Bài giảng môn Pháp luật Việt Nam đại cương

Môn Pháp luật Việt Nam đại cương là một học phần được cơ cấu trong chương trình đào tạo của một số trường Đại học và Cao đẳng, đặc biệt là các trường Đại học và Cao đẳng sư phạm có đào tạo giáo viên giảng dạy Môn giáo dục công dân cho các trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông. Môn Pháp luật Việt Nam đại cương chủ yếu trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản nhất, cốt lõi nhất và thiết thực nhất về các ngành luật trong hệ thống Pháp luật Việt Nam, giúp sinh viên tiếp cận một cách có hệ thống nội dung của các ngành luật đang điều chỉnh và bảo vệ các quan hệ xã hội thuộc mọi lĩnh vực trong đời sống thực tiễn của nước ta hiện nay. Mỗi ngành luật trong hệ thống Pháp luật Việt Nam sẽ được giới thiệu từ phạm vi điều chỉnh, đối tượng và phương pháp điều chỉnh đến các chế định có vị trí trung tâm, chủ yếu của ngành. Trên cơ sở kiến thức nền tảng này sinh viên vừa có kiến thức khái quát về toàn bộ nội dung cơ bản của các ngành luật trong hệ thống Pháp luật Việt Nam vừa có thể tìm hiểu được nội dung cụ thể của các quan hệ pháp luật qua các qui phạm pháp luật của các chế định luật trong mỗi ngành luật khi có nhu cầu cần tìm hiểu sâu hơn

pdf36 trang | Chia sẻ: thuychi16 | Lượt xem: 1090 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng môn Pháp luật Việt Nam đại cương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ # " PHÁP LUẬT VIỆT NAM ĐẠI CƯƠNG Biên soạn: ThS. PHẠM THỊ THU THANH TP. HỒ CHÍ MINH - 2002 LỜI MỞ ĐẦU Môn Pháp luật Việt Nam đại cương là một học phần được cơ cấu trong chương trình đào tạo của một số trường Đại học và Cao đẳng, đặc biệt là các trường Đại học và Cao đẳng sư phạm có đào tạo giáo viên giảng dạy Môn giáo dục công dân cho các trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông. Môn Pháp luật Việt Nam đại cương chủ yếu trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản nhất, cốt lõi nhất và thiết thực nhất về các ngành luật trong hệ thống Pháp luật Việt Nam, giúp sinh viên tiếp cận một cách có hệ thống nội dung của các ngành luật đang điều chỉnh và bảo vệ các quan hệ xã hội thuộc mọi lĩnh vực trong đời sống thực tiễn của nước ta hiện nay. Mỗi ngành luật trong hệ thống Pháp luật Việt Nam sẽ được giới thiệu từ phạm vi điều chỉnh, đối tượng và phương pháp điều chỉnh đến các chế định có vị trí trung tâm, chủ yếu của ngành. Trên cơ sở kiến thức nền tảng này sinh viên vừa có kiến thức khái quát về toàn bộ nội dung cơ bản của các ngành luật trong hệ thống Pháp luật Việt Nam vừa có thể tìm hiểu được nội dung cụ thể của các quan hệ pháp luật qua các qui phạm pháp luật của các chế định luật trong mỗi ngành luật khi có nhu cầu cần tìm hiểu sâu hơn. Với mục đích tạo điều kiện học tập và nghiên cứu pháp luật cho sinh viên, trước hết là sinh viên khoa Giáo dục Chính trị Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh chúng tôi biên soạn tài liệu giảng dạy này và xin trân trọng được giới thiệu đến các bạn sinh viên đồng thời cũng mong được góp ý của các đồng nghiệp để nội dung của tài liệu giảng dạy này ngày càng hoàn chỉnh hơn. Xin trân trọng cám ơn quí đồng nghiệp – Thạc sĩ VÕ THỊ KIM OANH, Thạc sĩ NGUYỄN THỊ YÊN, Thạc sĩ NGUYỄN THỊ NHÀN, Thạc sĩ NGUYỄN THỊ THANH LÊ, Thạc sĩ CHẾ MỸ PHƯƠNG ĐÀI, Thạc sĩ BÙI THỊ KIM NGÂN là các giảng viên của Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành tài liệu giảng dạy và học tập này. Tác giả Chương I LUẬÄT NHÀØ NƯỚÙC – LUẬÄT HIẾÁN PHÁÙP HIẾÁN PHÁÙP 1992 I- KHÁI NIỆM LUẬT NHÀ NƯỚC – LUẬT HIẾN PHÁP. • Luật Nhà Nước trong khoa học pháp lý được dùng vơi tư cách như là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, đồng