Hai là: Dân tộc chỉ một cộng đồng người ổn định làm thành nhân dân một nước, có lãnh thổ quốc gia, nền kinh tế thống nhất, quốc ngữ chung, gắn bó với nhau về quyền lợi chính trị, kinh tế, văn hoá về truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước.
-Theo nghĩa thứ nhất, thì dân tộc là một bộ phận của quốc gia, đó là các tộc người trong quốc gia.
-Theo nghĩa thứ hai, thì dân tộc là toàn bộ nhân dân của một quốc qia, mỗi quốc gia là một dân tộc.
Chúng ta nghiên cứu dân tộc theo nghĩa thứ nhất. Tức là chúng ta n/cứu các dân tộc trong cộng đồng người Việt nam.
33 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2541 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng môn triết Giai cấp , dân tộc và vận dụng vào sự nghiêp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIAI CÂP , DÂN TỘC VÀ VẬN DỤNG VÀO SỰ NGHIÊP XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA Xà HỘI Ở VIỆT NAM I-GIAI CẤP. 1.Giai cấp và đấu tranh giai cấp 1.1.Quan điểm về giai cấp và đấu tranh giai cấp của các nhà triết học trước Mác. +Thời kỳ cổ đại: -Học thuyết Nho Giáo đã hợp pháp hoá quyền lực của vua bằng mệnh trời và phân biệt người quân tử với kẻ tiểu nhân , coi thường những người lao động chân tay. -Học thuyết Khổng giáo đã phê phán sự đối lập giữa giàu-nghèo,sang-hèn…,phê phán sự bày đặt các chính sách nhiễu nhương của nhà nước , của giai cấp thống trị và chủ trương thực hiện “vô vi nhi trị”. -Học thuyết Mặc gia đã giải thích nguyên chiến tranh là do người ta căm ghét nhau , không thương yêu nhau không làm lợi cho nhau . Vì vậy đã đề ra chủ trương “hỗ lợi” , “kiêm ái”… -Trong kinh Vê đa của Ân Độ đã phân chia đẳng cấp khác nhau , thừa nhận quyền lực của Vacna tư thế-Bàlamôn , và sự nô lệ,nghèo khổ của Vacna Xudra. -Phái Tiểu thừa của Phật giáo cho rằng , không phải ai cũng có tâm phật , do đó không phải ai cũng đắc đạo. -Các nhà triết học Hy lạp cổ đại đều thừa nhận sự phân chia giai cấp và cho rằng , sự tồn tại của nhà nước là điều kiện cần thiết để duy trì trật tự xã hội . +Thời kỳ phục hưng : -Các nhà triết học,các nhà khoa học của giai cấp tư sản đã dương cao ngọn cờ “tự do , dân chủ , bác ái” đấu tranh đòi khôi phục lại nền văn hoá của thời kỳ cổ đại đã bị chế độ phong kiến và giáo hội chôn vùi. Đấu tranh nhằm giải phóng con người, đem lại quyền tự do chân chính của con người theo tinh thần nhân đạo của giai cấp tư sản. -Dựa vào những thành tựu khoa học để từng bước bác bỏ các giáo lý của Cơ Đốc giáo. -Hiểu giai cấp là tầng lớp người có địa vị và quyền lực khác nhau . Đấu tranh giai cấp là do bất công,mất dân chủ trong xã hội , do hình thức sở hữu về tài sản. +Thời kỳ cận đại (TK. XVII-XVIII). -Các cuộc cách mạng của giai cấp tư sản lần lượt thắng lợi ở Hà lan , Anh , Pháp…Trong đó,cuộc cách mạng tư sản Pháp là triệt để nhất. -Các nhà sử học Pháp là những người đầu tiên đã phát hiện ra giai cấp và đấu tranh giai cấp (G.Phrăngxoa Ghidô ; Phrăngxoa Minhe ; Ôguyxtanh Chiery). -Sự thay đổi quan hệ sở hữu về tài sản (Sở hữu ruộng đất) sẽ làm thay đổi về quan hệ giai cấp , thay đổi về chế độ chính trị. -Giải thích sự ra đời giai cấp và nhà nước là do bạo lực quyết định. 1.2.Quan điểm triết học Mác về giai cấp và đấu tranh giai cấp. 1.2.1.Quan niệm về giai cấp và nguồn gốc giai cấp. -Lý luận về giai cấp được Mác khái quát trong bức thư gửi Iôxíp Vâyđơmaiơ ngày 05/3/1852 “…Cái mới mà tôi đã làm là chứng minh rằng: 1,Sự tồn tại của các giai cấp chỉ gắn với những giai đoạn phát triển lịch sử nhất định của sản xuất, 2,đấu tranh giai cấp tất yếu dẫn đến chuyên chính vô sản, 3,bản thân nền chuyên chính này chỉ là bước quá độ tiến tới thủ tiêu mọi giai cấp và tiến tới xã hội không có giai cấp. Luận điểm “ sự tồn tại của các giai cấp… lịch sử nhất định của sản xuất”. Điều đó, có nghĩa là gì? -Nghiên cứu giai cấp phải gắn