Bài giảng Máy biến áp gia dụng

2.1.1. Định nghĩa Máy biến áp làmột thiếtbị điệntừtĩnh, làm việc trên nguyên lýcảm ứng điệntừ, dùng để biến đổi điện ápcủahệ thống dòng điện xoay chiều màvẫn giữ nguyêntầnsố. Máy biến đổităng điện áp đượcgọi là máy biến áptăng áp. Máy biến đổi giảm điện áp đượcgọi là máy biến áp giảm áp. 2.1.2. Côngdụngcủa máy biến áp Máy biến áp đượcsửdụngrấtrộng rãi trong công nghiệp và trong đờisống. Ởmỗi mộtlĩnhvực,mục đíchsửdụngcủa máy biến áp khác nhaudẫn đếnkếtcấucủa máy biến ápcũng khác nhau. Trong truyềntải và phân phối điệnnăng, đểdẫn điệntừ nhà máy đếnnơi tiêu thụ cần phải có đường dâytải điện (hình 2-1). Khoảng cáchtừ nhà máy điện đếnhộ tiêu thụ thườngrấtlớn, dovậy việc truyềntải điệnnăng phải được tính toán sao cho kinhtế nhất.

pdf16 trang | Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 3686 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Máy biến áp gia dụng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyen Van Do - ĐHĐL 36 ~ MFĐ MBA tăng áp Đường dây truyền tải MBA giảm áp Hộ tiêu thụ Hình 2-1. Hệ thống sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng CHƯƠNG 2 MÁY BIẾN ÁP GIA DỤNG 2-1. KHÁI NIỆM CHUNG 2.1.1. Định nghĩa Máy biến áp là một thiết bị điện từ tĩnh, làm việc trên nguyên lý cảm ứng điện từ, dùng để biến đổi điện áp của hệ thống dòng điện xoay chiều mà vẫn giữ nguyên tần số. Máy biến đổi tăng điện áp được gọi là máy biến áp tăng áp. Máy biến đổi giảm điện áp được gọi là máy biến áp giảm áp. 2.1.2. Công dụng của máy biến áp Máy biến áp được sử dụng rất rộng rãi trong công nghiệp và trong đời sống. Ở mỗi một lĩnh vực, mục đích sử dụng của máy biến áp khác nhau dẫn đến kết cấu của máy biến áp cũng khác nhau. Trong truyền tải và phân phối điện năng, để dẫn điện từ nhà máy đến nơi tiêu thụ cần phải có đường dây tải điện (hình 2-1). Khoảng cách từ nhà máy điện đến hộ tiêu thụ thường rất lớn, do vậy việc truyền tải điện năng phải được tính toán sao cho kinh tế nhất. Cùng một công suất truyền tải trên đường dây, nếu tăng được điện áp thì dòng điện truyền tải sẽ giảm xuống, từ đó có thể giảm tiết diện và trọng lượng dây dẫn, dẫn tới hạ giá thành đường dây truyền tải, đồng thời tổn hao năng lượng trên đường dây cũng giảm. Vì vậy, muốn truyền tải công suất lớn đi xa, ít tổn hao và tiết kiệm kim loại màu, trên đường dây người ta phải dùng điện áp cao, thường là 35, 110, 220 và 500 kV. Trên thực tế, các máy phát điện không có khả năng phát ra những điện áp cao như vậy, thường chỉ từ 3 đến 21 kV, do đó phải có thiết bị để tăng điện áp ở đầu đường dây lên. Mặt khác các hộ tiêu thụ thường yêu cầu điện áp thấp, từ 0,4 đến 6 kV, do đó đến đây phải có thiết bị giảm điện áp xuống. Những thiết bị dùng để tăng điện áp ở đầu ra của máy phát điện, tức là ở đầu đường dây tải điện và giảm điện áp khi tới hộ tiêu thụ, tức là ở cuối đường dây tải điện gọi là các máy biến áp. Đó là loại