Bài giảng Ngân hàng điện tử

1. Home banking 1.1. Khái niệ m. Home Banking là chương trình dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, an toàn và bảo mật, là dịch vụ ngân hàng trực tuyến giúp khách hàng có thể thực hiện các giao dịch với ngân hàng thông qua máy tính tại trụ sở của khách hàng mà không cần đến ngân hàng.

pdf14 trang | Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1276 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngân hàng điện tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ I. B2C 1. Home banking 1.1. Khái niệm. Home Banking là chương trình dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, an toàn và bảo mật, là dịch vụ ngân hàng trực tuyến giúp khách hàng có thể thực hiện các giao dịch với ngân hàng thông qua máy tính tại trụ sở của khách hàng mà không cần đến ngân hàng. 1.2. Mô hình kết nối vật lý hệ thống Home Banking 1.3. Đặc điểm của phần mềm - Chương trình ứng dụng cài đặt trên máy tính khách hàng sử dụng dịch vụ. - Chương trình ứng dụng cài đặt trên máy chủ tại EXIMBANK - Sử dụng phương thức kết nối dial-up bảo mật giữa khách hàng với EXIMBANK. - Có khả năng mở rộng bổ sung số lượng kết nối dial-up đồng thời thông qua các thiết bị RSA sử dụng giao tiếp USB hoặc Bank modem. - Cho phép thực hiện yêu cầu truy vấn thông tin và giao dịch thanh toán trực tuyến 1.4. Tính năng chính của chương trình. - Cung cấp thông tin về số dư tài khoản tiền gửi. - Xem (và in) sao kê, sổ phụ tài khoản tiền gửi theo mẫu hiện hành của EXIMBANK. - Cho phép thực hiện các giao dịch thanh toán: thanh toán cước các loại hóa đơn tiền điện, nước.., ủy nhiệm thu/ủy nhiệm chi, chuyển tiền trong và ngoài nước, chuyển đổi ngoại tệ, gửi file thanh toán chi hộ lương tự động, gửi thư yêu cầu xác nhận số dư tài khoản, gửi lệnh rút tiền mặt, gửi yêu cầu mở L/C - Cho phép khách hàng truy vấn tình trạng của các lệnh đã gửi ( chưa xử lý, đã xử lý, tình trạng lỗi) và gửi yêu cầu hủy lệnh chưa thực hiện.. - Xem các thông tin chung của ngân hàng: tỷ giá, lãi suất, biểu phí - Hỗ trợ 2 ngôn ngữ: tiếng việt và tiếng anh - Có chức năng kiểm tra, đối chiếu số liệu giao dich cuối ngày. 1.5. Tính năng bảo mật của chương trình - Hệ thống mật mã của chương trình áp dụng chữ ký điện tử trên cơ sở ứng dụng thuật toán RSA (Rivest, Shammir, Adleman) - Dữ liệu trao đổi giữa máy chủ tại EXIMBANK và máy tính của khách hàng sử dụng được mã háo và xác thực thông tin. - Phía khách hàng sử dụng: có tối đa 3 cấp duyệt lệnh thanh toán. Mỗi cấp duyệt cho phép khai báo nhiều người. - Phía EXIMBANK: có 2 cấp sử dụng (thanh toán viên và cấp phê duyệt). Mỗi cấp cho phép khai báo nhiều người. - Hệ thống có cơ chế kiểm tra đảm bảo tại một thời điểm chỉ có duy nhất một User trong cùng cấp có quyền ký duyệt. - Có các tính năng cho phép kiểm soát chặt chẽ truy cập tại phía khách hàng như hạn chế số điện thoại kết nối, cố định máy vi tính sử dụng. - Chương trình có chức năng ghi nhật ký đầy đủ, rõ rang và được mã hóa (tại máy tính của khách hàng sử dụng và máy chủ tại EXIMBANK) 1.6. Quy trình sử dụng HomeBanking - Khách hàng chỉ cần có tài khoản tiền gửi tại một chi nhánh của ngân hàng có triển khai dịch vụ => Đăng ký sử dụng dịch vụ tại chi nhánh, mối khách hàng sẽ được hệ thống homebanking của ngân hàng cung cấp 2 loại User có mã số truy cập, mật khẩu khác nhau được phân quyền như sau: 1 User