Cơ sở hình thành TTQT
Cơ sở hình thành hoạt động TTQT: hoạt động ngoại thương.
Mục đích chính của hoạt động TTQT: hỗ trợ và phục vụ cho hoạt động xuất
nhập khẩu giữa các nước diễn ra một cách trôi chảy và hiệu quả.
Nói đến hoạt động TTQT là nói đến hoạt động TTQT của ngân hàng thương mại
66 trang |
Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1176 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng môn thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG CĐ CNTT TPHCM
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÀI GIẢNG MÔN THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ KINH DOANH NGOẠI
HỐI
BIÊN SOẠN: HÀ KIM THỦY
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Thứ
tự
Tên tác giả
Tên tài liệu
Năm
xuất
bản
Nhà xuất
bản
Địa chỉ
khai thác
tài liệu
Mục
sử
đích
dụng
Học T.khảo
1 PGS.TS.
Nguyễn Văn
Tiến.
Giao trình Thanh
Toán Quốc Tế
2007 Thống kê Các nhà
sách kinh
tế
Học
2 PGS.TS.
Nguyễn Văn
Tiến
Hỏi- Đáp Thanh
Toán Quốc Tế
2010 Thống kê Các nhà
sách kinh
tế
Học
3 PGS.TS. Trần
Hoàng Ngân.
TS. Nguyễn
Minh Kiều
Giáo trình Thanh
toán quốc tế
2012 Thống kê Các nhà
sách kinh
tế
Học
4 Webside: Ngân hàng nhà nước và các ngân hàng thương mại. Tham khả
5 Slide bài giảng của giáo viên Học
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ.
1. Khái niệm về thanh toán quốc tế.
Cơ sở hình thành TTQT
Cơ sở hình thành hoạt động TTQT: hoạt động ngoại thương.
Mục đích chính của hoạt động TTQT: hỗ trợ và phục vụ cho hoạt động xuất
nhập khẩu giữa các nước diễn ra một cách trôi chảy và hiệu quả.
Nói đến hoạt động TTQT là nói đến hoạt động TTQT của ngân hàng thương mại
Khái niệm thanh toán quốc tế
Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về
tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân
nước này với tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế,
thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan.
Thanh toán phi mậu dịch: việc thực hiện thanh toán cho các hoạt động không
mang tính thương mại, như chi trả chi phí của các cơ quan ngoại giao ở nước ngoài; các
nguồn tiền, quà biếu, trợ cấp của cá nhân ở nước ngoài cho cá nhân ở trong nước; của tổ
chức từ thiện nước ngoài cho tổ chức, đòan thể trong nước
Thanh toán mậu dịch: việc thực hiện thanh toán trên cơ sở hàng hóa xuất nhập
khẩu và cung ứng các dịch vụ thương mại cho nước ngoài theo giá cả thị trường quốc tế.
Cơ sở để các bên tiến hành mua bán và thanh toán cho nhau là hợp đồng ngọai thương.
2. Hợp đồng ngoại thương.
2.1. Khái niệm : Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là sự thỏa thuận giữa những
đương sự có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau, theo đó một bên gọi là bên xuất
khẩu (bên bán) có nghĩa vụ chuyển vào quyền sở hữu của một bên khác gọi là bên nhập
khẩu (bên mua) một tài sản nhất định gọi là hàng hóa; bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và
trả tiền hàng.
Hàng hóa mua bán được di chuyển ra khỏi biên giới quốc gia (ngoại trừ hàng
hóa mua bán giữa doanh nghiệp trong khu chế xuất và doanh nghiệp ngoài khu chế xuất)
Đồng tiền thanh toán: đồng tiền nước người mua, người bán hay đồng tiền nước
thứ ba => rủi ro tỷ giá
Các bên mua bán có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau (trừ hợp đồng giữa
các bên trong và ngoài khu chế xuất)
2.2. Đặc điểm.
Trước hết nó mang những đặc điểm của hợp đồng mua bán trong nước:
Là sự thỏa thuận giữa ít nhất là hai bên.
Chủ thể của hợp đồng là bên bán và bên mua.
Nội dung của hợp đồng là nghĩa vụ của các bên xung quanh việc chuyển giao
quyền sở hữu về hàng hóa từ người bán sang người mua, nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền
của người mua.
Là hợp đồng song vụ.
Ngoài ra, khác với hợp đồng mua bán trong nước, hợp đồng mua bán có tính chất
quốc tế.