thiết bị biến đổi điện áp. Trong hệ thống truyền tải điện, muốn truyền tải và phân phối công suất từ nhà máy điện đến tận các hộ tiêu thụ một cách hợp lí, thường phải qua ba, bốn lần tăng và giảm điện áp. Trong kĩ thuật điện tử, người ta sử dụng máy biến áp để thực hiện chức năng ghép nối tín hiệu giữa các tầng, thực hiện kĩ thuật khuếch đại tín hiệu… Các máy biến áp thường gặp là: biến áp loa, biến áp mành, biến áp dòng, biến áp trung tần, biến áp đảo pha, cuộn chặn ... Nguyen Van Do - ĐHĐL 37 a) b) c) d) Hình 2-2. Một số loại máy biến áp. a, b) - Biến áp phân phối; c, d) Biến áp dùng trong gia đình Ngoài ra, trong thực tế còn gặp nhiều loại máy biến áp khác được chế tạo theo yêu cầu sử dụng như: máy biến áp điều chỉnh, máy biến tự ngẫu, máy biến áp chỉnh lưu, máy biến áp hàn … 2.1.3. Phân loại máy biến áp Có nhiều loại máy biến áp và nhiều cách phân loại khác nhau: Theo công dụng, máy biến áp gồm những loại chính sau: - Máy biến áp điện lực dùng để truyền tải và phân phối điện năng; - Máy biến áp điều chỉnh loại công suất nhỏ (phổ biến trong các gia đình) có khả năng điều chỉnh để giữ cho điện áp thứ cấp phù hợp với đồ dùng điện khi điện áp sơ cấp thay đổi. - Máy biến áp công suất nhỏ dùng cho các thiết bị đóng cắt, các thiết bị điện tử và trong gia đình. - Các máy biến áp đặc biệt: Máy biến áp đo lường; máy biến áp làm nguồn cho lò luyện kim hoặc dùng chỉnh lưu, điện phân; máy biến áp hàn điện; máy biến áp dùng để thí nghiệm ... Theo số pha của dòng điện được biến đổi, máy biến áp được chia thành loại một pha và loại ba pha. Theo vật liệu làm lõi, người ta chia ra máy biến áp lõi thép và máy biến áp lõi không khí. Thep phương pháp làm mát, người ta chia ra máy biến áp làm mát bằng dầu, máy biến áp làm mát bằng không khí (biến áp khô). Hình 2-2 giới thiệu một số loại máy biến áp dùng trong truyền tải và phân phối điện năng và máy biến áp dùng trong gia đình. Nguyen Van Do - ĐHĐL 38 Hình 2-3. một số dạng lõi thép máy biến áp: a) Lõi thép dạng U, I; b) Lõi thép dạng E, I; c) máy biến áp một pha; d) Máy biến áp ba pha a) b) ) d) Trụ Gông c) 2-2. CẤU TẠO, NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA MÁY BIẾN ÁP 2.2.1. Cấu tạo máy biến áp Máy biến áp gồm ba bộ phận chính: lõi thép (bộ phần dẫn từ), dây quấn (bộ phận dẫn điện) và vỏ máy. Ngoài ra máy còn có các bộ phận khác như: cách điện, đồng hồ đo, bộ phận điều chỉnh, bảo vệ ... a) Lõi thép Lõi thép được làm từ thép kĩ thuật điện, được cán thành các lá thép dày 0,3; 0,35; 0,5 mm, hai mặt có phủ sơn cách điện để giảm tổn hao do dòng điện xoáy (dòng Phucô). Thép kĩ thuật là thép hợp kim silic, tính chất của thép kĩ thuật điện thay đổi tuỳ theo hàm lượng silic. Nếu hàm lượng silic càng nhiều thì tổn thất càng ít nhưng giòn, cứng khó gia công. Theo hình dáng, lõi thép máy biến áp thường được chia làm hai loại: kiểu lõi (kiểu trụ) và kiểu bọc (kiểu vỏ). Ngoài ra lõi