Bài giảng Marketing toàn cầu - Hoàng Cửu Long

Khái niệm quốc tế hoá Là quyết định của một tổ chức nhằm thâm nhập, mở rộng thị trường, phát triển sản phẩm và các hoạt động khác vượt ra khỏi phạm vi 1 quốc gia Làm ảnh hưởng sâu sắc đến quản lý, điều hành và hành vi của tổ chức đó Chịu tác động của các yếu tố Môi trường vĩ mô, Vi mô, Văn hoá, Cạnh tranh

ppt211 trang | Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 1819 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Marketing toàn cầu - Hoàng Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
* TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Hướng dẫn: Th.S Hoàng Cửu Long Tp.Hồ Chí Minh, 09.2009 Môn học: Marketing toàn cầu (Marketing quốc tế) * Chương 1: Tổng quan về marketing quốc tế Quốc tế hoá và các công ty quốc tế Bản chất của marketing quốc tế Kế hoạch và chiến lược marketing xuất khẩu Mục đích của doanh nghiệp tham gia thị trường thế giới * I. Quốc tế hoá và các công ty quốc tế Khái niệm quốc tế hoá Là quyết định của một tổ chức nhằm thâm nhập, mở rộng thị trường, phát triển sản phẩm và các hoạt động khác vượt ra khỏi phạm vi 1 quốc gia Làm ảnh hưởng sâu sắc đến quản lý, điều hành và hành vi của tổ chức đó Chịu tác động của các yếu tố Môi trường vĩ mô, Vi mô, Văn hoá, Cạnh tranh… * I. Quốc tế hoá và các công ty quốc tế (t.t) 2. Công ty trong bối cảnh quốc tế hoá: Khi tiến hành quốc tế hoá cần lưu ý các vấn đề: Sứ mệnh và Tầm nhìn của công ty ra sao? Có phù hợp với định hướng quốc tế hoá hay không? Năng lực của công ty có phù hợp với các quy định, thông lệ của ngành, lĩnh vực mình hoạt động hay không? Chính sách về sản phẩm, sự đa dạng hoá sản phẩm, hình thức hoạt động có phù hợp với từng thị trường hay không? Cơ hội mà thị trường đa quốc gia mang lại là gì? Giá trị gia tăng ra sao? Bối cảnh cạnh tranh của các thị trường như thế nào? * II. Bản chất của marketing quốc tế Bối cảnh thị trường thế giới hiện nay Các công ty lớn đã từ lâu nhìn thấy thị trường thế giới mang lại lợi nhuận khổng lồ Xu hướng toàn cầu hoá diễn ra 1 cách mạnh mẽ và liên tục, ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp Các công ty trên khắp hành tinh đang thi nhau tiềm kiếm cơ hội bán hàng hàng ra toàn cầu Hình thành nên những khu vực mậu dịch tự do như NAFTA, EU, AFTA… Sự cạnh tranh giữa các sản phẩm không chỉ bên ngoài mà ngay tại “sân nhà” Việc ứng dụng công nghệ mới, phương thức quản lý hiện đại ngày càng được sử dụng để nâng cao năng lực cạnh tranh Các hình thức hoạt động hiện đại trở nên thông dụng như Liên doanh, Mua bán & Sáp nhập (M&A), Hiệp hội ngành nghề… * II. Bản chất của marketing quốc tế (t.t) 2. Khái niệm và Bản chất của marketing quốc tế Marketing xuất khẩu (Export marketing) Là hoạt động marketing giúp doanh nghiệp bán sản phẩm ra khỏi thị trường nội địa Liên quan nhiều đến yếu tố Chính trị, Văn hoá, Xã hội, Địa lý, Điều kiện tự nhiên, Dân số… Kế hoạch hành động hoàn toàn khác so với kế hoạch tại thị trường nội địa * II. Bản chất của