CHƯƠNG I - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
BÀI 1- KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI MÁY XÂY DỰNG
1. Định nghĩa
Máy xây dựng là danh từ chung dùng để chỉ các máy và thiết bị phục vụ công tác xây
dựng dân dụng, xây dựng công nghiệp, giao thông thuỷ lợi
2. Phân loại:
- Dựa vào nguồn động lực chia thành:
+ Động cơ điện.
+ Động cơ thủy lực.
+ Động cơ đốt trong.
- Dựa vào tính năng kỹ thuật của máy chia thành:
+ Nhóm máy nâng: kích, palăng, tời,. dùng để nâng hàng theo phương đứng.
+ Nhóm máy vận chuyển: băng tải, vít tải,. dùng để vận chuyển theo phương
nghiêng, phương ngang hay thẳng đứng.
+ Nhóm máy làm đất: máy san, máy ủi,. phục vụ công tác thi công đất.
+ Nhóm máy sản xuất vật liệu xây dựng: máy nghiền sàng đá, máy trộn bê tông,.
+ Nhóm máy và thiết bị thi công mặt đường nhựa: trạm trộn bê tông nhựa nóng, máy
rải bê tông nhựa nóng, xe phun tưới nhựa.
+ Nhóm máy gia cố nền móng công trình: búa đóng cọc, máy ép cọc bấc thấm, máy
khoan cọc nhồi.
+ Nhóm máy thi công đường sắt: máy chèn đá, máy đặt ray,.
+ Các nhóm máy phụ khác; máy nắn kéo cốt thép,.
- Dựa vào hình thức điều khiển:
+ Điều khiển cơ khí.
+ Điều khiển điện.
+ Điều khiển thuỷ lực.
81 trang |
Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 775 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Máy xây dựng đại cương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài giảng máy xây dựng đại cương
Nguyễn Hữu Chí Bộ môn máy vây dựng
1
CHƯƠNG I - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
BÀI 1- KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI MÁY XÂY DỰNG
1. Định nghĩa
Máy xây dựng là danh từ chung dùng để chỉ các máy và thiết bị phục vụ công tác xây
dựng dân dụng, xây dựng công nghiệp, giao thông thuỷ lợi
2. Phân loại:
- Dựa vào nguồn động lực chia thành:
+ Động cơ điện.
+ Động cơ thủy lực.
+ Động cơ đốt trong.
- Dựa vào tính năng kỹ thuật của máy chia thành:
+ Nhóm máy nâng: kích, palăng, tời,.. dùng để nâng hàng theo phương đứng.
+ Nhóm máy vận chuyển: băng tải, vít tải,.. dùng để vận chuyển theo phương
nghiêng, phương ngang hay thẳng đứng.
+ Nhóm máy làm đất: máy san, máy ủi,.. phục vụ công tác thi công đất.
+ Nhóm máy sản xuất vật liệu xây dựng: máy nghiền sàng đá, máy trộn bê tông,..
+ Nhóm máy và thiết bị thi công mặt đường nhựa: trạm trộn bê tông nhựa nóng, máy
rải bê tông nhựa nóng, xe phun tưới nhựa.
+ Nhóm máy gia cố nền móng công trình: búa đóng cọc, máy ép cọc bấc thấm, máy
khoan cọc nhồi.
+ Nhóm máy thi công đường sắt: máy chèn đá, máy đặt ray,..
+ Các nhóm máy phụ khác; máy nắn kéo cốt thép,..
- Dựa vào hình thức điều khiển:
+ Điều khiển cơ khí.
+ Điều khiển điện.
+ Điều khiển thuỷ lực.
+ Điều khiển khí nén.
+ Điều khiển kết hợp.
BÀI 2 - Ý NGHĨA CƠ GIỚI HOÁ
VÀ TÌNH HÌNH TRANG BỊ CƠ GIỚI HOÁ Ở NƯỚC TA
1. Ý nghĩa cơ giới hoá
Cơ giới hoá công tác đất có ý nghĩa quan trọng, được thể hiện trên các mặt sau: +
Chất lượng công trình.
+ Thời hạn thi công.
+ Giá thành kinh tế.