với sản xuất. -Giai cấp chỉ là phạm trù lịch sử. +Mác và Ăng ghen chưa đưa ra khái niệm về giai cấp , mà chỉ khẳng định để hiểu giai cấp là gì thì phải gắn liền với PTSX mà trước hết là QHSX. -Dựa vào tư tưởng đó của Mác-Ăngghen, về sau Lênin đã nêu lên khái niệm về giai cấp : “ Người ta gọi là giai cấp,những tập đoàn to lớn gồm Những người khác nhau về địa vị của họ….trong một chế độ kinh tế xã hội nhất định”. HiÓu ®/n ®ã nh thÕ nµo? -Kh¸c nhau vÒ giai cÊp tríc hÕt lµ khác nhau ë ®Þa vị của họ trong một hệ thống sản xuất. Địa vị của giai cấp được quy định bởi quan hệ của họ đối với 3 mặt của QHSX: QH.SH về TLSX ( Quyết định) QH.TC và QLLĐ QH.PP.SP.XH Vì sao tập đoàn người này lại chiếm đoạt được tư liệu sản xuất để trở thành giai cấp thống trị ? Vì sao những tập đoàn người khác lại không chiếm hữu được TLSX trở thành giai cấp bị trị ? Phải tìm hiểu nguồn gốc giai cấp. +Nguồn gốc giai cấp. C.Mác đã khẳng định: “sự tồn tại của giai cấp... của sản xuất”. -Trong xã hội nguyên thuỷ chưa có giai cấp . Vì sao? Xã hội nguyên thuỷ được t/c ntn? Khi LLSX phát triển , từ công cụ LĐ bằng đá chuyển lên công cụ LĐ bằng đồng chăn nuôi và trồng trọt trở thành những ngành sản xuất độc lập năng suất lao động tăng lên xuất hiện S.P dư thừa. Giai đoạn l/sử này chiến tranh liên tục xẩy ra giữa các thị tộc, bộ lạc để bắt tù binh, biến tù binh trở thành những người phục dịch cho thị tộc bộ lạc của mình. -LLSX tiếp tục ph/triển, từ công cụ lao động bằng đồng chuyển lên công cụ lao động bằng sắt, nghề thủ công ra đời, do đó, việc sx theo cộng đồng gia đình mang lại hiệu quả cao hơn so với sx chung của thị tộc, bộ lạc. Do đó các thị tộc, bộ lạc đã tiến hành phân chia những TLSX của chung về làm của riêng cho từng cộng đồng gia đình. Từ đó đã làm xuất hiện QHSX dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân về TLSX. -Việc sx theo từng gia đình dẫn đến nhu cầu trao đổi sp tăng lên, vì vậy đã làm xuất hiện tầng lớp thương nhân và gắn liền với nó là sự hình thành đồng tiền đúc bằng kim loại. -Sự xuất hiện đồng tiền đã đẩy nhanh quá trình phân hoá người giàu kẻ nghèo trong thị tộc bộ lạc, cho đến khi những người giàu có đã nắm được những TLSX của xã hội, buộc những người mất hết TLSX phải sống phụ thuộc vào họ. Từ đó họ trở thành g/cấp thống trị. Những người không còn TLSX và các tù binh bị biến thành g/cấp bị trị. Như vậy, nguyên nhân trực tiếp của sự xuất hiện g/cấp là do xuất hiện QHSX dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân về TLSX. -Nguyên nhân sâu xa là do sự ph/triển của LLSX đến một trình độ nhất định làm nẩy sinh QHSX dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân về TLSX. +Ý nghĩa của việc n/cứu nguồn gốc g/cấp. Muốn xoá bỏ g/cấp phải xoá bỏ nguyên nhân sinh ra nó-tức là phải xoá bỏ QHSX dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân về TLSX, xoá bỏ sự khác nhau về hình thức sở hữu đối với TLSX. Muốn vậy phải thúc đẩy sự phát triển của LLSX đến trình độ xã hội hoá cao. + Ở nước ta hiện nay đang tồn tại những g/cấp nào?. +Vì sao sự tồn tại g/cấp ở nước ta hiện nay là khách quan?, chúng ta chưa thể xoá bỏ được g/cấp?. 1.2.2.Quan điểm về đấu tranh giai cấp. +Khái niệm đấu tranh g/cấp. -Trong tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, Mác và Ăng ghen đã khẳng định: lịch sử ph/triển của xã hội từ trước đến nay( trừ xh nguyên thuỷ) chỉ là lịch sử đấu tranh g/cấp. -Đấu tranh g/cấp là cuộc đấu tranh “giữa những kẻ áp bức và những người bị áp luôn luôn đối lập nhau”. -Dựa vào tư tưởng đó, về sau Lê nin đã nêu lên k/niệm đấu tranh g/cấp. “Đấu tranh giai cấp là cuộc đấu tranh của một bộ phận nhân dân này chống lại một bộ phận khác.......chống những người hữu sản hay g/cấp tư sản”. -Hiểu thực chất của đ/tranh g/cấp là gì? -Nguyên nhân của đ/tranh g/cấp? + Đấu tranh g/cấp là động lực