Bài giảng môn Kế toán ngân hàng thương mại

Luật kế toán Kế toán là việc thu nhập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động. Kế toán ngân hàng: Hoạt động kế toán trong một ngân hàng

pdf169 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1647 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng môn Kế toán ngân hàng thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
8/31/2012 1 Bài giảng môn KẾ TOÁN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Khoa Tài chính Ngân hàng Trương Đại học Kinh tế - Luật Tháng 9/2012 1 2 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN NGÂN HÀNG 8/31/2012 2 3 Khái niệm kế toán ngân hàng • Luật kế toán Kế toán là việc thu nhập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động. Kế toán ngân hàng: Hoạt động kế toán trong một ngân hàng 4 Đối tượng của KTNH – Vốn (Tài sản và Nguồn vốn) – Sự vận động của vốn – Kết quả của sự vận động đó Đặc điểm: – Chủ yếu tồn tại dưới hình thái giá trị – Có mối quan hệ chặt chẽ, thường xuyên với đối tượng kế toán các doanh nghiệp, TCKT, cá nhân – Quy mô, phạm vi rất lớn, có sự luận chuyển phức tạp và có sự tuần hoàn thường xuyên liên tục 8/31/2012 3 5 Khoản 3 Điều 9 Luật kế toán Đối tượng kế toán thuộc hoạt động kinh doanh gồm: a. Tài sản cố định, tài sản lưu động; b. Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu; c. Các khoản doanh thu, chi phí kinh doanh, chi phí khác và thu nhập; d. Thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước; đ. Kết quả và phân chia kết quả hoạt động kinh doanh; e. Các tài sản khác có liên quan đến đơn vị kế toán. 6 Khoản 4 Điều 9 Luật kế toán Đối tượng kế toán thuộc hoạt động ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm, chứng khoán, đầu tư tài chính, ngoài quy định tại khoản 3 Điều này còn có: a. Các khoản đầu tư tài chính, tín dụng; b. Các khoản thanh toán trong và ngoài đơn vị kế toán; c. Các khoản cam kết, bảo lãnh, các giấy tờ có giá. 8/31/2012 4 Đặc điểm của KTNH • KTNH có tính giao dịch và xử lý NVNH • Phản ánh chi tiết tình hình tạo lập và sử dụng vốn • Có tính cập nhật và chính xác cao độ • KTNH có số lượng chứng từ lớn và phức tạp • KTNH có tính tập trung và thống nhất cao • Sử dụng tiền tệ làm đơn vị đo lường chủ yếu 7 Nhiệm vụ của KTNH • Ghi chép, phản ánh nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh theo đúng pháp luật, chuẩn mực kế toán • Kiểm tra, giám sát chặt chẽ các khoản thu, chi tài chính • Phân tích thông tin, số liệu kế toán, tham mưu đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị kinh doanh ngân hàng • Cung cấp thông tin cho các cơ quan quản lý • Tổ chức tốt việc giao dịch với khách hàng, góp phần thực hiện tốt chiến lược khách hàng 8 8/31/2012 5 9 Nguyên tắc KTNH • Nguyên tắc cơ sở dồn tích: thời điểm ghi nhận • Nguyên tắc thận trọng: dự phòng, thu nhập, chi phí; phải thu, phải trả • Nguyên tắc hoạt động liên tục • Nguyên tắc giá gốc: giá trị ghi sổ ban đầu • Nguyên tắc phù hợp: thu nhập – chi phí • Nguyên tắc nhất quán: chế độ kế toán • Nguyên tắc trọng yếu: thông tin trọng yếu • Nguyên tắc cơ sở dồn tích Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh chứ không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền • Áp dụng: Thực hiện tính lãi dự thu đối với tiền cho vay và dự trả đối với lãi tiền gửi 10 8/31/2012 6 Nguyên tắc