thời cũng dùng như một đạo luật – đạo luật gốc là Hiến pháp. Vì vậy có thể gọi Luật Nhà Nước là luật Hiến pháp. Gọi Luật Nhà Nước là luật Hiến pháp vì các nội dung cơ bản của Luật Nhà Nước đều bắt nguồn từ Hiến pháp, Hiến pháp là văn bản có vị trí cao nhất trong ngành Luật Nhà Nước nói riêng và cả hệ thống pháp luật nói chung. Ngoài Hiến pháp trong ngành Luật Nhà Nước còn có các văn bản khác như : Luật Tổ chức Quốc Hội, Luật Tổ chức Chính Phủ, Luật Bầu cử Đại biểu Quốc Hội, Luật Tổ chức Hội Đồng Nhân Dân và Ủy Ban Nhân Dân, Các văn bản này đều có hiệu lực pháp lý thấp hơn Hiến pháp. Luật Nhà Nước là một ngành luật chủ đạo trong hệ thống Pháp luật Việt Nam. Luật Nhà nước là nguồn trực tiếp của các ngành luật khác. Các ngành luật khác đều xây dựng trên cơ sở những nội dung của Luật Nhà nước và không được trái với Luật nhà nước. Với tư cách là ngành luật chủ đạo, ngành luật cơ bản, Luật Nhà nước hay là Luật Hiến pháp qui định trật tự thiết lập, thay đổi các qui phạm pháp luật của các ngành luật khác, là trọng tâm của các ngành luật khác và là nhân tố đảm bảo sự thống nhất của các ngành luật trong hệ thống pháp luật của nước ta. • Đối tượng điều chỉnh của Luật Nhà Nước được phân thành 3 nhóm : 1. Nhóm quan hệ xã hội về chính trị, kinh tế, văn hoá giáo dục, khoa học và công nghệ, bảo vệ Tổ quốc, an ninh quốc phòng. Các qui phạm điều chỉnh nhóm quan hệ này tạo thành các chế định : - Chế định về chế độ chính trị. - Chế định về chế độ kinh tế. - Chế định về văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ. - Chế định về quốc phòng, an ninh và đối ngoại. - Chế định về bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 2. Nhóm quan hệ xã hội giữa Nhà Nước và Công dân. Các qui phạm điều chỉnh nhóm quan hệ này được tập trung trong chế định : - Quyền cơ bản của công dân. - Nghĩa vụ cơ bản của công dân. 3. Nhóm các quan hệ phát sinh trong việc xây dựng, tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà Nước. Các qui phạm điều chỉnh các quan hệ này được liên kết thành các chế định như : - Chế định về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà Nước - Chế định bầu cử - Chế định về Tổ chức Quốc hội - Chế định về Chủ Tịch nước - Chế định về Tổ chức Chính phủ - Chế định về Hội Đồng Nhân Dân và Ủy Ban Nhân Dân - Chế định về Tòa án Nhân dân – Chế định về Viện Kiểm sát Nhân dân. • Phương pháp điều chỉnh của ngành Luật Nhà Nước : là những cách thức mà Luật Nhà Nước tác động đến các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của ngành Luật Nhà Nước. Luật Nhà nước sử dụng phương pháp điều chỉnh đặc thù là phương pháp định hướng bằng nguyên tắc. Luật Nhà Nước qui định những nguyên tắc quan trọng nhất của xã hội chi phối toàn bộ hoạt động của các chủ thể trong quan hệ Luật Nhà nước như nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; nguyên tắc Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo nhà nước, lãnh đạo xã hội; nguyên tắc lao động vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của công dân; nguyên tắc quyền con người và quyền công dân được đảm bảo; nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, Phương pháp thứ hai của Luật Nhà Nước là qui định những quyền và nghĩa vụ cụ thể cho các bên tham gia quan hệ Luật Nhà Nước. Thí dụ quan hệ giữa Quốc hội và Chính phủ; Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân; quan hệ giữa Nhà nước với công dân. Trong phương pháp này thể hiện sự kết hợp linh hoạt giữa phương pháp quyền uy mệnh lệnh với phương pháp thuyết phục, giáo dục. Qua đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Luật Nhà nước ta có thể rút ra định nghĩa sau : Luật Nhà nước là ngành luật chủ đạo trong hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm các qui phạm pháp luật điều chỉnh việc tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước, các cơ sở kinh tế xã hội của Nhà nước, trật tự hình thành, cơ cấu tổ chức nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan Nhà nước, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Luật Nhà nước điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản nhất, quan trọng nhất gắn liền với việc xác định chế độ chính trị, kinh tế văn hoá, giáo dục khoa học và công nghệ, địa vị pháp lý của công dân, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Luật nhà nước thể hiện một cách tập trung nhất, rõ nét nhất ý chí của giai cấp của giai cấp lãnh đạo, ý chí của nhân dân Việt Nam. Việc tìm hiểu Hiến pháp với tư cách là nguồn chủ yếu của Luật nhà nước cho phép chúng ta hiểu được nội dung của ngành Luật Nhà Nước. Lịch sử lập hiến của nước ta gắn liền với từng giai đoạn lịch sử cách mạng Việt Nam và từng giai đoạt phát triển của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Nước ta đã xây dựng 4 bản Hiến pháp trong các giai đoạn lịch sử sau: 1. Hiến pháp 1946 – Hiến pháp của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân 2. Hiến pháp 1959 – Hiến pháp của thời kỳ xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà. 3. Hiến pháp 1980 – Hiến pháp của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong phạm vi cả nước. 4. Hiến pháp 1992 – là Hiến pháp của thời kỳ đổi mới đất nước, bắt đầu từ đổi mới kinh tế. Hiến pháp 1992 xác định nhiệm vụ của cả nước trong giai đoạn mới: thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. II- MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HIẾN PHÁP 1992. Hiến pháp 1992 được Quốc hội khoá VIII thông qua ngày 15.04.1992 và bắt đầu có hiệu lực từ 18.04.1992. Ngày 25.12.2001 Quốc Hội khoá X, kỳ họp thứ 10 đã thông qua nghị quyết số 51/2001/QH10 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1992. Hiến pháp 1992 gồm lời nói đầu, 12 chương và 147 điều, với các nội dung chủ yếu sau : 1. Nguyên tắc hiến định về chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ, chế độ an ninh và đối ngoại: a- Chế độ Chính trị: Chính trị là hoạt động của chính quyền nhà nước, đảng phái chính trị, các tổ chức Chính trị xã hội trong lĩnh vực quản lý nhà nước và trong quan hệ quốc tế. Chính trị cũng được hiểu là hoạt động trong quan hệ giữa các giai cấp, các dân tộc, các nhà nước. Theo V.I Lênin cái cơ bản nhất trong chính trị đó là tổ chức chính quyền nhà nước. Chế độ được hiểu là một hệ thống tổ chức bao gồm 3 yếu tố cơ bản: các bộ phận hợp thành, các mối quan hệ giữa các bộ phận đó, và những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hệ thống đó. Ở góc độ lý luận chung, chế độ chính trị được hiểu trong mối quan hệ vơi cách thức tổ chức quyền lực nhà nước. Ở góc độ dựa trên cơ sở Hiến pháp, chế độ chính trị là một chế định pháp luật bao gồm các qui phạm pháp luật qui định việc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước. Hiến pháp Việt Nam xác định quyền lực Nhà nước được thực hiện thông qua hệ thống chính trị. Hệ thống chính trị của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam bao gồm : Đảng Cộng Sản Việt Nam, Nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội. + Đảng Cộng Sản Việt Nam: giữ vai trò lãnh đạo Nhà nước và tất cả các tổ chức trong hệ thống chính trị. Điều 4 Hiến pháp 1992 qui định: Đảng Cộng Sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành của quyền lợi giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và Pháp luật. + Nhà nước Việt Nam : là trung tâm của hệ thống chính tri, thể hiện tập trung quyền lực chính trị. Nhà nước là công cụ để thực hiện quyền lực nhân dân. Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Nhà nước ban hành pháp luật và hoạt động theo pháp luật do mình ban hành để quản lý các mặt hoạt động của xã hội. Hiệu quả hoạt động của hệ thống Chính trị phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả của hoạt động quản lý của nhà nước. + Các tổ chức chính trị - xã hội : thông qua các tổ chức này công dân Việt Nam được thực hiện các quyền cơ bản của mình. Các tổ chức này gồm Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, Công đoàn, Hội Nông dân, Hội Liên Hiệp Phụ Nữ, Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh. Đây là những tổ chức lớn. Các tổ chức chính trị xã hội là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Các tổ chức này có vai trò tham gia vào việc thành lập nhà nước như cử các ứng cử viên để bầu đại biểu Quốc hội, Hội đồng Nhân dân; là thành viên của các tổ chức bầu cử như Hội đồng bầu cử, Ban bầu cử, Tổ bầu cử. Mặt trận Tổ quốc có quyền đề nghị bãi miễn các đại biểu không xứng đáng, giới thiệu Hội thẩm Nhân dân để bầu vào các Tòa án Nhân dân. Các tổ chức xã hội còn có vai trò trong việc xây dựng pháp luật như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có quyền trình dự án luật, dự án pháp lệnh; Công đoàn tham gia với các cơ quan nhà nước xây dựng chế độ, chính sách tiền lương, Các tổ chức xã hội cũng tham gia vào việc quản lý nhà nước, kiểm tra, giám sát, hoạt động của các cơ quan nhà nước, tham gia tuyên truyền pháp luật giáo dục người dân ý thức pháp luật. b. Chế độ kinh tế: Chế độ kinh tế là một hệ thống các quan hệ kinh tế được xây dựng trên một cơ sở vật chất kỹ thuật nhất định, thể hiện tính chất và hình thức sở hữu đối với tư liệu sản xuất; các nguyên tắc sản xuất, phân phối và tiêu dùng sản phẩm xã hội; các nguyên tắc quản lý nền kinh tế; mục đích, phương hướng phát triển kinh tế. Mục đích chính sách kinh tế của nhà nước ta là làm cho dân giàu nước mạnh, đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân trên cơ sở giải phóng mọi năng lực sản xuất, phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế (Điều 16 HP 1992). Phương hướng phát triển của nền kinh tế nước ta là phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa (Điều 15 HP 1992). Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần nước ta dựa trên nhiều hình thức sở hữu : sở hữu nhà nước (sở hữu toàn dân); sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế cá thể. Trong đó nhà nước ta chủ trương sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng, kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo rong nền kinh tế quốc dân. c. Chế độ văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ: Điều 30 Hiến pháp 1992 qui định: nhà nước, xã hội bảo tồn phát triển nền văn hoá dân tộc, hiện đại, nhân văn, kế thừa và phát huy những giá trị của nền văn hiến Việt Nam, tư tưởng phong cách đạo đức Hồ Chí Minh, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, phát huy mọi tài năng sáng tạo trong nhân dân. Nhà nước ta thống nhất quản lý văn hoá, nghiêm cấm truyền bá tư tưởng phản động, đồi trụy, bài trừ mê tín, hủ tục. Chính sách giáo dục thể hiện ở điều 35 HP 1992 : giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nhà nước phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Nền giáo dục của nước ta phát triển theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội. Nhà nước xây dựng và thực hiện chính sách khoa học công nghệ quốc gia, xây dựng nền khoa học công nghệ tiên tiến, phát triển đồng bộ các ngành khoa học (Điều 37). Khoa học và công nghệ giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế. d. Chế