1. Kiến thức: Biết được các loại thị trường trong hệ thống kinh tế, hệ thống tài
chính, các tổ chức tài chính, các loại hàng hóa trên thị trường tài chính.
2. Kĩ năng: Định nghĩa được thị trường tài chính, các tổ chức tài chính, các loại
hàng hóa trên thị trường.
1. Cơ sở hình thành thị trường tài chính
1.1. Kinh tế thị trường và nhu cầu giao lưu vốn
Xuất phát từ nhu cầu giao lưu vốn của những chủ thể cần vốn để thực hiện việc
sản xuất kinh doanh và những chủ thể dư thừa vốn nhưng muốn vốn của mình sinh
lời:
- Cần vốn: Hộ gia đình, doanh nghiệp, chính phủ, .
- Có vốn: Hộ gia đình, doanh nghiệp, chính phủ,
10 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 2980 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn thị trường tài chính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI GIẢNG MÔN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
GIẢNG VIÊN: HUỲNH CAO KIM THƯ
GIỚI THIỆU VỀ MÔN HỌC
Tài liệu học tập:
Thị trường chứng khoán : PGS.TS Bùi Kim Yến – TS.Nguyễn Minh Kiều,
NXB Thống kê
Tài liệu tham khảo:
1. Luật Chứng khoán
2. Luật Doanh nghiệp
3. Website:
- Ủy ban chứng khoán Nhà nước: www.ssc.gov.vn
- Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM: www.hsx.vn
- Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội: www.hnx.vn
- Các công ty chứng khoán
Kiểm tra đánh giá môn học:
1. Điểm quá trình: (30%)
- Thuyết trình (bài tiểu luận nhóm)
- Kiểm tra đột xuất
- Kiểm tra giữa kỳ
2. Điểm thi cuối kỳ: (70%)
- Trắc nghiệm
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
Sau khi học xong chương 1, sinh viên phải đạt được:
1. Kiến thức: Biết được các loại thị trường trong hệ thống kinh tế, hệ thống tài
chính, các tổ chức tài chính, các loại hàng hóa trên thị trường tài chính.
2. Kĩ năng: Định nghĩa được thị trường tài chính, các tổ chức tài chính, các loại
hàng hóa trên thị trường.
1. Cơ sở hình thành thị trường tài chính
1.1. Kinh tế thị trường và nhu cầu giao lưu vốn
Xuất phát từ nhu cầu giao lưu vốn của những chủ thể cần vốn để thực hiện việc
sản xuất kinh doanh và những chủ thể dư thừa vốn nhưng muốn vốn của mình sinh
lời:
- Cần vốn: Hộ gia đình, doanh nghiệp, chính phủ,.
- Có vốn: Hộ gia đình, doanh nghiệp, chính phủ,
1.2. Các hình thức giao lưu vốn
Các hình thức trao đổi vốn giữa các chủ thể trong nền kinh tế gồm:
- Quan hệ thân quen: vay, mượn từ những người thân quen
- Thông qua hệ thống ngân hàng: chủ thể thừa vốn thì mang tiền đến ngân
hàng gửi tại ngân hàng, mua giấy tờ có giá của ngân hàng. Ngân hàng huy
động vốn rồi sử dụng vốn huy động trong giới hạn cho phép để cho các chủ
thể thiếu vốn vay
- Thông qua thị trường tài chính: các doanh nghiệp (công ty cổ phần, công ty
trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp nhà nước), nhà nước, khi cần vốn có
thể bán giấy tờ có giá để huy động vốn ngoài kênh vay nợ tại ngân hàng.
1.3. Khái niệm thị trường tài chính:
Là thị trường mà ở đó các nguồn vốn di chuyển từ những người có khoản dư
thừa về vốn sang những người có nhu cầu về vốn
2. Chức năng của thị trường tài chính
- Huy động và dẫn vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu và phân phối vốn làm tăng
năng suất và hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế.