thận trọng • Phải xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết khi thiết lập các ước tính kế toán trong điều kiện không chắc chắn • Phải lập dự phòng nhưng không lập quá lớn • Không đánh giá cao hơn giá trị tài sản và thu nhập • Không đánh giá thấp hơn nợ phải trả và chi phí • Doanh thu được ghi nhận khi chắc chắn thu được lợi ích kinh tế và chi phí phải được ghi nhận khi có khả năng phát sinh chi phí 11 • Nguyên tắc hoạt động liên tục Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là một ngân hàng đang trong quá trình hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần 12 8/31/2012 7 Nguyên tắc giá gốc • Mọi tài sản trong các khoản mục của BCTC phải theo nguyên giá • Giá gốc của tài sản được tính theo số tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm được ghi nhận Áp dụng: • Giá gốc của tài sản là giá trị tiền tệ mà NH huy động được, cho vay, đầu tư tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ 13 • Nguyên tắc phù hợp Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó. • Áp dụng: Việc ghi nhận thu nhập và chi phí tương ứng xét theo kỳ kế toán 14 8/31/2012 8 • Nguyên tắc nhất quán Kế toán phải áp dụng nhất quán các chính sách và phương pháp kế toán đã chọn ít nhất trong một kỳ kế toán năm (niên độ kế toán) 15 • Nguyên tắc trọng yếu Thông tin được xem là trọng yếu nếu như việc bỏ qua thông tin hoặc độ chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kế BCTC 16 8/31/2012 9 17 Tài khoản KTNH • Tài khoản kế toán NH là một hình thức ghi chép, dùng để phân loại và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế, tài chính theo nội dung kinh tế phục vụ cho quản lý và kiểm tra • Mỗi TK KTNH là phương tiện để lưu trữ cho một loại số liệu kế toán cụ thể, phản ánh tình hình hoạt động của từng khoản mục thuộc phương trình kế toán: tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu và các khoản mục của thu nhập, chi phí. 18 Phân loại TK KTNH • Theo nội dung kinh tế (đối tượng kế toán) • Theo mức độ tổng hợp hay chi tiết • Theo quan hệ với báo cáo tài chính (tính chất hạch toán) 8/31/2012 10 19 Hệ thống TK KTNH • Là danh mục các tài khoản được sử dụng để phản ánh toàn bộ tài sản, nguồn vốn và sự vận động của chúng trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng. • Trong danh mục này, mỗi tài khoản có tên gọi, số hiệu riêng phù hợp với nội dung mà nó phản ánh • Các tài khoản được sắp xếp theo một trật tự nhất định để đáp ứng yêu cầu hạch toán, tổng hợp thông tin 20 • Yêu cầu của hệ thống TK KTNH – Phải phù hợp với luật NHNN, luật các TCTD – Phải phản ánh được một cách rõ ràng, toàn diện và đầy đủ các loại tài sản, nguồn vốn, phù hợp với các chỉ tiêu trên BCTC của NH – Phải sử dụng được lâu dài – Phải thuận tiện cho việc hạch toán, xử lý và thu nhập thông tin 8/31/2012 11 21 Kết cấu của TK KTNH • Loại 1: Vốn khả dụng và các khoản đầu tư • Loại 2: Hoạt động tín dụng • Loại 3: Tài sản cố định và các tài sản có khác • Loại 4: Các khoản phải trả • Loại 5: Hoạt động thanh toán • Loại 6: Nguồn vốn chủ sở hữu • Loại 7: Thu nhập • Loại 8: Chi phí • Loại 9: Các tài khoản ngoài bảng 22 NGHIỆP VỤ SỔ CÁI • Asset (Tài sản có): gồm các TK loại 1, 2, 3, 5 • Liability (Tài sản nợ): gồm các TK loại 4 • Capital (Nguồn vốn): gồm các TK loại 6 • Profit (Thu nhập): gồm các TK loại 7 • Expense (Chi