Bài giảng Môn học Địa lý cảnh quan (Landscape)

• Mọi hoạt động kinh tế, sản xuất của xã hội loài người đều được tiến hành trên bề mặt trái đất, nơi có cả thạch quyển, khí quyển, thủy quyển và sinh quyển. • Các quyển này tiếp xúc với nhau, tác động tương tác với nhau trong một hệ thống chung gọi là môi trường địa lý.

pdf57 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2698 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Môn học Địa lý cảnh quan (Landscape), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn học Địa lý cảnh quan (Landscape) • Phụ trách: PGS.TS. Hà Quang Hải • Bộ môn: Khoa học Môi trường, Khoa Môi trường, trường ĐHKHTN, Đại học Quốc gia-TP.HCM • Email: hqhai@hcmuns.edu.vn GIỚI THIỆU • Mọi hoạt động kinh tế, sản xuất của xã hội loài người đều được tiến hành trên bề mặt trái đất, nơi có cả thạch quyển, khí quyển, thủy quyển và sinh quyển. • Các quyển này tiếp xúc với nhau, tác động tương tác với nhau trong một hệ thống chung gọi là môi trường địa lý. • Sự tác động tương tác này tạo ra sự phân hoá những lãnh thổ tự nhiên khác nhau được gọi là những tổng thể lãnh thổ tự nhiên. • Trong phạm vi quan sát thông thường, những lãnh thổ tự nhiên đó thường được gọi một cách thông dụng là cảnh quan (tiếng Đức - Landschaft, tiếng Anh Landscape). • Cảnh quan có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc qui hoạch và phát triển kinh tế cho từng khu vực (nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, đô thị...) • Tìm hiểu cảnh quan để phục vụ cho qui hoạch lãnh thổ phải dựa trên các luận cứ khoa học đúng đắn, toàn diện, chính xác, nghĩa là dựa vào các luận cứ khoa học để trên những lãnh thổ nào đú có thể qui hoạch các đề án phát triển sao cho có hiệu quả về mặt kinh tế và bảo vệ môi trường bền vững • Khoa học cảnh quan là khoa học địa lý tổng hợp mang tính liên ngành (multidisciplinary) đòi hỏi các nghiên cứu theo các qui mô khác nhau (toàn cầu đến các điểm địa lý) với việc áp dụng đồng bộ các phương pháp cả truyền thồng và hiện đại. • 1.1 Nhận thức về vỏ cảnh quan và cảnh quan • 1.1.1 Lớp vỏ cảnh quan • Khái niệm • X.V Kanexnik dựa vào hai dấu hiệu cơ bản để xác định vỏ cảnh quan: • 1) nền Vỏ cảnh quan là bề mặt vật lý của Trái đất, vỏ cảnh quan xuất hiện đồng thời với vỏ Trái đất và cũng được xem là lớp vỏ địa lý. • 2) Vỏ cảnh quan bị chi phối bởi các nguồn lực nội sinh và ngoại sinh và vì vậy chúng có sự phân dị theo lãnh thổ, chúng xuất hiện trên mặt đất thành các cảnh – các tổng thể tự nhiên (còn gọi là địa tổng thể). 