Khi xây dựng các công trình có tải trọng lớn trên nền đất yếu có chiều dày rất lớn còn các lớp đất chắc nằm rất sâu, nếu dùng móng cọc không đảm bảo điều kiện kỹ thuật, chẳng hạn lúc đó cọc phải rất dài không thể hạ xuống bằng các phương tiện hiện nay. Ngoài ra, nếu trong đất có các chướng ngại vật như đá tảng, thì không thể đóng cọc qua được. Lúc đó người ta phải dùng móng sâu. Hiện nay, để thiết kế móng sâu người ta dùng các loại giếng chìm, giếng chìm hơi ép, móng kiểu tường trong đất. Các loại giếng còn được dùng làm phần ngầm của các công trình như trạm bơm, công trình thu nước, nhà nghiền quặng ...
31 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2723 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Móng sâu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 7. Móng sâu
7-1
Chương 7
MÓNG SÂU
7.1. Khái niệm
Khi xây dựng các công trình có tải trọng lớn trên nền đất yếu có chiều dày rất lớn
còn các lớp đất chắc nằm rất sâu, nếu dùng móng cọc không đảm bảo điều kiện kỹ thuật,
chẳng hạn lúc đó cọc phải rất dài không thể hạ xuống bằng các phương tiện hiện nay.
Ngoài ra, nếu trong đất có các chướng ngại vật như đá tảng,… thì không thể đóng cọc
qua được. Lúc đó người ta phải dùng móng sâu. Hiện nay, để thiết kế móng sâu người ta
dùng các loại giếng chìm, giếng chìm hơi ép, móng kiểu tường trong đất. Các loại giếng
còn được dùng làm phần ngầm của các công trình như trạm bơm, công trình thu nước,
nhà nghiền quặng…
Móng sâu có thể gồm một giếng hoặc một số giếng, một hai tường trong đất liên kết
với nhau bằng đài móng.
7.2. Giếng chìm hơi ép
Giếng chìm hơi ép được sử dụng lần đầu tiên để làm móng sâu trong đất bão hòa
nước vào năm 1841 do kỹ sư người Pháp Triquer để xuất. Giếng chìm hơi ép được hạ
xuống đất nhờ trọng lượng bản thân của buồng giếng và khối xây trên buồng giếng kết
hợp với việc đào đất trong lòng giếng và dưới chân giếng ra. Để con người có mặt trong
buồng giếng để đào đất, người ta bơm khí nén vào trong buồng giếng nhằm đẩy nước ra
khỏi lòng giếng. Áp suất không khí trong buồng giếng phải bằng áp lực cột nước kể từ
mặt nước đến độ sâu hạ giếng.
Giếng chìm hơi ép (hình 7.1) bao gồm buồng giếng, thâm giếng, buồng hơi ép, ống
giếng. Buồng giếng (1) là một cái hộp cứng gồm chân giếng (2), tấm trần (3). Tấm trần
có chừa lỗ để người ra vào buồng giếng và đưa vật liệu vào, chuyển đất ra. Buồng giếng
có chiều sâu h1 tối thiểu là 2,2m để đảm bảo cho con người làm việc bình thường. Không
khí nén được liên tục bơm từ máy nén khí (8) qua ống (7) vào buồng giếng (1). Để đưa
người vào làm việc trong buồng giếng và từ buồng giếng ra ngoài nghỉ ngơi cũng như
chuyển đất ra khỏi giếng mà không cần giảm áp suất không khí nén, người ta sử dụng
buồng hơi ép (6) gắn trên ống giếng (5). Ống giếng (5) gồm nhiều đốt được lắp ghép lại
với nhau và lắp chặt với trần buồng giếng chìm. Khi hạ giếng xuống sâu, ống giếng được
lắp thêm các đốt cho dài ra.
Chương 7. Móng sâu
7-2
Hình 7.1: Sơ đồ giếng chìm hơi ép.
Buồng hơi ép (6) gồm buồng chủ (a), thùng cho người ra vào (b) và thùng để di
chuyển vật liệu (c). Các thùng (b) và (c) có cửa thồng với thùng chủ. Để khỏi gây ra sự
tăng giảm đột ngột về áp suất không khí, có hại cho sức khỏe con người, trước khi cho
người vào buồng giếng (1) phải để họ ở thùng (b) rồi tăng áp suất không khí lên một cách
từ từ, còn khi đưa người từ buồng giếng ra ngoài thì phải giảm áp suất từ từ.