phí): gồm các TK loại 8 • Footnotes (Ngoại bảng): gồm các TK loại 9 8/31/2012 12 23 Hệ thống TK KTNH hiện hành • Quyết định 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/4/2004 của Thống đốc NHNN • Quyết định 807/2005/QĐ-NHNN ngày 01/06/2005 của Thống đốc NHNN • Quyết định 29/2006/QĐ-NHNN ngày 10/7/2006 của Thống đốc NHNN • Quyết định 02/2008/QĐ-NHNN ngày 15/01/2008 của Thống đốc NHNN 24 Chứng từ KTNH • Chứng từ KTNH là những giấy tờ hoặc vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh, đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán • Chứng từ kế toán NH có ảnh hưởng quyết định đến tính trung thực, chính xác và phù hợp của thông tin kế toán, là công cụ quan trọng trong bảo vệ tài sản khách hàng và ngân hàng 8/31/2012 13 25 Phân loại chứng từ KTNH • Căn cứ vào trình tự lập chứng từ – Chứng từ gốc – Chứng từ ghi sổ • Căn cứ vào địa điểm lập chứng từ – Chứng từ nội bộ – Chứng từ do KH lập • Căn cứ vào nội dung nghiệp vụ kinh tế – Chứng từ tiền mặt – Chứng từ chuyển khoản • Căn cứ vào hình thái chứng từ Lập chứng từ KTNH • Phải lập ngay khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh • Sử dụng đúng mẫu quy định • Chứng từ có nhiều liên phải lập lồng các liên • Đảm bảo các nội dung trên chứng từ 26 8/31/2012 14 Kiểm soát chứng từ • Kiểm soát trước: do cán bộ nghiệp vụ thực hiện – Kiểm soát tính rõ ràng trung thực đầy đủ của các yếu tố ghi trên chứng từ – Kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của nghiệp vụ kinh tế phát sinh – Kiểm soát khả năng chi trả • Kiểm soát sau: do kiểm soát viên, kế toán trưởng thực hiện – Kiểm soát chữ ký của thanh toán viên – Kiểm soát tính đúng đắn của việc hạch toán – Kiểm soát việc chấp hành và tuân thủ quy chế nội bộ 27 Luân chuyển chứng từ KTNH • Là trật tự các giai đoạn mà chứng từ kế toán phải trải qua kể từ khi phát sinh đến khi hoàn thành ghi sổ sách kế toán, được chuyển đi bảo quản lưu trữ • Ý nghĩa: – Việc tổ chức hạch toán sẽ an toàn, nhanh chóng, chính xác, khoa học – Cung cấp thông tin kịp thời – Góp phần tăng cường kỷ luật tài chính 28 8/31/2012 15 Nguyên tắc luân chuyển chứng từ KTNH • Đảm bảo nhanh nhất • Thu tiền trước ghi sổ sau • Ghi sổ trước chi tiền sau • Ghi Nợ trước, ghi Có sau hoặc ghi Nợ Có đồng thời. Ghi Có trước thì thì phải đảm bảo chức chắn co thể ghi Nợ • Đảm bảo luân chuyển chỉ trong nội bộ ngân hàng 29 30 NGHIỆP VỤ SỔ CÁI SỔ SÁCH KẾ TOÁN NGÂN HÀNG SỔ CÁI TÍN DỤNG TIỀN GỬI TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI THANH TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ KHÁC... NGÂN QUỸ ĐẦU TƯ KDOANH NGOẠI HỐI HỒ SƠ KHÁCH HÀNG 8/31/2012 16 31 Tổ chức công việc KTNH Kế toán giao dịch Kế toán tổng hợp Công việc Tiếp xúc khách hàng, lập chứng từ, thực hiện hạch toán, quản lý sổ kế toán chi tiết Kiểm soát, đối chiếu, tổng hợp số liệu giao dịch, quản lý sổ kế toán tổng hợp Kết quả Bảng liệt kê chứng từ, sổ kế toán chi tiết, các báo cáo sao kê tình hình hoạt động Các báo cáo kế toán tài chính, báo cáo kế toán quản trị theo yêu cầu. 32 Câu hỏi thảo luận • Sự khác nhau giữa kế toán NH và kế toán DN • Tại sao khoản mục tài sản trên BCĐKT của NH không phân thành TS ngắn hạn và TS dài hạn? • Nguyên nhân kế toán tài chính cần tuân thủ các chuẩn mực kế toán • Vì sao các NH phải áp dụng nguyên tắc ''Dự thu-Dự chi''? 