Để có thể thực hiện tốt việc cơ giới hoá cần phải đảm bảo các công việc sau:
- Sự lựa chọn phương tiện cơ giới: loại gì, máy gì, tính năng,
Bài giảng máy xây dựng đại cương
Nguyễn Hữu Chí Bộ môn máy vây dựng
2
- Sự đồng bộ trong đội máy: máy này bao nhiêu, máy kia bao nhiêu, thiết bị phục vụ,
- Bố trí dây chuyền hoạt động: máy nào trước, máy nào sau, ở chỗ nào,
- Tổ chức, quản lý kỹ thuật đội máy thi công, vật tư, nhiên liệu, bảo dưỡng sửa chữa,
- Những điều kiện thiên nhiên về địa hình, thời tiết,
Cơ giới hoá được thực hiện bằng các hình thức sau:
- Máy móc cơ học.
- Máy móc thuỷ lực.
- Chất nổ
Trong đó hình thức cơ giới hoá bằng máy móc cơ học chiếm khoảng 8085%.
2. Tình hình trang bị cơ giới hoá ở nước ta
Tính đến năm 1993 tổng số thiết bị cơ giới của nước ta có khoảng 40.000 chiếc với
tổng công suất trên 2,5 triệu Kw, gồm 350 chủng loại khác nhau của 24 nước sản xuất.
Trong đó:
- Máy làm đất 16,3%
- Máy thi công chuyên dùng 24,5%
- Máy vận chuyển ngang 31,6%
- Máy vận chuyển cao 7,6%.
- Máy làm đá 3,8%
- Các loại máy khác 16,2%
Việc tổ chức, quản lý và khai thác máy còn nhiều bất hợp lý, thể hiện trên các mặt
sau: Tính năng kỹ thuật chưa hoàn toàn phù hợp với đặc điểm của đối tượng khai thác.
- Số chủng loại máy quá nhiều gây phức tạp cho công tác quản lý, khai thác và thiếu
đồng bộ.
- Các máy được lựa chọn phần lớn chưa đảm bảo chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.
3. Các yêu cầu lựa chọn đối với máy xây dựng
- Đơn giản về kết cấu, gọn nhẹ, có công suất, năng suất thích hợp, các chi tiết có độ
bền, đơn giản, dễ chế tạo.
- Có tính cơ động cao, dễ tháo lắp, điều khiển. Việc vận chuyển không quá phức tạp,
sử dụng thuận tiện, an toàn.
- Lựa chọn máy phù hợp với điều kiện Việt Nam, điều kiện thiên nhiên về thời tiết,
địa hình.
- Lựa chọn máy theo đối tượng thi công.
- Lựa chọn máy có tính đa năng cao.
Các yêu cầu trên đảm bảo các chỉ tiêu sau:
- Tính năng kỹ thuật của máy phù hợp với đặc điểm khai thác.
- Chất lượng đảm bảo.
- Hiệu quả kinh tế cao.
- Thuận lợi cho công tác khai thác sử dụng.
- Phù hợp với khả năng đầu tư.
Bài giảng máy xây dựng đại cương
Nguyễn Hữu Chí Bộ môn máy vây dựng
3
BÀI 3 - CÁC HỆ THỐNG CƠ BẢN CỦA MXD - XD
I. Cấu trúc cơ bản
- Thiết bị động lực là các loại động cơ đốt trong, điện, đảm bảo cung cấp năng lượng
cho các thiết bị công tác.
- Hệ thống truyền động là bộ phận trung gian dùng để truyền công suất từ thiết bị
động lực đến các bộ phận công tác.
- Hệ thống điều khiển dùng để điều khiển quá trình làm việc của máy.
- Hệ thống khung bệ có độ bền lâu, độ cứng vững tốt, hình dáng thích hợp để gá lắp
và giữ cho các cụm máy ổn định trong quá trình làm việc.
- Thiết bị an toàn, chiếu sáng dùng để ngăn ngừa các sự cố có thể xảy ra, đồng thời
tạo điều kiện cho người điều khiển làm việc thuận lợi và an toàn.
- Cơ cấu di chuyển dùng để di chuyển máy trong quá trình làm việc đồng thời truyền
áp suất và tải trọng ngoài lên nền.
