Bản chất của Nhà nước ta: Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
Xác định rõ ràng và dứt khoát mục đích của Nhà nước: Nhà nước bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân, nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân; xây dựng đất nước giàu mạnh; thực hiện công bằng xã hội; mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.
Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản: Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật (Điều 4).
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc (Điều 5).
23 trang |
Chia sẻ: hoang16 | Lượt xem: 700 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng môn học pháp luật đại cương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG BÀI GIẢNG MÔNPHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNGGiảng viên: TS. Lê Minh ToànĐiện thoại/E-mail: toanlm@ptit.edu.vn Bộ môn: Kinh tế - Khoa QTKD1Học kỳ/Năm biên soạn: I/2009CHƯƠNG IVLUẬT NHÀ NƯỚC VIỆT NAM I. KHÁI NIỆM LUẬT NHÀ NƯỚCII. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HIẾN PHÁP 1992Hiến pháp 1992 được Quốc hội khoá VII thông qua ngày 15 tháng 4 năm 1992 và đã được Quốc hội khoá IX kỳ họp thứ 10 ngày 25-12-2001 sửa đổi, bổ sung một số điều. Hiến pháp 1992 gồm 12 chương, 147 điều.1. Chế độ chính trị (Điều 1-14)- Bản chất của Nhà nước ta: Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.- Xác định rõ ràng và dứt khoát mục đích của Nhà nước: Nhà nước bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân, nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân; xây dựng đất nước giàu mạnh; thực hiện công bằng xã hội; mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện. - Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản: Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật (Điều 4).- Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc (Điều 5).- Quy định phương thức nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân - Quy định nguyên tắc bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp theo nguyên tắc: phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín Quy định Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của mặt trận (Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam...) là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân.- Khẳng định đường lối đối ngoại của Nhà nước ta là hoà bình, hữu nghị, mở rộng giao lưu và hợp tác với tất cả các nước trên thế giới - Khẳng định quyền dân tộc cơ bản: Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời (Điều 1) 2. Chế độ kinh tế (Điều 15 - 29)- Hình thức sở hữu: sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể là nền tảng (Điều 15) - Thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. - Quy định quyền tự do kinh doanh của công dân: quyền thành lập doanh nghiệp không phụ thuộc vào quy mô và địa bàn hoạt động; quyền sở hữu thu nhập hợp pháp...3. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dânXuất phát từ quyền cơ bản của con người: “Quyền sống tự do, mưu cầu hạnh phúc không ai có thể xâm phạm".Nguyên tắc cơ bản khi xác định: "Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật". Quyền và nghĩa vụ của công dân là những quyền và nghĩa vụ cơ bản vì: + Nó xác định những mối quan hệ cơ bản nhất giữa Nhà nước và công dân.+ Nó được quy định trong luật cơ bản nhất của Nhà nước.+ Nó là cơ sở phát sinh các quyền và nghĩa vụ khác của công dân.* Các quyền về chính trị.- Quyền bầu cử và ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp (Điều 54 Hiến pháp 1992).- Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan nhà nước; biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.* Các quyền về kinh tế, văn hoá, xã hội.- Quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật, quyền sở hữu thu nhập hợp pháp.- Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập doanh nghiệp không bị hạn chế về quy mô và địa bàn hoạt động.- Quyền lao động, học tập, nghiên cứu, được sáng tạo khoa học, nghệ thuật, được bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền bảo vệ sức khoẻ, quyền bình đẳng nam nữ, quyền được Nhà nước bảo hộ về hôn nhân và gia đình...* Các quyền về tự do dân chủ và tự do cá nhân.- Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, lập hội, hội họp, biểu tình theo quy định của pháp luật.- Quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng; quyền bất khả xâm phạm về thân thể và chỗ ở, quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, bí mật thư tín, quyền tự do đi lại, cư trú (Điều 70, 71, 73).- Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân (Điều 74): đây là quyền dân chủ cơ bản nhằm bảo đảm cho công dân có khả năng bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, phát hiện ra những vi phạm trong hoạt động của các cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội, góp phần tích cực và chủ động vào các hoạt động quản lý nhà nước và xã hội. Việc khiếu nại, tố cáo phải được cơ quan nhà nước xem xét và giải quyết trong thời hạn pháp luật quy định. Mọi hành vi xâm phạm phải được xử lý nghiêm minh. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất và phục hồi danh dự. Nghiêm cấm việc trả thù hoặc lợi dụng quyền khiếu nại tố cáo. * Các nghĩa vụ của công dân. Bảo vệ Tổ quốc, tôn trọng Hiến pháp và pháp luật, đóng thuế, lao động, học tập.4. Tổ chức bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là hệ thống cơ quan nhà nước từ Trung ương xuống địa phương được tổ chức theo những nguyên tắc chung thống nhất, tạo thành một cơ cấu đồng bộ để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước.Cơ quan nhà nước là một tổ chức cấu thành bộ máy nhà nước, đó là tổ chức có tính độc lập tương đối, có thẩm quyền và thành lập theo quy định của pháp luật, nhân danh Nhà nước thực hiện nhiệm vụ và chức năng Nhà nước bằng những hình thức và phương pháp đặc thù. Viện kiểm sát nhân dân tối caoVKSND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnhTAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnhUBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnhHĐND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngTAND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngUBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngHĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngToà án nhân dân tối caoChính phủChủ tịch nướcQuốc hộiNhân dânUBND xã, phường,thị trấnHĐND xã, phường,thị trấn Thông qua bầu cửNhững nguyên tắc tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước Nhân dân tổ chức nên bộ máy nhà nước và tham gia quản lý nhà nướcĐiều 53 - Hiến pháp năm 1992: "Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội". Tham gia trực tiếp: bỏ phiếu bầu ra các đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp; làm việc trong các cơ quan trong bộ máy nhà nước; thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương; giám sát hoạt động của các đại biểu do mình bầu, của nhân viên và của các cơ quan nhà nước.Tham gia gián tiếp: thông qua các tổ chức chính trị - xã hội.2. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với Nhà nước và xã hộiSự lãnh đạo của Đảng giữ vai trò quyết định đối với việc xác định phương hướng hoạt động của nhà nước xã hội chủ nghĩa, là điều kiện quyết định để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước. Sự lãnh đạo của Đảng là sự lãnh đạo chính trị thông qua việc đề ra đường lối, chủ trương, phương hướng lớn; những vấn đề quan trọng về tổ chức bộ máy và thông qua Nhà nước chúng được thể chế hoá thành pháp luật. Kiểm điểm thực hiện, công tác giáo dục, thuyết phục và sự gương mẫu của đảng viên. Mọi tổ chức của Đảng và mọi đảng viên phải hoạt động trong khuôn khổ và đúng pháp luật. * Phương pháp lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước:- Xây dựng cương lĩnh, chính sách, chủ trương, đường lối.- Đào tạo, bồi dưỡng những đảng viên ưu tú có năng lực, phẩm chất để giới thiệu vào các cơ quan của nhà nước.- Đề cao đạo đức, gương mẫu của đảng viên.- Kiểm tra thường xuyên hoạt động của các tổ chức đảng đối với việc chấp hành nội quy của Đảng, pháp luật của Nhà nước.- Có bộ phận lãnh đạo các cơ quan hành pháp và tư pháp để cho các chủ trương của Đảng đi vào cuộc sống thông qua các cơ quan này.3. Nguyên tắc tập trung dân chủ Về mặt tổ chức: quyền lực nhà nước tập trung vào nhân dân thông qua cơ quan quyền lực nhà nước: Quốc hội, Hội đồng nhân dân; các cơ quan khác: hành pháp, xét xử, kiểm sát trực thuộc hoặc chịu sự chỉ đạo của một thủ trưởng cơ quan cao nhất trong hệ thống mình.Về mặt hoạt động: cơ quan nhà nước Trung ương, cấp trên quyết định những vấn đề cơ bản nhất về chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội. Cơ quan nhà nước địa phương và cấp dưới có trách nhiệm phải phục tùng, nhưng được phát huy quyền chủ động, sáng tạo. Nguyên tắc tập trung dân chủ còn thể hiện thông qua việc phải thường xuyên kiểm tra cấp dưới, thực hiện thường xuyên chế độ thông tin báo cáo. Kiên quyết đấu tranh với thói tập trung quan liêu, bệnh tự do, vô tổ chức, vô chính phủ. 4. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa thể hiện thông qua việc tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước phải tiến hành trên cơ sở pháp luật, đúng pháp luật. Mọi cán bộ, nhân viên, nhân dân phải nghiêm chỉnh tôn trọng pháp luật khi thực thi nhiệm vụ và quyền hạn. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm. * Vấn đề cải cách bộ máy nhà nước: - Xây dựng Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức làm nền tảng, do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân, giữ nghiêm kỷ cương xã hội, chuyên chính với mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân.- Quyền lực nhà nước thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.- Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.- Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam. Quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức.- Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với Nhà nước và xã hội.* Vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền:- Là nhà nước có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, trong đó các đạo luật có vai trò tối thượng; mọi cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, người có chức vụ và công dân đều phải tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật và bình đẳng trước pháp luật.- Là Nhà nước trong đó công dân không chỉ có trách nhiệm đối với Nhà nước, mà Nhà nước phải có trách nhiệm đối với công dân. Trách nhiệm ở đây được hiểu là quan hệ giữa Nhà nước và công dân là mối quan hệ bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.- Các quyền dân chủ, tự do và lợi ích chính đáng của con người được pháp luật bảo đảm và bảo vệ toàn vẹn, mọi hành vi lộng quyền hay phạm pháp khác đều bị nghiêm trị.- Ba quyền: lập pháp - hành pháp - tư pháp được phân định rõ ràng và hợp lý cho ba hệ thống cơ quan tương ứng trong mối quan hệ cân bằng, đối trọng, chế ước lẫn nhau tạo thành cơ chế đồng bộ bảo đảm sự thống nhất của quyền lực nhà nước, thực hiện quyền lực nhân dân. * Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩaXây dựng cơ chế vận hành của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân; quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể, khả thi của các quy định trong văn bản pháp luật. Xây dựng, hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháp trong các hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền.Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội. Hoàn thiện cơ chế bầu cử nhằm nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội; tăng hợp lý số lượng đại biểu chuyên trách, phát huy tốt hơn vai trò của đại biểu và đoàn đại biểu Quốc hội. Tổ chức lại một số Uỷ ban của Quốc hội; nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng Dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội. Đổi mới hơn nữa quy trình xây dựng luật, giảm mạnh việc ban hành pháp lệnh. Thực hiện tốt hơn nhiệm vụ quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và chức năng giám sát tối cao. Đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo hướng xây dựng hệ thống cơ quan hành pháp thống nhất, thông suốt, hiện đại. Luật hoá cơ cấu, tổ chức của Chính phủ; tổ chức bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, bảo đảm tinh gọn và hợp lý. Phân cấp mạnh, giao quyền chủ động hơn nữa cho chính quyền địa phương, nhất là trong việc quyết định về ngân sách, tài chính, đầu tư, nguồn nhân lực, thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Trung ương.Xây dựng hệ thống cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, quyền con người. Đẩy mạnh việc thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Cải cách tư pháp khẩn trương, đồng bộ; lấy cải cách hoạt động xét xử làm trọng tâm; thực hiện cơ chế công tố gắn với hoạt động điều tra. Xây dựng cơ chế phán quyết về những vi phạm Hiến pháp trong hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp.Nâng cao chất lượng hoạt động của hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân, bảo đảm quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương trong phạm vi được phân cấp. Phát huy vai trò giám sát của hội đồng nhân dân. Tổ chức hợp lý chính quyền địa phương, phân định lại thẩm quyền đối với chính quyền ở nông thôn, đô thị, hải đảo.Thực hiện các giải pháp nhằm chấn chỉnh bộ máy và quy chế hoạt động của cơ quan, cán bộ, công chức. Cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức và đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu nâng cao chất lượng cả về năng lực và phẩm chất đạo đức. Thực hiện chế độ trách nhiệm trong đề cử, bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo theo hướng cấp trưởng giới thiệu cấp phó, cấp sử dụng trực tiếp giới thiệu để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Có cơ chế kịp thời đưa ra khỏi bộ máy nhà nước những công chức không xứng đáng, kém phẩm chất và năng lực.