được phép soạn thảo lệnh nhưng không được phép xác nhận lệnh (thường cấp cho kế toán trưởng) và 1 User được phép xác nhận lệnh nhưng không được phép soạn thảo lệnh (thường cấp cho giám đốc). Việc xác nhận của User được thực hiện qua chữ ký số (đã đăng ký với ngân hàng). Các giao dịch được chấp nhận là giao dịch phải có đủ 2 chữ ký. Trường hợp lệnh chuyển tiền đã xác nhận xong nhưng ngân hàng chưa xử lý, cấp lãnh đạo có thể xóa lệnh. Điều này đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng giữa kế toán trưởng, giám đốc và ngân hàng - Ngoài ra, ngân hàng sẽ thống nhất với doanh nghiệp một số quy định khác nhằm đảm bảo sự an toàn cho tài khoản như: hạn mức giao dịch (bao nhiêu lần/ngày, số tiền/giao dịch), số người xác nhận lệnh 2. Phone banking 2.1. Khái niệm Phone Banking - Hệ thống dịch vụ Ngân hàng giao dịch trả lời tự động PhoneBanking là hệ thống dịch vụ Ngân hàng giao dịch trả lời tự động qua hệ thống tổng đài và điện thoại. Hệ thống Phone Banking hỗ trợ các giao dịch như: Thông tin chung của Ngân hàng, thông tin tỉ giá /lãi suất /thông báo của ngân hàng, tra cứu danh sách tài khoản có kỳ hạn / không kỳ hạn, tra cứu lịch trả nợ vay,đổi mã số bảo mật. 2.2. Chức năng Với 3 phân hệ, Phone Banking có nhiều tính năng tối ưu mang lại sự thỏa mãn cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ:  Phân hệ quản lý giao dịch:  Thay đổi số PIN: Khách hàng tự đổi số PIN bằng điện thoại  Tra cứu số dư tài khoản: Khách hàng tra cứu số dư tài khoản của mình như tài khoản tiền gửi không kỳ hạn  Tra cứu lịch sử giao dịch: Khách hàng truy vấn thông tin giao dịch cuối cùng của tài khoản, bao gồm giao dịch tiền đi và giao dịch tiền đến.  Truy vấn thông tin chung: Thông tin về các sản phẩm và dịch vụ khác của ngân hàng như: Lãi suất, tỷ giá hối đoái, chương trình khuyến mại  Phân hệ quản lý người sử dụng:  Cho phép/ huỷ bỏ quyền truy cập hệ thống PBS  Thêm/ bớt người sử dụng.  Điều chỉnh hồ sơ khách hàng...  Phân hệ kết nối với hệ thống dữ liệu của ngân hang 2.3. Lợi ích  Kết nối trực tiếp cho phép ngân hàng cập nhật và quản lý hồ sơ khách hàng, thông tin về ngân hàng, các nghiệp vụ nhanh chóng và hiệu quả, nâng cao khả năng kinh doanh; giúp khách hàng tiết kiệm được chi phí giao dịch, truy vấn thông tin.  Liên tục được nâng cấp về cả phần cứng và phần mềm, tăng tính bảo mật trong giao dịch của khách hàng.  Củng cố sức cạnh tranh toàn cầu trong hội nhập kinh tế quốc tế về lĩnh vực tài chính ngân hàng. 2.4. Khách hàng  Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank)  Ngân hàng VID-Public  Ngân hàng Liên Việt  Ngân hàng TMCP Sài Gòn 3. Sec 3.1. Khái niệm Séc là lệnh trả tiền do chủ tài khoản tiền gửi phát hành yêu cầu ngân hàng trích tiền từ tài khoản tiền gửi của mình để trả cho người thụ hưởng có tên trên tờ séc, hoặc trả theo lệnh của người ấy, hoặc trả cho người cầm séc một số tiền nhất định bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. 