Chương 1: Tổng quan về thẩm đỊnh tín dụng
• Chương 2: Thẩm định năng lực pháp lý của
khách hàng.
• Chương 3: Thẩm định năng lực tài chính của
khách hàng
• Chương 4: Thẩm đỊnh phương án kinh doanh
và dự án đầu tư
197 trang |
Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 2896 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Môn học thẩm định tín dụng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường đại học kinh tế TP.HCM
Khoa ngân hàng
Bài giảng
Môn học thẩm định tín dụng
• Chương 1: Tổng quan về thẩm đỊnh tín dụng
• Chương 2: Thẩm định năng lực pháp lý của
khách hàng.
• Chương 3: Thẩm định năng lực tài chính của
khách hàng
• Chương 4: Thẩm đỊnh phương án kinh doanh
và dự án đầu tư
• Chương 5: Thẩm đỊnh tài sản bảo đảm
• Chương 6: Lập tờ trình thẩm định tín dụng
Chương 1: Tổng quan về thẩm định tín dụng
I. Tầm quan trọng của thẩm định tín dụng
1- Khái niệm.
Thẩm định tín dụng là quá trình tổ chức thu
thập và xử l{ thông tin thông qua việc sử
dụng các công cụ kỹ thuật và kỹ năng để
phân tích, đánh giá khách hàng một cách
toàn diện, thống nhất và tuân thủ các quy
định pháp luật nhằm làm cơ sở để đưa ra
quyết định cấp tín dụng.
2- Mục đích của thẩm định tín dụng là đánh
giá một cách chính xác và trung thực khả năng trả
nợ của khách hàng để làm căn cứ quyết định cho
vay.
– Đánh giá được mức độ tin cậy của phương án
sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư mà khách
hàng lập và nộp cho NH
– Phân tích và đánh giá mức độ rủi ro của dự án
khi quyết định cho vay
– Giúp cho sự quyết định cho vay một cách chính
xác, giảm bớt xác suất xẩy ra hai loại sai lầm là
cho vay một dự án tồi và từ chối cho vay dự án
tốt.
II. Những nội dung chính yếu của thẩm định tín
dụng
1. Thẩm định tư cách pháp l{ của khách hàng
• Thẩm định các giấy tờ thể hiện tính pháp
l{ của khách hàng như là: Giấy phép thành
lập công ty, giấy chứng nhận đăng k{ kinh
doanh, giấy phép hành nghề, giấy chứng
nhận đăng k{ chữ k{ và con dấu của khách
hàng , chứng minh nhân dân, hộ khẩu.
• Thẩm định các giấy tờ sẽ cho biết khách
hàng có năng lực pháp luật dân sự, năng lực
hành vi dân sự theo quy định của pháp luật
hay không?
2. Thẩm định mục đích vay vốn của khách
hàng
• Vay vốn để phục vụ cho những hoạt động
của khách hàng không được trái với
những quy định của pháp luật: kinh
doanh đúng theo giấy phép kinh doanh ,
đúng ngành nghề, luật pháp không cấm
• Mục đích vay vốn phải phù hợp với
những quy định hiện tại của NH : các
danh mục sản phẩm mà NH đang được
phép cấp tín dụng
3. Thẩm định khả năng tài chính
Đó là đánh giá tình hình tài chính của khách
hàng vay vốn thông qua các chỉ tiêu tài chính
như là:
– Đánh giá qua các tỉ số tài chính
– Đánh giá qua sơ đồ tài chính
– Đánh giá sử dụng vốn và tài trợ vốn
4. Thẩm định phương án sản xuất kinh doanh
hoặc dự án đầu tư
• Đánh giá phương án sản xuất kinh doanh : Thị
trường, doanh thu chi phí lợi nhuận, vốn đầu
tư, nguồn tài trợ
• Đánh giá dự án đầu tư : Loại đầu tư, vốn đầu
tư, dòng tiền của dự án, hiệu quả kinh tế của
dự án ( NPV, IRR )
• Mục đích là chỉ chọn lựa những phương án
SXKD hoặc dự án đầu tư có hiệu quả và khả thi
và sẽ loại phương án hoặc dự án đầu tư không
hiệu quả.
5. Thẩm định khả năng trả nợ
Nhằm đánh giá khả năng trả nợ trong tương lai
của khách hàng.