độ về quốc phòng, an ninh, đối ngoại: Chính sách đối ngoại của nhà nước ta là thực hiện chính sách hòa bình, hữu nghị, mở rộng giao lưu và hợp tác với tất cả các nước trên thế giới không phân biệt chế độ chính trị và xã hội khác nhau trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và các bên đều có lợi, tăng cường tình đoàn kết hữu nghị và quan hệ hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa và các nước láng giềng, tích cực ủng hộ và góp phần vào công cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình độc lập dân tộc dân chủ và tiến bộ xã hội. (Điều 14 HP 1992) Về an ninh quốc phòng Hiến pháp qui định bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa giữ vững an ninh quốc gia là sự nghiệp của toàn dân (Điều 44). Các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và công dân phải làm đầy đủ nhiệm vụ quốc phòng và an ninh. Công dân phải trung thành với Tổ quốc. Phản bội Tổ quốc được xem là tội nặng nhất. 2. Bộ máy nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam theo Hiến pháp 1992. a. Khái niệm bộ máy nhà nước: Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương, được thành lập và hoạt động theo những nguyên tắc nhất định, tạo thành một cơ chế đồng bộ để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ đặt ra đối với nhà nước. Bộ máy nhà nước ta được tổ chức theo nguyên tắc tập quyền xã hội chủ nghĩa. Tất cả quyền lực nhân dân tập trung thống nhất trong cơ quan quyền lực cao nhất là Quốc hội. Quốc hội thực hiện cơ chế phân công và ủy quyền cho các cơ quan khác nhau trong bộ máy nhà nước thực hiện quyền lực nhà nước và các cơ quan này chịu trách nhiệm trước Quốc hội và chịu sự giám sát của Quốc hội. b. Cơ cấu tổ chức của bộ máy nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam : Hiến pháp 1992 qui định bộ máy nhà nước ta gồm 4 phân hệ cơ quan: - Cơ quan quyền lực nhà nước gồm Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các cấp. - Cơ quan hành chánh nhà nước gồm Chính phủ, Bộ, Cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban Nhân dân các cấp, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy Ban, Sở, Phòng, Ban - Cơ quan xét xử : Tòa án nhân dân, Tòa án quân sự. - Cơ quan kiểm sát : Viện Kiểm Sát Nhân dân, Viện Kiểm Sát quân sự. • Quốc Hội : o Vị trí tính chất pháp lý của Quốc Hội : Quốc Hội có vị trí đặc biệt trong bộ máy nhà nước, vị trí này được xác định bởi hai yếu tố : Thứ nhất Quốc Hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân; Thứ hai Quốc Hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất. • Tính đại diện của nhân dân thể hiện ở ba mặt: + Về cách thức thành lập : Quốc Hội là cơ quan duy nhất do cử tri cả nước bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. + Về thành phần đại biểu: Quốc Hội bao gồm các đại biểu đại diện cho các tầng lớp nhân dân trên mọi vùng lãnh thổ quốc gia. Vì vậy Quốc Hội là cơ quan thể hiện rõ tính đại đoàn kết dân tộc và đại diện cho trí tuệ, ý chí cả nước. + Về chức năng nhiệm vụ: Quốc Hội thể hiện tiếng nói, nguyện vọng của nhân dân quyết định các vấn đề trọng đại của đất nước. • Tính quyền lực cao nhất của Quốc Hội thể hiện Quốc Hội là cơ quan nhà nước cao nhất trong bộ máy nhà nước. Chỉ có Quốc Hội mới có quyền biến ý chí nhân dân thành ý chí nhà nước thể hiện trong các đạo luật có tính bắt buộc chung, tính cưỡng chế cao nhất trong phạm vi cả nước. o Nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc Hội: được qui định trong điều 84/HP1992. Quyền hạn và nhiệm vụ của Quốc Hội có thể chia thành 4 nhóm sau : • Quyền lập hiến và lập pháp: quyền lập hiến gồm quyền thông qua Hiến pháp, quyền sửa đổi, quy