- Xác định giá cả của các tài sản tài chính
- Tạo tính thanh khoản cho tài sản tài chính
- Giảm thiểu các chi phí giao dịch và chi phí thông tin cho các chủ thể tham
gia
- Khuyến khích cạnh tranh và tăng hiệu quả kinh doanh
- Ổn định và điều hòa lưu thông tiền tệ
3. Cấu trúc của thị trường tài chính
3.1. Phân loại theo thời gian luân chuyển vốn
- Thị trường tiền tệ: là thị trường giao dịch các loại vốn ngắn hạn, không quá
1 năm
- Thị trường vốn: là thị trường giao dịch các loại vốn trung và dài hạn
3.2. Phân loại theo tính chất phát hành
- Thị trường sơ cấp: là thị trường phát hành và giao dịch các chứng khoán
mới phát hành. Giao dịch trên thị trường sơ cấp cung cấp nguồn vốn cho
chủ thể phát hành
- Thị trường thứ cấp: là thị trường giao dịch các chứng khoán đã phát hành.
Giao dịch trên thị trường thứ cấp cung cấp tính thanh khoản cho các chứng
khoán.
3.3. Phân loại theo tổ chức của thị trường
- Thị trường tập trung: là thị trường giao dịch tại một địa điểm tập trung cụ
thể như sở giao dịch
- Thị trường phi tập trung: là thị trường giao dịch không tập trung tại một
địa điểm giao dịch cụ thể mà giao dịch thông qua mạng máy tính
3.4. Phân loại theo phương thức huy động vốn
- Thị trường nợ: là thị trường giúp các doanh nghiệp có thể huy động vốn
dưới hình thức vay nợ
- Thị trường vốn cổ phần: là thị trường giúp các doanh nghiệp có thể huy
động vốn dưới hình thức kêu gọi các nhà đầu tư cùng góp vốn vào doanh
nghiệp.
4. Các công cụ của thị trường tài chính
4.1. Các công cụ của thị trường tiền tệ
Đây là những công cụ có thời hạn ngắn hạn dưới một năm gồm:
- Tín phiếu kho bạc: đây là loại giấy tờ có giá do kho bạc nhà nước phát hành
trong trường hợp thiếu hụt ngân sách tạm thời (bội chi ngân sách nhà
nước).
- Chứng chỉ tiền gửi : do các ngân hàng thương mại phát hành để huy động
vốn thực hiện hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
- Thương phiếu: đây là giấy ghi nhận nợ dùng cho hoạt động thương mại,
mua bán chịu hàng hóa. Thương phiếu gồm có 2 loại:
+ Hối phiếu: là giấy đòi nợ do người bán chịu hàng lập để đòi nợ từ người mua
hàng
+ Lệnh phiếu: là giấy cam kết trả nợ do người mua chịu lập để cam kết đến
một thời hạn nào đó sẽ trả tiền cho người bán hàng.
- .
4.2. Các công cụ của thị trường vốn
Đây là những công cụ có thời hạn trên một năm gồm:
- Cổ phiếu: là giấy tờ có giá do công ty cổ phần phát hành để chứng nhận sự
góp vốn vào công ty
- Trái phiếu: là giấy tờ có giá ghi nhận nợ của chủ thể phát hành do công ty
hoặc chính phủ bán để huy động vốn dưới hình thức vay nợ trong khoảng
thời gian trung và dài hạn.
- Chứng chỉ quỹ đầu tư: là loại giấy tờ có giá chứng nhận sự góp vốn vào quỹ
đầu tư của các nhà đầu tư
5. Các định chế tài chính trung gian
5.1. Định chế nhận tiền gửi
- NHTM: là loại hình tổ chức tín dụng được phép thực hiện hoạt động ngân
hàng và các hoạt động khác có liên quan
* Hoạt động ngân hàng: là hoạt động kinh doanh tiền tệ - dịch vụ ngân hàng
với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, cấp tín dụng cho khách hàng, cung
ứng dịch vụ thanh toán.
- Hiệp hội tiết kiệm và cho vay: hiệp hội sẽ nhận tiền gửi tiết kiệm của
khách hàng, sau đó cho khách hàng vay
- Quỹ tiết kiệm: nhận tiền gửi tiết kiệm của khách hàng, sử dụng số tiền đó
để đầu tư.
- .
5.2. Định chế phi tiền gửi
- Công ty bảo hiểm: bán các hợp đồng bảo hiểm để thu phí bảo hiểm, sau
đó sử dụng số tiền thu được để đi đầu tư, bồi thường phí bảo hiểm cho khách hàng.
- Công ty chứng khoán: cung cấp các dịch vụ như tư vấn đầu tư chứng
khoán, môi giới, bảo lãnh phát hành, giúp cho thị trường chứng khoán hoạt
động.