Khả năng trả nợ quan trọng nhất của khách
hàng phải được căn cứ dựa vào:
– Từ hiệu quả của phương án sản xuất kinh
doanh .
– Từ hiệu quả của dự án đầu tư
– Từ tài sản bảo đảm nợ vay
6. Thẩm định tài sản đảm bảo nợ vay
Tài sản đảm bảo nợ vay có thể là: Tài sản thế
chấp, tài sản cầm cố, tài sản đảm bảo hình
thành từ vốn vay, hoặc hình thức đảm bảo
bằng bảo lãnh của bên thứ ba.
Giá trị đảm bảo phải thoả mãn : Có giá trị
lớn hơn nghĩa vụ được đảm bảo, có thể tạo
ra tiền,có cơ sở pháp l{ để người cho vay có
thể sử l{ tài sản đảm bảo.
7. Ước lượng và kiểm soát rủi ro tín dụng
Ước lượng và kiểm soát rủi ro tín dụng có
thể giúp cho nhân viên tín dụng và lãnh
đạo NH tiên liệu được phần nào khả năng
thu hồi nợ và những rủi ro trước khi cho
vay
• Phân tích độ nhậy
• Phân tích tình huống
• Phân tích mô phỏng
• Phân tích rủi ro
III. Lập tờ trình thẩm định
Trên cơ sở kết quả của những nội dung thẩm
định thì nhân viên thẩm định phải lập tờ trình
thẩm định.
1. Đánh giá khách hàng vay vốn: Giới thiệu khách
hàng, năng lực pháp l{, mục đích vay, năng lực tài
chính, phương án sản suất kinh doanh hoặc dự án
đầu tư,tài sản đảm bảo, nhu cầu vay vốn
2. kết luận:
– Đồng { cấp tín dụng cho khách hàng: Số tiền ,thời gian,
lãi suất, hình thức trả nợ.
– Từ chối : L{ do từ chối để trả lời cho khách hàng
IV. Thẩm định tín dụng và quyết định
cho vay
– Thẩm định tín dụng do nhân viên tín dụng
thực hiện trước khi quyết định cho vay
– Quyết định cho vay là do lãnh đạo phụ
trách tín dụng quyết định từ tờ trình của
nhân viên tín dụng . Quyết định cho vay có
thể lớn hoặc nhỏ tuz thuộc vào công tác
thẩm định .
V. Tổ chức thực hiện công tác thẩm định
1. Nguyên tắc.
– Phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm của các
phòng ban và các cá nhân tham gia trong quy
trình thẩm định
– Phân quyền thẩm định và xác định mức thẩm
quyền phán quyết tín dụng sẽ căn cứ vào quy
mô, năng lực của từng chi nhánh/ phòng giao
dịch
– Chú trọng tư cách đạo đức của nhân viên thẩm
định
– Tuân thủ yêu cầu kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội
bộ
2. Cơ cấu tổ chức công tác thẩm định.
– Mô hình phân tán: Công tác thẩm định và phê
duyệt được thực hiện tại các chi nhánh và phòng
giao dịch trong khuôn khổ và thẩm quyền đã được
cho phép. Vượt thẩm quyền sẽ chuyển lên cấp
trên.
– Mô hình tập trung: Công tác thẩm định và phê
duyệt được thực hiện tại các chi nhánh và phòng
giao dịch. Đồng thời chuyển toàn bộ hồ sơ về một
trung tâm ( hội sở ) và sẽ được tái thẩm định và sẽ
được hội đồng tín dụng xem sét đối với những
khỏan vay lớn
– Cơ cấu tổ chức có thể bố trí như sau:
• Phòng tín dụng/ thẩm định/ bộ phận
thẩm định
• Phòng phân tích tín dụng
• Phòng quản l{ rủi ro tín dụng
• Phòng phê duyệt cấp tín dụng: tổ chức tại
hội sở hoặc sở giao dịch có thể tổ chức
theo từng khu vực
• Hội đồng tín dụng
CÂU HỎI ÔN TẬP:
1. Tại sao phải thẩm định tín dụng trước khi cho vay? Mục tiêu
của thẩm định tín dụng là gì?
