Bài giảng Một số quan điểm triết học mác lênin về con người và vấn đề xây dựng con người Việt Nam hiện nay

1 Quan điểm về con người trong triết học phương Đông - P Ấn Độ nhận thức về con người dựa trên quan điểm thế giới quan duy tâm thần bí hoặc nhị nguyên. - P Trung Quốc: + Quan điểm P Nho gia (Khổng Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử, Đổng Trọng Thư). + Quan điểm Đạo gia (Lão Tử: học thuyết về đạo) đòi hỏi con người phải sống vô vi nghĩa là sống một cách thuần phác tự nhiên, ko giả tạo, gượng ép. Thực chất quan điểm Đạo gia là đứng trên quan điểm của chủ nghĩa duy tâm chủ quan.  Nhận xét về P Ấn Độ và Trung Quốc có 2 nhận xét chung: - Quan niệm cụ thể về con người có thể khác nhau nhưng tựu trung thì các nhà P đều cho rằng bản tính người là do yếu tố tự nhiên, là cái tất yếu, là cái giống nhau. Cái khác giữa người này với người kia là chính môi trường XH. - Con người được hiểu chủ yếu trong mối quan hệ đạo đức, chính trị. Còn khi xét con người trong mối quan hệ với tự nhiên thì nó bộc lộ yếu tố duy tâm nhưng có pha trộn tính chất duy vật chất phác.

doc5 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 3130 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Một số quan điểm triết học mác lênin về con người và vấn đề xây dựng con người Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề 6: QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC MÁC LÊNIN VỀ CON NGƯỜI VÀ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY 1. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC TRƯỚC MÁC VỀ CON NGƯỜI 1.1 Quan điểm về con người trong triết học phương Đông - P Ấn Độ nhận thức về con người dựa trên quan điểm thế giới quan duy tâm thần bí hoặc nhị nguyên. - P Trung Quốc: + Quan điểm P Nho gia (Khổng Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử, Đổng Trọng Thư). + Quan điểm Đạo gia (Lão Tử: học thuyết về đạo) đòi hỏi con người phải sống vô vi nghĩa là sống một cách thuần phác tự nhiên, ko giả tạo, gượng ép. Thực chất quan điểm Đạo gia là đứng trên quan điểm của chủ nghĩa duy tâm chủ quan. à Nhận xét về P Ấn Độ và Trung Quốc có 2 nhận xét chung: - Quan niệm cụ thể về con người có thể khác nhau nhưng tựu trung thì các nhà P đều cho rằng bản tính người là do yếu tố tự nhiên, là cái tất yếu, là cái giống nhau. Cái khác giữa người này với người kia là chính môi trường XH. - Con người được hiểu chủ yếu trong mối quan hệ đạo đức, chính trị. Còn khi xét con người trong mối quan hệ với tự nhiên thì nó bộc lộ yếu tố duy tâm nhưng có pha trộn tính chất duy vật chất phác. 1.2 Quan niệm về con người trong P phương Tây - P Hy Lạp cổ đại: Platon, Democrite. - P Tây Âu thời Trung Cổ: Auguistan, Thomas D’Aquin: họ ko chỉ xem con người là sản phẩm của thượng đế mà còn cho rằng: + Số phận, niềm vui, nỗi buồn, thậm chí may rủi của con người đều do thượng đế sắp đặt + Trí tuệ con người thấp hơn trí tuệ anh minh của thượng đế do đó con người trở nên bé nhỏ trước cuộc sống và đành phải bằng lòng với cuộc sống tạm bợ trên trần gian, hy vọng tới một này nào đó sẽ đạt được hạnh phúc nơi thiên đường. - P Tây Âu thời phục hưng cận đại (TK15-18): đề cao vai trò trí tuệ của con người nhằm giải phóng con người khỏi sự ràng buộc của thần học, tôn giáo (Decartes). Họ chưa nhận thức đầy đủ bản chất của con người về mặt sinh học và XH. - P cổ điển Đức: Hegel, Feurbach. + Hegel: đã thấy vai trò của lao động đối với hình thành con người, đối với việc phát sinh ra các quan hệ kinh tế và phân hóa con người thành các giai tầng trong đời sống XH. Với ông con người luôn luôn thuộc về một hệ thống XH nhất định. Hạn chế là khi đánh giá về con người, Hegel chỉ coi trọng vai trò của các vĩ nhân trong lịch sử vì theo ông chỉ có vĩ nhân mới là người biết suy nghĩ và hiểu