Các bên ký kết có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau.
Đối tượng của hợp đồng mua bán quốc tế có thể được chuyển từ nước này sang
nước khác.
Tranh chấp phát sinh giữa các bên có thể do tòa án của một nước hoặc do một tổ
chức quan trọng có thẩm quyền xét xử.
Luật điều chỉnh của hợp đồng mang tính đa dạng, phức tạp.
2.3. Nguồn luật điều chỉnh.
Điều ước quốc tế về thương mại.
Có hai loại:
Loại 1: Đề ra những nguyên tắc pháp lý chung.
- Chúng làm cơ sở cho hoạt động ngoại thương nói chung và mua bán
xuất nhập khẩu, mua bán quốc tế nói riêng.
- Có thể là điều ước song phương hoặc đa phương, khu vực hoặc toàn
cầu.
Ví Dụ: Hiệp định thương mại song phương, hiệp định thương mại đa phương.
Loại 2: Những điều ước quốc tế trực tiếp điều chỉnh hợp đồng mua bán
quốc tế.
Ví Dụ: Công ước Viên 1980.
Luật quốc gia – luật nước ngoài. Được áp dụng khi:
Các bên thỏa thuận trong hợp đồng mua bán quốc tế.
Các bên thỏa thuận lựa chọn luật áp dụng sau khi hợp đồng mua bán quốc
tế đã được ký kết.
Khi luật đó được quy định trong các điều ước quốc tế hữ quan.
Khi luật đó được trọng tài - cơ quan cơ quan xét xử tranh chấp – lựa chọn.
Tập quán quốc tế về thuong mại.
Tập quán thương mại là những thói quen thương mại được công nhận rộng
rãi.
Thói quen thương mại trở thành tập quán thương mại khi thỏa mãn các yêu
cầu sau:
Là thói quen phổ biến, được nhiều nước áp dụng và áp dụng thường
xuyên.
Về từng vấn đề và ở từng địa phương, đó là thói quen độc nhất.
Là thói quen có nội dung rõ ràng mà người ta có thể dựa vào đó để xác
định quyền và nghĩa vụ với nhau.
2.4. Nội dung.
2.4.1. Điều khoản tên hàng.
2.4.2. Điều khoản chất lượng
2.4.3. Điều khoản số lượng.
2.4.4. Điều khoản giá cả.
2.4.5. Điều khoản thanh toán.
2.4.6. Điều khoản giao hàng
2.4.7. Điều khoản khiếu nại.
2.4.8. Điều khoản bảo hiểm.
2.4.9. Điều khoản phạt.
2.4.10. Điều khoản trọng tài.
2.5. Các điều khoản liên quan đến thanh toán quốc tế.
2.5.1. Điều khoản thanh toán.
Điều kiện về tiền tệ:
đồng tiền tính giá
đồng tiền thanh toán
tỷ giá quy đổi
Điều kiện về địa điểm thanh toán:
Tại nước người bán
Tại nước người mua
Nước thứ ba (phát hành đồng tiền thanh toán)
Điều kiện về thời hạn thanh toán:
trả trước
trả ngay
trả sau
Điều kiện về phương thức thanh toán:
Ứng trước, Ghi sổ, Chuyển tiền
Nhờ thu
Tín dụng chứng từ
Điều kiện về bộ chứng từ thanh toán
2.5.2. Điều khoản giao hàng
Thời gian giao hàng
Một ngày cụ thể
Ko chậm quá một ngày nhất định
Trong một khoảng thời gian nhất định
Địa điểm giao hàng
Xác định theo từng điều kiện cơ sở giao hàng (Incoterms 2000)
Quy định rõ: cảng bốc hàng, cảng dỡ hàng,
Thông báo giao hàng
Thông báo trước khi giao hàng, sau khi giao hàng
Thời hạn, phương tiện, nội dung thông báo
Các quy định khác
Giao hàng từng phần
Chuyển tải
Vận đơn của người thứ 3
2.5.3. Điều khoản bảo hiểm.