thép còn có một số kiểu khác. Lõi thép gồm hai phần: trụ và gông. Trụ là phần trên đó có quấn dây quấn, gông là phần lõi thép nối các trụ với nhau để khép kín mạch từ (hình 2-3 c và d). Hình 2-3 trình bày một số dạng lõi thép của máy biến áp. Tiết diện ngang của trụ có thể là hình vuông, hình chữ nhật, hay hình tròn có bậc. Loại hình tròn có bậc thường dùng cho máy biến áp công suất lớn. Tiết diện ngang của gông có thể là hình chữ nhật, hình chữ thập hay hình chữ T (hình 2-4). Nguyen Van Do - ĐHĐL 39 a) b) Hình 2-4. Tiết diện ngang của trụ (a) và của gông (b) U2 Zt W2 W1 U1 b) U1 U2 Zt W2 W1 a) Hình 2-5. Máy biến áp phân li (a); máy biến áp tự ngẫu (b) b) Dây quấn Dây quấn máy biến áp thường được làm bằng đồng hoặc làm bằng nhôm, có tiết diện hình tròn hay hình chữ nhật, xung quanh dây dẫn có bọc cách điện bằng êmay hoặc sợi amiăng hay côtông. Dây quấn máy biến áp gồm dây quấn sơ cấp và dây quấn thứ cấp. Dây quấn nối với nguồn nhận năng lượng từ nguồn vào gọi là dây quấn sơ cấp. Dây quấn nối với phụ tải, cung cấp điện cho phụ tải gọi là dây quấn thứ cấp. Ở các máy biến áp lực dùng trong hệ trống truyền tải và phân phối điện năng, dây quấn có điện áp cao gọi là dây quấn cao áp (CA), dây quấn có điện áp thấp gọi là dây quấn hạ áp (HA). Ngoài ra, ở các máy biến áp có dây quấn thứ ba có cấp điện áp trung gian giữa CA và HA gọi là dây quấn trung áp (TA). Dây quấn sơ cấp và thứ cấp thường không nối điện với nhau, máy biến áp có hai như vậy gọi là máy biến áp phân ly hay máy biến áp cảm ứng (hình 2-5a). Nếu máy biến áp có hai dây quấn nối điện với nhau và có phần chung gọi là máy biến áp tự ngẫu (hình 2-5b). Máy biến áp tự ngẫu có phần dây quấn nối chung nên tiết kiệm được lõi thép, dây quấn và tổn hao công suất nhỏ hơn máy biến áp phân li (có cùng công suất thiết kế). Nhưng máy biến áp tự ngẫu có nhược điểm là hai dây quấn nối điện với nhau nên ít an toàn. c) Vỏ máy Vỏ máy được làm bằng thép, dùng để bảo vệ máy. Với các máy biến áp dùng để truyền tải và phân phối điện năng, vỏ máy gồm hai bộ phận: thùng và nắp thùng. Nguyen Van Do - ĐHĐL 40 a) b) c) d) Hình 2-6. Hình dáng bên ngoài của một số loại máy biến áp. a, b) Vỏ có cánh tản nhiệt; c, d) Vỏ thúng phẳng Thùng máy làm bằng thép, tuỳ theo công suất mà hình dáng và kết cấu vỏ máy có khác nhau, có loại thùng phẳng, có loại thùng có ống hoặc cánh tản nhiệt. Nắp thùng dùng để đậy thùng và trên đó đặt các chi tiết quan trọng của máy như: các sứ đầu ra của dây quấn cao áp và hạ áp, bình giãn dầu, ống bảo hiểm, bộ phận truyền động của bộ điều chỉnh điện áp… Hình 2-6 giới thiệu hình dạng bên ngoài của một số loại máy biến áp. 2.2.2. Nguyên lý làm việc của máy biến áp Máy biến áp làm việc dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ. Xét máy biến áp một pha hai dây quấn như hình 2-7. Dây quấn sơ cấp 1 có W1 vòng dây, dây quấn thứ cấp 2 có W2 vòng dây. Hai dây quấn được quấn trên