Sau khi người vào camera (b), đóng cửa lại và xả không khí vào đó, áp suất không
khí trong camera tăng lên. Thời gian xả không khí vào camera phụ thuộc vào áp suất
không khí trong buồng giếng và kéo dài từ 6÷12 phút. Khi áp suất trong camera phụ (b)
và camera chủ bằng nhau thì có thể mở cửa và đi vào camera chủ rồi từ đó theo thang đặt
trong ống giếng để vào buồng giếng.
Chương 7. Móng sâu
7-3
Khi người trong buồng giếng ra ngoài thì tiến hành theo trình tự ngược lại, nhưng
thời gian họ ở lại trong camera phụ (b) để hạ áp suất không khí xuống dần phải kéo dài từ
14 phút đến 1giờ 25 phút.
Đất trong giếng được đào ở phần giữa rồi đào dần ra vùng chân giếng và chuyển ra
ngoài qua camera (c), có thể đào đất bằng tay hoặc bằng vòi phụt nước. Đồng thời với
việc đào đất trong lòng giếng, người ta xây thân giếng. Để tránh tình trạng ma sát giữa
mặt ngoài thành giếng với đất vượt quá trọng lượng giếng, cần đào đất rộng ra ngoài thân
giếng một đoạn 0,1÷0,15m. Để hạ giếng nhanh người ta có thể đào hào theo chu tuyến
buồng giếng và moi đất dưới chân giếng ra. Sau đó hạ áp suất trong buồng giếng xuống
50% (không được giảm nhiều hơn nữa). Khi đó khí nén trong buồng giếng sẽ ít cản lại sự
hạ giếng và giếng hạ xuống nhanh hơn. Theo cách này mỗi lần chỉ hạ được 0,5m. Khi
giếng bị chệch thì phải chỉnh lại.
Ngày nay ở nhiều nước người ta sử dụng sơ giới để đào đất, do đó giảm được rất
nhiều khó khăn khi thi công giếng chìm hơi ép. Đất được đào bằng vòi phun nước và bùn
được vận chuyển ra ngoài bằng máy hút bùn. Dùng phương pháp này có thể tự động hóa
toàn bộ quá trình hạ giếng, con người không phải làm việc trong buồng hơi ép. Đào đất
bằng vòi phụt nước có hiệu quả đối với đất cát và bùn.
Khi hạ giếng chìm hơi ép xuống đất yếu, để tránh tình trạng giếng bị hạ xuống quá
nhanh ở giai đoạn đầu, người ta kê buồng giếng lên sàn để tăng diện tích tiếp xúc nhằm
giảm áp lực.
Sau khi giếng hạ đến độ sâu thiết kế người ta tháo thiết bị ra và lấp đầy bêtông vào
phần rỗng bên trong.
Khi hạ giếng trên vùng đất khô, để giảm bớt công việc đào đất trong buồng giếng
trong điều kiện áp suất cao rất có hại cho sức khỏe, người ta đào hố sẵn nhưng đya hố
phải cao hơn mức nước ngầm ít nhất 0,5m. Khi hạ giếng trên khu đất ngập nước thì có
thể dùng đảo nhân tạo (đắp bằng đất, cát cho cao hơn mặt nước) dùng phương pháp treo
trên giá đỡ và phương pháp thả nổi. Khi hạ giếng vào đá có thể xảy ra tình trạng tường
ngoài của giếng bị ép vào mặt đá làm cho giếng bị kẹp không hạ xuống được. Để tránh
tình trạng đó, khi đào đá dưới chân giếng phải đào rộng ra một khoảng ≥ 0,1m so với
mặt ngoài chân giếng. Nếu chân giếng kê trên tầng đá có nóc lớp nghiêng thì để giảm
công tác đào đất có thể không cần san bằng mặt đá mà chỉ đào đá dưới chân giếng để
toàn bộ chân giếng tiếp xúc với đá.