marketing quốc tế (t.t) Marketing tại thị trường xâm nhập (The foreign marketing) Là hoạt động marketing ngay tại thị trường nơi mà công ty đang thâm nhập Các yếu tố mang sắc thái riêng như Môi trường cạnh tranh, Hành vi tiêu dùng, Hệ thống phân phối, Hệ thống luật pháp, Quảng cáo, Khuyến mãi… Mỗi thị trường thì phải thiết lập Kế hoạch marketing riêng biệt Thông thường, mỗi thị trường sẽ có nhà Quản trị marketing cao cấp của thị trường đó * II. Bản chất của marketing quốc tế (t.t) Marketing đa quốc gia (Multinational marketing) Hoạt động marketing phối hợp và tương tác của nhiều thị trường khác nhau có thể cho cùng 1 loại sản phẩm Đòi hỏi nhà làm marketing phải am tường từng thị trường cụ thể để có kế hoạch phối hợp hiệu quả Marketing toàn cầu (Global marketing) Vận dụng cùng 1 chiến lược marketing của công ty ở tất cả các thị trường trên phạm vi toàn cầu Nhằm tiêu chuẩn hoá các chiến lược marketing và ứng dụng cho tất cả các thị trường, bỏ qua những khác biệt Mục tiêu là nhằm tận dụng các cơ hội và khai thác nhu cầu toàn cầu Đòi hỏi sự hiểu biết tường tận để có thể ứng dụng kế hoạch marketing cho tất cả các thị trường * II. Bản chất của marketing quốc tế (t.t) Bản chất của marketing quốc tế: nhằm giải quyết các vấn đề sau Có nên kinh doanh ở thị trường nước ngoài không? Năng lực sẵn có của công ty có đủ sức thực hiện marketing quốc tế? Làm thế nào để thâm nhập thị trường nước ngoài? Thị trường nào là triển vọng, là tiềm năng đối với công ty? Khách hàng chúng ta đang ở đâu? Họ mong đợi gì ở sản phẩm chúng ta? Nhận dạng các đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành: Họ là ai? Kinh doanh sản phẩm gì? Cho ai? Ở đâu? Khi nào? Tại sao? Kinh doanh theo phương thức nào?... Thiết kế chiến lược marketing-mix nên ra sao? Kinh nghiệm về thị trường thế giới của công ty ra sao? * II. Bản chất của marketing quốc tế (t.t) 3. Nội dung của marketing quốc tế: Phân tích thị trường tiềm năng Lập kế hoạch và phát triển các sản phẩm/dịch vụ đáp ứng nhu cầu khách hàng Phân phối sản phẩm hiệu quả Thực hiện các chương trình xúc tiến: Quảng cáo, Bán hàng, Trưng bày sản phẩm, Dùng thử, Cải tiến sản phầm phù hợp v.v… Chiến lược giá phù hợp Các dịch vụ hỗ trợ bán hàng, dịch vụ hậu mãi Các kế hoạch về tài chính,nhân sự, logistics Kỳ vọng kết quả đạt được như thế nào? Những yếu tố bất lợi, sự đo lường trước các hậu quả xấu Kế hoạch phụ trợ, bổ sung ra sao? * II. Bản chất của marketing quốc tế (t.t) 4. Những thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam khi thâm nhập thị trường thế giới Đặc điểm của các doanh nghiệp Việt Nam Quy mô vừa và nhỏ: hạn chế về vốn, trình độ sản xuất, trình độ công nghệ cao, trình độ nhân sự, khả năng tiếp cận, sự nhìn xa trông rộng Kinh nghiệm thương trường thế giới: vừa Thiếu lại vừa Yếu Năng lực cạnh tranh ở phạm vi chuyên nghiệp còn hạn chế Chịu tác động nhiều của yếu tố Văn hoá truyền thống trong mua bán Chưa có sự sẵn sàng cao độ cho hội nhập * II. Bản chất của marketing quốc tế (t.t) Các thách thức chủ yếu khi thâm nhập thị trường thế giới Tính phức tạp và đa dạng của môi trường văn hoá Sức cạnh tranh và năng lực quản lý, ngân sách marketing, khả năng hoạch định marketing quốc tế còn nhiều hạn chế Sự ổn định về chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp Sự hiểu biết về các tiêu chuẩn, các rào cản thương mại khi thâm nhập Việc xây dựng thương hiệu Sự am hiểu về Môi trường kinh tế, Chính trị, Pháp luật, Cạnh tranh… tại mỗi thị trường khác nhau * Nhiệm vụ của Marketing quốc tế Irwin/McGraw-Hill Copyright©2002 by The McGraw-Hill Companies, Inc. All rights reserved. * Các hoạt động trong marketing quốc tế Phân tích chi tiết Thị trường hiện tại và Thị trường tiềm năng Hoạch định và Phát triển sản phẩm – dịch vụ mà khách hàng cần. Phân định rõ ràng giữa các gói sản phẩm Thiết lập hệ thống phân phối thông qua các kênh sao cho khách hàng tiện lợi nhất trong việc tiếp cận Hoạt động xúc tiến nhắm vào 2 mục đính chính: Thông tin và Tuyên truyền cho khách hàng hiểu về sản phẩm, dịch vụ Chính sách giá phải cho thấy được giá trị đích thức hay giá trị phù hợp của sản phẩm hay dịch vụ đối với khách hàng Tiến hành các dịch vụ mang tính kỹ thuật hoặc không kỹ thuật đến với khách hàng Trước – Trong - Sau bán * III. Kế hoạch và chiến lược marketing xuất khẩu Mục tiêu Đặt ra những tiêu chí cụ thể, rõ ràng, phù hợp với doanh nghiệp Xác định và đo lường được các cơ hội thị trường mang lại Chương trình: lập kế hoạch marketing-mix thích hợp Tổ chức thực hiện: Triển khai những ý tưởng từ Chương trình theo tiến độ công việc và thời gian Sử dụng 1 cách hiệu quả nhất các nguồn lực của công ty Tối ưu hoá các hoạt động marketing * III. Kế hoạch và chiến lược marketing xuất khẩu (t.t) Quy trình marketing xuất khẩu Phân tích: Thu thập thông tin: Thứ cấp - Sơ cấp, Bên trong – Bên ngoài, Chính thức – Không chính thức. Rà soát các dữ liệu nhằm tìm ra các cơ hội để tận dụng các nguồn lực công ty nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh Hoạch định: Phát triển một Kế hoạch marketing bao gồm Phân tích tình huống, Xác định Mục đích – Mục tiêu, Các chiến lược - Chiến thuật, Ước tính lợi nhuận, chi phí, Những dự kiến thay đổi trong cấu trúc của tổ chức Thực thi: Các hoạt động cụ thể trong Kế hoạch hành động. Điều chỉnh những hoạt động để phù hợp với những biến động của môi trường kinh doanh Kiểm soát: Thiết lập những Kế hoạch thường niên như: Dự báo doanh số, Lợi nhuận, Biện pháp kiểm soát hữu hiệu để theo sát những Thành – Bại của kế hoạch * III. Kế hoạch và chiến lược marketing xuất khẩu (t.t) Đề cương kế hoạch marketing (Marketing plan): xem SGK Những lưu ý khi tham gia thị trường thế giới: Thực hiện nghiên cứu tại bàn kỹ lưỡng nhằm tìm ra sản phẩm và thị trường phù hợp Thực hiện nghiên cứu hiện trường trước khi đưa sản phẩm vào Các chuyến đi tiền trạm cần đặt suy nghĩ: Xâm nhập thị trường lâu dài! Thu thập thông tin, chọn lọc thị trường, đối tác cần có cơ sở, định hướng rõ ràng, cụ thể * III. Kế hoạch