Đạo” (道 ) trong kinh tế học
Một số nguyên lý cơ bản:
1. Phân tích chính sách công về các vấn đề kinh tế nhất thiết phải dựa vào
lý thuyết kinh tế. Lý thuyết cung cấp nền tảng lý luận cho phân tích
chính sách. Không có chuyện phân tích chính sách không dựa trên lý
thuyết, ngay cả khi lý thuyết tiềm ẩn không được nêu rõ. Nói một cách
khác là “dữ kiện sẽ không thật nếu không có lý thuyết”.
2. Về câu hỏi cách làm lý thuyết kinh tế thì các nhà kinh tế khá thống nhất.
Còn câu hỏi những giả định phù hợp đằng sau lý thuyết kinh tế thì có
nhiều tranh luận và bất đồng, do đó các nhà kinh tế thường không đồng
ý với nhau về các vấn đề chính sách công.
3. Khi các nhà kinh tế bất đồng về chính sách công, ta thường phải tìm
hiểu ngược lại những giả định đằng sau để tìm ra nguồn gốc bất đồng
của họ. Sau đó đánh giá tính xác thực tương đối của những giả định
liên quan này và rút ra kết luận về quan điểm nào là thuyết phục hơn.
11 trang |
Chia sẻ: thanhtuan.68 | Lượt xem: 1296 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Nền tảng tư duy cho phân tích chính sách trong kinh tế học vĩ mô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
4/17/2014
1
Bài giảng 5
Nền tảng tư duy
cho phân tích chính sách
trong kinh tế học vĩ mô
James Riedel
“Đạo” (道 ) trong kinh tế học
Một số nguyên lý cơ bản:
1. Phân tích chính sách công về các vấn đề kinh tế nhất thiết phải dựa vào
lý thuyết kinh tế. Lý thuyết cung cấp nền tảng lý luận cho phân tích
chính sách. Không có chuyện phân tích chính sách không dựa trên lý
thuyết, ngay cả khi lý thuyết tiềm ẩn không được nêu rõ. Nói một cách
khác là “dữ kiện sẽ không thật nếu không có lý thuyết”.
2. Về câu hỏi cách làm lý thuyết kinh tế thì các nhà kinh tế khá thống nhất.
Còn câu hỏi những giả định phù hợp đằng sau lý thuyết kinh tế thì có
nhiều tranh luận và bất đồng, do đó các nhà kinh tế thường không đồng
ý với nhau về các vấn đề chính sách công.
3. Khi các nhà kinh tế bất đồng về chính sách công, ta thường phải tìm
hiểu ngược lại những giả định đằng sau để tìm ra nguồn gốc bất đồng
của họ. Sau đó đánh giá tính xác thực tương đối của những giả định
liên quan này và rút ra kết luận về quan điểm nào là thuyết phục hơn.
4/17/2014
2
“Đạo” (道 ) trong kinh tế học
Các nhà kinh tế làm lý thuyết như thế nào (4 bước) :
Bước 1: xác lập điều kiện cân bằng
• Trong trường hợp một thị trường giản đơn, đây chính là điều kiện
tiên khởi cung (S) = cầu (D)
• Hậu suy, cung bằng cầu theo định nghĩa – nên bất kỳ điều gì
được cung ứng đều phải có cầu, nếu không sẽ không có cung.
• Tuy nhiên, cân bằng đòi hỏi cung = cầu tiên khởi (trước khi có dữ
kiện) – hay mức cung mong muốn bằng mức cầu mong muốn.
• Khi điều kiện này được thỏa thì thị trường ở trạng thái cân bằng
“Đạo” (道 ) trong kinh tế học
Các nhà kinh tế làm lý thuyết như thế nào (4 bước) :
Bước 2: lý thuyết hóa hành vi của cung và cầu
• Thường có thể giả thiết rằng lượng cung (S) hàng hóa phụ thuộc
đồng biến vào mức giá của hàng hóa đó (P), nghịch biến với biến
phí sản xuất (hay tiền lương = W), đồng biến với năng lực ngành
(K) và các yếu tố quyết định cung khác.
• Mặt khác, lượng cầu (D) được giả định nghịch biến với giá (P),
đồng biến với mức thu nhập của người tiêu dùng (Y), nghịch biến
với thuế (t) được áp dụng và v.v.
• Cách ký hiệu chuẩn khi thể hiện về mặt đại số lý thuyết cung cầu
là:
4/17/2014
3
“Đạo” (道 ) trong kinh tế học
Các nhà kinh tế làm lý thuyết như thế nào (4 bước) :
Bước 3: Chọn các biến số nội sinh và ngoại sinh
• Trong nền kinh tế thị trường tự do, giả định thường là giá và lượng
cung cầu là nội sinh, còn những biến số khác là ngoại sinh (hay
được quyết định bên ngoài thị trường)
Bước 4: Tìm giá trị cân bằng của các biến nội sinh theo các biến
ngoại sinh
• Cho S(P, W, K, ) = D(P, Y, t, ) và tìm cân bằng P(P*), sau đó thế
P* vào S() và D() và tìm lượng cân bằng (S*= D*)
Các nhà kinh tế làm lý thuyết như thế nào (4 bước) :
Minh họa bằng đồ thị
• Ta có thể phân tích tác động của những thay đổi trong
các biến số ngoại sinh lên giá và lượng dưới dạng số
học hay đồ thị (dịch chuyển đường S và D).