3.2. Quy trình thanh toán bằng séc: - Sau khi nhận được hàng hóa, dịch vụ người trả tiền phát hành séc và giao cho người hưởng thụ. - Người thụ hưởng kiểm tra tính hợp lệ của séc, lập ba liên bảng kê nộp séc cùng các tờ séc nộp vào NH người hưởng thụ hoặc NH người trả tiền. - NH người thụ hưởng kiểm tra séc và bảng kê nộp séc. Nếu hợp pháp thì chuyển cho NH người trả tiền, người lại có quyền từ chối thanh toán. - NH người trả tiền kiểm tra séc và bảng kê nộp séc. Nếu hợp pháp và tài khoản người trả tiền có đủ tiền thì trích khoản tiền gửi cho người trả tiền và báo nợ cho họ. - NH người trả tiền thông báo cho NH người thụ hưởng để thanh toán cho người thụ hưởng. - NH người thụ hưởng ghi Có vào tài khoản tiền gửi của người thụ hưởng và báo Có cho họ. 3.3. Ưu nhược điểm: Thanh toán bằng séc có ưu điểm thuận tiện, rút ngắn thời gian từ khi giao hàng đén khi thu hồi vốn. Nhưng trong quá trình thực hiện cũng phát sinh tồn tại như: chủ tài khoản phát hành séc quá số dư, trong trường hợp này, mặc dù đơn vị phát hành séc bị xử phạt chậm trả trả cho người thụ hưởng, tuy nhiên bên thụ hưởng vẫn bị thiệt do vốn thu hồi chậm. Mặt khác, séc có thể bị sửa chữa, thất lạc, mất cắp,... nên đòi hỏi không được buông lỏng khâu quản lý, phải kiểm tra, kiểm soát, bảo quản chặt chẽ và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. 3.4. Phân loại: Theo cách xác định người thụ hưởng:  Séc lệnh: trả tiền cho cá nhân hoặc thực thể có tên ghi trên séc hoặc trả cho bên được chuyển nhượng.  Séc vô danh: trả tiền cho người nắm giữ tờ séc. Theo các yêu cầu để đảm bảo an toàn trong thanh toán séc:  Séc trơn: mặt sau để trắng hoàn toàn, séc này có thể được ngân hàng trả tiền mặt.  Séc gạch chéo: mặt sau được gạch hai đường chéo song song, séc này chỉ có thể được trả tiền bằng hình thức ghi có vào tài khoản của người thụ hưởng tại ngân hàng.  Séc gạch chéo đặc biệt: mặt trước hoặc mặt sau của tờ séc được gạch hai đường chéo song song, giữa hai đường chéo là tên ngân hàng hoặc cả chi nhánh ngân hàng. Séc này chỉ có thể được nộp vào ngân hàng hay chi nhánh ngân hàng ghi trên đó. Ngoài ra séc gạch chéo đặc biệt cũng có thể ghi tên ngân hàng nhờ thu để thuận tiện cho việc giải quyết khi séc bị ngân hàng thanh toán từ chối thanh toán. Ngoài ra, theo mức độ đảm bảo sẽ nhân được tiền cho người thụ hưởng còn có:  Séc ngân hàng (hay séc tiền mặt): là séc do ngân hàng phát hành nên người thụ hưởng sẽ được đảm bảo thanh toán trừ trường hợp phát hiện ra tờ séc đã bị gian lận. Sở dĩ nó được gọi là séc tiền mặt vì có giá trị gần như tiền mặt do sẽ được thanh toán ngay.  Séc bảo chi: là một tờ séc được ngân hàng của người phát hành đảm bảo rằng tài khoản của người đó có đủ tiền để được trích ra khi thanh toán. Trong trường hợp này, ngân hàng thường ghi hoặc đóng dấu bảo chi lên tờ séc. 3.5. Các ngân hàng sử dụng dịch vụ thanh toán bằng séc:  Agribank cung cấp dịch vụ cung ứng séc trắng cho quý khách hàng cá nhân có yêu cầu và đáp ứng các điều kiện khi sử dụng séc. Quý khách hàng khi sử dụng dịch vụ cung ứng séc của Agribank có thể củng cố khả năng thanh toán của tờ séc, tăng tính bảo đảm của khoản thanh toán bằng cách yêu cầu Agribank bảo chi cho tờ séc.  Ngân hàng cổ phần Thương mại Sài Gòn (SCB) nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán đa dạng, mang lại nhiều tiện ích cho Khách hàng, SCB thực hiện dịch vụ nhờ thu Séc cho tổ chức có nhu cầu thanh toán (các) tờ Séc do Ngân hàng trong nước phát hành.  Ngân hàng VID Public Bank phục vụ 2 loại hình phổ biến về séc cho khách hàng khi đến giao dịch tại ngân hàng là séc trong nước và séc nước ngoài.  BIDV cung cấp dịch vụ nhờ thu đối với séc thương mại, séc du lịch nước ngoài, bằng ngoại tệ do các ngân hàng hay tổ chức tài chính quốc tế phát hành cho các cá nhân, tổ chức có nhu cầu.  