- Bộ công tác là nơi thực hiện chức năng làm việc của máy.
II. Thiết bị động lực
2.1 Khái niệm: Thiết bị động lực là động cơ ban đầu trong máy, cung cấp năng lượng cho
máy hoạt động. Gồm có: động cơ đốt trong (<500kw), động cơ điện và động cơ phối hợp.
Điều kiện làm việc của các máy động lực trang bị cho MXD -XD rất đặc biệt, máy động lực
phải chịu tải trọng tối đa, thông thường gấp 2 – 3 lần tải trọng bình thường, bản thân toàn bộ
máy luôn bị giật mạnh, ngoại lực tác dụng lên máy luôn luôn thay đổi.
2.2 Một số dạng động lực cơ bản
1. Động cơ diezen
- Mang tính cơ động cao, không phụ thuộc vào nguồn năng lượng nào.
- Nhiên liệu dùng trong động cơ diezen phổ biến, rẻ tiền.
- Hoạt động chắc chắn và sử dụng đơn giản.
- Hiệu suất nhiệt cao (3040%), suất tiêu hao nhiên liệu vào khoảng 220250 g/Kwh.
Tuy nhiên, nó còn có những nhược điểm sau:
- Kích thước và trọng lượng của động cơ diezen lớn.
- Việc chế tạo hệ thống nhiên liệu khó khăn, đòi hỏi độ chính xác cao, dẫn đến giá
thành cao.
- Động cơ diezen dùng nhiên liệu nặng, khó cháy và phương pháp tạo hoà khí không
tốt nên khó khởi động, nhất là về mùa đông.
ĐIỀU
KHIỂN
ĐỘNG CƠ TRUYỀN
ĐỘNG
BỘ CÔNG
TÁC
Bài giảng máy xây dựng đại cương
Nguyễn Hữu Chí Bộ môn máy vây dựng
4
- Không đổi chiều quay trục khuỷu được nên trong sơ đồ truyền động phải xử lý việc
này phức tạp.
- Máy không bền, thường xuyên phải bảo dưỡng, sửa chữa.
Hiện nay, trong các MXD - XD hiện đại động cơ thường được trang bị tuốc bin tăng
áp, làm mát sau để đảm bảo cháy hết nhiên liệu. Hệ thống phun nhiên liệu trực tiếp cho từng
vòi phun, bơm cao áp riêng cho từng xi lanh. Động cơ có bộ điều khiển tự động cho phép
người lái tác động bằng các nút bấm, điều khiển tốc độ động cơ ở ba mức, phù hợp với tải
trọng ngoài, đảm bảo tính kinh tế nhiên liệu. Các động cơ được chế tạo với mức độ ô nhiễm
môi trường thấp nhất, thoả mãn các tiêu chuẩn nêu trong các điều luật về bảo vệ môi trường
của tổ chức bảo vệ môi trường thế giới. Một số động cơ sử dụng các kết cấu mới như vòi
phun điện tử, vòi phun điện tử thuỷ lực làm cho động cơ có kết cấu gọn nhẹ, hiệu suất làm
việc tăng.
2. Động cơ điện
Được sử dụng rộng rãi trên các máy cố định hoặc các máy di chuyển bước ở cự ly
ngắn, hiệu suất làm việc khá cao (7090%). Kết cấu gọn nhẹ, có khả năng vượt tải tương
đối tốt, dễ dàng tự động hoá quá trình điều khiển và không gây ô nhiễm môi trường.
Nhược điểm: Phải có nguồn điện và lưới điện cung cấp; khó điều chỉnh tốc độ quay,
mômen khởi động nhỏ, ngoài ra cần phải có biện pháp đảm bảo an toàn cho người và máy
trong lúc làm việc.
3. Thiết bị động lực kết hợp
Một số MXD - XD được trang bị động lực kết hợp như diezen-điện, diezen-thuỷ lực,
nguyên nhân:
- Cần có những đặc tuyến ngoài của động cơ điện để thích hợp với tải trọng ngoài.
- Cấu tạo của máy to lớn, cồng kềnh, không cho phép truyền động cơ giới trực tiếp
đến các bộ máy
- Dễ điều khiển.
