hàm không có tham số;
Kết thúc bằng phím Enter;
25
v1.0015106225
7.3.4. SỬ DỤNG HÀM (tiếp theo)
26
• Chèn hàm vào bảng tính
Nhấn chọn ô muốn nhập công thức;
Vào menu Insert Function;
Chọn hàm từ danh sách.
• Một số hàm thông dụng
Hàm về ngày tháng: Year(), Today(), Now()
Hàm kí tự:
LEFT(Text; N): Trích N kí tự bên trái trong chuỗi Text.
LEN(Text): Tính độ dài xâu kí tự Text.
PROPER(Text): Chuyển các chữ cái đầu tiên của xâu Text thành chữ in hoa.
v1.0015106225
7.3.4. SỬ DỤNG HÀM (tiếp theo)
• Các hàm toán học
MOD(số bị chia; số chia): Lấy phần dư của phép chia;
ROUND(N; M): Làm tròn một số với độ chính xác cho trước;
SUM(): Tính tổng của các số;
Hàm AND(): Hàm và;
Hàm OR(): Hàm hoặc;
Hàm IF(điều kiện; giá trị 1;giá trị 2): Hàm if trả về giá trị 1 nếu điều kiện đúng,
ngược lại trả về giá trị 2;
AVERAGE(): Tính trung bình cộng;
Hàm MAX(): Tìm số lớn nhất;
Hàm MIN(): Tìm số nhỏ nhất;
RANK(giá trị; dữ liệu; loại): Trả về thứ hạng của một giá trị đã cho trong một
mẫu thử.
27
v1.0015106225
7.3.4. SỬ DỤNG HÀM (tiếp theo)
28
• Hàm tham chiếu
VLOOKUP(lookup_value,table_array,row_index_num,range_lookup)
lookup_value: Một giá trị dùng để tìm kiếm, có thể là một chuỗi ký tự, một
tham chiếu, một giá trị nào đó của bảng chính;
table_array: Vùng chứa dữ liệu cần tìm trong bảng phụ VD (A6:D10);
row_index_num: Giá trị lấy ở cột thứ mấy trong bảng phụ;
range_lookup: Muốn tìm chính xác hay tương đối.
HLOOKUP(lookup_value, table_array, row_index_num, range_lookup)
lookup_value: Một giá trị dùng để tìm kiếm, nó có thể là một tham chiếu hay
một chuỗi kí tự hoặc một giá trị nào đó;
table_array: Vùng chứa dữ liệu cần tìm trong bảng phụ VD (A6:D10);
row_index_num: Hàng muốn lấy dữ liệu từ bảng phụ;
range_lookup: là giá trị logic chúng ta chỉ định muốn HLOOKUP tìm chính xác
hay tương đối.
v1.0015106225
7.3.5. ĐỒ THỊ
• Cách tạo đồ thị
Chọn vùng dữ liệu đầu vào cho đồ thị;
Vào menu Insert Chart hoặc nhấn chọn biểu tượng trên thanh công cụ;
Chọn loại đồ thị.
• Thay đổi vị trí đồ thị
Nhấn chọn đồ thị, khi đó tại viền đồ thị xuất hiện các chấm vuông;
Di chuột vào vùng đồ thị, con trỏ chuột trở thành mũi tên bốn chiều;
Nhấn giữ và kéo chuột để di chuyển đồ thị đến vị trí mong muốn.
• Thay đổi kích thước đồ thị
Nhấn chọn đồ thị, khi đó tại viền đồ thị xuất hiện các chấm vuông;
Đưa chuột đến các chấm vuông, con trỏ chuột trở thành mũi tên hai chiều;
Nhấn giữ và kéo chuột để điều chỉnh kích thước đồ thị theo ý muốn.
29
v1.0015106225
7.3.5. ĐỒ THỊ (tiếp theo)
30
• Thay đổi loại đồ thị
Bấm đúp chuột vào đồ thị, xuất hiện viền màu xám xung quanh đồ thị;
Nhấn chuột phải vào đồ thị, chọn Chart Type;
Trên hộp hội thoại Chart Type, chọn loại đồ thị mong muốn.