Vietcombank (VCB) cung cấp dịch vụ bán séc trắng cho khách hàng có yêu cầu và đáp ứng các điều kiện khi sử dụng séc. II. B2B: Thư tín dụng 1. Khái niệm: Thư tín dụng (Letter of Credit - viết tắt là L/C) là một cam kết thanh toán có điều kiện bằng văn bản của một tổ chức tài chính (thông thường là ngân hàng) đối với người thụ hưởng L/C (thông thường là người bán hàng hoặc người cung cấp dịch vụ) với điều kiện người thụ hưởng phải xuất trình bộ chứng từ phù hợp với tất cả các điều khoản được quy định trong L/C, phù hợp với Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP) được dẫn chiếu trong thư tín dụng và phù hợp với Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm tra chứng từ trong phương thức tín dụng chứng từ (ISBP). 2. Các chức năng cơ bản của thư tín dụng chứng từ (L/C) - Chức năng thanh toán: L/C là một phương thức thanh toán rất thông dụng trong mua bán quốc tế. L/C thường được sử dụng như là một công cụ thanh toán không dùng tiền mặt. - Chức năng bảo đảm: L/C là một cam kết thanh toán có điều kiện và độc lập của ngân hàng phát hành, bảo đảm là người thụ hưởng sẽ không còn bị phụ thuộc vào thiện chí thanh toán của người mua. - Chức năng tín dụng: Trong một giao dịch L/C, ngân hàng có thể chiết khấu chứng từ hàng xuất của người xuất khẩu với điều kiện là những chứng từ đó hoàn toàn hợp lệ. 3. Phân loại : Thư tín dụng (L/C): Do phương thức trả tiền ngay mang lại nhiều rủi ro cho người mua (có thể người xuất khẩu không chuyển hàng ngay cả khi đã được thanh toán) nên trong hoạt động mua bán quốc tế, thư tín dụng được sử dụng phổ biến hơn nhằm bảo đảm lợi ích cho cả hai bên. Theo đó, việc thanh toán chỉ được ngân hàng chấp nhận sau khi người bán đã xuất trình đầy đủ bộ chứng từ. Xét về thời gian thực hiện, thư tín dụng có thể là trả ngay (at sight), hoặc trả sau. Thư tín dụng thường được chia thành các loại sau: thư tín dụng có thể hủy ngang hoặc không hủy ngang, thư tín dụng có xác nhận hoặc không có xác nhận. - L/C hủy ngang có thể bị điều chỉnh hoặc hủy ngang bất cứ lúc nào. Do tính rủi ro cao, hình thức này thường không được sử dụng. - L/C không hủy ngang Ngân hàng phát hành (ngân hàng của người mua) cam kết không hủy ngang nghĩa vụ thanh toán theo quy định của L/C, miễn là các chứng từ yêu cầu phải phù hợp theo quy định của L/C. Do đó người bán có được một cam kết chắc chắn từ phía ngân hàng phát hành, người mua có được sự đảm bảo như mong muốn. L/C không hủy ngang được chia thành 2 loại – có xác nhận và không có xác nhận.  L/C không hủy ngang, có xác nhận Bằng việc xác nhận L/C, ngân hàng xác nhận tạo ra thêm một sự cam kết thanh toán một cách độc lập đối với cam kết của ngân hàng phát hành. Ngân hàng xác nhận đảm bảo thực hiện cam kết đó bất kể ngân hàng phát hành có thanh toán hay không.  L/C không hủy ngang, không xác nhận Loại L/C này chỉ đòi hỏi sự cam kết thanh toán từ phía ngân hàng phát hành, ngân hàng thông báo không có bất kỳ một sự cam kết thanh toán nào. Ngân hàng thông báo chỉ đóng vai trò là đại diện cho ngân hàng phát hành. Thư tín dụng không hủy ngang (irrevocable L/C) là loại thư tín dụng mà trong thời hạn hiệu lực của nó, ngân hàng mở (tức ngân hàng của người mua) hoặc người mua không có quyền hủy bỏ hay sửa đổi nội dung thư tín dụng nếu không có sự đồng ý của người xuất khẩu (người bán). Thư tín dụng hủy ngang (revocable L/C) là loại thư tín