Công ty bảo hiểm
Điều kiện bảo hiểm
Điều kiện bảo hiểm chính: điều kiện A, B, C
Điều kiện bảo hiểm phụ: đổ vỡ, trộm cắp, ko giao hàng,
Điều kiện bảo hiểm bổ sung: chiến tranh, đình công, dân biến,
Số tiền bảo hiểm: thông thường là 110% giá CIF, CIP của hàng hóa hay giá trị
hóa đơn
Phí bảo hiểm
3. Vai trò của thanh toán quốc tế và rủi ro đặc thù.
3.1. Vai trò của thanh toan quốc tế.
Bôi trơn và thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của nền kinh tế như một tổng
thể
Thúc đẩy hoạt động đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp
Thúc đẩy và mở rộng các hoạt động dịch vụ như du lịch, hợp tác quốc tế
Tăng cường thu hút kiều hối và các nguồn lực tài chính khác
Thúc đẩy thị trường tài chính quốc gia hội nhập quốc tế
Thanh toán quốc tê – hoạt động sinh lời của các ngân hàng thương mại.
Ngân hàng thu phí từ hoạt động thanh toán quốc tế
o Doanh thu từ hoạt động TTQT
o Lợi nhuận từ hoạt động TTQT
Hoạt động TTQT là nghiệp vụ căn bản, làm tiền đề cho các nghiệp vụ khác
phát triển (kinh doanh ngoại tệ, tài trợ xuất nhập khẩu, bảo lãnh ngân hàng
trong ngoại thương, nguồn vốn ngoại tệ,)
Tăng cường và củng cố uy tín của các ngân hàng ở trong nước và quốc tế.
3.2. Rủi ro đặc thù trong hoạt động thanh toán quốc tế.
Rủi ro quốc gia
o Rủi ro chính trị
o Rủi ro kinh tế
Rủi ro về quản lý hối đoái
Rủi ro đối tác
Các rủi ro bất khả kháng
4. Hệ thống các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động thanh toán quốc tế.
UCP: Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP 500, UCP
600).
URC: Quy tắc thống nhất về nhờ thu (URC522).
ULB: Luật thống nhất về Hối Phiếu (1930).
ULC: Luật Sec thống nhất (1931).
URR: Quy tắc thống nhất về hoàn trả liên hàng (URR 525).
5. Điều kiện thương mại quốc tế - INCOTERMS 2010.
• Incoterms do phòng thương mại quốc tế ICC ( International Chamber of
Commerce) soạn thảo, ban hành lần đầu tiên vào năm 1936.
• Cho đến nay, Incoterms đã được tu chỉnh 6 lần vào các năm 1953, 1967, 1976,
1980, 1990, 2000 và 2010.
• Các bên tham gia có quyền chọn bất kỳ Incoterms nào, và phải dẫn chiếu rõ ràng
Incoterms mà các bên sử dụng.
• Incoterms chỉ đề cập đến một số nghĩa vụ có liên quan đến giao nhận, vận tải,
bảo hiểm, thủ tục thông quan, nên không thể thay thế hợp đồng ngoại thương.
5.1. Kết cấu Incoterms 2010.
Nghĩa vụ người bán Nghĩa vụ người mua
A1. Cung cấp hàng phù hợp với hợp đồng B1. Trả tiền hàng
A2. Giấy phép và thủ tục B2. Giấy phép và thủ tục
A3. Hợp đồng chuyên chở và BH B3. Hợp đồng chuyên chở và BH
A4. Giao hàng B4. Nhận hàng
A5. Chuyển rủi ro B5. Chuyển rủi ro
A6. Phân chia phí tổn B6. Phân chia phí tổn
A7. Thông báo cho người mua B7. Thông báo cho người bán
A8. Bằng chứng giao hàng, chứng từ vận tải/
thông báo điện tử tương đương
B8. Bằng chứng giao hàng, chứng từ vận
tải/chứng từ thương mại điện tử tương
đương
A9. Kiểm tra – Bao bì – Ký mã hiệu B9. Kiểm tra hàng
A10. Những nghĩa vụ khác B10. Những nghĩa vụ khác
5.2. Incoterms 2010.
5.2.1. EXW – Ex Works – Giao tại xưởng:
Người bán giao hàng khi đặt hàng hóa dưới sự định đoạt của người mua tai cơ sở của
người bán hoặc tại một địa điểm quy định. Hàng hóa chưa được làm thủ tục thông quan
xuất khẩu và chưa bốc hàng lên phương tiện tiếp nhận.
Điều kiện này thể hiện nghĩa vụ của người bán ở phạm vi tối thiểu, và người mua phải
chịu mọi phí tổn và rủi ro từ khi nhận hàng tại cơ sở của người bán.