III. Hệ thống truyền động
3.1 Ý nghĩa:
- Truyền động là khâu trung gian dùng để chuyền công suất và mô men từ động cơ
tới các bộ phận công tác của máy
- Tốc độ của bộ phận công tác thường nhỏ nhưng cần mô men lớn, vì tốc độ của
động cơ thì lớn và mô men bé nên càn có hệ truyề động để chuyển đổi
- Cần truyền động từ động cơ đến nhiều cơ cấu làm việc khác nhau
- Động cơ chuyển động quay, nhưng bộ công tác lại chuyển động tịnh tiến hoặc
chuyển động theo quy luật khác
- vì điều kiện an toàn lao động và yêu cầu kích thước của máy
3.2. Truyền động cơ học
Đây là một hình thức truyền động quen thuộc dùng trên các MXD-XD. Những bộ
phận chính của truyền động cơ học là bánh răng, bánh vít, trục truyền, cáp,... So với các
dạng truyền động khác, truyền động cơ học có những ưu nhược điểm sau:
a. Ưu điểm:
- Cấu tạo đơn giản.
- Chế tạo dễ dàng.
Bài giảng máy xây dựng đại cương
Nguyễn Hữu Chí Bộ môn máy vây dựng
5
- Làm việc chắc chắn, khả năng chịu tải lớn.
- Giá thành chế tạo rẻ.
- Khả năng truyền lực lớn.
- Bảo dưỡng và sửa chữa dễ dàng.
b. Nhược điểm: Kích thước bộ truyền động lớn.
- Làm việc gây tiếng ồn.
- Khi truyền động đi xa, tổn hao công suất lớn do ma sát và quán tính.
- Tốc độ và mô men xoắn chỉ được thay đổi theo cấp.
- Khi cần thiết phải điều chỉnh tốc độ trong phạm vi rộng, bộ truyền thường có
kết cấu rất phức tạp.
- Điều khiển nặng, kém nhạy.
3.3. Truyền động thuỷ lực (hình vẽ)
Ngày nay truyền động thuỷ lực ngày càng được sử dụng nhiều trên MXD - XD vì có
những ưu điểm nổi bật về các phương diện cấu tạo, khai thác, điều khiển và các tính năng
kỹ thuật. Truyền động thuỷ lực được ứng dụng rộng rãi và trở thành một trong những
khuynh hướng phát triển chủ yếu của MXD - XD. Hệ thống truyền động thuỷ lực được cải
tiến có áp suất cao hơn, làm tăng lực dẫn động từ các xi lanh tới các bộ phận công tác làm
thời gian chu kì làm việc của máy giảm, năng suất máy tăng. Trên một số MXD - XD còn
trang bị hệ thống truyền động thuỷ lực cảm biến tải trọng làm cho công suất được phát huy
tối đa. Truyền động thuỷ lực được dùng dưới hai dạng: truyền động thuỷ tĩnh và truyền
động thuỷ động.
So với các dạng truyền động khác truyền động thuỷ lực có những ưu nhược điểm
sau:
a. Ưu điểm
- Dễ dàng thực hiện việc điều chỉnh vô cấp và tự động điều chỉnh vận tốc, chuyển
động của bộ công tác ngay cả khi máy đang làm việc.
- Truyền được công suất lớn và đi xa.
- Cho phép đảo chiều chuyển động các bộ phận làm việc của máy một cách dễ dàng.
- Có thể đảm bảo cho máy làm việc ổn định, không phụ thuộc vào sự thay đổi của tải
trọng ngoài.
- Kết cấu gọn nhẹ, có quán tính nhỏ do trọng lượng trên một đơn vị công suất của
truyền động nhỏ.
- Do chất lỏng làm việc trong truyền động thuỷ lực là dầu khoáng nên có điều kiện
bôi trơn tốt các chi tiết.
- Truyền chuyển động êm, hầu như không có tiếng ồn.
- Có thể đề phòng sự cố khi máy quá tải.
- Độ tin cậy và độ bền cao.