lõi thép 3. Nguyen Van Do - ĐHĐL 41 Hình 2-7. Nguyên lý làm việc của MBA Đặt vào dây quấn sơ cấp một điện áp xoay chiều hình sin U1, trong cuộn dây sơ cấp có dòng điện xoay chiều I1. Dòng I1 sinh ra trong lõi thép từ thông biến thiên F. Do mạch từ khép kín nên từ thông này móc vòng qua cả hai cuộn dây sơ cấp và thứ cấp, cảm ứng nên trong chúng các sức điện động cảm ứng E1 và E2. Nếu máy biến áp không tải (thứ cấp hở mạch) thì điện áp tại hai đầu cuộn thứ cấp bằng sức điện động E2: U20 = E2 Nếu thứ cấp được nối với phụ tải Zt, trong cuộn dây thứ cấp có dòng điện I2, dòng I2 lại sinh ra từ thông thứ cấp chạy trong mạch từ, từ thông này có khuynh hướng chống lại từ thông do dòng sơ cấp tạo nên, làm cho từ thông sơ cấp (còn gọi là từ thông chính) giảm biên độ. Để giữ cho từ thông chính không đổi, dòng sơ cấp phải tăng lên một lượng khá lớn để từ thông chính tăng thêm bù vào sự suy giảm do từ thông thứ cấp gây nên. Điện áp thứ cấp khi máy có tải là U2. Như vậy năng lượng điện đã được truyền từ sơ cấp sang thứ cấp. Nếu bỏ qua tổn thất điện áp trong các cuộn dây sơ cấp và thứ cấp (thường tổn hao này rất nhỏ) thì ta có: U1 ≈ E1 và U2 ≈ E2 Trong đó: E1 = 4,44fW1Fm là trị số hiệu dụng của sức điện động sơ cấp; E2 = 4,44fW2Fm là trị số hiệu dụng của sức điện động thứ cấp; U1 và U2 là trị số hiệu dụng của điện áp sơ cấp và thứ cấp máy biến áp (V, kV); f - tần số của điện áp đặt vào cuộn sơ cấp; W1 và W2 - là số vòng của cuộn dây sơ cấp và thứ cấp; Fm - biên độ từ thông chính trong lõi thép. Do đó ta có: k E E U U ==» 2 1 2 1 2 1 W W k - gọi là tỉ số biến đổi của máy biến áp (tỉ số biến áp). Máy biến áp có k > 1 (U1 > U2) gọi là máy biến áp giảm áp. Máy biến áp có k < 1 (U1 < U2) gọi là máy biến áp tăng áp. Công suất máy biến áp nhận từ nguồn là S1 = U1.I1. Công suất máy biến áp cấp cho phụ tải là S2 = U2.I2 S1, S2 là công suất toàn phần (công suất biểu kiến) của máy biến áp, có đơn vị là vôn-ampe (VA), kilôvôn - ampe (kVA) hoặc mêgavôn-ampe (MVA). Nếu bỏ qua tổn hao công suất trong máy biến áp thì S1 = S2, và ta có: Nguyen Van Do - ĐHĐL 42 U1.I1 = U2.I2 hay kI I U U == 1 2 2 1 Tức là, tăng điện áp lên k lần thì đồng thời giảm dòng điện đi k lần. Ngược lại, máy biến áp giảm áp k lần thì dòng điện tăng k lần. 2.2.3. Các số liệu định mức của máy biến áp Các số liệu định mức của máy biến áp quy định điều kiện kĩ thuật của máy, do nhà máy chế tạo quy định và thường ghi trên nhãn máy. Trên biển máy biến áp thường ghi các trị số định mức sau: 1. Điện áp sơ cấp định mức U1đm: là điện áp đặt vào dây quấn sơ cấp khi máy làm việc bình thường, tính bằng vôn (V) hoặc kilôvôn (kV). Nếu là máy biến áp ba pha thì U1đm là điện áp dây. 2. Điện áp thứ cấp định mức U2đm (v, kV): là điện áp của dây quấn thứ cấp khi máy biến áp không tải và điện áp đặt vào cuộn sơ cấp là định mức. 3. Dòng điện sơ cấp định mức I1đm: là dòng điện trong cuộn dây sơ cấp khi dòng điện trong cuộn thứ cấp là định mức, đơn vị là ampe (A). 