5.2.2. FCA – Free Carrier – Giao cho người chuyên chở.
Người bán giao hàng hóa cho người chuyên chở do người mua chỉ định. Nếu việc
giao hàng diễn ra tại cơ sở của người bán thì người bán có nghĩa vụ bốc hàng. Nếu giao
hàng diễn ra không tại cơ sở của người bán, thì người bán không có nghĩa vụ dỡ hàng.
Trong điều kiện này người bán làm thủ tục thông quan xuất khẩu.
5.2.3. FAS – Free Alongside Ship – giao dọc mạn tàu ( cảng bốc hàng quy định).
Người bán giao hàng khi hàng hóa được đặt dọc theo mạn tàu tại cảng bốc hàng quy
định Người mua phải chịu tất cả mọi chi phí và rủi ro về mất mát hoặc hư hại đối với
hàng hóa kể từ thời điểm đó. Trong điều kiện này người bán làm thủ tục thông quan xuất
khẩu.
Đây là quy định ngược với các bản INCOTERMS trước đó. Theo các bản
INCOTERMS cũ điều kiện này đòi hỏi người mua làm thủ tục thông quan xuất khẩu.
5.2.4. FOB- Free On Board – giao lên tau (cảng bốc hàng quy định).
Người bán giao hàng khi hàng hóa đã qua lan can tàu tại cảng bốc hàng quy định.
Người mua phải chịu tất cả mọi chi phí và rủi ro về mất mát hoặc hư hại đối với hàng hóa
kể từ sau điểm ranh giới đó. Trong điều kiện này người bán làm thủ tục thông quan xuất
khẩu.
5.2.5. CFR – Cost and Freight – Tiền hàng và cước phí (cảng đến quy định).
Người bán giao hàng khi hàng hóa đã qua lan can tàu tại cảng bốc hàng. Người bán
phải trả các phí tổn và cước vận tải cần thiết để đưa hàng tới cảng đến quy định, nhưng
rủi ro về mất mát và hư hại đối với hàng hóa cũng như mọi chi phí phát sịnh thêm do các
tình huống xảy ra sau thời điểm giao hàng được chuyển từ ngườ bán sang người mua khi
hàng hóa đã qua lan can tàu tại cảng bốc hàng. Trong điều kiện này người bán làm thủ
tục thông quan xuất khẩu.
5.2.6. CIF – Cost, Insurance and Freight – Tiền hàng, bảo hiểm và cước (cảng
đến quy định).
Giống điều kiện CFR nhưng người bán phải ký hợp đồng bảo hiểm và trả phí bảo
hiểm.
5.2.7. CPT – Carriage Paid To – cước phí trả tới (nơi đến quy định).
Người bán giao hàng cho người chuyên chở do chính người bán chỉ định, người bán
phải trả chi phí vận tải cần thiết để đưa hàng hóa tới nơi quy định, người mua phải chịu
mọi rủi ro và các phí tổn phát sinh sau khi hàng đã được giao như trên.
Nếu có những người chuyên chở kế tiếp nhau được sử dụng để vận chuyển hàng hóa
tới nơi quy định, thì rủi ro chuyển giao khi hàng hóa được giao cho người chuyên chở
đầu tiên..
5.2.8. CIP - Carriage and Insurance Paid To – cước phí và bảo hiểm trả tới (nơi
đến quy định).
Giống điều kiện CPT nhưng người bán phải ký hợp đồng bảo hiểm và trả phí bảo
hiểm.
5.2.9. DAT – Delivered At Terminal – giao tại bãi (địa điểm quy định).
Người bán giao hàng khi hàng hóa được đặt dưới quyền định đoạt của người mua trên
phương tiện vận tải chở đến, chưa dỡ ra, đã hoàn thành thủ tục thông quan xuất khẩu,
chưa làm thủ tục thông quan nhập khẩu ở một ga cụ thể/ địa điểm đến cụ thể.
5.2.10. DAP – Delivered At Place – giao tại nơi đến.
Người bán giao hàng khi hàng hóa đã làm thủ tục thông quan xuất khẩu, chưa làm thủ
tục thông quan nhập khẩu. Trên phương tiện vận tải đến, giao vào quyền định đoạt của
người mua, trong tình trạng sẵn sàng dỡ xuống, tại điểm đích cụ thể .
5.2.11. DDP - Delivered Duty Paid – giao đã nộp thuế ( nơi đến quy định).
Người bán giao hàng cho người mua tại địa điểm đến quy định, hàng đã làm xong thủ
tục thông quan nhập khẩu và chưa dỡ khỏi phương tiện vận tải chở đến. Đây là điều kiện
quy định nghĩa vụ tối đa của người bán.