và chiến lược marketing xuất khẩu (t.t) Hoạch định Chiến lược xuất khẩu cần: Dự báo doanh số (Sales forecasts) Ngân sách bán hàng (Sales budget) Định mức bán hàng (Sales quotas) Lịch sản xuất (Production schedules) Kiểm soát tồn kho (Inventory control) Nguồn nhân lực (Labor requirements) Ngân sách xúc tiến (Promotional budgets) Dự thảo tài chính (Financial budget) Ước định lợi nhuận (Profit budget) * IV. Mục đích của doanh nghiệp tham gia thị trường thế giới Sự thúc đẩy từ thị trường trong nước Khi sức tiêu thụ cũng như khả năng mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp quá nhỏ Thị trường chứa đựng nhiều rủi ro, cạnh tranh gay gắt, biến thiên khôn lường Có khi thị trường bên ngoài sẽ tạo động lực, nhu cầu cho thị trường nội địa Sự khuyến khích đến từ Chính phủ, Các hiệp hội trong việc phát triển thị trường ra bên ngoài Năng lực sản xuất quá dư thừa so với sức tiêu thụ của thị trường nội địa Dựa vào các giai đoạn trong Chu kỳ sống của sản phẩm * IV. Mục đích của doanh nghiệp tham gia thị trường thế giới (t.t) 2. Sự thúc đẩy từ thị trường bên ngoài Tìm kiếm nguồn tài nguyên mới, vật liệu mới Mở rộng cơ hội hợp tác đầu tư, khai thác thị trường mới Tạo nên những sản phẩm/dịch vụ mới Phân phối sản phẩm hợp lý hơn * IV. Mục đích của doanh nghiệp tham gia thị trường thế giới (t.t) 3. Những yếu tố mang tính chiến lược Phục vụ mạng lưới khách hàng toàn cầu Mở rộng chu kỳ sống của sản phẩm 4. Những yếu tố khác Phát triển 1 cách hiệu quả nhất cơ hội thị trường bên ngoai mang lại Là cơ hội để trui rèn, phát triển năng lực nhân sự Tạo cơ hội nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới Tạo ra sự đua tranh về cải tiến sản phẩm, nâng cao năng lực hoạt động, năng lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. * CHƯƠNG II: MÔI TRƯỜNG MARKETING QUỐC TẾ - NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI Phần I: Môi trường marketing quốc tế Phần II: Nghiên cứu thị trường thế giới Quy trình nghiên cứu marketing quốc tế Lựa chọn thị trường mục tiêu Sử dụng ma trận “Sức thu hút thị trường và Sức mạnh cạnh tranh công ty” * Phần I Môi trường marketing quốc tế * Môi trường vi mô + Môi trường bên trong doanh nghiệp + Nhà cung ứng + Khách hàng + Trung gian marketing + Giới công chúng (cổ đông, báo chí, liên đoàn, hiệp hội…) * Môi trường vĩ mô Môi trường Kinh tế Môi trường Văn hoá – Xã hội Môi trường Chính trị và Pháp luật Môi trường Cạnh tranh Môi trường Công nghệ * I. Môi trường Kinh tế Dân số Quy mô thị trường, tiềm năng thị trường Sự phân bố về độ tuổi, phân bố địa lý dân cư, mật độ dân cư Sự khác nhau về tiềm năng thị trường và nhu cầu về hàng hoá, dịch vụ Sự thuận lợi trong việc triển khai các hoạt động marketing * I. Môi trường Kinh tế (t.t) Thu nhập Thu nhập bình quân đầu người Khả năng mua sắm, hành vi mua sắm Sự tăng trưởng về GDP hàng năm Mối tương tác Trình độ văn hoá ↔ Thu nhập Tác động đến Hoạt động phân khúc thị trường * I. Môi trường Kinh tế (t.t) Tình hình của Ngành trong nền kinh