“Đạo” (道 ) trong kinh tế học
4/17/2014
4
Khung tư duy trong phân tích vĩ mô
• Phân tích kinh tế vĩ mô theo đúng qui trình bốn bước như
trên, nhưng nhất thiết phải phức tạp hơn vì đó là cả nền kinh
tế, không chỉ là một thị trường trong nền kinh tế được phân
tích.
• Trong trường hợp này, cân bằng ở cấp độ vĩ mô đòi hỏi phải
có cân bằng đồng thời trong nhiều thị trường then chốt:
Thị trường hàng hóa và dịch vụ nội địa (GDP) từ đó có
liên kết trực tiếp với thị trường lao động
Thị trường tài sản tài chính nội địa (tiền, trái phiếu và tài
sản khác)
Thị trường ngoại hối, thông qua đó tất cả giao dịch giữa
cư dân trong nước và nước ngoài được thực hiện.
Khung tư duy trong phân tích vĩ mô
• Tiến trình thông qua đó nền kinh tế vĩ mô đạt được cân bằng
đồng thời trong mỗi thị trường phụ thuộc chủ yếu vào những giả
định hành vi trong mỗi thị trường:
Trong thị trường hàng hóa (GDP) nhìn chung giả định là giá
cả kết dính trong ngắn hạn và linh hoạt trong dài hạn. Khi giá
kết dính, sản lượng và việc làm điều chỉnh để đưa thị trường
hàng hóa về cân bằng; khi giá cả linh hoạt, mức giá điều chỉnh
còn sản lượng và việc làm cố định ở mức toàn dụng.
Trong thị trường tài sản tài chính nội địa, giả định then chốt là
liên quan đến vai trò của lãi suất trong việc cân bằng thị
trường vốn có thể cho vay và cân đối giữa tiết kiệm và đầu tư.
Trong thị trường ngoại hối giả định chính là tỉ giá hối đoái
được ngân hàng trung ương hay thị trường quyết định ở mức
cân bằng cố định với đồng tiền khác.
4/17/2014
5
Khung tư duy trong phân tích vĩ mô
Mô hình Robinson Crusoe
Khuôn khổ kinh tế vĩ mô của một nền kinh tế mở và tầm quan trọng
của những giả định sau đó được minh họa bằng cách từng bước bổ
sung thêm các yếu tố phức tạp của thực tế vào mô hình cơ bản nhất.
Mô hình đơn giản nhất là phiên bản Robinson Crusoe, trong đó không có
đầu tư, tiết kiệm, chính phủ, tiền pháp định, không có quan hệ gì tới phần
còn lại của thế giới và do đó không có những trục trặc kinh tế vĩ mô —
theo qui luật Say, cung tạo ra cầu của chính nó
Khung tư duy trong phân tích vĩ mô
Nền kinh tế đóng hiện đại
Phiên bản này bổ sung tiết
kiệm (S) và đầu tư (I), thuế
khóa (T) và chi tiêu (G) cùng
ngân hàng trung ương kiểm
soát cung tiền.
Cân bằng vĩ mô đòi hỏi sự
cân đối khởi đầu giữa tổng
cầu và tổng cung (Y=GDP):
Y = C + I + G
C = Y – T – S
I = S + T – G
Các giả định cổ điển so với
Keynes về các yếu tố quyết
định S và I
4/17/2014
6
Khung tư duy trong phân tích vĩ mô
Nền kinh tế đóng hiện đại
Trong nền kinh tế mở:
• Chi trả thu nhập (iNFA) được
trả và nhận từ ROW
• Hàng hóa bán cho (X) và
mua về (M) từ ROW
• Tài sản tài chính bán và mua
từ ROW (ΔNFA)
• Ngân hàng trung ương
cũng mua và bán tài sản
mệnh giá ngoại tệ (ΔR)
Giả định chính:
Tỉ giá hối đoái thả nổi hay cố
định?
Cân bằng đòi hỏi:
Y = C + I + G + X - M
C = Y + iNFA – T – S
I = S + T – G – (X – M + iNFA) = S + (T – G) –CAB
CAB = S – I + T – G
CAB = X – M + iNFA = ΔNFA + ΔR
Khung tư duy trong phân tích vĩ mô
Qui trình cung tiền
Định nghĩa hẹp của cung tiền (MS) là tổng tiền tệ đang lưu hành (CC) và tiền gởi
trong hệ thống ngân hàng. Một tỉ lệ tiền gởi (rr = RR/tiền gởi) bắt buộc phải gởi ở
ngân hàng trung ương. Tài sản (=nợ) của ngân hàng trung ương (R+D) hình
thành nên cơ sở cung tiền, và được gọi chung là “tiền cơ sở”, “tiền mạnh”, hay
“tiền dự trữ”.