Để giảm bớt ma sát giữa đất và giếng, mặt ngoài của giếng chìm hơi ép phải phẳng
và trơn. Vì vậy bề mặt các ván khuôn ốp vào mặt tường giếng phải khít nhau.
Chương 7. Móng sâu
7-4
Hình 7.2: Một số ví dụ về cấu tạo chân giếng chìm hơi ép
Giếng chìm hơi ép có nhiều nhược điểm như thi công chậm, giếng là một khối lớn
tốn nhiều vật liệu nên giá thành cao, công nhân phải làm việc trong điều kiện áp suất cao
rất có hại cho sức khỏe. Ngoài ra, vì con người có thể làm việc được dưới áp suất tối đa
là 3,9atm nên chỉ hạ được giếng đến độ sâu 39m. Do đó giếng chìm hơi ép dùng khi phải
hạ xuống khu đất có nhiều chướng ngại như đá tảng, gốc cây. Một ví dụ về cấu tạo giếng
chìm hơi ép được trình bày ở hình 7.2.
Chương 7. Móng sâu
7-5
7.2.1. Tính toán giếng chìm hơi ép
Trong quá trình sử dụng, giếng chìm hơi ép chịu các tải trọng giống như giếng chìm
và được tính toán hoàn toàn tương tự.
Khi hạ giếng có các tải trọng sau đây tác dụng:
P_ Trọng lượng bản thân của giếng, buồng hơi ép, ống giếng;
P’_ Trọng lượng bản thân buồng giếng;
N_ Áp lực của khí nén trong buồng giếng tác dụng lên chân giếng theo phương
ngang;
Q_ Áp lực của khí nén trong buồng giếng tác dụng lên tấm trần theo phương thẳng
đứng;
Phản lực đứng R1, R2 và nằm ngang H của đất dưới công son;
Áp lực ngang lên tường phía ngoài của buồng giếng do cột nước W và áp lực đất E;
Ma sát giữa đất với mặt ngoài chân giếng và thân giếng T = E.f;
f_ Hệ số ma sát giữa bêtông và đất (đất cát: f = 0,5; đất sét: f = 0,3).
7.2.2. Tính toán tấm trần
Trong quá trình đúc và hạ giếng chìm hơi ép có các lực sau đây tác dụng lên tấm
trần:
- Trọng lượng bản thân tấm trần;
- Trọng lượng của khối xây thân giếng lên tấm trần (thường lấy bằng trọng lượng
khối xây có chiều cao 1,5÷2,0m);
- Áp lực của khí nén tác dụng lên tấm trần Q = 1,0.F.h (với h_ độ sâu kể từ mực
nước đến chân giếng; F_ diện tích giếng chìm hơi ép trong mặt bằng).
Các tải trọng này sẽ thay đổi trong từng giai đoạn thi công. Do đó khi xác định nội
lực trong các bộ phận giếng chìm hơi ép, người ta tính cho giai đoạn hạ giếng để biêt tổ
hợp tải trọng nguy hiểm nhất xảy ra ở giai đoạn nào.
Người ta xét các trường hợp sau:
1. Giếng hạ đến độ sâu thiết kế, trong buồng giếng có áp lực toàn phần của khí nén
tác dụng; chân giếng cắm sâu vào đất 0,5m. Ở trạng thái đó người ta xác định
nội lực ở chỗ ngàm chân giếng và tấm trần khi giếng bị uốn về phía đất.
2. Giếng hạ đến độ sâu thiết kế, áp suất không khí trong buồng giếng giảm xuống
50%, đất ở chân giếng đã đào đi. Lúc đó giếng lún thụt xuống, gây ra một lực
lớn nhất trong mặt cắt giống như trường hợp trên nhưng lúc này chân giếng bị
uốn vào phía trong buồng.
3. Giếng ở mặt đất trước khi hạ nhưng trên trần có khối xây thân giếng. Lúc đó sẽ
xuất hiện mômen uốn lớn nhất ở tấm trần buồng giếng.
4. Giếng nằm trên giá đỡ chỉ có trọng lượng bản thân tác dụng. Lúc đó tấm trần
được kiểm tra theo sự uốn bởi mômen do chân giếng gây ra.