1.1 Một số quan điểm về cảnh quan Ranh giới trên Đa số các nhà nghiên cứu vạch ranh giới trên của Vỏ cảnh quan đi theo đường đỉnh của tầng đối lưu (Ermolaev 1967), nghĩa là lớp phân chia ranh giới giữa tầng đối lưu và tầng bình lưu, bởi vì lên đến giới hạn đó còn có tác dụng nhiệt của mặt đất tới các quá trình khí quyển như: • Sự tác động qua lại giữa quyển đá và quyển nước gây nên sự phân bố nhiệt độ, các dòng thăng của không khí và toàn bộ hoàn lưu của các khối khí. • Trạng thái chứa hơi nước và tuần hoàn khí ẩm • Sự tồn tại của các hạt rắn (bụi, muối). Ranh giới dưới Ranh giới dưới của Vỏ cảnh quan còn có một số ý kiến khác nhau, trong giáo trình này chúng tôi sử dụng khái niệm ranh giới dưới của Vỏ cảnh quan trùng với mặt đáy của vỏ Trái đất: • Dưới các dẫy núi trên đất nổi ranh giới này phân bố ở độ sâu 60-80km • Dưới các vùng trũng đại dương là 5- 8km. • Nguồn gốc phát sinh D.L Armand (1975) cho rằng Vỏ cảnh quan là một á hệ của Trái đất mà vật chất trong nó do ba trạng thái rắn, lỏng và khí hợp thành. Nghĩa là Vỏ cảnh quan đã xuất hiện trước khi có sinh quyển và chỉ gồm ba thành phần: thạch quyển, thủy quyển và khí quyển. Trái đất có tuổi 4.55 tỉ năm, các đại dương lớn và các lục địa nhỏ đã tồn tại cách nay 3.9 tỉ năm Khái niệm của các nhà địa lý Liên Xô 1) V.V Docursaev V.V Docursaev đề xướng học thuyết về cảnh quan vào cuối thế kỷ 19 (1882-1898). Từ những nghiên cứu thổ nhưỡng, ông đã đi tới những quan niệm về tổng hợp thể địa lý: “Nghiên cứu toàn bộ thiên nhiên thống nhất toàn vẹn không chia cắt, không tách rời chúng ra thành từng phần”, 1.1.2 Cảnh quan V.V Docursaev cũng là người đầu tiên thực hiện nguyên tắc tổng hợp nghiên cứu các điều kiện tự nhiên ở các địa phương cụ thể, khởi xướng học thuyết về đới tự nhiên. Ông và những người kế tục đề xuất cơ sở đánh giá đất đai nông nghiệp một cách khoa học, đồng thời đề ra biện pháp trồng trọt, cải tạo, tổ chức hợp lý lãnh thổ. 2) L.X Berg (1913) Cảnh quan là một miền, trong đó đặc điểm địa hình, khí hậu, thực vật và lớp phủ thổ nhưỡng hợp nhất với nhau thành một thể toàn vẹn, cân đối và lặp lại một cách điển hình trong phạm vi đới ấy trên trái đất. Năm 1947 L. X Berg đã đặt nền móng cho nghiên cứu cảnh quan ở Liên Xô: “Cảnh quan là tập hợp các đối tượng và hiện tượng mà trong đó các đặc tính của địa hình, khí hậu, thủy văn, lớp phủ thổ nhưỡng – thực vật, giới động vật và ở một chừng mực nhất định, của cả kết quả tác động của con người, đã hình thành một thể thống nhất hoàn chỉnh, được lặp lại một cách điển hình trên một đới nhất định nào đó của trái đất”. 3) N.A Xontxev N.A Xontxev (1962) xem cảnh quan là tổng hợp thể tự nhiên với định nghĩa: “Cảnh quan là một tổng hợp thể tự nhiên đồng nhất về mặt phát sinh, có một nền địa chất đồng nhất, một kiểu địa hình, một khí hậu giống nhau và bao gồm một tập hợp các cảnh dạng chính và phụ quan hệ với nhau về mặt động lực và lặp lại một cách có qui luật trong không gian, tập hợp này chỉ thuộc riêng cho cảnh quan đó”. 