- Điều khiển nhẹ nhàng, dễ tạo dáng đẹp cho các MXD - XD. Tiêu chuẩn hoá kết cấu
và thống nhất hoá các cụm thiết bị dẫn động thuỷ lực tạo ra khả năng thực hiện để tổ chức
sản xuất các loại máy có kích thước điển hình để cung cấp cho nền kinh tế quốc dân.
- Biến đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến, đơn giản hoá động học của
thiết bị công tác cũng như tăng thêm nhiều thao tác làm việc (thiết bị cần kiểu co rút, gầu
ngoạm kiểu đẩy...).
- Liên kết các bộ phận của thiết bị dẫn động thuỷ lực nằm trên các bộ di chuyển của
máy nhờ các ghép nối quay và ống nối mềm.
b. Nhược điểm
Bài giảng máy xây dựng đại cương
Nguyễn Hữu Chí Bộ môn máy vây dựng
6
- Khó làm kín các bộ phận làm việc, chất lỏng công tác dễ bị rò rỉ hoặc không khí
bên ngoài dễ lọt vào làm giảm hiệu suất và tính chất làm việc ổn định của bộ truyền động.
Do vậy cần phải thường xuyên kiểm tra bộ truyền động này.
- Áp lực công tác của dầu khá cao, đòi hỏi phải chế tạo bộ truyền động từ các loại vật
liệu đặc biệt và chất lượng công nghệ phải rất cao. Do vậy, giá thành bộ truyền động thuỷ
lực đắt.
3.4. Truyền động điện
Trong các Máy xây dựng - xếp dỡ, truyền động điện là một trong những kiểu truyền
động được sử dụng khá phổ biến. Hệ thống truyền động điện thực chất là một hệ thống gồm
các thiết bị dùng biến đổi điện năng thành cơ năng và các thiết bị để điều khiển các bộ phận
công tác đó (các thiết bị này gồm thiết bị điện, thiết bị điện từ, thiết bị điện tử...). So với các
loại truyền động khác, truyền động điện có những ưu khuyết điểm sau đây:
a. Ưu điểm: Truyền động được xa và rất xa nhưng kích thước nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ.
+ Khả năng tự động hoá cao, truyền động nhanh, chính xác.
+ Đảm bảo vệ sinh môi trường.
+ Làm việc êm, không gây tiếng ồn lớn.
+ Chăm sóc kỹ thuật dễ dàng.
b. Nhược điểm
- Đòi hỏi chặt chẽ về an toàn cho người và thiết bị.
- Trong hầu hết các máy xây dựng - xếp dỡ, truyền động điện cần phải phối hợp với
các hệ thống truyền động khác, công suất truyền thường không quá 100KW, với các công
suất lớn hơn, các động cơ khó kiếm và giá thành cao.
Truyền động điện thường được dùng trên các máy xây dựng làm việc tĩnh tại hoặc
theo tuyến, thường được áp dụng ở các cơ cấu của máy trục - vận chuyển, máy xếp dỡ ở các
nhà ga bến cảng, các cần trục, cổng trục, trạm trộn BTNN, các máy sản xuất vật liệu xây
dựng...Truyền động điện trên máy gồm có mạch động lực và mạch điều khiển:
- Mạch động lực là sơ đồ điện trên đó biểu thị sự ghép nối các thiết bị động lực với
nguồn điện thông qua hệ dây dẫn và các linh kiện phụ trợ.
- Mạch điều khiển là sơ đồ điện biểu thị sự ghép nối giữa mạch điện động lực với
các thiết bị và linh kiện. Nó có chức năng điều hành sự hoạt động hoặc điều chỉnh chế độ
làm việc của các thiết bị động lực trong quá trình máy làm việc.
B
K1
K2 p2 p1
p1
M
p1
p2
Hình - Sơ đồ điều khiển động cơ điện rô to lồng sóc công suất < 5
KW
B- áp tô mát; M- động
cơ điện; p1- khởi động
từ; p2- rơ le nhiệt; K1-
nút ấn dừng; K2- nút
ấn khởi động.