được những gì là cần thiết và hợp thời. Ông cho rằng bản chất con người là bất bình đẳng vì vậy bất công và tệ nạn XH là hiện tượng tất yếu. Ông đã thấy con người với tư cách là chủ thể của lịch sử và đặc biệt ông cho rằng con người là kết quả phát triển của lịch sử. + Feurbach: ông ko chỉ là người phê phán gắt gao P Hegel và còn đoạn tuyệt với P Hegel. Ông cho rằng con người là sản phẩm của tự nhiên, là con người sinh học, trực quan, phụ thuộc vào hoàn cảnh. Ông đề cao vai trò trí tuệ của con người với tư cách là những cá thể người. Đó là những con người cá biệt, đa dạng, phong phú, ko ai giống ai. Vì vậy, ông cho rằng con người là thực thể sinh học có cảm giác, biết tư duy, có ham muốn, biết ước mơ và là một bộ phận của giới tự nhiên. Xét theo bản chất của con người thì con người có tình yêu thương, đặc biệt ông lấy tình yêu thương nam nữ làm chuẩn mực. Hạn chế là ông ko thấy được phương diện XH của con người. Con người mà ông quan niệm là con người trừu tượng bị tách ra khỏi những điều kiện kinh tế, XH, lịch sử. Khi nghiên cứu về con người và XH trượt dài đến quan điểm duy tâm. Kết luận: quan điểm P trước Mác về con người có 2 hạn chế lớn: - Tuyệt đối hóa phần linh hồn thành con người trừu tượng, tự ý thức hay tuyệt đối hóa phần xác thành con người trừu tượng sinh học. - Chưa chú ý đầy đủ đến bản chất XH của con người. 2. QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC VỀ CON NGƯỜI 2.1 Quan điểm P Mác về bản chất con người 2.1.1. Con người một thực thể sinh vật XH Hiện nay có 3 quan điểm khác nhau về vai trò của yếu tố sinh học và yếu tố XH trong con người - Quan điểm sinh học hóa: coi yếu tố sinh học là yếu tố quyết định tất cả các quá trình sinh thành, phát triển và mọi vấn đề trong hệ thống nhu cầu và bảng giá trị đạo đức của con người. - Quan điểm quyết định luật XH: đối lập với quan điểm một là ở chỗ hạ thấp hoặc phủ nhận yếu tố sinh học trong con người mà họ coi con người là thuần túy sản phẩm của văn hóa, của XH, của KT. Từ đó họ tuyệt đối hóa những nhân tố XH trong vấn đề xác định sự phát triển tâm lý và đời sống tinh thần của con người. - Quan điểm mang tính chất nhị nguyên: nó đối lập không biện chứng giữa cái bên trong (di truyền) và bên ngoài (hoàn cảnh văn hóa, XH). Theo quan điểm này thì một mặt con người với tính cách là một tổ chức hữu cơ nên nó phải tuân theo các quy luật sinh học. Mặt khác, con người với tư cách là cá nhân, một phần tử XH do đó nó hoạt động theo các quy luật của sự của phát triển XH. Để khắc phục những quan điểm DT truyền thống và những cách nhìn phiến diện, siêu hình về con người của các học giả tư bản, P Mác đã đi từ việc phân tích các đặc trưng của tồn tại mà cụ thể là P Mác tiếp cận con người với ba đặc trưng sau: - Con người trước hết là tồn tại sinh vật, yếu tố sinh học trong con người là điều kiện đầu tiên quy định sự tồn tại của con người. Chính vì vậy Mác đã xác định giới tự nhiên là thân thể vô cơ của con người. Ănghen nói con người là một bộ phận của giới tự nhiên. Như vậy con người bị chi phối bởi các quy luật tự nhiên sinh học như quy luật trao đổi chất củ cơ thể sống môi trường, quy luật biến dị di truyền, quy luật tiến hóa …Đồng thời con người cũng luôn có những nhu cầu sinh học bản năng như ăn uống, tình dục, nhu cầu tự bảo vệ trước sự tác động của các lực lượng khác… Nếu thiếu những nhu cầu này con người ko thể tồn tại được. - Sự tồn tại con người gắn trực tiếp với sự tồn tại của XH. Đặc trưng sinh học ko phải là yếu tố duy nhất quy định bản chất con người. Đặc trưng quy định sự khác biệt con người với thế giới loài vật là mặt XH. Để thỏa mãn các nhu cầu của mình thì con người phải tiến hành lao động SX. Thông qua lao động SX con người làm thay đổi, cải biến toàn bộ giới tự nhiên (con người tạo