8/31/2012 17 33 Chương 2 KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ TIỀN MẶT 34 Nội dung • Nguyên tắc kế toán • Tài khoản sử dụng • Chứng từ kế toán • Phương pháp hạch toán 8/31/2012 18 35 Nguyên tắc kế toán • Ngân hàng chỉ phản ánh vào tài khoản tiền mặt số tiền thực tế khi phát sinh nghiệp vụ thu – chi tiền mặt • Phần chênh lệch phải được hạch toán và xử lý kịp thời • Phải có chứng từ thu – chi và phải có đầy đủ chữ ký theo quy định • Kiểm đếm tiền đầy đủ 36 Tài khoản sử dụng • Tài khoản 1011: Tiền mặt tại đơn vị Bên Nợ ghi: Số tiền mặt thu vào quỹ nghiệp vụ Bên Có ghi: Số tiền mặt chi ra từ quỹ nghiệp vụ Số dư Nợ: Phản ảnh số tiền mặt hiện có tại quỹ nghiệp vụ của TCTD Hạch toán chi tiết: Mở 2 TK chi tiết: – Tiền mặt đã kiểm đếm – Tiền mặt thu theo túi niêm phong 8/31/2012 19 37 Tài khoản 1014: Tiền mặt tại máy ATM • Bên Nợ ghi: – Số tiền mặt tiếp quỹ cho máy ATM – Các khoản thu tiền mặt trực tiếp tại máy ATM • Bên Có ghi: – Số tiền mặt từ máy ATM nộp về quỹ tiền mặt đơn vị – Các khoản chi tiền mặt tại máy ATM Số dư Nợ: Số tiền mặt còn tồn tại máy ATM • Hạch toán chi tiết: Mở TK chi tiết cho từng máy ATM 38 Tài khoản 1019: Tiền mặt đang vận chuyển • Bên Nợ ghi: - Số tiền xuất quỹ để vận chuyển đến đơn vị nhận tiền. • Bên Có ghi: - Số tiền đã vận chuyển đến đơn vị nhận (căn cứ vào Biên bản giao nhận tiền hoặc giấy báo của đơn vị nhận tiền) . • Số dư Nợ: - Phản ảnh số tiền mặt thuộc quỹ nghiệp vụ ở đơn vị đang vận chuyển trên đường. • Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng đơn vị nhận tiền vận chuyển đến. 8/31/2012 20 39 • Tài khoản 3614:Tham ô, thiếu mất tiền, tài sản chờ xử lý • Bên Nợ ghi: - Số tiền Tổ chức tín dụng phải thu. • Bên Có ghi: - Số tiền Tổ chức tín dụng thu được. - Số tiền được xử lý chuyển vào các tài khoản thích hợp khác. • Số dư Nợ: - Số tiền thiếu quỹ chưa xử lý • Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng đơn vị, cá nhân liên quan 40 • Tài khoản 3615: Các khoản phải bồi thường của cán bộ, nhân viên TCTD • Bên Nợ ghi: - CBCNV phải bồi thường • Bên Có ghi: - CBCNV đã nộp tiền bồi thường • Số dư Nợ: - Số tiền CBCNV chưa bồi thường • Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng đơn vị, cá nhân có liên quan 8/31/2012 21 41 • Tài khoản 4610:Thừa quỹ, tài sản thừa chờ xử lý • Bên Có ghi: - Số tiền thừa quỹ • Bên Nợ ghi: - Số tiền thừa quỹ đã xử lý • Số dư Có: - Phản ảnh số tiền thừa quỹ chưa xử lý • Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng đơn vị, cá nhân có quan hệ thanh toán. 42 • Các tài khoản khác: tiền gửi, tiết kiệm, cho vay, thanh toán 8/31/2012 22 43 Chứng từ kế toán • Giấy nộp tiền mặt • Giấy rút tiền mặt • Phiếu thu tiền mặt • Phiếu chi tiền mặt • Séc tiền mặt • Bảng kê tiền mặt • Giấy nộp tiền kiêm lệnh chuyển tiền 44 Phương pháp hạch toán • Kế toán thu tiền mặt • Tiền mặt đã kiểm đếm • Căn cứ vào tiền mặt thực tế đã kiểm đếm Nợ TK 1011 Có TK 4211, 4231, 4232 8/31/2012 23 45 • Tiền mặt trong túi niêm phong Căn cứ vào VND trên biên bản bàn giao Nợ TK 1011 (chưa kiểm) Có TK 4599 Sau khi đã kiểm đếm Nợ 1011 (đã kiểm) Có 1011 (chưa kiểm) Đồng thời: Nợ TK 4599 Có TK 4211, 4231, 4232 46 • Kế toán chi tiền mặt • Chi tiền mặt tại quầy • Căn cứ vào số tiền thực tế chi Nợ TK 4211, 2111 Có TK 1011 8/31/2012 24 47 • Chi tiền mặt tại đơn vị nhận • Căn cứ vào số tiền thực