2. Dựa vào mục tiêu của thẩm định tín dụng, hãy trình bầy
những khía cạnh hay những nội dung mà công tác thẩm
định tín dụng cần quan tâm
3. Vai trò của thông tin quan trọng thế nào đối với công tác
thẩm định tín dụng? Làm thế nào có đủ thông tin một cách
chính xác và kịp thời để thẩm định tín dụng
4. Trình bầy sơ lược các bước của quy trình thẩm định tín
dụng. Trong các bước đó bước nào là quan trọng nhất? Tại
sao ?
5. Công tác thẩm định tín dụng có quan hệ như thế nào với
quyết định cho vay? Phân tích chi tiết thêm về mối quan hệ
đó
Chương 2: Thẩm định năng lực
pháp lý của khách hàng
Mục tiêu.
– Cung cấp cho người đọc kiến thức cơ bản về điều
kiện pháp lý của từng nhóm khách hàng cụ thể
– Gợi ý cho người đọc những tài liệu cần thiết cho
việc thẩm định điều kiện pháp lý của từng nhóm
khách hàng
– Xây dựng những tiêu chí và những yêu cầu cụ thể
cho công tác thẩm định năng lực pháp lý của KH
– Cung cấp cơ sở phân tích năng lực pháp lý KH
theo quy định của pháp luật Việt Nam
1. Khái niệm, ý nghĩa và mục đích thẩm
định năng lực pháp lý của khách hàng
1.1 Khái niệm
Thẩm định năng lực pháp lý của khách hàng
là việc thu thập, phân tích những thông tin
liên quan đến điều kiện pháp lý của khách
hàng để làm cơ sở ra quyết định cấp tín dụng
cho khách hàng
1.2 Ý nghĩa
– Giúp cho NH chọn lọc được khách hàng đủ
năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành
vi dân sự để cấp tín dụng cho khác hàng
– Giúp cho cập nhật kịp thời những thay đổi
về điều kiện pháp lý của khách hàng, góp
phần hạn chế rủi ro phát sinh trong quá trình
giao dịch với khách hàng
– Là cơ sở để phân nhóm khách hàng trong
chiến lược mở rộng khách hàng và xác định
khách hàng mục tiêu
1.3 Mục đích
– Xác định tình trạng pháp lý của khách hàng
để làm cơ sở ra quyết định cấp tín dụng cho
khách hàng
– Tạo cơ sở pháp lý cho việc giải quyết những
tranh chấp xẩy ra trong quá trình giao dịch
cung ứng dịch vụ cho khách hàng
– Cập nhật thông tin cho việc theo dõi và
giám sát khách hàng trong quá trình giao
dịch.
2. Thẩm định năng lực pháp lý đối với
khách hàng doanh nghiệp
2.1 Giới thiệu khách hàng doanh nghiệp
2.1.1 Khái niệm
Khách hàng doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có
tên riêng và có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn
định, được đăng ký kinh doanh theo quy định
của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các
hoạt động kinh doanh
Các tổ chức kinh tế của Việt Nam
Là tổ chức kinh tế được thành lập theo pháp
luật Việt Nam:
– Các tổ chức kinh tế hoạt động theo luật
doanh nghiệp: doanh nghiệp trong nước
– Các tổ chức kinh tế hoạt động theo luật đầu
tư nước ngoài: doanh nghiệp liên doanh,
doanh nghiệp 100% vốn của nước ngoài
– Các tổ chức kinh tế hoạt động theo luật hợp
tác xã: hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, liên
minh hợp tác xã.