6. Ngân hàng đại lý
Thanh tóan quốc tế được thực hiện chủ yếu bằng chuyển khoản qua ngân hàng, bù
trừ lẫn nhau trên các tài khỏan mở tại các ngân hàng.
Thiết lập quan hệ ngân hàng đại lý trên cơ sở một thỏa ước ngân hàng, gồm các
nội dung chủ yếu:
– Các mẫu chữ ký có liên quan, khóa mã Telex, Swift (nếu có)
– Các điều kiện kinh doanh tổng quát: các nghiệp vụ mà các NHĐL có thể cung
cấp cho nhau và cách thực hiện các giao dịch này.
– Các điều khỏan và điều kiện khác
– Danh mục ngân hàng đại lý
– Báo cáo thường niên và các văn bản thông tin khác
– Hợp đồng tín dụng (gồm thỏa thuận về hạn mức tín dụng trong thời gian luân
chuyển chứng từ qua bưu điện, hạn mức tín dụng cho việc xác nhận chứng từ, đảm bảo
cho các hối phiếu được xác nhận, tỷ lệ ký quỹ, phí thanh toán,)
Đặc điểm của nghiệp vụ Ngân hàng đại lý.
Khách hàng của NHĐL là các NH thương mại hoặc các định chế tài chính trung
gian
Nghiệp vụ NHĐL được xem là một trong các giao dịch bán buôn của các NHTM
Nghiệp vụ NHĐL hỗ trợ cho các nghiệp vụ kinh doanh khác như thanh toán, tín
dụng, đầu tư, bảo lãnh,
Nghiệp vụ NHĐL là một trong những công cụ hữu hiệu trong việc nâng cao tính
cạnh tranh của ngân hàng
Nghiệp vụ ngân hàng đại lý cơ bản
Thanh toán bù trừ (Clearing services)
Tài trợ ngoại thương (Trade Finance)
Cho vay hợp vốn (Syndicated Loans)
Các dịch vụ về vốn và nguồn vốn (Treasury Services)
Dịch vụ tư vấn (Advisory Services)
Quan hệ tài khoản
Tài khoản NOSTRO: tài khoản “của chúng tôi” mở tại ngân hàng đại lý (có số dư
bằng ngoại tệ)
Tài khoản VOSTRO (LORO): tài khoản “của quý vị” mở tại ngân hàng chúng tôi
(có số dư bằng nội tệ)
Ví dụ: nếu tiền được chuyển từ Việt Nam sang nước ngoài thì:
o Nếu bằng ngọai tệ, tài khoản NOSTRO được sử dụng (ghi nợ tài khoản
NOSTRO)
o Nếu bằng nội tệ, tài khoản VOSTRO được sử dụng (ghi có tài khoản VOSTRO)
Hệ thống thông tin của các NHĐL
SWIFT (The Society for Worldwide Interbank Financial
Telecommunications): hệ thống viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu
CHIPS (The Clearing House Interbank Payment System): hệ thống thanh toán
bù trừ liên ngân hàng tại Mỹ-USD
CHAPS (Clearing House Automated Payments System): hệ thống thanh toán
bù trừ tự động tại Anh-GBP
ECHO (Exchange Clearing House Organization): trung tâm thanh toán bù trừ
toàn cầu
BOJNET: trung tâm thanh toán bù trừ JPY tại Tokyo (của NHTW Nhật)
TBF: thanh toán các giao dịch bằng EUR (của NHTW Pháp)
CHƯƠNG II: HỐI ĐOÁI
1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI.
1.1. Khái niệm thị trường ngoại hối (FOREX).
Khái niệm:
Thị trường ngoại hối (Forex) là thị trường tại đó đồng tiền của các quốc gia
được mua bán với nhau.
Đối tượng được mua bán trên Forex chủ yếu là các khoản tiền gửi ngân
hàng.
Đặc điểm của FOREX
Thị trường lớn nhất trong các loại thị trường tài chính.
Thị trường hoàn hảo nhất.
Thị trường hoạt động hiệu quả.
Là thị trường phi tập trung.
Là thị trường toàn cầu hoạt động không ngủ.
USD là đồng tiền được giao dịch nhiều nhất.
Trung tâm của forex là interbank.