tế Tình hình sản xuất, kinh doanh của ngành mà công ty sẽ hoạt động Cơ cấu sản phẩm: Trực tiếp, Gián tiếp, Thay thế/bổ sung Ảnh hưởng đến việc ra quyết định về Xuất hoặc Nhập khẩu hàng, Xu hướng nhập khẩu hàng của thị trường ra sao Tỷ giá, lạm phát Nghiên cứu tỷ giá hối đoái làm cơ sở cho việc định giá, lên hợp đồng Tỷ giá hối đoái Liên thị trường Liên quan đến các nghiệp vụ Ngoại thương: Hợp đồng Future, Option, Forward... Liên quan đến các đối tác trung gian: Môi giới, Hãng tàu, Tư vấn, Logistics… Ảnh hưởng đến việc ra quyết định về hình thức thanh toán Tỷ lệ lạm phát cho thấy “sức khoẻ” của nền kinh tế * I. Môi trường Kinh tế (t.t) Cơ sở hạ tầng Hiện trạng phát triển của các phương tiện thông tin, năng lượng, kết cấu hạ tầng cơ sở (giao thông, đường xá, xử lý môi trường…) Khả năng đáp ứng của cơ sở hạ tầng quyết định rất lớn vào các hoạt động marketing Nghiên cứu điều kiện cơ sở hạ tầng để sử dụng hiệu quả nguồn lực sẵn có của công ty cũng như tiết kiệm chi phí Bao gồm: Dịch vụ công cộng (bưu điện, trung tâm sinh hoạt cộng đồng, hệ thống trường học…), điện thoại, radio, truyền hình, internet, hệ thống đường cao tốc, đường liên tỉnh – liên bang, sân bay, bến cảng, kho bãi, trạm cung cấp năng lượng… * I. Môi trường Kinh tế (t.t) Mức độ đô thị hoá Quy hoạch tổng thể đô thị, phạm vi phát triển Mức độ giao thoa về văn hoá, xã hội, thương mại của thị trường ra sao Tầm nhìn phát triển chiến lược Mức độ hội nhập Các quốc gia có các hình thức hội nhập sau: Khu vực tự do mậu dịch, Liên minh thuế quan, Thị trường chung, Liên minh kinh tế… Hỗi hình thức đều có những đặc điểm khác nhau tuỳ theo điều kiện từng thị trường, vùng Các hình thức và tổ chức thông dụng: AFTA, APEC, NAFTA, EFTA, ISO, OPEC, WTO, WB… Mục đích của việc nghiên cứu các hình thức: + Đưa ra chiến lược thâm nhập phù hợp + Hạn chế những rủi ro và tổn thất + Khai thác hiệu quả nguồn năng lực sẵn có sao cho phù hợp + Khai thác tối ưu tiềm năng của thị trường đem lại + Nâng cao năng lực cạnh tranh Bên trong và Bên ngoài + Tận dụng những ưu đãi, lợi thế mà các điều khoản, điều kiện đưa ra + Hình thành nên những chiến lược, chiến thuật cụ thể Các đặc điểm của hình thức hội nhập kinh tế * I. Môi trường Kinh tế (t.t) Các yếu tố khác: Hệ thống ngân hàng Đầu tư nước ngoài Tình hình sản xuất và sản lượng của quốc gia Kế hoạch phát triển của quốc gia * Các đặc điểm của hình thức hội nhập kinh tế * II. Môi trường Văn hoá – Xã hội Mục đích nghiên cứu: + Ảnh hưởng đến hành vi mua sắm và Thái độ khách hàng + Tác động trực tiếp vào chiến lược Marketing-mix + Tuỳ vào chiến lược chung, định hướng chung của công ty mà có những chính sách liên quan đến Môi trường văn hoá – Xã hội Đặc điểm chung: + Mỗi thị trường, quốc gia, khu vực khác nhau thì Môi trường văn hoá – Xã hội rất khác nhau + Trong một nền văn hoá của quốc gia còn có các tiểu văn hoá khác nhau + Các tiểu văn hoá khác nhau sẽ đưa ra các phân khúc thị trường khác nhau + Các chiến lược Marketing-mix nhất thiết phải