4) G. Ixatsenko G. Ixatsenko (1965) đưa ra khái niệm về tính địa đới và phi địa đới trong cảnh quan, bổ sung định nghĩa cho cảnh quan đồng bằng và miền núi. • Đối với đồng bằng “Cảnh quan là một bộ phận được tách ra trong quá trình phát sinh của một miền, của một đới địa lý và nói chung của bất kỳ một đơn vị lãnh thổ nào lớn hơn, có đặc điểm là đồng nhất cả về mặt địa đới cũng như phi địa đới và có một cấu trúc riêng và cấu tạo hình thái riêng”. • Đối với miền núi: “cảnh quan là một bộ phận của tầng cảnh quan, trong phạm vi một hệ thống đai cao riêng (địa phương), đồng nhất về phương diện cấu trúc, nham thạch và địa mạo”. • Năm 1991 trong cuốn sách “ Cảnh quan và phân vùng địa lý tự nhiên” quan điểm về cảnh quan đã được ông làm sáng tỏ hơn. Ông coi cảnh quan là một địa hệ, là một tổng thể lãnh thổ tự nhiên của cấp lãnh thổ địa phương. D.L Armand D.L Armand đại diện cho quan điểm coi cảnh quan là một danh từ chung cho tất cả tổng thể lãnh thổ tự nhiên từ nhỏ đến lớn (cả cỡ hành tinh là lớp vỏ cảnh quan). Định nghĩa cảnh quan cũng là định nghĩa của tổng thể tự nhiên. Năm 1975 ông viết: “Tổng thể lãnh thổ tự nhiên (hay cảnh quan – địa tổng thể) là phần lãnh thổ hay khu vực được phân chia một cách ước lệ bằng các ranh giới thẳng đứng theo nguyên tắc đồng nhất tương đối và ranh giới nằm ngang theo nguyên tắc mất dần ảnh hưởng của nhân tố mà theo đó tổng thể trên được định ra”. Như vậy, cảnh quan là từ đồng nghĩa với tổng thể lãnh thổ (hoặc khu vực) tự nhiên. Từ “cảnh quan” không những có thể dùng cho bất kỳ một đơn vị phân loại nào, ví dụ nói: cảnh quan khoảng trống giữa rừng, cảnh quan bán đảo Cà Mau, cảnh quan núi lửa, mà còn dùng theo ý nghĩa chung, giống như khái niệm “đất đai”, “khí hậu” v.v., ” • Hình 1.1 Địa hệ (I) và tổng thể lãnh thổ tự nhiên (II) của khối núi. • 1. Giới hạn của địa hệ và địa tổng thể; 2. bốc hơi; 3. chuyển ẩm trong địa hệ; 4. giáng thủy; 5. dòng chảy sông trong địa hệ; 6. vận chuyển ẩm từ tổng thể đồng bằng A vào tổng thể núi B; 7. chuyển dòng chảy nước và dòng chảy rắn theo sông từ tổng thể núi B vào tổng thể đồng bằng C. Khái niệm của các nhà địa lý Việt Nam Nghiên cứu cảnh quan của Việt Nam phải kể đển các công trình của Vũ Tự Lập với các công trình xuất bản năm 1976, 1999. Vũ Tự Lập (1976) trong công trình “Cảnh quan miền Bằc Việt Nam) đã định nghĩa cảnh địa lý (cảnh quan) như sau: • “Cảnh địa lý là một địa tổng thể, được phân hóa ra trong phạm vi một phân đới ngang ở đồng bằng và một đai cao miền núi, có một cấu trúc thẳng đứng đồng nhất về nền địa chất, về kiểu địa hình, kiểu khí hậu, kiểu thủy văn, về đại tổ hợp thổ nhưỡng, đại tổ hợp thực vật và bao gồm một tập hợp có qui luật của những dạng địa lý và những đơn vị cấu tạo nhỏ khác theo một cấu trúc ngang đồng nhất”. • Năm 1999 trong công trình “Địa lý tự nhiên Việt Nam” ông sử dụng thuật ngữ “hệ địa - sinh thái-Geo-ecosystem” thay cho địa tổng thể và có một vài điều chỉnh về chỉ tiêu của cảnh quan: • “Cảnh quan địa lý là một hệ địa - sinh thái, được phân hóa ra trong phạm vi một đới ngang ở đồng bằng hay một đai cao miền núi, có