Bài giảng nghiệp vụ ngân hàng: Nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng thương mại

Quyền được cung cấp tất cả tài liệu có liên quan đến các giao dịch được bảo lãnh và các tài liệu liên quan đến tình hình tài chính của bên được bảo lãnh. Có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh phải có bảo đảm cho việc bảo lãnh của mình bằng việc thế chấp, cầm cố tài sản, chứng từ có giá hoặc kí quỹ tiền tệ tại ngân hàng bảo lãnh. Được quyền thực hiện kiểm soát các hành vi của người được bảo lãnh có liên quan đến nghĩa vụ đã được bảo lãnh Được quyền thu phí dịch vụ theo quy định của ngân hàng nhà nước Việt Nam. Có nghĩa vụ phải thực hiện cam kết bảo lãnh đối với người thụ hưởng khi người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ đã nêu trong hợp đồng dân sự.

ppt33 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 3220 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng nghiệp vụ ngân hàng: Nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI GVHD: CAO NGỌC THỦY Những vấn đế chung về bảo lãnh ngân hàng Thủ tục bảo lãnh ngân hàng Quy trình thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG Khái niệm: 1. Khái quát Người được bảo lãnh Người nhận bảo lãnh Người bảo lãnh ( NH hoặc các tổ chức TD) Hợp đồng bảo lãnh Thư bảo lãnh HĐMB, HĐDT Bảo lãnh là một trong các nghiệp vụ của ngân hàng, là cam kết của ngân hàng bảo lãnh chịu trách nhiệm trả tiền thay cho bên được bảo lãnh, nếu bên được bảo lãnh không thực hiện đúng và đủ các nghĩa vụ đã thoả thuận với bên yêu cầu bảo lãnh, được quy định cụ thể tại thư bảo lãnh của ngân hàng. Cam kết bảo lãnh là cam kết đơn phương bằng văn bản của tổ chức tín dụng (thư bảo lãnh) hoặc văn bản thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng, khách hàng được bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh (hợp đồng bảo lãnh). Nhu cầu sử dụng dịch vụ bảo lãnh phát sinh khi khách hàng cần Ngân hàng chứng minh năng lực tài chính, khả năng thanh toán của mình hoặc cần Ngân hàng chứng minh khả năng thực hiện các cam kết của hợp đồng. Các ví dụ về bảo lãnh thường thấy bao gồm: (i) Chứng minh năng lực tài chính khi tham gia đấu thầu, khi ký kết các hợp đồng kinh tế, (ii) Bảo lãnh của Ngân hàng cho doanh nghiệp khi mua hàng trả chậm, (iii) Bảo lãnh thực hiện hợp đồng… Bảo lãnh ngân hàng đã và đang mang tới các lợi ích cho khách hàng như: (i) Góp phần hạn chế sử dụng nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp; (ii) Hạn chế việc sử dụng tiền mặt, qua đó tăng cường tính an toàn trong giao dịch; (iii) Giảm thiểu rủi ro trong trường hợp người mua và người bán không biết nhau; (iv) Tiết kiệm thời gian, chi phí cho các bên liên quan; và, (v) Nâng cao vị thế, vai trò và uy tín của doanh nghiệp trong quan hệ với đối tác,... Độc lập tương đối so với các hợp đồng kinh tế hợp đồng thương mại, tài chính … Có nghĩa là ngân hàng bảo lãnh phải thực hiện cam kết bảo lãnh theo đúng trách nhiệm của mình đã ghi trong thư bảo lãnh, không kể người được bảo lãnh vi phạm hợp đồng vì lý do gì. Tính chất: Đối với ngân hàng bảo lãnh là một nghiệp vụ thu phí Đối với khách hàng bảo lãnh là một công cụ hỗ trợ Là công cụ bảo đảm Là công cụ tài trợ Chức năng: 2. Quyền và nghĩa vụ Quyền được cung cấp tất cả tài liệu có liên quan đến các giao dịch được bảo lãnh và các tài liệu liên quan đến tình hình tài chính của bên được bảo lãnh. Có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh phải có bảo