- Quỹ đầu tư: là quỹ hình thành bằng vốn góp của các nhà đầu tư, sử dụng
số tiền thu được để đầu tư đúng mục đích đã xác định
- .
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
Sau khi học xong chương 2, sinh viên phải đạt được:
1. Kiến thức: Tìm hiểu lịch sử hình thành và phát triển của thị trường chứng
khoán thế giới và Việt Nam, các thành phần tham gia trên thị trường chứng khoán.
2. Kĩ năng: Định nghĩa được thị trường chứng khoán, nhớ được cơ cấu tổ chức
cũng như chức năng và vai trò của nó.
1.1. Khái niệm thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán là nơi giao dịch các loại giấy tờ có giá, các chứng
khoán, qua đó thay đổi chủ thể nắm giữ chứng khoán.
1.2. Lịch sử hình thành và pt thị trường chứng khoán
• Vào giữa thế kỷ XV, ở các nước phương Tây, các thương gia thường tụ tập
trao đổi, giao dịch. Các cuộc trao đổi chỉ diễn ra bằng lời nói, không có
giấy tờ hay hàng hoá
• Cuối thế kỷ XV, một khu chợ riêng được hình thành để các thương gia tụ
họp trao đổi, mua bán. Từ đó, các quy tắc giao dịch dần dần xuất hiện.
• Năm 1453, tại Bruges (Vương Quốc Bỉ), ở quán của gia đình Vanber, các
thương gia tụ họp để trao đổi, giao dịch hàng hóa thông thường, ngoại tệ và
chứng khoán.
• Năm 1547, địa điểm giao dịch được chuyển đến thị trấn Anvers (Bỉ). Tại
đây, thị trường giao dịch đã phát triển rất mạnh mẽ nhờ vị trí địa lý thuận
lợi. Các thương gia từ các nước khác như Anh, Tây Âu thường đến đây để
học hỏi kinh nghiệm.
• Do tốc độ phát triển nhanh, thị trường giao dịch các loại hàng hóa được
tách ra:
Giao dịch ngoại tệ => Thị trường hối đoái
Giao dịch chứng khoán => Thị trường chứng khoán
Giao dịch hàng hóa => Thị trường hàng hóa
• Các giai đoạn phát triển
• 1875 -> 1913: Giai đoạn phát triển: Thị trường chứng khoán phát triển huy
hoàng nhất cùng với sự phát triển của nền kinh tế.
• 29/10/1929: Ngày thứ 5 đen tối – ngày đánh dấu cuộc khủng hoảng thứ
nhất của thị trường chứng khoán trên thế giới.
• 19/10/1987: Ngày thứ 2 đen tối - cuộc khủng hoảng thứ 2
• 1997: khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông Nam Á
• Tròn 20 năm sau, ngày 19/10/2007, phố Wall lại trải qua cơn bấn loạn.
1.3. Thị trường chứng khoán Việt Nam
-Ngày 20/07/2000, TTGDCK Tp.HCM đã chính thức khai trương đi vào vận
hành.
-Thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000 với 02 loại cổ phiếu
niêm yết.
-Ngày 11/05/2007 chuyển đổi thành Sở giao dịch Chứng khoán Tp.HCM.
-Ngày 8/3/2005 khai trương Trung tâm giao dịch CK HN.
-Ngày 2/1/2009 chuyển đổi thành Sở giao dịch CK HN.
1.4. Phân loại thị trường chứng khoán
1.4.1.Theo hàng hóa
• Thị trường cổ phiếu : là nơi giao dịch các loại cổ phiếu do công ty cổ phần
phát hành.
• Thị trường trái phiếu : là nơi giao dịch các loại trái phiếu do các doanh
nghiệp, chính phủ phát hành.
=> Cổ phiếu, trái phiếu là chứng khoán gốc hay còn gọi là chứng khoán cơ sở
• Thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh: giao dịch các chứng khoán
phái sinh. Chứng khoán phái sinh là loại chứng khoán được sinh ra từ
chứng khoán gốc là các trái phiếu, cổ phiếu
1.4.2. Theo quá trình luân chuyển vốn
• Thị trường sơ cấp (thị trường cấp 1) : là thị trường mua bán các chứng
khoán mới phát hành. Trên thị trường này vốn từ nhà đầu tư sẽ chuyển sang
nhà phát hành thông qua việc nhà đầu tư mua các chứng khoán mới phát
hành.