4. Dòng điện thứ cấp định mức I2đm: là dòng điện trong cuộn dây thứ cấp khi điện áp thức cấp là U2đm và phụ tải là định mức, đơn vị : A 5. Công suất định mức Sđm: là công suất toàn phần (công suất biểu kiến) đưa ra ở dây quấn thứ cấp máy biến áp, nó đặc trưng cho khả năng chuyển tải năng lượng của máy, đơn vị là vôn-ampe (VA) hoặc kilôvôn-ampe (kVA). Đối với máy biến áp một pha: Sđm = U2đm.I2đm Đối với máy biến áp ba pha: Sđm = 3 U2đm.I2đm trong đó: U2đm và I2đm là điện áp dây và dòng điện dây. 6. Tần số định mức fđm (Hz). Đây là tần số của nguồn điện đặt vào cuộn sơ cấp. Ngoài các đại lượng định mức trên, trên thẻ máy còn ghi: số pha m, tổ đấu dây, điện áp ngắn mạch un%, chế độ làm việc … Máy biến áp khi làm việc không được phép vượt quá các trị số định mức ghi trên thẻ máy. 2-3. SỬ DỤNG, SỬA CHỮA MBA MỘT PHA THÔNG DỤNG 2.3.1. Các máy biến áp một pha thông dụng 1. Máy biến điện 220/110V Loại này có cấu tạo đơn giản, thuộc dạng máy biến áp tự ngẫu. Vì máy biến áp có tính thuận nghịch nên có thể dùng để biến đổi điện áp xoay chiều từ 220 V sang 110V hoặc ngược lại. Loại này không điều chỉnh được điện áp, khi điện áp đưa vào cuộn sơ cấp thay đổi thì điện áp thứ cấp cũng thay đổi theo. Loại này thường chế tạo với công suất bé, I2đm = 2A, 3A, 5A. 2. Máy tăng giảm điện áp Nguyen Van Do - ĐHĐL 43 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 0UT PUT IN PUT 1 2 3 4 5 6 a) Hình 2-8. Máy tăng giảm điện áp a) Hình dáng bên ngoài; b) Sơ đồ nguyên lý. 1- Các cọc nối phía sơ cấp; 2- Các cọc nối phía thứ cấp; 3- Công tắc xoay; 4- Đèn báo; 5- Vôn mét; 6- Vỏ máy b) 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 b a 0 0 220V 110V 110V 220V S Chuông V K Đ IN PUT OUT PUT Các máy biến áp có thể điều chỉnh tăng hoặc giảm điện áp ra, theo thói quen trong sử dụng người ta vẫn gọi là survolteur (hình 2-8). Khi điện áp U1 đưa vào phía sơ cấp thay đổi, để giữ cho điện áp phía thứ cấp không đổi và bằng định mức (U2 = U2đm), người ta điều chỉnh công tắc xoay K để thay đổi số vòng dây cuộn sơ cấp W1. Điều này được giải thích dựa vào công thức cơ bản của máy biến áp: 2 1 2 1 W W = U U suy ra 1 1 2 2 W W UU = Với W2 không đổi, muốn điều chỉnh U2 = U2đm thì: Khi U1 giảm, phải giảm W1 bằng cách xoay công tắc K về phía số 10, còn khi U1 tăng thì phải tăng W1 bằng cách xoay công tắc K về phía số 1. Đèn Đ báo máy đang hoạt động và vôn mét V chỉ thị điện áp ra được mắc song song và được cấp bởi cuộn dây quấn ngoài cùng có điện áp ra từ 4 ÷ 6V. Khi điện áp thứ cấp đạt định mức (110V hoặc 220V), điện áp tương ứng ở hai đầu vôn mét là 6V (cũng có thể là 4V hay 5V tuỳ thuộc vào số vòng của cuộn dây quấn ngoài cùng), kim của vôn mét sẽ lệch một góc a, tương ứng trên thang đo kim chỉ ở một vạch mà phía dưới ghi 110V, phía trên ghi 220V, lúc đó nếu tải ở thứ cấp nối vào các cọc 220V thì đọc