đảm cho việc bảo lãnh của mình bằng việc thế chấp, cầm cố tài sản, chứng từ có giá hoặc kí quỹ tiền tệ tại ngân hàng bảo lãnh. Được quyền thực hiện kiểm soát các hành vi của người được bảo lãnh có liên quan đến nghĩa vụ đã được bảo lãnh Được quyền thu phí dịch vụ theo quy định của ngân hàng nhà nước Việt Nam. Có nghĩa vụ phải thực hiện cam kết bảo lãnh đối với người thụ hưởng khi người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ đã nêu trong hợp đồng dân sự. Ngân hàng bảo lãnh Có quyền từ chối bồi hoàn các khoản mà ngân hàng bảo lãnh đã thanh toán cho người thụ hưởng khi chưa tham khảo ý kiến của mình hoặc khi mình đã xuất trình các chứng từ để chứng minh việc không vi phạm hợp đồng. Có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ chính xác các thoong tin, tài có liên quan đến việc bảo lãnh cho ngân hàng bảo lãnh. Phải thực hiện đúng cam kết của mình với người thụ hưởng bảo lãnh và ngân hàng bảo lãnh. Chịu sự kiểm soát của ngân hàng bảo lãnh đối với mọi hoạt động liên quan đếnn nghĩa vụ được bảo lãnh. Nhận nợ và phải đảm bảo hoàn trả gốc và lãi cùng với cá chi phí phát sinh khác mà ngân hàng bảo lãnh đã trả thay cam kêt bảo lãnh. Bên được bảo lãnh Điều kiện được bảo lãnh. Doanh nghiệp muốn được bảo lãnh phải có các điều kiện sau đây: Có tư cách pháp nhân, hoạt động theo pháp luật hiện hành của Việt Nam; Có hợp đồng liên quan đến việc bảo lãnh; Hoạt động kinh doanh có lãi; Có tín nhiệm trong quan hệ tín dụng, thanh toán; Có giấy phép xuất nhập khẩu, nếu hoạt động xuất nhập khẩu liên quan đến bảo lãnh; Không có nợ quá hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ; Có đủ tài sản thế chấp hợp pháp cho bảo lãnh; Đối tượng được bảo lãnh Pháp nhân : công ty, xí nghiệp, tổ chức tín dụng Thể nhân : có địa chỉ cư trú rõ ràng, có việc làm ổn định 3. Đối tượng và điều kiện được bảo lãnh 4. Mức bảo lãnh, quỹ bảo lãnh, thời hạn bảo lãnh, phí bảo lãnh Mức bảo lãnh Tổng mức bảo lãnh : là tổng giá trị hợp đồng và các giá trị cam kết của khách hàng được ngân hàng bảo lãnh. Ở Việt Nam, tổng mức cho vay và bảo lãnh đối với một khách hàng không được vượt quá 25% vốn tự có của ngân hàng, dư nợ cho vay không quá 15%. Mức bảo lãnh cho một khách hàng: tính theo giá trị hợp đồng mà bên yêu cầu bảo lãnh đề nghị. Quỹ bảo lãnh Trích từ vốn kinh doanh của ngân hàng, số tiền này bắt buộc gửi vào tài khoản tiền gửi tại một ngân hàng nhà nước và chỉ được sử dụng để thực hiện cam kết bảo lãnh. Tiền gửi này được giải tỏa khi hợp đồng hết hiệu lực: Qbl = giá trị thực tế bảo lãnh * tỷ lệ trích quỹ bảo lãnh Giá trị thực tế bảo lãnh = mức bảo lãnh – số tiền kí quỹ đặt cọc Hợp đồng kinh tế có giá trị 1 tỷ được kí kết giữa A và B được ngân hàng C nhận bảo lãnh. Bên A (bên mua) phải thực hiện ký quỹ 40%. Vậy số quỹ bảo lãnh cần phải thiết lập tại ngân hàng C là: Qbl = 1 tỷ * (1-40%) * 5% = 30tr Ví dụ Thời hạn bảo lãnh Thời hạn được tính từ ngày hợp đồng bảo lãnh có hiệu lực đến ngày giải tỏa bảo lãnh. Tính theo hợp đồng được kí kết giữa bên được bảo lãnh và bên thụ hưởng bảo lãnh. Phí bảo lãnh Là số tiền mà bên được bảo lãnh phải trả cho ngân hàng theo hợp đồng bảo lãnh. Tổng phí BL = giá trị BL * số tháng BL * tỷ lệ phí BL Tỷ lệ phí bảo lãnh bao gồm: có kí quỹ và không có kí quỹ. Thông thường tỷ lệ có kí quỹ < tỷ lệ không kí quỹ. Mức phí BL = [giá trị BL * tỷ trọng kí quỹ * tỷ lệ phí BL có kí quỹ] + [giá trị bảo lãnh * tỷ trọng không kí quỹ * tỷ lệ phí BL không có kí quỹ]  