Bài giảng môn Kinh tế học vĩ mô - Chương 6 Thất nghiệp và lạm phát

I.Thất nghiệp • Một số khái niệm chung • Xác định thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp • Các loại thất nghiệp • Tác động của thất nghiệp • Giải pháp hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp.

pdf53 trang | Chia sẻ: thanhtuan.68 | Lượt xem: 1422 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng môn Kinh tế học vĩ mô - Chương 6 Thất nghiệp và lạm phát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương: 6 THẤT NGHIỆP VÀ LẠM PHÁT BÀI GIẢNG KINH TẾ HỌC VI MÔ 2I.Thất nghiệp • Một số khái niệm chung • Xác định thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp • Các loại thất nghiệp • Tác động của thất nghiệp • Giải pháp hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp. 31.Một số khái niệm chung • Người trong độ tuổi lao động: là những người ở độ tuổi có nghĩa vụ và quyền lợi lao động theo quy định của hiến pháp (ở Việt Nam ta là từ 15-60 đối với nam giới và từ 15-55 đối với nữ giới). 4• Lực lượng lao động: là số người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, đang có việc làm hoặc chưa có việc làm nhưng đang tìm việc làm. • Người có việc làm: là những người đang làm cho các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội.. • Người thất nghiệp: là những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, hiện không có việc làm nhưng đang tích cực tìm kiếm việc làm 5• Ngoài những người có việc và thất nghiệp, những người còn lại trong độ tuổi lao động được coi là những người không nằm trong lực lượng lao động bao gồm:người đi học, nội trợ gia đình và một bộ phận không muốn tìm việc làm với những lý do khác nhau. • Tỷ lệ thất nghiệp: là tỷ lệ phần trăm giữa số người thất nghiệp trên tổng số lực lượng lao động của nền kinh tế. 62.Xác định thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp • Số người thất nghiệp sẽ được tính như sau: • U = L – E • U – số người thất nghiệp • L – lực lượng lao động • E – số người có việc làm 7• Cũng với giả định L không đổi, s là tỷ lệ mất việc, f là tỷ lệ tìm được việc làm (f.U) sẽ bằng số người mất việc (s.E). • Điều này cho thấy: f.U = s(L – U). • Do vậy tỷ lệ thất nghiệp: • fs s L U u   83.Các loại thất nghiệp • 3.1.Phân loại theo nguồn gốc thất nghiệp Thất nghiệp tạm thời: • - Xảy ra khi có một số người lao động đang trong thời gian tìm kiếm việc làm hoặc công việc làm khác tốt hơn, phù hợp với nhu cầu riêng của mình. 9• Thất nghiệp cơ cấu: Xảy ra khi có sự thay đổi cơ cấu kinh tế làm mất cân đối cung cầu cục bộ trên thị trường lao động. - Gắn với sự biến động co cấu kinh tế và khả năng điều chỉnh cung của các thị trường. 10 • Thất nghiệp do thiếu cầu: Xảy ra khi mức cầu chung về lao động giảm xuống. - Nguyên nhân: AD↓. Loại này còn được gọi là thất nghiệp chu kỳ, bởi nó gắn liền với các chu kỳ kinh doanh của nền kinh tế. 11 • Thất nghiệp do yếu tố ngoài thị trường • - Còn được gọi là thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển. • Xảy ra khi tiền lương được ấn định không bởi các lực lượng thị trường và cao hơn mức lương cân bằng thực tế của thị trường lao động. 12 • Tóm lại, thất nghiệp tạm thời và thất nghiệp cơ cấu xảy ra trong một bộ phận riêng biệt của thị trường lao động. Thất nghiệp