Bài giảng máy xây dựng đại cương
Nguyễn Hữu Chí Bộ môn máy vây dựng
7
+ Khi ấn nút K2 thì có dòng điện chạy qua cuộn dây của khởi động từ p1 làm các
tiếp điểm p1 đóng, động cơ được cấp điện sẽ hoạt động, đồng thời tiếp điểm tự duy trì p1
trên mạch điều khiển cũng đóng để đảm bảo hoạt động của mạch điều khiển
+ Khi ấn nút K1 để dừng máy, cuộn dây p1 bị ngắt điện các tiếp điểm p1 của khởi
động từ mở ra, động cơ mất điện dẫn tới ngừng hoạt động
- Khi công suất của động cơ N > 5 KW thì trong mạch điều khiển cần trang bị thêm
một áp tô mát nữa hoặc do các lý do khác cần phải tách mạch điều khiển ra khỏi mạch động
lực (cần an toàn, liên động) cũng cần phải trang bị thêm như vậy.
3.5. Hệ thống truyền động khí nén
- Ưu điểm: Có khả năng truyền lực tới khoảng cách tương đối xa, bộ truyền sạch, tốc
độ truyền nhanh, việc chăm sóc, bảo dưỡng đơn giản.
- Nhược điểm: áp lực truyền nhỏ, khó phát hiện chỗ rò rỉ; phải có biện pháp đảm bảo
an toàn, công nghệ chế tạo chính xác.
IV. Hệ thống điều khiển
4.1. Công dụng, phân loại và yêu cầu đối với hệ thống điều khiển
a. Công dụng
Hệ thống điều khiển dùng để điều khiển toàn bộ quá trình hoạt động của máy, đây là
một phần của không thể thiếu được đối với mỗi máy.
b. Phân loại
- Theo cấu tạo và phương pháp truyền năng lượng, chia thành hệ thống điều khiển
trực tiếp và điều khiển có khuyếch đại.
- Theo phương pháp điều khiển, chia thành điều khiển thường và tự động điều khiển.
- Theo dạng truyền năng lượng, chia thành điều khiển cơ học, thuỷ lực, điện và khí
nén.
c. Yêu cầu đối với hệ thống điều khiển
- Nhẹ nhàng, hợp với sức khoẻ của người bình thường. Lực điều khiển của tay không
quá 3040N, hành trình không lớn hơn 0,25 m; góc quay không quá 350. Lực điều khiển của
chân không quá 80N; hành trình không quá 0,2 m; góc quay không vượt quá 600.
- Cường độ điều khiển phải bình thường, số lần điều khiển ở các máy cỡ nhỏ sau 1
chu kỳ làm việc bình thường là 12 lần, mỗi giờ không quá 2500 lần.
- Điều khiển phải êm, đảm bảo độ nhạy cần thiết, thời gian điều khiển đối với máy cỡ
nhỏ vào khoảng 0,250,3s; cỡ vừa 0,30,4s; cỡ lớn 12s.
- Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật phải đảm bảo, các chi tiết có đủ độ bền, dễ điều chỉnh,
sửa chữa.
- Làm việc phải an toàn.
- Đơn giản, thuận tiện, số cần, số bàn đạp sao cho ít nhất và được bố trí gần nhất về
phía tay phải của người lái. Ghế ngồi phải êm, có thể điều chỉnh được để phù hợp với khổ
người lái và dễ quan sát được hiện trường thi công.
4.2. Điều khiển cơ học (hình vẽ)
a. Ưu điểm
- Kiểu điều khiển này thông dụng cho các máy cỡ nhỏ.
- Chế tạo dễ dàng, rẻ, bảo dưỡng đơn giản.
b. Nhược điểm
- Điều khiển nặng, ít nhạy do nhiều bản lề.
Bài giảng máy xây dựng đại cương
Nguyễn Hữu Chí Bộ môn máy vây dựng
8
- Hiệu suất làm việc thấp, thường xuyên phải điều chỉnh.
- Năng suất máy bị hạn chế do trình độ tay nghề và sức khoẻ người lái chi phối.
- Hành trình điều khiển và tỷ số truyền lớn.
4.3. Điều khiển thuỷ lực
So với hệ thống điều khiển cơ học, hệ thống điều khiển thuỷ lực có độ nhạy rất cao.