tế xuất quỹ Nợ TK 1019 Có TK 1011 • Sau khi bộ phận giao dịch mang chứng từ về Nợ TK thích hợp Có TK 1019 48 1011 1019 1113, 5191 Khi đem chứng từ vềChi tại quầy 8/31/2012 25 49 • Kế toán thừa quỹ tiền mặt • Khi kiểm quỹ phát hiện thừa tiền => Lập biên bản thừa quỹ và hạch toán Nợ TK 1011 Có TK 4610 50 • Kế toán thiếu quỹ tiền mặt • Khi kiểm quỹ phát hiện thiếu tiền =>Lập biên bản thiếu quỹ và hạch toán Nợ TK 3614 Có TK 1011 8/31/2012 26 51 • Khi xử lý tiền thiếu: • Nếu có khách hàng trả lại: Nợ TK1011, 4211 Có TK 3614 • Nếu không phát hiện nguyên nhân => CBCNV phải bồi thường Nợ TK 3615 Có TK 3614 Câu hỏi thảo luận • Nguyên tắc kế toán áp dụng đối với kế toán nghiệp vụ tiền mặt? 52 8/31/2012 27 53 Chương 3 KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN 54 Các hình thức huy động vốn Huy động tiền gửi Huy động qua phát hành giấy tờ có giá Huy động vàng 8/31/2012 28 55 HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIỀN GỬI KHÔNG KỲ HẠN • Nhằm bảo đảm an toàn về tài sản và thực hiện các khoản chi trả trong hoạt động sản xuất kinh doanh => Khách hàng có thể rút ra bất kỳ lúc nào • Mục đích: Sử dụng dịch vụ thanh toán, an toàn • Lãi suất thấp, thường tính theo số ngày thực tế phát sinh 56 TIỀN GỬI CÓ KỲ HẠN • Khoản tiền gửi có kỳ đáo hạn nhất định • Lãi suất ấn định tuỳ thuộc vào thời hạn gửi, ngân hàng tính lãi kép khi khách hàng không rút vốn và lãi suốt định kỳ tiếp theo • Nếu rút vốn trước hạn, NH vẫn trả lãi nhưng lãi suất thấp hơn TIỀN GỬI TIẾT KIỆM • Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn • Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 8/31/2012 29 CÁC NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG KHÁC • Các giấy tờ có giá ngắn hạn – Chứng chỉ tiền gửi – Kỳ phiếu – Các giấy tờ có giá ngắn hạn khác • Các giấy tờ có giá dài hạn – Chứng chỉ tiền gửi – Trái phiếu – Các giấy tờ có giá dài hạn khác 57 58 NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN • Lãi tiền gửi chi trả theo thực tế phát sinh. Chi phí trả lãi được hạch toán tuân thủ nguyên tắc cơ sở dồn tích và nguyên tắc phù hợp • Đảm bảo tính theo thời hạn gửi thực tế của khách hàng và lãi suất đã thoả thuận 8/31/2012 30 59 Các cách tính, trả lãi • Tính, trả lãi trước; • Tính, trả lãi theo định kỳ; • Tính, trả lãi sau. 60 Các yếu tố để tính lãi tiền gửi • 1. Lãi suất: Căn cứ vào mức lãi suất cụ thể của từng đợt huy động vốn được ghi trong sổ tiền gửi • 2. Số tiền: Số tiền làm căn cứ để tính lãi là số tiền thực tế đã huy động của khách hàng a) Trường hợp tính lãi theo phương pháp tích số: Số tiền để tính lãi là số ngày thực tế dư Có của tài khoản tiền gửi của từng ngày trong tháng. Những ngày nghỉ (ngày lễ, ngày nghỉ hàng tuần) thì lấy số dư cuối của ngày làm việc trước ngày đó. b) Trường hợp tính lãi theo món: Căn cứ vào số tiền (gốc) gửi vào. 8/31/2012 31 61 • 3. Thời gian: Thời gian để tính lãi tiền gửi, tiền vay có thể là ngày, tháng, quý hoặc năm và có loại tính theo giờ. • Thời gian chuẩn tính lãi theo năm, tháng, ngày, giờ quy ước như sau: • Một năm có 360 ngày; • Một năm có 12 tháng; • Một tháng có 30 ngày (không phân biệt tháng có 28, 29, 30 hay 31 ngày); • Một ngày là 24 giờ. a) Nếu ngày thu lãi, trả lãi trùng vào ngày lễ hay ngày nghỉ hàng tuần thì chuyển sang ngày làm việc tiếp theo. b) Đối với những khoản tiền gửi