thiếu cầu xảy ra khi nền kinh tế đi xuống, toàn bộ thị trường lao động xã hội bị mất cân bằng, còn thất nghiệp ngoài tt xả ra do các yếu tố ct –xh tác động. 13 Phân tích về thất nghiệp  L  W  W1  W0 c D E F SL LF A B DL2DL1 L2L1 L* • Trên hình 5.1 giả sử SL là đường cung về lao động, DL0 là đường cầu về lao động, DL1: đường cầu lao động suy giảm khi tổng cầu nền kinh tế giảm, LF: đường biểu diễn lực lượng lao động giảm, w =(W/P) tiền lương thực tế. • Giả sử thị trường lao động cân bằng tại A, mức lao động được sử dụng Là L0 và tiền lương cân bằng tại W0. • Toàn bộ thất nghiệp biểu diễn trong mô hình là AB. 14 15 3.2.Theo lý thuyết cung cầu về lao động • Thất nghiệp tự nguyện: là những người tự nguyện không muốn làm việc do công việc và mức tiền công tương ứng chưa phù hợp với mong muốn của mình. Trên hình 5.1. đoạn AB là thất nghiệp tự nhiên. Thất nghiệp tạm thời và thất nghiệp cơ cấu là thất nghiệp tự nhiên. 16 Thất nghiệp không tự nguyện: là những người muốn làm việc ở mức tiền công hiện hành nhưng vẫn không có việc làm. Thất nghiệp thiếu cầu xảy ra khi tổng cầu giảm vì vậy đây là thất nghiệp không tự nguyện. 17 3.3.Thất nghiệp tự nhiên • Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là tỷ lệ thất nghiệp khi thị trường lao động cân bằng. Tại mức đó, tiền lương và giá cả là hợp lý bởi các thị trường đều đạt cân bằng dài hạn. Số người thất nghiệp tự nhiên là những người thất nghiệp tự nguyện. 18 3.4.Xét trên khía cạnh của tình trạng khan hiếm lao động • Thất nghiệp công khai: gồm cả những người thất nghiệp tự nguyện và không tự nguyện. • Bán thất nghiệp: những người làm việc ít hơn mức mình mong muốn. • Có công ăn việc làm chỉ là hình thức: • -Thất nghiệp trá hình:là những người có vẻ như dành toàn bộ thời gian của mình cho một công việc chính thức mặc dù những việc họ làm không cần nhiều thời gian như vậy để thực hiện. 19 • - Thất nghiệp ẩn:thường xả ra trong các lĩnh vực giáo dục và gia đình, chủ yếu là những người này không tìm được các cơ hội công ăn việc làm tương ứng với trình độ học vấn hiện có của mình. Những người suy yếu: những người có thể vẫn làm trọn ngày công, nhưng cường độ lao động có thể sút kém nghiêm trọng do suy dinh dưỡng hay không được chăm sóc. Những người làm việc không hiệu quả. 20 4.Tác động của thất nghiệp • 4.1. Tác động tiêu cực. • Tác động đối với hiệu quả kinh tế: U cao làm cho nền kinh tế hoạt động kém hiệu quả, các nguồn lực sử dụng bị lãng phí. ước tính thiệt hại vấn đề này đã được nhà kinh tế Okun khái quát hóa bằng quy luật Okun. 21 • Tác động đối với xã hội: các nước mà tỷ lệ thất nghiệp cao phải đương đầu với các tệ nạn xã hội như trộm cắp, rượu chè, cờ bạc.. • Tác động đối với cá nhân và gia đình người bị thất nghiệp:thu nhập bình quân đầu người thấp, đời sống kém hơn, kỹ năng chuyên môn bị bào mòn. 22 4.2.Tác động tích cực của thất nghiệp • Thất nghiệp với quy mô hợp lý sẽ tạo nên một đội quân dự trữ cung cấp lao động cho thị trường lao động. • Tổng số U thay đổi theo chu kỳ do vốn cố định thay đổi. Vì vậy tồn tại một lượng U sẽ làm cho sử dụng vốn và nhân lực hiệu quả hơn. 23 5.Giải pháp hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp • Đối với thất nghiệp chu kỳ: thực hiện các biện pháp chống suy thoái như: sử dụng chính