Các tổ chức kinh tế của nước ngoài
Là tổ chức kinh tế được thành lập theo pháp
luật của nước ngoài, có trụ sở ở nước ngoài:
– Chi nhánh công ty nước ngoài
– Văn phòng đại diện của công ty nước ngoài
2.1.2 Đặc điểm
Có tư cách pháp nhân hoặc không có tư
cách pháp nhân
• Có tư cách pháp nhân:
–Được thành lập hợp pháp
–Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ
–Có tài sản độc lập với tổ chức khác và tự
chựu trách nhiệm độc lập bằng chính tài sản
đó
–Có quyền nhân danh mình để tham gia các
quan hệ pháp luật một cách độc lập
• Không có tư cách pháp nhân:
–Cũng hội đủ các điều kiện tổ chức hoạt
động kinh doanh
–Chựu trách nhiệm vô hạn trước pháp
luật cho các hoạt động kinh doanh của
mình
–Doanh nghiệp tư nhân không đựợc coi
là DN có tư cách pháp nhân
Có tư cách pháp nhân hoăc không có tư cách
pháp nhân
Có vốn hoạt động
Xác định thời gian hoạt động cụ thể
Có ngành nghề kinh doanh cụ thể
Có người đại diện pháp luật
Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ
2.1.3 Các loại hình doanh nghiệp
– Công ty cổ phần
– Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên
trở lên
– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
– Công ty hợp doanh
– Doanh nghiệp tư nhân
– Hợp tác xã
– Liên hiệp hợp tác xã
– Liên minh hợp tác xã
– Văn phòng đại diện và các chi nhánh của tổ
chức kinh tế Việt Nam
– Công ty liên doanh
– Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài
– Tổ chức kinh tế nước ngoài
– Văn phòng đại diện và chi nhánh của tổ
chức kinh tế nước ngoài tại Việt Nam
2.2 Tài liệu thẩm định
Tài liệu thẩm định là hồ sơ pháp lý của khách
hàng doanh nghiệp:
– Giấy phép thành lập (nếu có)
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
– Điều lệ hoạt động của DN
– Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế (nếu
có)
– Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu giao dịch
– Giấy phép hoạt động (nếu có)
– Giấy phép xuất nhập khẩu
– Văn bản xác định người đại diện theo pháp
luật
– Các tài liệu khác( Biên bản họp hội đồng
quản trị, hội đồng thành viên, cầm cố thế
chấp tại NH)
2.3 Nội dung thẩm định
– Tính đầy đủ của hồ sơ pháp lý
– Tính hợp lệ và hợp pháp của hồ sơ pháp lý
– Thẩm định tư cách pháp nhân
– Thẩm định người đại diện theo pháp luật
– Thẩm định thời gian hoạt động của DN
– Thẩm định ngành nghề kinh doanh
3. Thẩm định năng lực pháp lý đối với
khách hàng cá nhân
3.1 Giới thiệu khách hàng cá nhân
Khách hàng cá nhân bao gồm: Hộ gia đình, hộ
kinh doanh cá thể hoặc cá nhân có đăng ký
kinh doanh, tổ hợp tác và cá nhân
3.1.1 Hộ gia đình:
– Khái niệm: Hộ gia đình là tập hợp các thành viên
có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt
động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư
nghiệp hoặc một số lĩnh vực kinh doanh khác do
luật pháp quy định
– Đặc điểm:
• Chủ hộ là người đại diện cho hộ gia đình trong
các giao dịch dân sự vì lợi ích chung của hộ
• Tài sản của hộ gia đình là tài sản chung của các
thành viên của hộ gia đình, có quyền chiếm
hữu, sử dụng và định đoạt đối với tài sản của hộ
theo phương thức thỏa thuận.
• Hộ gia đình chựu trách nhiệm dân sự bằng tài
sản chung của hộ, nếu tài sản chung không đủ
để thực hiện nghĩa vụ thì các thành viên phải
chựu trách nhiệm liên đới bằng tài sản riêng của
mình
3.1.2 Hộ kinh doanh cá thể hoặc cá nhân có
đăng ký kinh doanh
• Khái niệm: Hộ kinh doanh cá thể hoặc cá
nhân có đăng ký kinh doanh là chủ thể kinh
doanh do một cá nhân hoặc hộ gia đình làm
chủ, chỉ đăng ký kinh doanh tại một địa điểm,
sử dụng không quá số người lao động theo quy
định của pháp luật,không có con dấu riêng và
chựu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của
mình đối với hoạt động kinh doanh.
• Đặc điểm:
– Phải có chứng nhận đăng ký kinh doanh
– Cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh là ủy ban nhân dân quận, huyện.