có thời hạn từ một ngày trở lên thì thời gian tính lãi được tính từ ngày gửi tiền mà không tính ngày rút tiền 62 Các phương pháp tính lãi • Có hai phương pháp tính lãi: – Tính theo tích số. – Tính theo món. 8/31/2012 32 63 • Tính theo tích số: Phương pháp này áp dụng đối với tiền gửi thanh toán, tiền gửi không kỳ hạn. Việc tính lãi được thực hiện vào những ngày cuối tháng (ngày cụ thể do từng ngân hàng quy định riêng) 64 Tổng tích số tính lãi trong tháng = Số dư Có x Số ngày Có thực tế trong tháng Tổng tích số tính lãi trong tháng x Lãi suất (tháng) 30 ngày Số tiền lãi = 8/31/2012 33 65 • Tính theo món: Phương pháp này áp dụng đối với hình thức tiền gửi có kỳ hạn. Khi tính lãi theo món phải căn cứ vào số tiền gửi vào, thời gian gửi tiền và mức lãi suất cụ thể áp dụng cho thời gian gửi tiền • Số tiền lãi = Số tiền gửi x Lãi suất áp dụng cho kỳ hạn gửi (năm, tháng, ngày, giờ) x Số kỳ hạn gửi 66 CHỨNG TỪ KẾ TOÁN • Chứng từ tiền mặt: Giấy gửi tiền, Giấy lĩnh tiền • Chứng từ chuyển khoản: Phiếu chuyển khoản, UNC • Chứng từ khác: Hợp đồng gửi tiền, Sao kê tiền gửi, Sổ tiết kiệm, Bảng kê lãi 8/31/2012 34 67 TÀI KHOẢN SỬ DỤNG • Tài khoản 42: Tiền gửi của khách hàng Dùng để phản ánh tiền gửi, tiền ký quỹ của khách hàng Bên Có ghi: Số tiền khách hàng gửi vào Bên Nợ ghi: Số tiền khách hàng lấy ra Số dư Có: Phản ánh số tiền của khách hàng trong nước đang gửi tại NH 68 • Tài khoản 431, 434: Mệnh giá giấy tờ có giá Bên Có ghi: Giá trị giấy tờ có giá phát hành theo mệnh giá trong kỳ Bên Nợ ghi: – Thanh toán giấy tờ có giá khi đáo hạn – Mua lại giấy tờ có giá do chính TCTD phát hành Số dư Có: Phản ảnh giá trị giấy tờ có giá đã phát hành theo mệnh giá cuối kỳ Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo thời hạn phát hành giấy tờ có giá 8/31/2012 35 69 • Tài khoản 432, 435: Chiết khấu giấy tờ có giá Bên Nợ ghi: Chiết khấu giấy tờ có giá phát sinh trong kỳ Bên Có ghi: Phân bổ chiết khấu giấy tờ có giá trong kỳ Số dư Nợ: Phản ảnh chiết khấu giấy tờ có giá chưa phân bổ cuối kỳ Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo thời hạn phát hành giấy tờ có giá 70 • Tài khoản 433, 436: Phụ trội giấy tờ có giá Bên Có ghi: Phụ trội giấy tờ có giá phát sinh trong kỳ Bên Nợ ghi: Phân bổ phụ trội giấy tờ có giá trong kỳ Số dư Có: Phản ảnh phụ trội giấy tờ có giá chưa phân bổ cuối kỳ Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo thời hạn phát hành giấy tờ có giá 8/31/2012 36 71 • Tài khoản 80: Chi phí hoạt động tín dụng Bên Nợ ghi: Các khoản chi về hoạt động tín dụng trong năm Bên Có ghi: – Số tiền thu giảm chi các khoản chi trong năm – Chuyển số dư Nợ cuối năm vào tài khoản Lợi nhuận năm nay khi quyết toán Số dư Nợ: Phản ảnh các khoản chi về hoạt động tín dụng trong năm 80.. 72 • Tài khoản 491: Lãi phải trả cho tiền gửi Tài khoản này dùng để phản ánh số lãi phải trả dồn tích trên số tiền gửi của khách hàng đang gửi tại TCTD Bên Có ghi: Số tiền lãi phải trả dồn tích Bên Nợ ghi: Số tiền lãi đã trả Số dư Có: Phản ảnh số tiền lãi phải trả dồn tích, chưa thanh toán 80xx491x xxx Tập hợp chi phí lãi phát sinh hàng kỳ Trả lãi cho khách hàng Thoái chi 8/31/2012 37 73 • Tài khoản 492: Lãi phải trả về phát hành các giấy tờ có giá Tài khoản này dùng để phản ánh số lãi phải trả dồn tích trên các giấy tờ có giá do TCTD đã phát hành Nộ
Tài liệu liên quan