sách tài khoá mở rộng, chính sách tiền tệ mở rộng. • Đối với thất nghiệp tự nhiên: - Tăng cường hoạt động của dịch vụ giới thiệu việc làm; - tăng cường đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực; 24 Tạo thuận lợi cho di cư lao động; Giảm thuế suất biên đối với thu nhập; Cắt giảm trợ cấp thất nghiệp; • Khuyến khích đầu tư tư nhân; 25 6.Quan hệ giữa thất nghiệp và tăng trưởng kinh tế • Vấn đề này đã được nhà kinh tế học Artur M. Okun nghiên cứu và chỉ ra rằng “ Khi sản lượng thực tế thấp hơn sản lượng tiềm năng 2% thì thất nghiệp sẽ tăng thêm 1%. 26 II.Lạm phát • 1.Khái niệm Lạm phát là sự tăng lên liên tục của mức giá trung bình theo thời gian. Mức giá trung bình được hiểu là mức giá chung của tất cả các hàng hóa dịch vụ. Nó được biểu thị bằng chỉ số giá. 27 • Chỉ số giá là chỉ tiêu phản ánh biến động của mức chung kỳ nghiên cứu có thể là tháng, qúy, năm. • Chỉ số giá được tính theo công thức • Ip = Σip x d • Trong đó: I là chỉ số giá chung • ip là chỉ số giá cá thể của từng loại hàng, nhóm hàng. 28 • d là tỷ trọng mức tiêu dùng của từng loại, từng nhóm hàng (Σd =1) và là quyền số. • Ngoài ra chúng ta có thể sử dụng công thức tính chỉ số giá như sau: 10 11 qp qp Ip  Σ Σ 29 • Trong đó: • Ip là chỉ số giá chung; • P1 và P0 là giá cả hàng hóa hoặc dịch vụ kỳ báo cáo hoặc kỳ gốc; • q1 là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ kỳ báo cáo. 30 2.Ba chỉ số biểu thị chỉ số giá • 2.1. Chỉ số gía tiêu dùng (CPI – Consumer Price Index) • Chỉ tiêu này phản ánh giá của các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu đối với đời sống con người như lương thực, thực phẩm, chất đốt...Chỉ số này được tính theo giá sử dụng cuối cùng. 31 • 2.2. Chỉ số giá sản xuất (PPI – Producer Price Index): • Được xây dựng để tính giá cả trong lần bán đầu tiên, ở Mỹ nó được tính dựa trên 3400 sản phẩm. Chỉ số này phản ánh biến động giá của 3 nhóm hàng hóa:lương thực thực phẩm, các sản phẩm HH ngành chế tạo, sản phẩm ngành khai khoáng. 32 2.3.Chỉ số giảm phát (D) Là chỉ tiêu phản ánh biến động của giá cả tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế. Chỉ số này dùng để điều chỉnh GDP danh nghĩa về GDP thực tế, vì vậy nó còn được gọi là chỉ số điều chỉnh GDP. 33 3.Tỷ lệ lạm phát Là chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ tăng thêm hay giảm bớt của mức giá chung kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc. Nó được tính theo công thức: 100 0 01 x Ip IpIp gp   34 • Trong đó: • Gp là tỷ lệ lạm phát (%) • Ip1 là chỉ số giá cả của kỳ nghiên cứu • Ip0 là chỉ số giá cả của kỳ được chọn làm gốc để so sánh. 35 4.Phân loại lạm phát • 4.1. Theo quy mô của lạm phát • - Lạm phát vừa phải: khi tỷ lệ lạm phát dưới 10%. • - Lạm phát phi mã: là loại lạm phát 2 và 3 con số trong một năm. • -Siêu lạm phát: là loại lạm phát 3-4 con số trở lên trong 1 năm. 36 • 4.2. Căn cứ vào quy mô lạm phát và độ dài thời gian: • - Lạm phát kinh niên - thường kéo dài trên 3 năm với tỷ lệ lạm phát nhỏ hơn 50% một năm. • -Lạm phát nghiêm trọng:thường kéo dài trên 3 năm với tỷ lệ lạm phát lớn hơn 50% một năm. • -Siêu lạm phát – là lạm phát kéo dài trên một năm với tỷ lệ lạm phát trên 200% một năm. 37 4.3. Căn cứ vào lý thuyết và nguyên nhân gây ra lạm phát • A.Lạm phát cầu kéo: • Những thay đổi của giá cả xảy ra do tổng cầu tăng. Khi lạm phát tăng nhanh và diễn ra trong thời gian dài thì là do chính phủ đã in ra quá nhiều tiền. Khi các nhân tố sản xuất đã ở mức toàn dụng thì các doanh nghiệp không thể tăng tổng Cung được nhanh để đáp ứng sự gia tăng của tổng cầu. Chính lượng tổng cầu dư thừa đó là nguyên nhân gấy ra lạm phát cầu kéo. Hình: lạm phát cầu kéo 38 P  YY1 Y2 P1 P2 AD1 AD2  AS 0 • B. lạm phát chi phí đẩy: • Lạm phát có thể xảy ra khi chi phí sản xuất tăng. Có nghĩa là chi phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm tăng. • Sự gia tăng của chi phí làm ra một đơn vị sản phẩm làm hạn chế lợi nhuận và lượng cung hàng của các doanh nghiệp giảm. 39 • Nguyên nhân chính của lạm phát chi phí đẩy là do các cơn sốc giá cả đầu vào của thị trường. Đặc biệt là giá dầu, giá điện.. Lạm phát chi phí đẩy làm dịch chuyển đường tổng cung lên trên. Hình: lạm phát chi phí đẩy 41 P Y Y1Y2 P1 P2  AD AS2 AS1 0 42 5.Quan hệ giữa lạm phát và tiền tệ • Theo nguyên lý lưu thông tiền tệ, để đảm bảo tính thanh khoản của các ngân hàng, trên thị trường luôn luôn cần một lượng tiền được tính theo công thức: V PY M .  43 • V – là tốc độ lưu thông của tiền. Trong đó: M – là lượng tiền cần cho lưu thông hàng hóa. Y – là tổng sản lượng hàng hóa và dịch vụ. P – là giá hàng hoá và dịch vụ. 44 6.Quan hệ giữa lạm phát và lãi suất • Lãi suất thực tế thường ít thay đổi và ở mức cả người vay và người cho vay đều có thể chấp nhận được. Nhưng lãi suất danh nghĩa lại biến động theo lạm phát. Khi lạm phát thay đổi, lãi suất danh nghĩa cũng thay đổi theo, để duy trì lãi suất ở mức thực tế ổn định. 45 7.Tác động của lạm phát • Lạm phát ở mức độ vừa phải và theo dự kiến sẽ có tác dụng kích thích sản xuất, kích thích tiêu dùng và từ đó tạo ra tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên lạm phát ở mức cao và đột biến có thể gây ra một số tác hại sau đây: 46 • Phân phối lại thu nhập và của cải giữa các cá nhân và doanh nghiệp trong xã hội. • Gây ra những biến dạng về cơ cấu sản xuất và việc làm trong nền kinh tế. • Giảm hiệu quả việc sử dụng các nguồn lực bởi các doanh nghiệp 47 • không muốn đầu tư vào những dự án có thời gian thu hồi vốn dài. • Lạm phát làm mất giá đồng nội tệ, người dân chuyển sang tích trữ ngoại tệ , vàng, hàng hóa, gây xáo trộn trong nền kinh tế. 48 8. Khắc phục lạm phát • Đối với siêu lạm phát và lạm phát phi mã: - Giảm cung tiền; - Giảm chi tiêu ngân sách; - Kiểm soát giá hiệu quả; - Tăng lương danh nghĩa. (Giảm tổng cầu) • Đối với lạm phát vừa phải: • Kiềm chế và đẩy từ từ xuống mức thấp hơn cũng đòi hỏi áp dụng các chính sách trên. Đối với đặc thù của nước ta hiện nay không chỉ cần kiềm chế lạm phát mà còn đòi hỏi tăng trưởng nhanh thì cần kiểm soát chặt chẽ chính sách tài khóa và tiền tệ, tính toán tỷ mỉ. 49 50 III. Quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp • - Biểu thị qua đường cong Phillips. 51 1. Đường Phillips  Tỷ lệ thất nghiệp  (% năm)  tỷ lệ lạm phát  (% năm)  0 Đường Phillips A B 5 7 52 2.AD-AS và đường Phillips ngắn hạn P Y ASsr LP Tỷ lệ TN Đường Phillips dài hạn B A AD2 Yp Đường Phillips 0 0 AD1 P1 P2 53 3.Đường Phillips dài hạn Tỷ lệ LP Tỷ lệ TN Đường Phillips dài hạn LP cao LP thấp Tỷ lệ TNTN 0 A B
Tài liệu liên quan