Các thành viên trên thị trường giao dịch với nhau thông qua mạng điện
thoại, telex, hệ thống giao dịch điện tử.
1.2. Chức năng và vai trò của FOREX.
a) Chức năng của Forex:
Giúp chuyển đổi sức mua của các đồng tiền, phục vụ cho các hoạt động
thương mại và đầu tư quốc tế.
Xác định sức mua đối ngoại (tỷ giá) của các đồng tiền.
Cung cấp các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá.
b) Vai trò của Forex:
Thúc đẩy thương mại và đầu tư quốc tế.
Tạo điều kiện để NHTW tác động lên tỷ giá theo hướng có lợi cho nền kinh
tế.
1.3. Các chủ thể tham gia thị trường.
Theo mục đích
Arbitragers:
Tìm kiếm lợi nhuận bằng cách mua vào và bán ra 1 đồng tiền tại cùng
thời điểm ở 2 thị trường khác nhau.
Speculators:
Chấp nhận rủi ro để kiếm lợi nhuận bằng cách mua vào và bán ra một
đồng tiền ở những thời điểm khác nhau.
Hedgers:
Tham gia thị trường nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng các
công cụ ngoại hối phái sinh.
Theo hình thức tổ chức (tt)
Khách hàng mua bán lẻ (Retail clients)
- Bao gồm các công ty thương mại, dịch vụ, các nhà đầu tư quốc tế,
các cá nhân.
- Mua bán ngoại hối nhằm phục vụ cho hoạt động của mình.
Ngân hàng thương mại (Commercial banks):
- Cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
- Mua bán ngoại tệ cho chính mình.
Các định chế tài chính khác (Financial institutes)
- Bao gồm các quỹ đầu tư, quỹ hưu trí, công ty tài chính,
- Tham gia thị trường với nhiều mục đích - kinh doanh kiếm lời, phục
vụ cho hoạt động đầu tư
Nhà môi giới (Brokers)
Chỉ thực hiện giao dịch cho khách hàng chứ không giao dịch cho chính
mình.
Ưu đ iểm:
- Cung cấp giá tay trong (inside rate).
- Giúp các bên giao dịch giữ bí mật cho hoạt động của mình.
Ngân hàng Trung ương
Theo chức năng trên FOREX
Các nhà tạo giá sơ cấp (Primary Market Makers)
- Sẵn sàng tạo giá 2 chiều lẫn cho nhau;
- Mua bán trên cơ sở yết giá 2 chiều;
- Là các thành viên của interbank;
- Thường là những ngân hàng thương mại lớn (major bank);
Các nhà tạo giá thứ cấp (Secondary Market Makers)
- Không tạo giá lẫn nhau;
- Mua bán trên cơ sở yết giá 2 chiều;
- Đối tượng giao dịch là các khách hàng mua bán lẻ;
Những người chấp nhận giá (Price-takers):
- Chấp nhận giá của các nhà tạo giá thứ cấp để mua bán ngoại tệ phục
vụ cho hoạt động của mình.
Những nhà cung cấp dịch vụ tư vấn và thông tin
Nhà môi giới:
Tạo ra sự gặp gỡ giữa người mua và người bán với giá mua và giá bán
tốt nhất.
Nhà đầu cơ:
Làm tăng tính thanh khoản cho thị trường
1.4. Các đồng tiền giao dịch.
Ký hiệu các đồng tiền của mỗi nước gồm 3 chữ cái (2 chữ cái đầu là ký hiệu
tên nước, chữ cái thứ 3 là ký hiệu tên đồng tiền)
Các đồng tiền được mua bán nhiều nhất trên FOREX là USD, EUR, JPY,
GPB, CHF, CAD, AUD,
USD là đồng tiền được mua bán nhiều nhất trên FOREX.
1.5. Tỷ giá và các vấn đề về tỷ giá.
Quy ước yết tỷ giá
- Tỷ giá (exchange rate) là giá của một đồng tiền được biểu hiện thông qua
một đồng tiền khác.
USD 1 = VND 20800
- Tỷ giá hối đoái là tỷ giá hoán đổi giữa hai đồng tiền
S(x/y) S: tỷ giá giao ngay
x: Đồng tiền định giá (term/quote currency)
y: Đồng tiền yết giá (commodity/base currency)
=> Một đơn vị đồng tiền yết giá bằng bao nhiêu đơn vị đồng tiền định giá.
Vd: S (VND/USD)
Tỷ giá n