dựa trên đặc điểm này Các yếu tố của Môi trường văn hoá – Xã hội: * II. Môi trường Văn hoá – Xã hội (t.t) Ngôn ngữ + Là phương tiện giao tiếp trong xã hội + Trong một xã hội có thể có nhiều ngôn ngữ khác nhau, hình thành nên sự phong phú trong cấu trúc + Mỗi ngôn ngữ đi liền với sự hình thành một nền văn hoá + Ảnh hưởng rất lớn đến việc ra quyết định thông tin trong hoạt động marketing + Trên thế giới hiện có trên 3.000 ngôn ngữ khác nhau + Ví dụ:  Người Nhật né tránh nói “No”, họ luôn nói “Yes”. Tuy nhiên không phải lúc nào Yes cũng là “Vâng”, có khi nó là “Tôi đang nghe”. Nếu “Yes” mà kèm theo đấu hiệu lắc đầu là Sự phủ nhận  Ở Bungari và Srilanca: lắc đầu có nghĩa là “Vâng”  Xe mang thương hiệu “NOVA” nhưng khi dịch sang tiếng Tây Ban Nha lại có nghĩa là “Bất động”  Quaûng caùo Pepsi ôû Ñaøi Loan: “Ñeán vaø soáng vôùi theá heä Pepsi” ñöôïc chuyeån thaønh Hoa ngöõ “Pepsi seõ mang toå tieân caùc baïn trôû veà töø coõi cheát” * II. Môi trường Văn hoá – Xã hội (t.t) Tôn giáo, giá trị, thái độ Là động cơ của hành vi, cơ sở cho hấu hết các giá trị, thái độ khách hàng Nhà làm marketing quốc tế cần có kiến thức rộng về tôn giáo của quốc gia, thị trường để hiểu được hành vi người tiêu dùng Tránh những va chạm, xung khắc về vấn đề tôn giáo, sắc tộc tại bất kỳ thị trường nào Chiến lược sản phẩm, Xúc tiến chịu tác động nhiều bởi yếu tố này Ví dụ: Người theo đạo Hồi không ăn thịt heo Người theo đạo Hindu không ăn thịt bò Người theo đạo Công giáo sẽ tăng lượng tiêu dùng vào những dịp lễ Giáng sinh, lễ Phục sinh và Năm mới * II. Môi trường Văn hoá – Xã hội (t.t) Giáo dục Giáo dục tác động đến việc nhận thưc của người tiêu dùng Hệ thống giáo dục ảnh hưởng đến trình độ lực lượng lao động, khả năng thích nghi, thay đổi với môi trường và năng lực điều hành Nhà làm marketing quốc tế cần có sự hiểu biết về nền giáo dục của một quốc gia để có thể khai thác hiệu quả nguồn nhân lực Các chỉ số thường quan tâm: Chỉ số phát triển con người (HDI), Tỷ lệ người biết chữ, Tỷ lệ giáo viên/học sinh, giảng viên/sinh viên, bác sĩ/người dân… Ví dụ: Chỉ số HDI của Việt Nam năm 2007 là 0,725, hạng 116/182 nước * II. Môi trường Văn hoá – Xã hội (t.t) Cấu trúc gia đình, Quan niệm gia đình Mỗi xã hội, địa phương thì có cấu trúc gia đình khác nhau Trong các nền văn hoá khác nhau thì vai trò của mỗi thành viên cũng khác nhau Cấu trúc gia đình, vai trò của các thành viên sẽ ảnh hưởng lớn đến cách thức tiêu thụ và quyết định mua sắm Quan niệm gia đình được hình thành trên cơ sở văn hoá và được đúc kết qua thời gian Những hiểu biết tường tận về yếu tố Gia đình sẽ giúp cho việc ra quyết định chính sách sản phẩm phù hợp Ví dụ: Sản phẩm Kellogg’s đưa nguõ coác vaøo thị trường Aán Ñoä, nhöng aên saùng vôùi nguõ coác laø khaùi nieäm môùi laï. * II. Môi trường Văn hoá – Xã hội (t.t) Tổ chức xã hội Bao gồm các nhóm, các mối quan hệ giữa các cá nhân và các nhóm Có nhiều loại nhóm trong xã hội như Tầng lớp gia đình, Bộ tộc, Chủng tộc, Giai cấp, Dòng dõi… Các nhóm