Quá trình điều khiển nhẹ nhàng, linh hoạt, kết cấu nhỏ gọn, có khả năng truyền lực lớn, đi
xa.
a. Điều khiển thuỷ lực không bơm
Kiểu điều khiển này được dùng riêng biệt cho một vài cơ cấu trong máy như dùng để
phanh hãm bánh xe di chuyển, hãm tời,...Đây là một kiểu điều khiển trực tiếp, về nguyên tắc
giống như điều khiển cơ học, nghĩa là dùng sức người.
b. Điều khiển thuỷ lực có bơm
Điều khiển thuỷ lực có bơm là một kiểu điều khiển khuyếch đại, nghĩa là lực và hành
trình điều khiển có thể rất nhỏ nhưng lực và hành trình thực hiện có thể rất lớn, điều đó nhờ
năng lượng của môi chất công tác (dầu cao áp). Kiểu điều khiển này không có liên hệ về
"Tỷ số truyền động". Lực và hành trình thực hiện phụ thuộc vào áp suất môi chất công tác
và kích thước hình học của xi lanh hoặc động cơ thuỷ lực công tác.
Hình thức điều khiển này thích ứng với các máy cỡ lớn và vừa, cần có lực điều khiển
lớn và nhanh chɤng. Nhưng nó có nhược điểm là thiết bị đắt tiền, cần độ chính xác cao và
sử dụng hay bị bẩn do gỉ dầu.
4.4. Điều khiển tự động
Trong quá trình làm việc MXD - XD phải thực hiện những thao tác phức tạp và đa
dạng, lực cản đào thay đổi trong phạm vi lớn. Mặt khác, thường phải thi công với khối
lượng lớn, địa hình và địa chất tầng đào không ổn định, chất lượng công trình ngày càng đòi
hỏi cao hơn, điều kiện lao động của thợ vận hành ngày càng đòi hỏi phải cải thiện tốt hơn.
Việc sử dụng MXD - XD có điều khiển tự động theo quỹ đạo cho trước sẽ tạo điều kiện
nâng cao năng suất lao động.
Tự động điều khiển MXD - XD có những nhiệm vụ sau:
- Ổn định một số thông số nào đó như công suất, lực kéo...hoặc đảm bảo cực trị một
loạt các thông số đó.
- Chỉ huy hành vi bộ công tác theo quỹ đạo cho trước.
- Bảo hiểm kỹ thuật và lao động.
- Đo lường kỹ thuật và lao động (kích thước hố đào, độ trượt máy, sức cản,...)
Khoa học hiện này có thể giải quyết thành công tất cả các nhiệm vụ trên. Tuy nhiên
xét về phương diện kinh tế và mức độ cần thiết thì chỉ nên giới hạn ở một vài mức độ tự
động hoá điều khiển nào đó.
Hiện nay trên các MXD - XD hiện đại có trang bị hệ thống điều khiển theo chương
trình, thiết bị cảm biến tốc độ tự động sang số. Hệ thống điều khiển điện tử liên tục kiểm
soát tình trạng hoạt động của hệ thống truyền động để nhanh chɤng phát hiện các hỏng hɤc
một cách hiệu quả. Hệ thống điều khiển công suất bằng điện tử có thể cho máy làm việc với
các chế độ công suất khác nhau tuỳ theo điều kiện làm việc nặng nhẹ, giúp tiết kiệm nhiên
liệu đảm bảo quá trình hoạt động của máy êm dịu và có hiệu suất cao nhất. Tình trạng kỹ
thuật của máy được thể hiện trên các biển báo, có các tín hiệu báo động cần thiết, giúp
người vận hành kịp thời khắc phục được các hư hỏng có thể xảy ra.
4.5. Điều khiển khí nén
Bài giảng máy xây dựng đại cương
Nguyễn Hữu Chí Bộ môn máy vây dựng
9
Điều khiển khí nén thích hợp với máy cỡ nhỏ và vừa, có ưu điểm là nhẹ nhàng, êm,
nhạy, sạch sẽ. Song nó có nhược điểm là khó phát hiện ra chỗ rò rỉ và cơ cấu thực hiện
thường có kích thước to.
4.6. Điều khiển điện: Là tập hợp các nút bấm , các bộ khống chế điều khi