Khi tính toán chân giếng, người ta tách ra một dải rộng 1m theo chiều cao giếng để
tính.
Chương 7. Móng sâu
7-6
Khi tính toán tấm trần, người ta quan niệm như bản kê 4 cạnh hoặc dầm đơn giản.
7.3. Giếng chìm
Giếng chìm là giếng trọng lực (giếng khối) được hạ xuống đất nhờ trọng lượng bản
thân kết hợp với việc đào đất trong lòng giếng ra.
7.3.1. Cấu tạo
Bộ phận cơ bản của giếng chìm là thành giếng dày đổ tại chỗ. Nếu giếng có kích
thước lớn trong mặt bằng thì lòng giếng được ngăn ra nhờ các vách đứng tạo thành những
buồng nhỏ. Kích thước các buồng này được lấy tương ứng với kích thước của thiết bị xúc
đất. Chân tường trong của giếng cao hơn chân tường ngoài 0,5÷2,0m. Chân giếng là bộ
phận xuyên vào đất đầu tiên nên được vát nghiêng ở phía trong và được gia cường.
Để trọng lượng giếng thắng ma sát khi hạ giếng và đảm bảo điều kiện bề dày tường
ngoài bằng 0,3÷1,5m, bề dày tường trong bằng 0,3÷0,7m.
Thành giếng có thể thẳng đứng hoặc khi cần ma sát khi hạ giếng, mặt ngoài thành
giếng được chế tạo với độ nghiêng 1:80 đến 1:120 so với trục đứng hoặc làm bậc, bề rộng
của bậc không quá 7÷20cm để tránh làm giảm ổn định khi hạ giếng. Loại giếng thành
nghiêng và loại có bậc khi hạ xuống dễ làm đất quanh giếng bị vỡ lở xốp làm mất ổn định
của nền các công trình gần nơi hạ giếng.
Nếu dùng một giếng làm móng thì mặt cắt ngang của giếng phải giống mặt bằng
của kết cấu bên trên. Giếng có mặt bằng hình tròn có nhiều ưu điểm so với giếng có hình
dạng khác, nó dễ chế tạo, khi hạ xuống đất ít bị vênh lệch hơn, chi phí cốt thép là ít nhất.
Do vậy, nếu chọn phương án giếng chìm thì nên cố gắng dùng giếng tròn và cho kết cấu
bên trên có dạng gần với hình tròn.
Nếu tỷ số giữa các cạnh của móng trong mặt bằng mà lớn thì dùng giếng có mặt cắt
ngang hình elip hoặc chữ nhật nhưng hai cạnh ngắn được thay bởi hai cạnh hình tròn. Đối
với móng có kích thước lớn thì cho phép dùng loại chữ nhật. Giếng chìm được làm bằng
bêtông cốt thép, đá.
7.3.2. Thi công
Giếng trọng lực được hạ xuống đất nhờ trọng lượng bản thân kết hợp với việc đào
đất trong lòng giếng ra. Khi cần hạ giếng xuống không sâu lắm thì chế tạo toàn bộ giếng
xong rồi hạ xuống. Khi phải hạ giếng xuống sâu thì người ta chế tạo một đoạn rồi hạ
xuống, sau đó tiếp tục đúc đoạn trên và hạ giếng tiếp tục. Mỗi đoạn giếng có chiều dài từ
3÷6m. Sau khi hạ xong đoạn giếng đầu tiên, người ta lắp ván khuôn và đổ bêtông đoạn
thứ hai. Sau khi bêtông đoạn thứ hai đủ bền thì tiếp tục hạ và chu trình đó cứ lặp lại cho
đến độ sâu thiết kế.
Công tác đào, chuyển đất ra khỏi lòng giếng và đổ bêtông lòng giếng có thể tiến
hành đồng thời với việc bơm hút ra ngoài hoặc không cần bơm nước ra. Đất được lấy ra
khỏi lòng giếng bằng gầu ngoạm, máy hút thủy lực hoặc máy bơm dâng bằng khí nén.
Biện pháp bơm hút nước chỉ nên dùng khi đất dưới chân giếng không bị lở và trôi vào
lòng giếng. Đất lở sẽ làm tăng thể tích đất phải chuyển ra khỏi lòng giếng và có thể làm
cho các công trình lân cận bị biến dạng, thậm chí biến dạng nghiêm trọng.