là 220V, nếu nối vào các cọc 110V thì đọc là 110V. Khi điện áp thứ cấp lớn hơn hay nhỏ hơn trị số định mức thì điện áp hai đầu vôn mét cũng sẽ lớn hơn hay nhỏ hơn 6V và kim sẽ lệch nhiều hay ít tương ứng với điện áp ra. Nguyen Van Do - ĐHĐL 44 10W/20W FS2 Nối đầu cọc 110V Chấm từ số 1 Hình 2-9. Bộ phận báo quá điện áp 1- Chuông; 2- Xtăcte 1 2 a) 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 80 110 160 220 V A b) 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 0 220V 110V 110/220V S Chuông V K2 Đ IN PUT OUT PUT 220V 160V 110V 80V K1 A Hình 2-10. Survolteur có hai công t ắc xoay Mạch bảo vệ quá điện áp gồm một xtắcte của đèn huỳnh quang mắc nối tiếp với một chuông điện nhỏ (hình 2-9). Đấu mạch vào hai điểm ab. Khi điện áp U2 = U2đm thì điện áp giữa hai điểm ab là 80V (Uab = 80V), nếu U2 vượt quá trị số định mức thì Uab sẽ lớn hơn 80V, xtăcte sẽ kín mạch, chuông được cung cấp nguồn và reng lên báo quá điện áp. Trong thực hành, để xác định hai điểm nối mạch chuông người ta làm như sau: Khi chuông đã mắc nối tiếp với xtăcte thì còn lại hai đầu dây nối. Nối một đầu vào đầu 110V, đóng điện vào máy và điều chỉnh công tắc K để điện áp thứ cấp bằng định mức (110V ở hai cọc lấy điện 110V và 220V ở hai cọc lấy điện 220V), đầu dây còn lại của mạch chuông đem chấm từ số 1 lùi về phía số 10 cho đến điểm nào mà chuông không kêu thì nối vào điểm đó. Hình 2-10 là sơ đồ nguyên lý của một máy tăng giảm điện áp tương tự như sơ đồ hình 2-8, chỉ khác là có hai công tắc xoay K1và K2, cả hai công tắc đều dùng để điều chỉnh số vòng dây của cuộn sơ cấp. Nếu điện áp nguồn là 110V thì K1 đặt ở vị trí 110V, nếu nguồn điện vào là 220V thì K1 được để ở vị trí 220V. K1 sẽ được xoay đến vị trí 160V hoặc 80V trong trường hợp đã điều chỉnh K2 đến vị trí số 10 mà điện áp thứ cấp vẫn thấp hơn định mức, trước đó phải trả K2 về vị trí số 4. Hai loại survolteur trên thường được chế tạo với I2đm = 10A, 20A, 30A, 50A. Nguyen Van Do - ĐHĐL 45 a) b) c) d) e) Hình 2-11. MBA tự ngẫu điều chỉnh điện áp ra liên tục a) Hình dáng bên ngoài; b, c) Lõi bên trong; d, e) Sơ đồ nguyên lý. 3. Máy biến áp tự ngẫu điều chỉnh điện áp ra liên tục. Máy biến áp tự ngẫu công suất nhỏ điều chỉnh điện áp ra liên tục thường mạch từ hình trụ, điện áp ra được điều chỉnh bằng cách điều chỉnh con trượt trên các vòng dây nằm kế tiếp nhau, nhờ đó mà điện áp ra thay đổi được liên tục (hình 2-11). Ổn áp thức chất là một máy biến áp tự ngẫu được dùng phổ biến trong các gia đình. Khi điện áp cung cấp thay đổi, muốn giữ điện áp thứ cấp không đổi, người ta thay đổi số vòng dây của cuộn sơ cấp. Dây quấn của ổn áp được quấn trên lõi thép hình vành khăn. Để thay đổi số vòng dây sơ cấp khi điện áp nguồn thay đổi, người ta dùng hai IC điều khiển động cơ quay con trượt để thay đổi số vòng dây W1 nhằm duy trì U2 không đổi. Người ta cũng chế tạo ổn áp sắt từ cộng hưởng. Nhờ tính chất bão hoà của