một cấu trúc thẳng đứng đồng nhất về nền địa chất, về kiểu địa hình, kiểu khí hậu, kiểu thủy văn, về đại tổ hợp thổ nhưỡng-thực vật và có một cấu trúc ngang bao gồm những dạng và diện địa lý đặc trưng cho cảnh” Khái niệm của các nhà địa lý Tây Âu và Mỹ 1) G. Bertrand • Năm 1968 G. Bertrand định nghĩa: cảnh quan là sự phối hợp cơ động, bất ổn định của các yếu tố địa lý khác nhau: vật lý, sinh học, nhân tác. Chúng tác động lên nhau một cách biện chứng và làm cho cảnh quan trở thành một “thể tổng hợp địa lý”. • G. Bertrand phân ra ba bậc kế tiếp nhau: 1) Môi trường tự nhiên, 2) Các hệ sinh thái, 3) Tác động con người, đồng thời phân 3 cấp cảnh quan: • Geotope: là đơn vị cơ sở, rộng vài mét vuông, có vi khí hậu, có khi là một vũng bùn trên cao nguyên, một hốc lõm trên vách đá, một hố karst, nó chứa một quần xã sinh cảnh (biocénose) đặc trưng. • Géofacies: Đồng nhất trên vài trăm hoặc vài ngàn mét. Có khi là chỗ trũng ngập lụt trong đồng bằng phù sa hoặc một mảnh sườn núi có hướng phơi riêng biệt, một dải hẹp của cao nguyên, một quả đồi. Về thạch học và đất nó có thể không đồng nhất. • Geosystème (địa hệ): Rộng lớn hơn, từ hàng chục đến hàng 100 km2. Chẳng hạn miền núi, nó là một vành đai có khí hậu, địa hình và thạch học đồng nhất. Nó gồm nhiều géofaciès khác nhau. Ví dụ sườn nắng và sườn khuất nắng được khai thác khác nhau. Có thể so sánh các cấp cảnh quan của G.Bertrand với các cấp cảnh quan của các nhà khoa học Liên Xô: • Geosystème tương đương với cảnh quan • Géofacies tương đương với dạng cảnh quan • Geotope tương đương với diện cảnh quan. 2) R. Forman và M. Godron • Trong công trình Sinh thái cảnh quan xuất bản năm 1986, R. Forman và M. Godron trích dẫn khái niệm cảnh quan từ các từ điển Webster (1963), Oxford (1933). Cảnh quan bao gồm: • 1) Một bức tranh mô tả phong cảnh nội địa tự nhiên như: thảo nguyên, khu rừng, dẫy núi v.v… • 2) Các dạng địa hình khu vực trong một tổng thể • 3) Một phần đất hoặc phần mở rộng của phong cảnh tự nhiên khi được nhìn theo một hướng. • Lưu ý rằng, trong hình 1.2 và 1.3 nhìn các dạng địa hình từ một điểm sẽ khác nếu như người quan sát đứng giữa các đụn cát. • Hình 1.2 Đụn cát Eureka và dãy núi Chan ở Công Viên Thung lũng Chết, California, nhìn vào buổi chiều tối. Hình 1.3 Các sóng đụn cát Mesquite ở Công Viên Thung lũng Chết, California, nhìn vào buổi sáng sớm. Về mặt sản phẩm có những nhận thức khác nhau về cảnh quan, nhưng hầu hết mọi người phân loại cảnh quan hoặc là dạng địa hình vật lý, văn hóa, mỹ quan hoặc là nghệ thuật chụp ảnh. Về mặt không gian, các nhận thức cảnh quan có qui mô rộng, từ “cảnh quan Bắc Mỹ” đến cảnh quan của khu bảo tồn động vật. 3) Từ điển Wikipedia có đưa ra định nghĩa về cảnh quan như sau: • Cảnh quan bao gồm các đặc điểm trong tầm mắt về một khu đất, gồm có các yếu tố vật lý như các dạng địa hình, các môi trường sống của động vật