Khi mực nước trong lòng giếng cao và đất dễ thấm, khi hạ giếng không được bơm
nước ra mà thậm chí còn phải bơm thêm nước vào lòng giếng để mực nước trong giếng
cao hơn mực nước bên ngoài, để đất (cát nhỏ, bùn) khỏi trôi vào lòng giếng.
Chương 7. Móng sâu
7-7
Phương pháp hạ giếng chìm không bơm hút nước chi nên dùng khi đất để xói lở và
không lẫn những tảng đá to. Công việc hạ giếng sẽ rất khó khăn nếu nền là đá cứng, nhất
là khi đá có nóc lớp nằm nghiêng. Lúc đó để chân giếng tiếp xúc với nền đá trên toàn bộ
tuyến thì phải dùng phương pháp thi công dưới nước vừa khó khăn lại đắt tiền. Không
được dùng giếng khối tại những vùng đất không ổn định nếu có các công trình nằm trong
phạm vi lăng thể trượt.
Nếu hạ giếng ở nơi khô ráo thi ngay tại đó, người ta san đất, đầm chặt rồi đặt gỗ kê,
đặt ván khuôn rồi đúc giếng. Khi hạ giếng ở vùng ngập nước, nếu nước nông hơn 5m thì
dùng đất đổ thành đảo nhân tạo và từ đó tiến hành hạ giếng. Nếu nước sâu hơn 5m thì
dùng đất đổ thành đảo nhân tạo sẽ làm hẹp lòng sông nhiều quá thì người ta hạ giếng với
các giá đỡ cố định. Ngoài ra khi nước sâu, người ta dùng giếng nổi được trên mặt nước.
Để giếng có thể nổi được, thành giếng được chế tạo dạng hộp rỗng hoặc bịt kín giếng rồi
cho khí nén vào. Phần phía trên giếng được bịt bằng thép hình cupôn.
Để tăng nhanh tốc độ hạ giếng, người ta có thể dùng các biện pháp hỗ trợ như gia
tải trọng tĩnh, bơm vữa sét bentônit vào khe hở giữa mặt ngoài thành giếng và đất tạo
thành áo sét (áo xúc biến) dày 5÷10cm.
Trong thực tiễn, người ta đã thi công giếng chìm trọng lực với diện tích 2000m2
trong mặt bằng va có trường hợp hạ giếng 70m kể từ mặt nước, trong đó hơn 40m hạ vào
đất.
7.3.3. Tính toán giếng chìm
7.3.3.1. Sơ bộ xác định bề dày thành giếng
Hình dạng và kích thước của giếng được lựa chọn dựa theo móng được thiết kế.
Để hạ được giếng xuống đất thì trọng lượng của nó phải lớn hơn ma sát giữa thành
giếng và đất.
∑
=
τ>
n
1i
iih.u.mP (7.1)
Trong đó trọng lượng P được xác định như sau:
Khi hạ giếng có bơm hút nước ra P = V. γ . Khi hạ giếng mà không bơm hút nước
ra thì trọng lượng giếng sẽ giảm, do nó bị tác dụng của lực đẩy nổi Acsimet, lúc đó trọng
lượng giếng bằng:
).(VP wγ−γ=
Trong đó:
V_ Thể tích tường giếng;
γ _ Trọng lượng riêng của vật liệu thành giếng đã nhân với hệ số vượt tải bằng
0,9;
Wγ _ Trọng lượng riêng của nước bằng 9,8065 kN/m3 ≈ 10 kN/m3;
m_ Hệ số điều kiện làm việc lấy bằng 1,3;
u_ Chu vi của giếng;
hi_ Chiều dày đất mà giếng xuyên qua lớp thứ I;
Chương 7. Móng sâu
7-8
iτ _ Ma sát đơn vị giữa thành giếng và lớp đất thứ i.
Dựa theo V ta xác định được bề dày cần thiết của tường giếng.