lõi thép, khi U1 thay đổi hoặc khi có thay đổi của phụ tải (dòng I2 tăng) thì vẫn giữ được U2 không đổi. . Khi điện áp cung cấp thay đổi, muốn giữ điện áp thứ cấp không đổi người ta thường thay đổi số vòng dây của cuộn sơ cấp. 4. Máy nạp bình acquy Máy nạp bình acquy là một thiết bị điện gồm một máy biến áp giảm áp và một bộ chỉnh lưu dùng để biến đổi nguồn xoay chiều 110V/220V thành điện áp một chiều 6V Nguyen Van Do - ĐHĐL 46 Hình 2-12. Sơ đồ nguyên lý máy nạp ăcquy dùng 2 điôt U1~ 110V 220V K1 K2 1 2 3 4 5 A CC + - UDC 12V 12V 6V 6V 0V D1 D2 f a b c d e K3 Hình 2-13. Sơ đồ nguyên lý máy nạp ăcquy dùng 4 điôt U1~ 110V 220V K UDC CC 12V 9V 4,5V 3 V 6V A + - D1 D3 D2 D4 + - C + - P N hoặc 12V. Các trị số điện áp một chiều trên là trị số danh định, thực tế phải là 6,6 ÷ 7V hoặc 13,2 ÷ 14V mới nạp điện cho acquy được. Máy nạp acquy có nhiều dạng sơ đồ khác nhau tuỳ theo mạch chỉnh lưu dùng 1, 2 hay 4 điốt. Dạng thông dụng dùng 2 điốt như sơ đồ hình 2-12. Máy sử dụng nguồn 110V hoặc 220V bằng cách điều chỉnh công tắc K1. Máy có thể nạp cho bình ắcquy 6V hoặc 12V. Khi nạp cho bình ắcquy 12V, bật công tắc K3 về vị trí 12V, lúc đó a nối c và b nối d. Khi nạp cho bình 6V, bật K3 về vị trí 6V, lúc đó a nối e và b nối f. Muồn điều chỉnh dòng điện nạp, ta điều chỉnh công tắc K2 để thay đổi số vòng cuộn sơ cấp, từ đó điều chỉnh được điện áp ra U2 và dòng điện nạp được thay đổi. Phía thứ cấp có cầu chì CC hay rơle nhiệt để bảo vệ khi có sự cố ngắn mạch hay khi dòng nạp vượt quá trị số qui định. Khi dùng 2 điốt để nạp, thứ cấp máy biến áp phải có điểm ra ở giữa. Nguyen Van Do - ĐHĐL 47 P A D N + - UDC C CC Hình 2-14. Chỉnh lưu dùng 1 điốt Máy nạp bình ắcquy cũng có thể dùng 1 hoặc 4 điốt. Trên hình 2-13 là sơ đồ máy dùng 4 điốt. Nếu dùng 1 điốt, chỉ việc thay cầu 4 điốt ở hình 2-13 bằng 1 điốt nối vào hai điểm P, N như hình 2-14. Lưu ý: Đối với các ắcquy chì thông dụng, ở chế độ nạp điện bổ sung hay nạp phục hồi được qui định như sau: - Dòng điện nạp bằng 1/10 dung lượng định mức của bình, thời gian nạp là 10 giờ. Ví dụ, ắcquy 110Ah: có IN = 10A, tN = 10h. - Điện áp nạp tính trên mỗi hộc bình là 2,2V ÷ 2,4V. Như vậy với bình 6V, điện áp nạp là UN = 3 x (2,2 ÷ 2,4) = (6,6 ÷ 7,2)V. Bình 12V thì điện áp nạp là UN = 6 x (2,2 ÷ 2,4) = (13,2 ÷ 14,4)V Các bộ nguồn dùng để cung cấp cho các máy thu thanh, cassette, ... có cấu tạo tương tự như máy nạp ắcquy nhưng công suất bé hơn, chỉ khác là có thêm bộ lọc bằng tụ điện C để lọc tín hiệu một chiều ở ngõ ra của bộ chỉnh lưu nhằm có được điện áp một chiều bằng phẳng gần giống với nguồn một chiều pin hoặc ắcquy. 2.3.2. Sử dụng, bảo dưỡng máy biến áp Khi sử dụng máy biến áp cần đọc kĩ các số liệu ghi trên thẻ máy, đó là các số liệu đặc trưng cho tính năng kĩ thuật của máy mà nhà chế tạo đã ghi lại nhằm thông báo cho người sử dụng. Nếu sử dụng máy biến áp đúng tính năng kĩ thuật của
Tài liệu liên quan