Ghi chú: h là tỉ lệ cung tiền với tiền cơ sở và phụ thuộc vào tỉ lệ tiền tệ trong cung
tiền và tỉ lệ dự trữ bắt buộc
4/17/2014
7
Các chủ đề trong phân tích kinh tế vĩ mô
1. Chính sách tiền tệ
• Chính sách tiền tệ và bình ổn giá
• Chính sách tiền tệ làm công cụ quản lý tổng cầu
• Đánh đổi giữa tăng trưởng và ổn định và vai trò của kỳ vọng
• Ngân hàng trung ương làm cứu cánh cho vay
• Ngân hàng trung ương là cơ quan giám sát hệ thống tài
chính
2. Chính sách ngân sách /tài khóa
• Chính sách tài khóa làm công cụ quản lý cầu
• Thâm hụt ngân sách và chèn lấn
• Số nhân tài khóa và chi tiêu kích cầu
• Bền vững nợ công
3. Chính sách tỉ giá hối đoái
• Cố định hay không cố định
• Bộ ba bất khả thi/ tiến thoái lưỡng nan kinh tế vĩ mô
• Lưu chuyển vốn quốc tế và tỉ giá hối đoái
• Cân đối bên trong so với bên ngoài
Tóm tắt
Nghiên cứu này được soạn thảo theo yêu cầu của Văn phòng
Chính phủ. Yêu cầu đánh giá các thách thức trong việc quản lý
nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong môi trường ngày càng mở
cửa hậu WTO. Yêu cầu rất cụ thể về một đánh giá các nguyên
nhân làm tăng lạm phát gần đây và sự gia tăng thâm hụt tài
khoản vãng lai, cùng những chọn lựa chính sách liên quan đến
sự ổn định vĩ mô và duy trì tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, nghiên
cứu được yêu cầu xem xét những kinh nghiệm gần đây của
Trung Quốc và các nước trong khu vực để làm bài học cho Việt
Nam trong việc đối phó với tình hình hiện nay.
James Riedel, “An assessment of the macroeconomic challenges
confronting Vietnam post WTO”, không xuất bản, 2010
Ví dụ phân tích chính sách kinh tế vĩ mô ở Việt Nam
4/17/2014
8
Tóm tắt
Bài viết xem xét phạm vi lạm phát ở Việt Nam phụ thuộc vào việc
thực hiện chính sách tiền tệ. Chủ thuyết là nếu ngân hàng nhà
nước thực hiện chính sách kịp thời hơn, thì lạm phát đã không cao
như vừa qua, nhưng vấn đề cơ bản hơn là ngân hàng trung ương
không có công cụ cần thiết để thực hiện chính sách tiền tệ hiệu
quả. Chính sách tiền tệ bị phức tạp thêm do chính sách tỉ giá hối
đoái. Vì chọn hướng đi cố định đồng tiền và duy trì sự lưu động
tương đối tự do của vốn, Việt Nam đã phải từ bỏ khả năng theo
đuổi chính sách tiền tệ độc lập. Kết quả, ngân hàng trung ương
buộc phải vô hiệu hóa những can thiệp ngoại hối của mình, trong
khi không có đủ công cụ để làm. Bài viết lập luận rằng tự do hóa
khu vực tài chính là cần thiết không chỉ để thúc đẩy tăng trưởng
mà còn là duy trì ổn định kinh tế vĩ mô.
Thi Thu Tra Pham and James Riedel, “On the conduct of
monetary policy in Vietnam,” Asian-Pacific Economic
Literature (Blackwell), 2012
Ví dụ phân tích chính sách kinh tế vĩ mô ở Việt Nam
Tóm tắt
Sau tranh luận kéo dài về ưu tiên là ổn định hay tăng trưởng, đầu
2011 chính phủ chính thức đặt mục tiêu hy sinh tăng trưởng cho
ổn định. Bài viết này xem xét chi phí giảm lạm phát ở Việt Nam và
vai trò trọng tâm của kỳ vọng. Bài viết sử dụng đường Phillips làm
xuất phát điểm, nhưng lập luận rằng khuôn khổ đường Phillips
không áp dụng được cho nền kinh tế như Việt Nam, trong đó thất
nghiệp và phân bổ nguồn lực phi hiệu quả rất phổ biến. Bài viết
cho rằng sự đánh đổi giữa tăng trưởng và ổn định ở Việt Nam là
sai lầm, Việt Nam cần cải cách cơ cấu toàn diện để đạt được cả
tăng trưởng lẫn ổn định.
Thi Thu Tra Pham and James Riedel, “Expectations and the Cost of
Disinflation in Vietnam” Journal of the Asia Pacific Economy
(Routledge), 2013
Ví dụ phân tích chính sách kinh tế vĩ mô ở Việt Nam
4/17/2014
9
Mối quan hệ giữa tiền và lạm phát
Mối quan hệ giữa tiền cơ sở và M2
4/17/2014
10
Nguồn tăng trưởng tiền cơ sở
Mối quan hệ giữa dòng vốn và dự trữ ngoại hối
4/17/2014
11