7.3.3.2. Kiểm tra độ bền của tường giếng
Khi hạ xuống đất, tường giếng ở trạng thái ứng suất phức tạp dưới tác dụng của các
lực sau:
- Áp lực chủ động của đất:
)
2
45(tg.h. o2a
ϕ−γ=σ ;
- Áp lực của nước (nếu hạ giếng có bơm hút nước):
nww h.γ=σ ;
- Phản lực và lực đạp của đất dưới chân giếng;
- Trọng lượng bản thân của giếng;
- Ma sát giữa tường và đất.
Tính toán tường giếng theo sự uốn trong mặt phẳng nằm ngang: được tính theo áp
lực nước và đất từ phía ngoài. Khi giếng hạ đến độ sâu thiết kế, áp lực của đất được tính
như áp lực chủ động lên tường chắn. Khi hạ giếng có bơm hút nước, trọng lượng trên 1m
dải chịu tải lớn nhất, liền với chân giếng có thể xác định theo công thức:
)hd)((p kwa +σ+σ= (7.2)
Trong đó:
)
2
45(tg.h. o2wa
ϕ−γ=σ ; 1w h.10=σ
wσ _ Áp lực nước tĩnh;
h1_ Khoảng cách từ mặt nước đến đáy giếng;
hk_ Chiều cao chân giếng;
Theo áp lực p đã tìm được, ta tính mômen uốn trong tường giếng và lực dọc theo
các công thức ứng với hình dạng mặt cắt ngang của giếng.
Hình 7.3: Mômen uốn và lực dọc tác dụng tại tiết diện giếng chìm.
Giếng hình elip (hình 7.3a):
- Mômen uốn tại tiết diện a:
α= .a.pM 2a (7.3)
Chương 7. Móng sâu
7-9
- Mômen uốn tại tiết diện c:
β−= .a.pM 2c (7.4)
Trị của các hệ số α , β cho trong bảng 7.1.
Bảng 7.1: Trị số của α , β .
a/b 1,0 0,9 0,8 0,7 0,6 0,5 0,4 0,3
α 0 0,057 0,133 0,237 0,391 0,629 1,049 1,927
β 0 0,060 0,148 0,283 0,496 0,871 1,576 3,128
Lực dọc:
- Tiết diện a:
Na = p.a (7.5)
- Tiết diện c:
Nc = p.b (7.6)
Giếng chữ nhật có hai cạnh thay bằng hai nửa vòng tròn (hình 7.3b): Mômen uốn
max và lực dọc đối với các tiết diện a, c xác định theo công thức:
- Tại tiết diện a:
2
n1
n12n32.
2
t.pM
2
a π+
+π+= (7.7)
p.r Na = (7.8)
- Tại tiết diện c:
⎟⎠
⎞⎜⎝
⎛ +−= r
2
t.t.pMM ac (7.9)
b.pNc = (7.10)
Ở đây:
t
rn =
Khi hạ giếng, chân giếng sẽ làm việc trong điều kiện bất lợi nhất.
Để tính toán chân giếng, người ta quan niệm nó như một côngson rộng 1m được
tách ra bởi 2 mặt phẳng thẳng đứng, ngàm vào thành giếng. Côngson được tính theo sự
uốn ứng với 2 trường hợp nguy hiểm nhất.
Trường hợp 1:
Giếng hạ đến độ sâu thiết kế, đất duới chân giếng đã đào hết (hình 7.4), chân giếng
bị uốn vào phía trong giếng. Lúc đó trọng lượng giếng được cân bằng bởi lực ma sát xuất
hiện ở mặt ngoài của giếng. Mômen uốn của tiết diện a-a xác định theo công thức:
3K32K21na1a lTnlGnl)WE(n'M −++= (7.11)
Lực dọc:
Chương 7. Móng sâu
7-10
KK GT'N −= (7.12)
Ở đây:
KG _ Trọng lượng côngson;
KT _ Lực ma sát tác dụng ở mặt ngoài côngson;
)
2
45(tg.h. o2a
ϕ−γ=σ ;
n1_ Hệ số vượt tải của áp lực đất và nước 3,1n1 = ;
n2_ Hệ số vượt tải của trọng lượng thành giếng 1,1n2 = ;
n3_ Hệ số an toàn của lực ma sát 9,0n3 = ;
Hình 7.4: Sơ đồ tính côngson trong trường hợp 1.