và thực vật, các yếu tố trìu tượng như ánh sáng và các điều kiện thời tiết, và các yếu tố nhân sinh, ví dụ hoạt động của con người hoặc môi trường xây dựng. Cảnh quan cũng có thể biểu thị các đối tượng xung quanh một tòa nhà. Nhìn chung ở các nước Tây Âu, Mỹ khái niệm cảnh quan thường được sử dụng linh động hơn. Ngày nay các đơn vị cảnh quan (Landscape Units), sinh thái cảnh quan (Landscape Ecology), kiến trúc cảnh quan (Landscape architecture), cảnh quan nhân sinh (Anthropic Landscape), cảnh quan văn hóa (Cultural Landscape) đồng nghĩa với quan niệm cảnh quan chung. Nhận xét Phân tích các định nghĩa trên chúng ta nhận thấy có ba quan niệm chính về cảnh quan mà sau đó được áp dụng để chỉ các hình thức cảnh quan khác nhau phụ thuộc vào các quan niệm của người nghiên cứu: • 1) Cảnh quan là tổng thể lãnh thổ tự nhiên (địa tổng thể) có qui mô không lớn, có sự lặp lại trong không gian, là một cấp phân vị cơ bản trong các cấp phân vị của phân vùng địa lý tự nhiên. • • 2) Quan niệm cũng như trên, nhưng nhấn mạnh cảnh quan là cá thể riêng biệt không lặp lại, ở bên trong có những sự giống nhau về một số yếu tố hợp phần tự nhiên nào đó, nên chúng có tính kiểu loại, lập lại trong không gian và phân loại chúng theo sự giống nhau đó. • 3) Cảnh quan là khái niệm chung để chỉ các tổng thể lãnh thổ tự nhiên của bất kỳ qui mô nào có sự đồng nhất tương đối về một số hợp phần tự nhiên nào đó, chúng mang tính kiểu loại theo các chỉ tiêu (dấu hiệu) của sự đồng nhất tương đối đó. • Cả ba quan điểm đều giống nhau ở một điểm là coi cảnh quan như là một tổng thể tự nhiên, còn sự khác biệt là ở chỗ nên coi cảnh quan là đơn vị thuộc cấp phân vị nào. Phần lớn các tác giả tán thành quan điểm của L. S. Berg (coi cảnh quan là một trong những đơn vị cấp thấp-cấp cơ bản của phân vùng địa lý tự nhiên). • Hai quan niệm đầu được các nhà nghiên cứu chuyên ngành cảnh quan sử dụng, trong đó phổ biến là quan niệm kiểu loại thường được dùng trong nghiên cứu cảnh quan của một số tác giả. • Quan niệm cảnh quan là một đơn vị phân hóa chung như một địa hệ tự nhiên bất kỳ nào đó được sử dụng nhiều không chỉ trong lĩnh vực cảnh quan học thuần túy, mà ở cả các lĩnh vực khác, các ngành khác khi có động đến sự phân dị lãnh thổ. • Từ các quan điểm trên chúng ta nhận thấy trong các hợp phần cấu tạo nên cảnh quan, địa hình (landforms) có vị trí trung tâm, địa hình gắn liền với tên gọi của một cảnh quan: Cảnh quan đồng bằng trước núi, cảnh quan thung lũng sông…Địa hình được sử dụng như một chỉ tiêu chính trong phân loại cảnh quan. • Diện tích cảnh quan tương ứng với cấp trung địa hình, từ 100 km2 đến hàng ngàn km2. Chúng tôi đề nghị diện tích cảnh quan tương ứng với đơn vị kiến trúc hình thái cấp 4 (khoảng 100- 1000km2). 1. 