– Quy mô hoạt động nhỏ, sử dụng lao động
thường xuyên không quá số người lao động
theo quy định của pháp luật
– Người đại diện theo pháp lý cho hộ kinh
doanh cá thể là chủ hộ
3.1.3 Tổ hợp tác
• Khái niệm: Tổ hợp tác là nhóm từ ba cá nhân
trở lên, cùng góp tài sản, công sức để thực hiện
những công việc nhất định, cùng hưởng và
cùng chịu trách nhiệm trên cơ sở hợp đồng hợp
tác có chứng nhận của UBND xã, phường, thị
trấn
• Đặc điểm:
– Tổ hợp tác hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác,
có chứng nhận cũa UBND xã, phường
– Không đăng ký kinh doanh
– Các thành viên gọi là tổ viên thực hiện hợp tác
theo nguyên tắc tự nguyện và cùng có lợi, giúp đỡ
nhau và bảo đảm lợi ích chung của tổ
– Người đại diện pháp lý của tổ hợp tác là tổ trưởng
do tổ viên bầu ra
– Tài sản chung của tổ hợp tác là tài sản do các tổ
viên đóng góp hoặc cùng tạo lập
– Khi chấm dứt hợp đồng hợp tác thì tổ phải thanh
toán đầy đủ các khoản nợ của tổ. Nếu không đủ thì
sẽ dùng tài sản riêng của tổ viên theo tỷ lệ đóng
góp
3.1.4 Cá nhân
Cá nhân được xem xét về năng lực pháp luật
dân sự, năng lực hành vi dân sự cá nhân
• Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân:
– Là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và có
nghĩa vụ dân sự
– Mọi cá nhân đều có quyền pháp luật dân sự như
nhau, có từ khi mới sinh và chấm dứt khi chết
– Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không bị
hạn chế trừ một số trường hợp do pháp luật quy
định
• Năng lực hành vi dân sự:
– Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng
của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực
hiện quyền và nghĩa vụ dân sự
– Cá nhân đủ 18 tuổi trở lên có hành vi dân sự đầy
đủ, trừ trường hợp bị mất hoặc bị hạn chế và theo
quy định của pháp luật
– Từ 6 tuổi tới dưới 18 tuổi có năng lực hành vi dân
sự chưa đầy đủ. Khi giao dịch dân sự phải được sự
giám hộ của người đại diện theo pháp luật trừ
những giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt
hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
– Cá nhân chưa đủ 6 tuổi không có năng lực hành vi
dân sự. Mọi giao dịch phải do người đại diện xác
lập, thực hiện.
– Cá nhân mất hành vi dân sự khi cá nhân bị bệnh
tâm thần hoặc các bệnh khác dẫn đến không nhận
thức, làm chủ được hành vi của mình ( có quyết
định của tòa án trên cơ sở kết luận của tổ chức
giám định có thẩm quyền). Mọi gia dịch do người
đại diện thực hiện
– Cá nhân hạn chế năng lực hành vi dân sự và có
quyết định của tòa án thì mọi giao dịch liên quan
đến tài sản phải có sự đồng ý của người giám hộ,
trừ giao dịch nhỏ phục vụ sinh hoạt hàng ngày
3.2 Đặc điểm của khách hàng cá nhân
• Khách hàng cá nhân là một người độc lập hoặc
tập hợp của nhiều người( hộ gia đình..)
• Sinh hoạt của cá nhân gắn liền với sinh hoạt của
gia đình
• Không có cơ sở xác định chính xác tuổi thọ
• Thông tin tài chính không rõ ràng vì có thu nhập
ổn định và có cả những thu nhập không ổn định
• chựu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của
chính mình
• Dễ thay đổi nơi cư trú, nghề nghiệp
3.3 Tài liệu thẩm định
3.3.1 Hộ gia đình
– Sổ hộ khẩu
– Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của chủ hộ
– Văn bản xác minh người đại diện theo pháp luật
3.3.2 Hộ kinh doanh cá thể hoặc cá nhân có đăng
ký kinh doanh
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
– Giấy phép hoạt động (nếu có)
– Giấy phép xuất nhập khẩu (nếu có)
– Sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân, hộ chiếu của chủ
hộ kinh doanh cá thể hoặc cá nhân có đăng ký kinh
doanh
3.3.3 Tổ hợp tác
– Hợp đồng hợp tác có chứng nhận của
UBND xã, phường, thị trấn
– Tài liệu xác định người đại diện theo pháp
luật của tổ hợp tác
– Văn bản ủy quyền trong trường hợp tổ
trưởng ủy quyền cho tổ viên thực hiện hoạt
động cần thiết của tổ
3.3.4 Cá nhân
– Sổ hộ khẩu hoặc KT3
– Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu
– Giấy khai sinh
– Đăng ký kết hôn, xác nhận độc thân, quyết
định của tòa án về việc ly hôn
– Thị thực nhập cảnh còn hiệu lực (đối với
người nước ngoài)
3.4 Nội dung thẩm định
• Thẩm định tính đầy đủ của hồ sơ pháp lý
• Thẩm định năng lực pháp luật dân sự và năng lực
hành vi dân sự của cá nhân, người đại diện nhằm xác
định những cá nhân đủ tư cách để giao dịch với NH
• Thẩm định tư cách đại diện của cá nhân, hộ gia đình,
tổ hợp tác, phải có đầy đủ căn cứ để chứng minh
• Thẩm định thời gian hoạt động kinh doanh của cá
nhân, hộ, tổ hợp tác
• Thẩm định ngành nghề kinh doanh đặc thù
• Thẩm định nơi cư trú của khách hàng cá nhân
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Trình bầy khái niệm, đặc điểm và mục đích
của thẩm định năng lực pháp lý của khách
hàng?