• Thị trường thứ cấp (thị trường cấp 2): Là nơi giao dịch chứng khoán đã
phát hành trên thị trường sơ cấp, là thị trường chuyển nhượng quyền sở hữu
chứng khoán, cung cấp tính thanh khoản cho các chứng khoán
1.4.3. Theo hình thức tổ chức thị trường
• Thị trường OTC (Over the counter) : là thị trường phi tập trung, không có
địa điểm giao dịch cụ thể
• Sở giao dịch chứng khoán : là thị trường giao dịch các chứng khoán tại một
địa điểm giao dịch cụ thể
• Thị trường tự do : là thị trường không chính thức, không được quản lý của
bất kỳ cơ quan nào, đây chính là thị trường mua bán chợ đen.
1.5. Chủ thể tham gia thị trường chứng khoán
• Chủ thể phát hành tham gia thị trường với tư cách là người cung cấp hàng
hóa cho thị trường giao dịch gồm:
+ Công ty cổ phần : phát hành cổ phiếu, trái phiếu công ty
+ Doanh nghiệp nhà nước : phát hành trái phiếu công ty
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn : phát hành trái phiếu công ty
+ Chính phủ : phát hành trái phiếu chính phủ
+ Chính quyền địa phương : phát hành trái phiếu đô thị (trái phiếu chính
quyền địa phương)
+ Quỹ đầu tư : phát hành chứng chỉ quỹ
• Các chủ thể đầu tư tham gia thị trường với vai trò là nhà đầu tư với mục
đích kiếm lời, tham gia điều hành quản lý công ty, gồm :
+ Nhà đầu tư là cá nhân
+ Nhà đầu tư là tổ chức
• Các chủ thể kinh doanh chứng khoán tham gia thị trường với vai trò là chủ
thể cung ứng dịch vụ giúp cho thị trường hoạt động tốt hơn, gồm :
+ Công ty chứng khoán : cung ứng dịch vụ môi giới, tư vấn, bảo lãnh, tự
doanh, lưu ký,
+ Ngân hàng thương mại : lưu ký, bảo lãnh, thanh toán,
• Cơ quan quản lý và giám sát các hoạt động thị trường chứng khoán : là cơ
quan quản lý thị trường, gồm :
+ Ủy ban chứng khoán nhà nước : quản lý toàn bộ thị trường chứng khoán
+ Sở giao dịch : quản lý trong nội bộ của Sở
• Các tổ chức khác có liên quan đến thị trường chứng khoán:
Hiệp hội những nhà đầu tư tài chính
Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán
Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm
.
Câu hỏi trắc nghiệm kết thúc chương 2:
Câu 1: Thị trường chứng khoán bao gồm:
a) Thị trường vốn và thị trường thuê mua
b) Thị trường cổ phiếu và thị trường trái phiếu
c) Thị trường ngoại hối và thị trường cho vay ngắn hạn
d) Thị trường vốn và thị trường ngoại tệ
Câu 2: Căn cứ vào mức luân chuyển vốn, thị trường chứng khoán chia làm:
a) Thị trường nợ và thị trường trái phiếu
b) Thị trường tập trung và thị trường OTC
c) Thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp
d) Thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu và thị trường chứng khoán phái
sinh
Câu 3: Các đối tượng tham gia trên thị trường chứng khoán bao gồm:
a) Chính phủ
b) Các doanh nghiệp
c) Nhà đầu tư cá nhân
d) Công ty chứng khoán
e) Cả a, b, c và d đều đúng
Câu 4: Cơ quan quản lý thị trường chứng khoán Việt Nam bao gồm:
a) Trung tâm giao dịch chứng khoán
b) Sở giao dịch chứng khoán
c) Ủy ban chứng khoán nhà nước
d) Trung tâm lưu ký chứng khoán
Câu 5: Thị trường chứng khoán là
a) Là nơi mua bán các loại ngoại tệ
b) Là nơi mua bán các loại hàng hóa như nông sản, khoáng sản,
c) Là nơi giao dịch các loại giấy tờ có giá như cổ phiếu, trái phiếu,
d) Cả a và b đúng