2 Các khái niệm liên quan 1.2.1 Sự phân hóa Trên lục địa • Sự phân hóa mãnh liệt nhất được thấy ở bề mặt lục địa. Trong mỗi tuyến lộ trình chúng ta có thể quan sát sự khác biệt về đặc trưng của địa hình, về thực vật, các đặc điểm của lớp phủ đất... • Trên lục địa, địa hình phân hóa liên tục và được phân loại thành ba nhóm chính: đồng bằng - đồi – núi. Ở mỗi nhóm này tùy theo mức độ biến động về độ cao và hình thái các nhà địa mạo lại chia ra các kiểu khác nhau như: đồng bằng thấp-lượn sóng-phân cắt yếu; đồng bằng cao-phân cắt mạnh-nhiều khe rãnh. • Đáy đại dương • Trên đáy các đại dương địa hình cũng có sự phân hóa rõ rệt. Địa hình đáy đại dương là sản phẩm trực tiếp của các hoạt động kiến tạo mới nhất. • Tính từ tâm tách giãn về hai phía lục địa là các dải núi giữa đại dương, đáy đại dương, núi và các sơn nguyên ngầm, vực biển, các cung đảo. Địa hình này không thể không ảnh hưởng đến dòng chảy, tới sinh vật đáy và sinh vật phù du. • Người ta có thể xác định địa hình đáy biển khá chính xác theo đặc trưng của sóng, theo màu sắc nước biển, v.v... Những dao động nhỏ nhất như nhiệt độ và độ mặn của biển cũng tác động mạnh mẽ tới động vât biển, lôi kéo hoặc xua đuổi chúng. Địa hình của đại dương Vòng cung đảo Vực biển Sơn nguyên ngầm Sống núi ngầm Núi ngầm Thung lũng ngầm Thềm lục địa Mặc dù mức độ phân hóa giảm dần về phía trên và phía dưới, các hợp phần nham thạch và khối khí biến đổi ít hơn trong không gian so với mặt đất, lại ảnh hưởng không nhỏ đến các thành phần của mặt đất. Mỗi một cảnh quan chỉ giữ được cá tính của mình trong điều kiện tồn tại các kiểu lớp vỏ trái đất và khí quyển dưới và trên nó không đổi Nhận xét Phân chia cảnh quan quyển theo 3 dấu hiệu: theo loại cảnh quan, theo địa quyển và theo các hợp phần Hình 2.2 Sơ đồ phân hóa cảnh quan quyển. Các từ “đồng bằng, núi, v.v…” không những chỉ hiểu về địa hình và còn toàn bộ đặc trưng tổng thể thiên nhiên của chúng • Phân chia theo loại cảnh quan là sự phân chia tổng hợp và có tính chất lãnh thổ, • Phân chia theo địa quyển là sự phân chia không tổng hợp nhưng có tính chất lãnh thổ • Phân chia theo các hợp phần vừa không tổng hợp vừa không có tính chất lãnh thổ. Mặt cắt 2 chủ yếu được các khoa học địa lý chuyên ngành nghiên cứu vì tính tổng hợp của nó tồn tại dưới ưu thế rõ rệt của một hợp phần cơ bản đối với địa quyển nào đó. Mặt cắt 3 có tính chất ước lệ, được thấy ở địa vật lý học và sinh vật học, và chỉ một phần nhỏ ở các khoa học địa lý chuyên ngành Trong số 3 mặt cắt biểu diễn ở hình 2.2 Mặt cắt 1 là quan trọng hơn cả đối với địa lý tự nhiên tổng hợp • Không phải ngẫu nhiên mà cảnh quan là tổng thể của các hợp phần “địa hệ”. Sự thay đổi của nó từ nơi này đến nơi khác bao giờ cũng bắt đầu từ sự thay đổi một hợp phần nào đó. Sau đó, do tính chất dính líu của các quan hệ tương hỗ, các hợp phần khác cũng thay đổi Ví dụ: do hoạt động nâng kiến tạo, một phần lớp vỏ trái đất nào đó ở đới thảo nguyên đựơc nâng lên khoảng 100-200m so với địa hình xung quanh, khi