ra một giới tự nhiên khác). Con người tạo ra của cải vật chất và của cải tinh thần để phục vụ cho đời sống của mình. Trên cơ sở đó hình thành và phát triển ngôn ngữ tư duy và đặc biệt là để xác lập các qhệ XH. Chính vì vậy lao động là yếu tố quyết định hình thành bản chất XH của con người, đồng thời hình thành nhân cách cá nhân trong cộng đồng XH. Bên cạnh nhu cầu về mặt sinh học thì con người còn có về mặt XH như được học tập, nhu cầu tự khẳng định mình, nhu cầu được tự do dân chủ… Ngay cả những nhu cầu sinh học của con người do tác động bởi các quy luật XH mà các nhu cầu đó cũng được XH hóa, được nhân hóa. - Sự tồn tại người còn gắn trực tiếp với sự tồn tại của ý thức (ý thức là tổng hợp toàn bộ tri thức, tư tưởng, niềm tin, tình cảm, ý chí, khát vọng… tất cả những biểu hiện của ý thức đều phản ánh hiện thực khách quan). Bên cạnh nhu cầu SH, nhu cầu XH con người còn có nhu cầu tinh thần, nhu cầu văn hóa, còn bị chi phối bởi các quy luật tâm lý, ý thức và những quy luật tâm lý, ý thức hình thành và vận động trên nền tảng sinh học của con người. 2.1.2. Bản chất con người Con người vượt lên trên thế giới loài vật trên cả 3 phương diện: quan hệ với tự nhiên, quan hệ với XH và quan hệ với chính bản thân mình và cả 3 quan hệ này suy đến cùng là mang tính XH. Trong đó quan hệ giữa người với người là quan hệ bản chất và nó bao trùm lên tất cả các quan hệ và mọi hoạt động chừng mực liên quan đến con người. Chính vì vậy để nhấn mạnh bản chất XH của con người, Các Mác đã nêu lên một luận điểm nổi tiếng “Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của các cá nhân riêng biệt trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ XH”. Luận điểm trên một mặt khẳng định ko có con người trừu tượng thoát khỏi mọi điều kiện, hoàn cảnh lịch sử XH, con người luôn luôn cụ thể, xác định và sống trong một điều kiện lịch sử cụ thể nhất định. Bên cạnh việc làm rõ bản chất của con người nói chung cũng cần phải làm rõ bản chất ấy biến đổi như thế nào trong mỗi thời đại lịch sử. Ở những thời đại lịch sử ấy thì bản chất chung ấy có những nét riêng của nó, con người ở thời đại nào thì mang dấu ấn của thời đại đó. Như vậy, trong XH có sự phân chia giai cấp thì bản chất con người cũng mang tính giai cấp. Khi khẳng định bản chất con người là sự tổng hòa các mối qhệ XH điều đó có nghĩa là: - Tất cả các quan hệ XH đều góp phần vào việc hình thành bản chất con người song có ý nghĩa quyết định là qhệ KT, qhệ SX. Vì các qhệ này nó trực tiếp hay gián tiếp chi phối các qhệ khác. - Ko phải chỉ những mối qhệ XH tồn tại mà cả những qhệ thuộc về quá khứ cũng góp phần quyết định bản chất con người đang sống vì trong lịch sử của mình, con người dù muốn hay ko cũng phải kế thừa những di sản của thế hệ trước để lại. - Bản chất con người ko phải là nhất thành bất biến tức là ko phải xuất hiện đã ổn định, đã hoàn chỉnh mà nó có sự biến đổi theo sự biến đổi của các qhệ XH mà con người gia nhập vào. à Để nhận thức được bản chất con người thì phải thông qua việc nhận thức các qhệ XH. Muốn thay đổi bản chất của con người thì phải thay đổi các qhệ XH mà người ấy đang sống nhất là qhệ KT. Lưu ý: Khi Mác khẳng định bản chất XH của con người thì ko có nghĩa Mác phủ nhận mặt tự nhiên trong đời sống của con người mà chỉ muốn nhấn mạnh sự khác biệt giữa con người với thế giới động vật trước hết là ở bản chất XH. Bản chất với ý nghĩa là cái phổ biến, cái mang tính quy luật chứ ko phải là cái duy nhất do đó phải thấy được các biểu hiện riêng biệt, phong phú, đa dạng của mỗi cá nhân về phong cách, về nhu cầu, về lợi ích trong cộng đồng XH. 2.2 Quan niệm của Mác về tha hóa con người và việc khắc phục tha hóa đối với con người trong CNXH Quan niệm về vấn đề tha hóa là quan niệm tương đối phổ biến ở phương Tây đặc