dụng mà ngân hàng mở có thể sửa đổi hoặc hủy bỏ vào bất cứ lúc nào mà không cần sự chấp thuận của người bán. Trong thư tín dụng có xác nhận, ngân hàng cam kết trực tiếp trả tiền hàng cho người bán. Còn đối với thư tín dụng không xác nhận, người xuất khẩu có được thanh toán hay không phụ thuộc vào ngân hàng nước ngoài. Dưới đây là trình tự tiến hành thông thường khi thanh toán sử dụng phương thức thư tín dụng không hủy ngang có xác nhận (Confirmed Irrevocable Letter of Credit) của một ngân hàng Mỹ : - Sau khi thống nhất về các điều kiện bán hàng và ký kết hợp đồng, người nhập khẩu làm đơn gửi đến ngân hàng của mình xin mở thư tín dụng cho người xuất khẩu hưởng. - Căn cứ vào đơn xin mở thư tín dụng, ngân hàng mở thư tín dụng sẽ lập một thư tín dụng không hủy ngang, bao gồm tất cả những chỉ dẫn cho người bán liên quan đến việc vận chuyển hàng. - Sau đó, ngân hàng mở thư tín dụng sẽ gửi thư tín dụng cho một ngân hàng ở Mỹ, yêu cầu ngân hàng này xác nhận. Ngân hàng Mỹ này có thể do người xuất khẩu chỉ định hoặc do ngân hàng mở L/C lựa chọn chi nhánh của mình tại Mỹ làm ngân hàng xác nhận. - Ngân hàng Mỹ sẽ gửi thư xác nhận cùng với thư tín dụng không hủy ngang cho người xuất khẩu. - Người xuất khẩu sau khi xem xét cẩn thận các điều khoản ghi trong thư tín dụng, sẽ ký hợp đồng vận tải đảm bảo hàng sẽ được chuyển đến đúng thời hạn. Nếu người xuất khẩu không đồng ý với bất kỳ một điều kiện nào thì phải thông báo ngay cho người mua biết để kịp thời điều chỉnh. - Người xuất khẩu nếu chấp nhận thư tín dụng thì tiến hành giao hàng đến đúng cảng hoặc sân bay quy định. - Khi hàng đã được xếp lên tàu/ máy bay, người xuất khẩu phải có nghĩa vụ hoàn chỉnh bộ chứng từ gửi hàng theo yêu cầu của thư tín dụng. - Sau đó, người xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ đó cho ngân hàng Mỹ. - Ngân hàng kiểm tra chứng từ nếu không có gì trục trặc sẽ thông báo kết quả kiểm tra cho ngân hàng người nhập khẩu. Ngân hàng này sau khi kiểm tra nếu thấy bộ chứng từ đã hoàn chỉnh thì gửi cho người nhập khẩu. - Người nhập khẩu (hoặc đại lý của họ) sẽ nhận những chứng từ cần thiết để tiến hành thủ tục nhập hàng. - Nếu có hối phiếu đi kèm với thư tín dụng thì hối phiếu đó sẽ được ngân hàng người xuất khẩu thanh toán vào thời gian đã thoả thuận hoặc sẽ được chiết khấu trước đó. Ngay sau khi nhận được thư tín dụng, người xuất khẩu nên kiểm tra cẩn thận các điều khoản trong thư tín dụng với những nội dung được đề cập trong hóa đơn chiếu lệ. Điều này cực kỳ quan trọng vì các điều khoản cần phải phù hợp với nhau, nếu không thư tín dụng sẽ không có hiệu lực và người xuất khẩu sẽ không được thanh toán. Nếu các điều khoản không phù hợp hoặc có bất kì thông tin gì sai lệch, người xuất khẩu phải liên lạc ngay với khách hàng và yêu cầu họ điều chỉnh thư tín dụng cho phù hợp. Người xuất khẩu cũng phải xuất trình bộ chứng từ chứng minh đã giao hàng đúng thời hạn qui định trong thư tín dụng vì nếu không sẽ không được thanh toán tiền hàng. Người xuất khẩu nên kiểm tra, liên lạc với công ty vận tải để đảm bảo không có sự cố bất ngờ làm trì hoãn việc chuyển hàng. Ngoài ra, người xuất khẩu cũng phải xuất trình bộ chứng từ đúng thời hạn ghi trong L/C để làm thủ tục thanh toán. 4. Lợi ích của việc sử dụng thư tín dụng ( Ưu điểm ) Thư tín dụng là một công cụ linh hoạt để thực hiện việc thanh toán. Hầu hết mọi giao dịch