hoạt động xã hội như Hiệp hội, Hội người tiêu dùng, Câu lạc bộ, Liên hiệp, Hội doanh nghiệp, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Quỹ từ thiện… Nghiên cứu về Tổ chức xã hội nhắm trả lời các câu hỏi: Có bao nhiêu nhóm chính trong xã hội? Đâu là nhóm tham khảo chính? Những nhóm nào có cùng địa vị? Nhóm nào có ảnh hưởng đến phân khúc khách hàng nào? Vai trò của mỗi nhóm ra sao? … * III. Môi trường Chính trị và Pháp luật Môi trường chính trị Tìm hiểu về thể chế chính trị trong quốc gia, thị trường Ảnh hưởng của yếu tố chính trị đến nền kinh tế ra sao Sự bất ổn và thay đổi về chính trị tạo nên những rủi ro cho môi trường kinh doanh Các công ty đa quốc gia thường bị xem xét kỹ lưỡng về xuất xứ quốc gia khi hoạt động trên phạm vi toàn cầu Mối quan hệ giữa Công ty với Chính quyền địa phương luôn phải coi trọng Hàng tiêu dùng thường nhạy cảm hơn hàng công nghiệp về yếu tố chính trị * III. Môi trường Chính trị và Pháp luật (t.t) Môi trường pháp luật Các luật lệ liên quan như Luật kinh doanh, Luật Hải quan, Luật doanh nghiệp, Luật lao động, Luật công ước quốc tế, Luật toà án… Liên quan trực tiếp đến các hoạt động kinh doanh, marketing Các quốc gia, thị trường đếu có những luật lệ riêng chi phối đến chiến lược marketing-mix Ví dụ: Ở một số quốc gia cấm quảng cáo sản phẩm nhạy cảm trên Tivi, radio Các quy định bắt buộc về quảng cáo dược phẩm, sữa bột, sản phẩm cho trẻ sơ sinh trên tivi Một số quốc gia đã có quy định về quảng cáo trong rạp chiếu phim Những nội dung chính khi nghiên cứu môi trường pháp luật + Mức độ kiểm soát của Chính phủ về Xuất – Nhập khẩu và các yếu tố liên quan + Các công ước, hiệp ước, điều khoản mà quốc gia dã ký kết, tham gia + Hàng rào thuế quan + Hệ thống luật chi phối trực tiếp trong kinh doanh: Luật chống bán phá giá, Luật quảng cáo, khuyến mại, Luật cạnh tranh, Quy chế mở văn phòng đại diện, Luật thuế quan, Điều kiện ATVS thực phẩm… * IV. Môi trường Cạnh tranh Khi thâm nhập một thị trường nào đó, công ty cần nghiên cứu: Hình thức cạnh tranh về sản phẩm đang diễn ra tại nước sở tại Phân tích cạnh tranh: Trực tiếp, Gián tiếp, Thay thế/bổ sung, Tiềm ẩn Các chiến lược kinh doanh của đối thủ: Mục đích, Mục tiêu, Phân tích SWOT Các chiến lược cạnh tranh thường thấy: Chiến lược dẫn đầu Chiến lược theo sau/theo đuổi Chiến lược nép góc Chiến lược khác biệt hoá/dị biệt hoá Chiến lược đa dạng hoá * V. Môi trường Công nghệ Hiện trạng của việc áp dụng công nghệ trong ngành Năng suất, năng lực sản xuất mà công nghệ tạo ra Sự sẵn sàng, khả năng ứng dụng công nghệ mới của quốc gia, thị trường Việc ứng dụng công nghệ trong xã hội liên quan đến việc hoạch định các phương tiện quảng cáo, truyền thông Các chi phí có liên quan: chi phí R&D, chi phí đầu tư máy móc, thiết bị, nhà xưởng, nguyên vật liệu mới… Ngày nay, sự tiến bộ của công nghệ tạo ra nhiều sản phẩm mới, khác lạ trên thị trường. Tuy nhiên, nó cũng có những mặt trái. * CHƯƠNG II: MÔI TRƯỜNG MARKETING QUỐC TẾ - NGHIÊN CỨU
Tài liệu liên quan