phát triển của xh có đối kháng g/cấp. -Trong xh có đ/kháng g/cấp, mâu thuẫn giữa LLSX mới với QHSX cũ, lỗi thời, được biểu hiện về mặt xh thành mâu thuẫn giữa quần chúng lao động và g/cấp thống trị. -Quần chúng lao động đại biểu cho LLSX mới đấu tranh nhằm xoá bỏ sự áp bức bóc lột của g/cấp thống trị, xoá bỏ QHSX cũ, đã lỗi thời . Ngược lại, g/cấp thống trị đấu tranh để nhằm duy trì, bảo vệ QHSX cũ, bảo vệ lợi ích kinh tế sống còn của nó. -Chỉ khi nào cuộc đ/tranh của quần chúng lao động, dưới sự lãnh đạo của g/cấp cách mạng, đập tan được bộ máy nhà nước của g/cấp thống trị, giành chính quyền về tay mình, thì khi đó mới xoá bỏ được QHSX cũ để xác lập QHSX mới và theo đó mới xây dựng được một phương thức sx mới, một chế độ xh mới cao hơn, tiến bộ hơn. 2. Đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta. 2.1.Tính tất yếu của đấu tranh g/cấp trong thời kỳ quá độ. - - 2.2.Nội dung của đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ ở nước ta hiện nay. a,Tăng cường quốc phòng và an ninh, bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt nam xã hội chủ nghĩa. -Xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững mạnh, toàn diện; bảo vệ vững chắc chủ quyền, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc Việt nam xã hội chủ nghĩa. -Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho toàn dân, trước hết là cán bộ, công chức nhà nước. -Kết hợp phát triển kinh tế-xã hội với quốc phòng và an ninh nhân dân. -Xây dựng quân đội và công an nhân dân chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. b, Xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. -Nắm vững định hướng XHCN của kinh tế thị trường, nhằm thực hiện mục tiêu “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”. -Nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý của nhà nước. Nhà nước định hướng phát triển bằng các chiến lược quy hoạch, kế hoạch, chính sách trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc thị trường. Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh, công khai, minh bạch, có trật tự, kỷ cương. -Phát triển đồng bộ và quản lý có hiệu quả sự vận hành các loại thị trường cơ bản theo cơ chế cạnh tranh lành mạnh. .Thị trường hàng hoá dịch vụ: Thu hẹp những lĩnh vực nhà nước độc quyền kinh doanh, xoá bỏ độc quyền doanh nghiệp, tiếp tục đổi mới cơ chế giá. .Phát triển vững chắc thị trường tài chính, bao gồm thị trường vốn và thị trường tiền tệ theo hướng đồng bộ, có cơ cấu hoàn chỉnh. .Phát triển thị trường bất động sản, bao gồm thị trường quyền sử dụng đất và bất động sản gắn liền với đất, bảo đảm quyền sử dụng đất chuyển thành hàng hoá một cách thuận lợi. .Phát triển thị trường sức lao động trong mọi khu vực kinh tế, tạo sự gắn kết cung-cầu lao động, phát huy tính tích cực của người lao động trong học nghề, tự tạo và tìm việc làm. .Phát triển thị trường khoa học và công nghệ trên cơ sở đổi mới cơ chế, chính sách để phần lớn sản phẩm khoa học và công nghệ trở thành hàng hoá . ( trừ NCKH cơ bản) -Phát triển mạnh các thành phần kinh tế, các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở 3 chế độ sở hữu: toàn dân, tập thể và tư nhân, hình thành nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế: ktế nhà nước, ktế tập thể, ktế tư nhân(cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), ktế tư bản nhà nước, ktế có vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó ktế nhà nước và ktế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. c, Thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. -Đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân. -Phát triển nhanh hơn công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. -Phát triển kinh tế vùng. -Phát triển kinh tế biển. -Chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu công nghệ. -Bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên quốc gia, cải thiện môi trường tự nhiên. d,Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển. -Kết hợp mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội trong phạm vi cả nước. -Khuyến khích mọi người làm giàu theo pháp luật. Khắc phục tư tưởng bao cấp, ỷ lại. -Bảo đảm cung ứng dịch vụ công cộng thiết yếu, bình đẳng cho mọi người dân về y tế, giáo dục...chú trọng các chính sách ưu đãi xã hội đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn. e,Xây dựng nền văn hoá mới tiên tiến mang đậm đà bản sắc dân tộc. -Xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt nam, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. -Bảo đảm tự do dân chủ trong hoạt động sáng tạo văn hoá, văn học, nghệ thuật, đi đôi với phát huy trách nhiệm công dân của các Văn nghệ sĩ... f,Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. -Đại đoàn kết dân tộc xây dựng trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt nam. -Mục tiêu của khối đại đoàn kết dân tộc là giữ vững độc lập, thống nhất của tổ quốc, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. -Mặt trận tổ quốc Việt nam và các đoàn thể nhân dân có vai trò quan trọng trong việc tập hợp, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân, đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân trong việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. II-DÂN TỘC VÀ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI DÂN TỘC CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY. 1-Khái niệm dân tộc và sự hình thành phát triển dân tộc. 1.1.Khái niệm dân tộc. Sự hình thành phát triển dân tộc rất đa dạng và phong phú, vì vậy, có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Hiện nay dân tộc được hiểu phổ biến theo hai nghĩa: Một là: Dân tộc là một tộc người có mối liên hệ chặt chẽ và bền vững, có chung phương thức sinh hoạt kinh tế, có ngôn ngữ và văn hoá riêng, xuất hiện sau bộ tộc và bộ lạc. Hai là: Dân tộc chỉ một cộng đồng người ổn định làm thành nhân dân một nước, có lãnh thổ quốc gia, nền kinh tế thống nhất, quốc ngữ chung, gắn bó với nhau về quyền lợi chính trị, kinh tế, văn hoá về truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước... -Theo nghĩa thứ nhất, thì dân tộc là một bộ phận của quốc gia, đó là các tộc người trong quốc gia. -Theo nghĩa thứ hai, thì dân tộc là toàn bộ nhân dân của một quốc qia, mỗi quốc gia là một dân tộc. Chúng ta nghiên cứu dân tộc theo nghĩa thứ nhất. Tức là chúng ta n/cứu các dân tộc trong cộng đồng người Việt nam. 1.2.Sự hình thành và phát triển dân tộc. -Sự hình thành dân tộc trong lịch sử rất đa dạng phong phú. Nó tuỳ theo đặc điểm của từng nước, từng khu vực mà có sự hình thành mang tính đặc thù riêng. -Xét theo tiến trình chung thì trước khi xuất hiện cộng đồng dân tộc, xã hội loài người đã trải qua các hình thức cộng đồng thị tộc, bộ lạc và bộ tộc. a,Thị tộc và bộ lạc là những hình thức cộng đồng người trước khi xã hội có giai cấp. +Thị tộc là một tập thể sản xuất, sinh sống dựa trên cơ sở quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống. -Thị tộc đầu tiên tổ chức theo chế độ mậu quyền. (người đứng đầu thị tộc là người phụ nữ, tên của thị tộc lấy theo tên của người phụ nữ đứng đầu thị tộc) -Khi LLSX phát triển, chăn nuôi, trồng trọt ra đời, chiến tranh liên tục xẩy ra xảy ra thì chế độ mậu quyền bị thay thế bởi chế độ thị tộc phụ quyền. (người đàn ông đứng đầu thị tộc, quản lý điều hành) +Bộ lạc là hình thức cộng đồng người liên kết từ 2 thị tộc trở lên có cùng quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống. -Mỗi thị tộc trong bộ lạc vẫn là một đơn vị kinh tế độc lập, nhưng do hình thành bộ lạc nên đã có hội đồng bộ lạc điều hành những công việc có lợi ích chung. -Bộ lạc ra đời là một bước tiến mới trong việc tái sx ra của