2. Trình bầy khái niệm và phân tích đặc điểm
của từng loại khách hàng?
3. Liệt kê những tài liệu phục vụ cho công tác
thẩm định năng lực pháp lý của khách hàng?
4. Những khó khăn thẩm định năng lực pháp lý
của khách hàng là gì? Đề xuất những biện
pháp để khắc phục khó khăn?
Chương 3: Thẩm định năng lực tài
chính của khách hàng
1. Nguyên tắc, Yêu cầu thẩm định năng
lực tài chính của khách hàng
1.1 Mục đích thẩm định năng lực tài chính của
khách hàng
• Đánh giá tình hình tài chính của khách hàng
• Đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng
• Đo lường những rủi ro tài chính có thể xẩy ra
1.2 Nguyên tắc thẩm định năng lực tài
chính của khách hàng
• Tuân thủ theo những quy định của pháp luật,
của NH về công tác phân tích tài chính
• Đảm bảo tính trung thực, khách quan
• Đảm bảo tính chính xác
1.3 Những yêu cầu đối với thẩm định
năng lực tài chính
• Đối với NH
– Xây dựng quy định , quy trình phân tích tài chính
khao học và cụ thể
– Trang bị công nghệ hiên đại, các phần mềm xử lý
giúp cho phân tích tài chính chính xác
• Đối với khách hàng
– Cung cấp trung thực và đầy đủ các thông tin theo
yêu cầu của NH
– Hỗ trợc và tạo điều kiện cho NH khi tiến hành
phân tích
• Đối với người thẩm định
– Lắm vững các kiến thức về kế toán, tài chính
và các kỹ năng phân tích tài chính
– Năm vững những quy định của NH
– Lắm vững các phần mềm trong xử lý và
phân tích thông tin
– Có những kiến thức về công tác phỏng vấn ,
điều tra khách hàng
2. Thẩm định năng lực tài chính của khách
hàng doanh nghiệp
2.1 Thẩm định mức độ tin cậy của các báo
cáo tài chính:
• Báo cáo tài chính của DN gồm bảng cân đối
kế toán; báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh; báo cáo lưu chuển tiền tệ; thuyết
minh báo cáo tài chính
• Tài liệu về báo cáo tài chính đã được kiểm
toán là tốt nhất.
• Nếu chưa được kiểm toán hoặc kiểm toán
chưa được kịp thời thì nhân viên thẩm định
cần thực hiện các bước như sau:
― Nghiên cứu thật kỹ tính chính xác của
các số liệu trong báo cáo tài chính
― Mời khách hàng đến để thảo luận,
phỏng vấn
― Viếng thăm thực tế tại doanh nghiệp
― Đưa ra kết luận về mức độ tin cậy của
tài liệu
2.2 Phân tích qua các tỷ số tài chính
a. Các tỷ số đánh giá về đảm bảo và thanh
toán nợ vay
• Tỷ số thanh toán tổng quát
• Tỷ số thanh toán hiện thời
• Tỷ số thanh toán nhanh
b. Các tỷ số đánh giá cấu trúc tài chính
. Tỷ số nợ
• Tỷ số tự tài trợ
• Tỷ số nợ DH trên nguồn vốn DH
• Tỷ số thanh toán lãi vay
c. Các tỷ số đánh giá hiệu qủa sử dụng vốn
Số vòng quay kho
Kz thu tiền bình quân
số vòng quay tài sản lưu động
số