đĩ địa hình sẽ rơi vào lớp khí quyển lạnh hơn, ở đó sẽ bắt đầu có mưa địa hình, dòng chảy phát sinh, các khe rãnh có các cánh rừng thung lũng, vùng phân thủy có các thảm thực vật đa dạng hơn thay thế thảo nguyên cĩ thảm cỏ thuần túy, điều đó thu hút các loại động vật có guốc và gặm nhấm, xuất hiện các côn trùng ưa ẩm,v.v • Nghĩa là tính chất của một vật thể hoặc hệ thống nào đó cấu tạo từ các phần riêng biệt phân biệt rõ ràng với nhau Ví dụ: Ranh giới giữa địa tổng thể nước và địa tổng thể lục địa Chân vách đá vôi với bề mặt đồng bằng Theo thời gian: các mùa trong năm Sự rời rạc – sự đứt đoạn Tính liên tục của cảnh quan bắt nguồn từ nguồn gốc vật chất thống nhất của nó. Tính liên tục của địa lý quyển khiến cho từ thành phần này sang thành phần khác có những cầu qua lại, có những thành tạo trung gian mà khi phân loại khó xếp vào đâu Ví dụ: mặt cắt vỏ phong hóa Thổ nhưỡng giữa giới vô cơ và hữu cơ… Sự liên tục • Có thể kết luận là trong quyển cảnh quan tính rời rạc hòa với tính liên tục. Chú ý rằng các sự chuyển tiếp dần dần nhiều hơn hẳn các sự chuyển tiếp đột. • Như vậy: Quyển cảnh quan là liên tục, nhưng có chứa các thành phần riêng biệt đứt đoạn. • Hình 2.3 Liên tục và đứt đoạn không gian A: đứt đoạn B: liên tục có thành phần đứt đoạn (d) C: liên tục S: không gian Q. bản chất bất kỳ của cảnh quan A và C với dạng tuyệt đối không có trong không gian 1.3 Sự phát triển • Cảnh quan phát triển như là một hệ thống vật chất thống nhất, nhưng tốc độ phát triển của các thành phần cấu tạo lẫn các đơn vị hình thái không phù hợp với nhau. Diện cảnh quan có thể biến đổi một cách nhanh chóng, dạng cảnh quan chậm hơn, còn cảnh quan thì biến đổi chậm hơn nữa Trong số các thành phần cấu tạo thì thực vật – và theo nó là động vật – là đồng nhất, thổ nhưỡng biến đổi chậm hơn một ít, khí hậu và đặc biệt là địa hình biến đổi chậm hơn cả. • Chú ý rằng cảnh quan phát triển một cách liên tục, điều đó có nghĩa rằng trong mỗi cảnh quan hiện đại phải có những nét thuộc về quá khứ, những nét hiện đại và những nét tiến bộ quyết định sự phát triển của nó trong tương lai. • Thí dụ: cảnh quan trũng Đồng Tháp Mười là cảnh quan hiện đại, bản thân bồn trũng là yếu tố di lưu do quá trình hình thành châu thổ sông Cửu Long để lại, các bụi cây và thực vật thủy sinh khác hiện mọc trong đồng trũng là những yếu tố tiến bộ của đồng trũng, biến nó dần dần thành đồng bằng • Sự phát triển của cảnh quan không đều đặn do có thể có những tác động mạnh từ bên ngoài, làm cảnh quan có thể đột ngột thay đổi một cách cơ bản

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflandscape_c1_07_compatibility_mode__794.pdf
  • pdflandscape_c2_07_compatibility_mode__1207.pdf
  • pdflandscape_c3_07_compatibility_mode__2127.pdf
  • pdflandscape_c4_07_compatibility_mode__275.pdf
  • pdflandscape_c6_07_compatibility_mode__7939.pdf
Tài liệu liên quan