cải v/c và tái sx ra con người. b, Bộ tộc là hình thức cộng đồng người ra đời, gắn liền với xã hội có giai cấp-đó là hình thức cộng đồng người ở trong xh chiếm hữu nô lệ và trong xh phong kiến. +Đặc điểm của bộ tộc: -Tái sx ra của cải vc dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về TLSX. -Tái sx ra con người dựa trên quan hệ hôn nhân gia đình -Tổ chức quản lý dân cư theo lãnh thổ. -Xác lập lãnh thổ quốc gia do giai cấp thống trị quản lý. ( có nhiều tộc người sinh sống ). c, Dân tộc. Lê nin cho rằng, ở phương Tây khi CNTB xuất hiện thì các bộ tộc mới phát triển thành dân tộc. -Nguyên nhân của sự xuất hiện dân tộc trước hết là do nhu cầu phát triển kinh tế. Sự phát triển của thị trường tư bản đã phá vỡ quan hệ cát cứ phong kiến tạo thị trường thống nhất. Dân tộc hình thành có thể từ một bộ tộc hoặc do hợp nhất của nhiều bộ tộc. -Ở phương Đông, loại hình cộng đồng dân tộc thường xuất hiện trước CNTB, tạo nên loại hình dân tộc tiền tư bản. (Do đ/k tự nhiên và xh trong dựng nước và giữ nước)-Dân tộc Việt nam là một cộng đồng thuộc loại hình đó. 2.Mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp. Dân tộc xuất hiện trong xh có g/cấp, do đó mỗi dân tộc bao giờ cũng có một giai cấp giữ vai trò lãnh đạo dân tộc( Dân tộc tư sản, Dân tộc XHCN ). +Dân tộc là bộ phận phụ thuộc vào giai cấp, bởi vì: -Dân tộc hình thành, phát triển là do sự phát triển kinh tế-xã hội chứ không phải do biến đổi trong tộc người -Phong trào dân tộc thường gắn liền với cuộc đấu tranh của các g/cấp, chịu sự tác động và quyết định của đấu tranh g/cấp. -Giai cấp thống trị, thông qua đường lối, chính sách của mình đã quyết định đến vận mệnh chính trị của dân tộc, thể hiện mối quan hệ của dân tộc dó đối với các dân tộc khác. +Tính độc lập tương đối của dân tộc . -Các tộc người trong cộng đồng dân tộc thường gắn kết chặt chẽ với nhau bằng quan hệ huyết thống, bằng tâm lý, tập quán, truyền thống lâu đời, do đó sự gắn kết ấy nhiều khi còn chặt chẽ hơn cả kinh tế. -Trong quốc gia có nhiều dân tộc, nếu giai cấp thống trị không đảm bảo được lợi ích giữa các dân tộc sẽ dẫn đến sự xung đột giữa các dân tộc, giữa dân tộc với giai cấp. -Có 2 xu hướng phát triển của dân tộc: .Các dân tộc đấu tranh để tách ra thành quốc gia dân tộc độc lập. (xu hướng tự do) .Liên kết, hợp nhất nhiều dân tộc trong một quốc gia thống nhất. (xu hướng tất yếu). 3.Dân tộc Việt nam và quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề dân tộc. 3.1. Đặc điểm của dân tộc Việt nam. -Là quốc gia có nhiều dân tộc-những tộc người. (có 54 dân tộc, trong đó dân tộc kinh chiếm 87%) . -Các dân tộc thiểu số lại cư trú ở những vị trí quan trong về chính trị, kinh tế, quốc phòng của quốc gia. -Các dân tộc chênh lệch về số lượng, đ/kiện kinh tế-xã hội và sống xen kẽ nhau. -Các dân tộc có sắc thái văn hoá đa dạng và phong phú, nhiều dân tộc có tiếng nói, chữ viết riêng. -Đều cần cù lao động, đoàn kết, yêu quê hương đất nước . 3.2.Quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề dân tộc trong giai đoạn hiện nay. -Một là, chính sách phát triển kinh tế vùng dân tộc, nhằm phát huy thế mạnh, khai thác và khơi dậy tiềm năng của vùng đồng bào dân tộc, gắn với sự phát triển kinh tế chung của cả nước. -Hai là, chính sách xã hội, tập trung vào các lĩnh vực giáo dục, văn hoá, y tế, chống các tệ nạn xã hội...nhằm nâng cao đời sống văn hoá tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số. -Ba là, chính sách cán bộ, coi trọng việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và xây dựng hệ thống chính trị trong vùng dân tộc thiểu số. -Bốn là, về quốc phòng, an ninh, xây dựng chiến lược thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân ở vùng dân tộc thiểu số. Đoàn kết các dân tộc nhằm giữ gìn vững chắc an ninh, quốc phòng ở các vùng biên giới, hải đảo của tổ quốc.