Trường hợp 2:
Giếng hạ xuống được một nửa độ sâu thiết kế (hình 7.5) phía trên đã đổ bêtông
đoạn giếng tiếp theo còn chân giếng cắm vào đất 1,0m. Trọng lượng giếng được cân bằng
bởi lực ma sát, phản lực thẳng đứng của đất và phản lực của phần ngang chỗ vát xuống
đế tường ngoài côngson chịu tác dụng của áp lực chủ động của đất và áp lực nước, phản
lực của đất nền theo phương ngang và phương thẳng đứng, lực ma sát giữa đất và mặt
ngoài vách giếng.
Chương 7. Móng sâu
7-11
Hình 7.5: Sơ đồ tính côngson trường hợp 2.
Tải trọng thẳng đứng do trọng lượng bản thân giếng trên 1m chân giếng theo
phương ngang được lấy bằng:
)ba(2
Gp H+= (7.13)
Áp lực đất và nước ở độ sâu chân giếng lấy bằng:
2
H.np 4= (7.14)
n4_ Hệ số vượt tải lấy 7,0n4 = .
Lực ma sát trong phạm vi
2
H lấy bằng
aE5,0T = (7.15)
⎟⎠
⎞⎜⎝
⎛ ϕ−⎟⎠
⎞⎜⎝
⎛γ=
2
45tg
2
H
2
1E o2
2
a
Các ký hiệu giống như trên.
Các phản lực nằm ngang và thẳng đứng xuất hiện khi chân giếng cắm vào đất xác
định theo công thức:
21 VVR += (7.16)
g)(tgVU c2 δ+α= (7.17)
12 VRV −= (7.18)
R.
2
CC
CV
2
1
1
1
+
= (7.19)
Chương 7. Móng sâu
7-12
cv2 gcothC α= (7.20)
cα _ Góc nghiêng của phần vát chân giếng;
δ _ Góc ma sát ngoài giữa đất và bêtông tường giếng;
Lực U được coi là đặt tại cao độ
3
h v .
Các ký hiệu khác như trên hình vẽ.
Mômen uốn và lực dọc tại tiết diện a-a của côngson xác định theo công thức:
++++=− 5222K21na1aa lvnlGnl)WE(nM
⎟⎠
⎞⎜⎝
⎛ −−−
3
hhUnlvnlTn vK24123K3 (7.21)
KKaa GTRN −+=− (7.22)
Theo trị số M, N ta tính tiết diện bêtông cốt thép của côngson chịu nén lệch tâm và
chọn cốt thép theo các phương pháp bêtông cốt thép.
Vách giếng chịu áp lực đất và các lực khác sẽ bị nén lệch tâm trong mặt phẳng nằm
ngang theo 2 phương.
Trị số max của lực ngang và mômen xác định theo:
2
plnN 1max = ; 14
plnM
2
1
max = (7.23)
Khi hạ giếng, do đào đất dưới chân giếng và sự tập trung lực ma sát ở phần trên của
giếng có thể xảy ra tình trạng là tại tiết diện nằm ngang x-x (hình 7.6) sẽ xuất hiện ứng
suất kéo có trị số vượt quá độ bền của tường giếng. Lực kéo tại tiết diện x-x:
xxx TGS −= (7.24a)
xx T,G _ Lần lượt là trọng lượng giếng và lực ma sát ở phần giếng phía dưới tiết
diện x-x.
Nếu biểu đồ của lực ma sát có dạng tam giác thì lực kéo giếng xác định theo công
thức:
2
2
2M x
H
Gx
H
Gx
H
)ba(tx
H
GS −=+−= (7.24b)
Trị số lớn nhất của lực kéo xác định theo:
4
GS =
Điều đó ứng với:
2
Hx =
Chương 7. Móng sâu
7-13
Hình 7.6: Sơ đồ kiểm tra giếng theo sự kéo đứt.
Việc tính toán giếng theo lực kéo tiến hành theo công thức chịu kéo của cấu kiện
bêtông cốt thép hoặc bêtông.
Khi chế tạo giếng cần kiểm tra độ bền vách đoạn giếng đầu tiên. Sự uốn của vách
giếng do trọng lượng bản