• Thay đổi miền dữ liệu đầu vào cho đồ thị
Bấm đúp chuột vào đồ thị, xuất hiện viền màu xám xung quanh đồ thị;
Nhấn chuột phải vào đồ thị, chọn Data Ranges;
Trên hộp hội thoại Data Ranges, thay đổi miền dữ liệu đầu vào như mong muốn;
Nhấn nút OK.
v1.0015106225
7.3.6. QUẢN LÍ DỮ LIỆU
• Sắp xếp dữ liệu
Chọn miền dữ liệu cần sắp xếp;
Vào menu Data Sort, chọn thẻ Sort Criteria;
Chọn khoá sắp xếp;
Chọn sắp xếp tăng dần hoặc giảm dần cho khoá.
• Lọc dữ liệu
Chọn miền dữ liệu định lọc (kể cả hàng tiêu đề);
Vào menu Data Filter AutoFilter, Calc sẽ tự động chèn những mũi tên vào
bên phải của các tên trường;
Để lọc theo trường nào, nhấn chuột vào mũi tên bên phải của tên trường đó, xuất
hiện danh sách các tiêu chuẩn lọc tương ứng của trường.
31
v1.0015106225
7.4. LÀM VIỆC VỚI OPENOFFICE IMPRESS
32
7.4.1. Các thao tác cơ bản
với impress
7.4.3. Sử dụng
mẫu template
7.4.2. Các thao tác với slide
v1.0015106225
7.4.1. CÁC THAO TÁC CƠ BẢN VỚI IMPRESS
• Khởi động impress: Start\Programs\OpenOffice.org 3.0\OpenOffice.org Impress
• Tạo trình diễn mới
Bấm Ctrl +N;
Kích biểu tượng trên thanh taskbar.
• Lưu tệp trình chiếu
File Save
Ctrl + S
Kích biểu tượng save trên thanh công cụ.
• Mở tệp trình chiếu
File Open
Ctrl + O
33
v1.0015106225
7.4.2. XÂY DỰNG CÁC SLIDE
• Định dạng slide qua slide master
Hiển thị slide master: View Master Slide Master;
Đóng silde master: Bấm nút Close Master View.
• Áp dụng slide master
Chọn các slide cần áp dụng slide master;
Bấm nút Apply to All Slides.
• Định dạng slide master: Chọn kiểu font, kích cỡ,
mầu sắc
• Đưa thông tin vào các silde: Chọn các hộp text và nhập
các thông tin
Thiết lập hiệu ứng để trình diễn;
Sử dụng hiệu ứng chuyển dịch slide;
Chuyển về chế độ xem normal;
Tích vào Automatic preview trong thẻ Slide Transition;
Chọn kiểu hiệu ứng và các tham số trong hộp thoại;
Bấm nút Apply to All Slide.
34
v1.0015106225
7.4.2. XÂY DỰNG CÁC SLIDE (tiếp theo)
35
• Tạo hiệu ứng hoạt hình
Mở slide;
Chọn các đối tượng cần tạo hoạt hình
trên slide;
Chọn Custom Animation;
Bấm nút Add;
Chọn kiểu hoạt hình;
Thiết lập các tham số;
Bấm nút OK.
• Trình diễn slide
Nhấn nút Slide Show;
Chọn menu: Slide Show Slide Show;
Bấm F5.
• Chuyển qua lại giữa các slide khi trình diễn
Kích chuột phải.
Chọn các nút trên giao diện.
v1.0015106225
7.4.3. SỬ DỤNG MẪU TEMPLATE
• Impress cung cấp một thư viện các mẫu slide đã định dạng sẵn.
• Tạo bản trình chiếu từ các template
File New;
Chọn thẻ From Template;
Chọn mẫu từ hộp thoại.
• Áp dụng template cho tệp trình chiếu
Mở tệp trình chiếu;
Chọn Format Slide Design;
Nhấn Load;
Chọn một mẫu từ hộp thoại.
• Sử dụng mẫu từ các nguồn khác
Tải các tệp template về máy;
Vào menu: Tools Extension Manager;
Chọn nút Add;
Chọn template trong hộp thoại;
Chọn Enable.
36
v1.0015106225
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
Trong bài học này, chúng ta đã tìm hiểu những nội dung
chính sau:
• Giới thiệu về OpenOffice;
• Tìm hiểu về các phần mềm Open writer, OpenOffice
calc, OpenOffice impress và các ứng dụng.
37