thương mại quốc tế đều được đảm bảo an toàn khi sử dụng hình thức này. Các qui định của L/C đều phải tuân thủ UCP 500 qua đó tạo được sự chặt chẽ, nhất quán trong giao dịch thương mại quốc tế. Trong các giao dịch xuất khẩu: Nếu lựa chọn và sử dụng đúng, L/C có thể đem lại nhiều lợi ích và đặc biệt là sự an toàn cần thiết cho người xuất khẩu – đảm bảo là người nhập khẩu sẽ phải thanh toán tiền. Tuy nhiên, để có được các lợi ích này, người xuất khẩu nhất thiết phải thực hiện theo đúng các nguyên tắc và các qui định. Các lợi ích đối với người xuất khẩu - Ngân hàng sẽ thực hiện thanh toán đúng như qui định trong thư tín dụng bất kể việc người mua có muốn trả tiền hay không. - Người mua không được từ chối thanh toán vì bất cứ lý do gì. - Chậm trễ trong việc chuyển chứng từ được hạn chế tối đa. - Thanh toán bằng thư tín dụng được thực hiện nhanh hơn so với nhờ thu. - Khi chứng từ được chuyển đến ngân hàng phát hành, việc thanh toán được tiến hành ngay hoặc vào một ngày xác định (nếu là L/C trả chậm). - Khách hàng có thể đề nghị chiết khấu L/C để có trước tiền sử dụng cho việc chuẩn bị thực hiện hợp đồng. Trong các giao dịch nhập khẩu Nếu lựa chọn và sử đúng, L/C có thể đem lại nhiều lợi ích và đặc biệt là sự an toàn cần thiết cho người nhập khẩu – đảm bảo là người xuất khẩu sẽ phải thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên, để có được các lợi ích này, người nhập khẩu nhất thiết phải thực hiện theo đúng các nguyên tắc và các qui định. Các lợi ích đối với người nhập khẩu - Chỉ khi hàng hóa thực sự được giao thì người nhập khẩu mới phải trả tiền. - Người nhập khẩu có thể yên tâm là người xuất khẩu sẽ phải làm tất cả những gì theo qui định trong L/C để đảm bảo việc người xuất khẩu sẽ được thanh toán tiền (nếu không người xuất khẩu sẽ mất tiền). 5. Nhược điểm:  Đối với nhà nhập khẩu: Vì lý do và bằng cách nào đo mà nhà xuất khẩu đưa ra, xuất trình cho ngân hàng được bộ chứng từ hợp lệ, nhưng hàng hóa không đảm bảo chất lượng hay không đúng như trong Thư tín dụng --> Bộ chứng từ hợp lệ--> bất lợi cho nhà NK  Đối với nhà XK: Có thể do nghiệp vụ còn yếu kém về hình thức thanh toán này mà không xuất trinh được BCT hợp lệ hay chậm so với L/C --> lúc này ngân hàng có thể sẽ từ chối thanh toán tiền hàng. => L/C là phương thức thanh toán với ngân hàng là bảo lãnh. tuy nhiên ngân hàng chỉ làm việc trên giấy tờ, ko biết tới hàng hóa vì vậy đôi khi hàng hóa và giấy tờ khác nhau cũng ko phải là ko co'. Điều này có thể gây phiền phức cho cả bên mua và bán. Cách khắc phục nhược điểm này là chưa có nếu bạn có thể khác phục được thì đó sẽ là 1 phương thức thanh toán mới (bạn có thể trở lên giàu có nếu làm đc việc đó). Tuy ko thể khắc phục nhưng vẫn có thể hạn chế việc đó bằng cách như yêu cầu chứng từ LC khắt khe hơn (yeu cầu xuất trình giấy giám định ở nơi đến của người hưởng lợi trong bộ chứng từ thanh toán...) tóm lại: Lc là phương thức thanh toán do con người tạo ra thì sẽ có những sơ sót bị người giỏi hơn lợi dụng. Tuy nhien việc quan trọng trong ngoại thương là "Chọn mặt gởi hàng":D 6. Các ngân hàng cung cấp dịch vụ thư tín dụng: Hầu hết các ngân hàng đều cung cấp dịch vụ thư tín dụng bao gồm thư tín dụng nhập khẩu và thư tín dụng xuất khẩu. 10 ngân hàng hàng đầu Việt Nam: ACB, Eximbank, Saccombank, BIDV, Agribank, Vietcombank, Vietinbank, MB, Marit imebank , Techcomba
Tài liệu liên quan