biệt là nước Đức cuối TK 18 nửa đầu TK 19, song đối với các nhà triết học cổ điển Đức thì khái niệm tha hóa ở Feurbach, Hegel hoàn toàn không giống nhau hơn nữa nó còn nhiều hạn chế. Ví dụ theo Hegel thì “Đó là sự tha hóa của ý niệm tuyệt đối thành giới tự nhiên”. Theo Feurbach “Đó là sự tha hóa bản chất tộc loại của con người trong Chúa trời”. Ông coi tôn giáo là sản phẩm của chính con người, tôn giáo là sự tha hóa của bản chất con người. Do đó theo ông để giải phóng con người thì phải khắc phục sự tha hóa này bằng cách thay thế tôn giáo mà con người thờ phụng Thượng đế ỡ trên cao bằng tôn giáo ở mặt đất đó là tôn giáo tình yêu. Các Mác đã động đến khái niệm tha hóa rất sớm từ năm 1883 ở luận án tiến sĩ của ông. Sau đó Mác sử dụng khái niệm tha hóa trong rất nhiều các bài báo và tác phẩm của mình. Tác phẩm “Bản thảo kinh tế - triết học” 1884 thể hiện sự chín muồi. Đây là lần đầu tiên Mác khảo cứu một cách kỹ lưỡng về khái niệm tha hóa và đặc biệt đi sâu vào khái niệm lao động bị tha hóa. Sự khác biệt giữa Mác với Hegel, Feurbach là Mác nguyên nhân dẫn đến tha hóa bản chất con người là từ lao động bị tha hóa. Còn Hegel là từ trong ý niệm còn Feurbach là từ trong tôn giáo. Trong tác phẩm “Bản thảo kinh tế - triết học” năm 1884 Mác sử dụng khái niệm lao động bị tha hóa, nó được chia làm 4 giai đoạn: - Gđ1: người công nhân trong điều kiện sản xuất TBCN tự tha hóa mình trong hành vi SX tức là lao động ko còn là biểu hiện bản chất sáng tạo mà nó trở thành lao động bị cưỡng bức. - Gđ2: kết quả SX cuối cùng bị tách ra khỏi người công nhân – tức là sản phẩm của lao động tạo ra thành cái đối lập chi phối cuộc sống của người lao động. - Gđ3: tha hóa hành vi và sau đó là kết quả của hành vi một cách tất yếu dẫn đến sự tha hóa bản chất của người công nhân. - Gđ4: diễn ra sự tha hóa giữa người với người. Đó là sự lìa xa của tất cả những người tham gia vào họat động SX TBCN dưới áp lực của quá trình phân cực lợi ích. Mác đã khái quát bằng một công thức đơn giản và đau đớn là “người với người là chó sói”. Khắc phục sự tha hóa trong CNXH: Lý luận của Mác về tha hóa lao động vẫn còn giá trị trong thời đại ngày nay điều đó chính thực tế của CNTB đã khẳng định. Trong XHCN được xây dựng, vấn đề tha hóa lao động chưa được khắc phục mà thậm chí những sai lầm của chúng ta còn là nguyên nhân làm cho tha hóa con người bộc lộ. Để khắc phục sự tha hóa cần: - Phát triển LLSX. Theo Mác, vì nó là tiền đề thực tiễn tuyệt đối cần thiết để khắc phục sự tha hóa con người. - Xóa bỏ chế độ sở hữu tư nhân (sở hữu tư nhân tư sản) 3. VẤN ĐỀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY 3.1 Con người VN trong lịch sử: phải chỉ ra được - Điều kiện hình thành con người VN - Mặt tích cực và hạn chế của con người VN 3.2 Con người VN trong giai đoạn hiện nay: lưu ý 2 nội dung - Cách mạng VN trong giai đoạn hiện nay và những vấn đề đặt ra đối với con người. - Xây dựng con người VN đáp ứng yêu cầu của giai đoạn CM hiện nay. Đánh giá của Viện nghiên cứu xã hội Mỹ đưa ra 10 đặc tính của người VN: Cần cù lao động song dễ thỏa mãn nên tâm lý hưởng thụ còn nặng. Thông minh sáng tạo song chỉ có tính đối phó, thiếu tư duy dài hạn, chủ động. Khéo léo song không duy trì đến cùng. Vừa thực tế vừa mơ mộng song không có YT nâng lên thành lý luận. Ham học hỏi, có khả năng tiếp thu nhanh song ít khi học đến đầu cuối nên kiến thức không hệ thống mất cơ bản. Xởi lởi, chiều khách song không bền. Tiết kiệm song nhiều khi hoang phí vì những mục đích vô bổ. Có tinh thần đoàn kết tương thân tương ái song hầu như chỉ trong hoàn cảnh khó khăn. Yêu hòa bình, nhẫn nhịn song nhiều lại khi hiếu chiến, hiếu thắng vì những lý do tự ái lặt vặt. Thích tụ tập nhưng thiếu tinh thần liên kết để tạo ra sức mạnh.
Tài liệu liên quan