Ngân hàng bảo lãnh cho công ty A về hợp đồng thương mại trị giá 500tr với thời hạn 6 tháng. Công ty ký quỹ 30% và dùng tài sản thế chấp để xin bảo lãnh 70% giá trị còn lại. Ngân hàng B đã đồng ý nhận bảo lãnh cho công ty A với lệ phí bảo lãnh như sau: Tỷ lệ phí bảo lãnh có ký quỹ 0,1% / tháng. Tỷ lệ phí không có ký quỹ 0,25% / tháng. Xác định mức phí bảo lãnh mà công ty A phải trả cho ngân hàng B hàng tháng. Ví dụ Mức phí bảo lãnh hàng tháng (500 * 30% * 0,1%) + (500 * 70% * 0,25%) =1.025.000 Mức phí do các bên thỏa thuận (≤ 2%/năm) tính trên số tiền còn đang được bảo lãnh. Trường hợp mức phí bảo lãnh tính theo tỷ lệ này thấp hơn 300.000 đ thì ngân hàng được thu phí tối thiểu 300.000 đ, ngoài ra khách hàng phải thanh toán cho ngân hàng các chi phí hợp lý khác phát sinh liên quan đến giao dịch bảo lãnh khi các bên có thỏa thuận bằng văn bản. Nếu khách hàng chậm thanh toán phí bảo lãnh sẽ chịu lãi suất nợ quá hạn ≤ 150%. Bảo lãnh vay vốn Bảo lãnh dự thầu Bảo lãnh thực hiện hợp đồng Bảo lãnh chất lượng công trình Bảo lãnh thanh toán Bảo lãnh hoàn trả tiền đặt cọc 5. Các loại bảo lãnh ngân hàng a. Bảo lãnh vay vốn Khách hàng (Người được bảo lãnh) Ngân hàng A (Người bảo lãnh ) Ngân hàng B Đơn xin bảo lãnh Hợp đồng TD Cam kết bảo lãnh Là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh, về việc sẽ trả nợ thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không trả hoặc không trả đầy đủ, đúng hạn nợ vay đối với bên nhận bảo lãnh . b. Bảo lãnh dự thầu Cam kết bảo lãnh Đơn xin bảo lãnh Đơn dự thầu Chủ công trình xây dựng (Cung cấp thiết bị) Người dự thầu Ngân hàng (3) (1) (2) Là cam kết của của tổ chức tín dụng với bên mời thầu, để bảo đảm nghĩa vụ tham gia dự thầu của khách hàng. Trường hợp, khách hàng phải nộp phạt do vi phạm quy định đấu thầu mà không nộp hoặc không nộp đầy đủ tiền phạt cho bên mời thầu thì tổ chức tín dụng sẽ thực hiện thay. c. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng Công ty xây dựng (Người được BL) Đơn xin bảo lãnh Ngân hàng ( người BL) Cam kết bảo lãnh Hợp đồng xây dựng Chủ công trình Là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh, bảo đảm việc thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của khách hàng theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng vi phạm hợp đồng và phải bồi thường cho bên nhận bảo lãnh mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thì tổ chức tín dụng sẽ thực hiện thay. d. Bảo lãnh hoàn trả đặt cọc HĐMB Người mua Cam kết bảo lãnh Đơn xin bảo lãnh Người bán Ngân hàng BL Là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh về việc bảo đảm nghĩa vụ hoàn trả tiền ứng trước của khách hàng theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng vi phạm hợp đồng và phải hoàn trả tiền ứng trước mà không hoàn trả hoặc hoàn trả không đầy đủ thì tổ chức tín dụng sẽ thực hiện thay. e. Bảo lãnh thanh toán Hợp đồng mua bán Đơn xin bảo lãnh Ngân hàng (Người bảo lãnh) Cam kết bảo lãnh Người mua ( Người được bảo lãnh) Người bán Là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh, về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh toán thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán của mình khi đến hạn. f. Bảo lãnh chât lượng công trình Là cam kết của của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh, bảo đảm việc khách hàng thực hiện đúng các thoả thuận về chất lượng của sản phẩm theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng vi phạm chất lượng sản phẩm và phải bồi thường cho bên nhận bảo lãnh mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thì tổ chức tín dụng sẽ thực hiện thay. Chủ công trình Công ty xây dựng Ngân hàng Cam kết bảo lãnh Đơn xin bảo lãnh HĐXD 1. Tiếp nhận hồ sơ xin bảo lãnh của khách hàng 2. Thẩm định tình hình khách hàng 3. Lập tờ trình ban giám đốc duyệt bảo lãnh 4. Thực hiện ký quỹ bảo lãnh 5. Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh 6. Lập quỹ bảo lãnh theo quy định 7. Giải tỏa bảo lãnh Đơn xin bảo lãnh lập theo mẫu của ngân hàng. Hồ sơ pháp lý (tương tự trong cho vay): Quyết định thành lập bổ nhiệm đăng ký kinh doanh, giấy phép bản sao hợp đồng kinh tế, kế hoạch hoặc phương án sản xuất kinh doanh có liên quan, báo cáo kế toán trong 3 kỳ gần nhất, hồ sơ có liên quan đến tài sản thế chấp cầm cố. II. Quy trình bảo lãnh Thẩm định tình hình tài chính, tài sản thế chấp, cầm cố. Đánh giá hiệu quả bảo lãnh: thực chất là đánh giá phương án sử dụng vốn có liên quan đến hợp đồng bảo lãnh. Đánh giá khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên được bảo lãnh. 1. Tiếp nhận hồ sơ xin bảo lãnh của khách hàng: 2. Thẩm định tình hình khách hàng Hồ sơ đề nghị bảo lãnh Đối với pháp nhân, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân a) Hồ sơ pháp lý: - Quyết định thành lập doanh nghiệp theo luật định. - Điều lệ doanh nghiệp (trừ Doanh nghiệp tư nhân). - Quyết định bổ nhiệm Tổng Giám đốc (giám đốc), kế toán trưởng; Quyết định công nhận Ban quản trị, Chủ nhiệm hợp tác xã. - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. - Giấy phép hành nghệ (nếu luật có quy định). - Giấy phép đầu tư (đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài). - Biên bản góp vốn, danh sách thành viên sáng lập (công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh). - Các thủ tục kế toán theo quy định như: Đăng ký mẫu dấu, chữ ký của chủ tài khoản hoặc người được uỷ quyền; đăng ký chữ ký của cán bộ giao dịch với ngân hàng, giấy đăng ký mở tài khoản tiền gửi (nếu chưa mở). Ngoài các hồ sơ quy định trên đây thì các loại bảo lãnh sau còn phải có: - Bảo lãnh dự thầu: Thư mời thầu, hồ sơ mời thầu theo quy định. - Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm: văn bản thỏa thuận về chất lượng sản phẩm. b) Hồ sơ kinh tế: - Dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất kinh doanh khả thi (đối với bảo lãnh vay vốn). - Báo cáo tài chính kỳ trước liền kế với thời điểm đề nghị bảo lãnh. Ngoài các hồ sơ quy định trên đây, thì các bảo lãnh sau còn phải có: - Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: Hợp đồng giữa bên mời thầu và nhà trúng thầu. c) Hồ sơ khác: - Văn bản đề nghị bảo lãnh (theo Mẫu). - Hồ sơ bảo đảm cho bảo lãnh. Cán bộ tín dụng sau khi thẩm định sẽ lập tờ trình phản ánh nội dung sau: tình hình tài chính của doanh nghiệp, công nợ, tình hình sản xuất kinh doanh, tài sản thế chấp, cầm cố, phương án và hiệu quả sử dụng vốn. Sau đó trình bày phương án bảo lãnh với các nội dung sau: - Giá trị bảo lãnh - Thời gian bảo lãnh - Hình thức bảo lãnh +Mở lệnh chi +Ký quỹ bảo lãnh +Phát hành thư bảo lãnh Tờ trình này sau đó sẽ được gởi đến cho ban giám đốc để duyệt bảo lãnh. 3. Lập tờ trình ban giám đốc duyệt bảo lãnh: Sau khi đơn xin bảo lãnh của khách hàng đã được ban giám đốc duyệt thì ngân hàng sẽ làm thủ tục tiếp nhận giấy tờ, hồ sơ có liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố hoặc thực hiện việc ký quỹ bảo lãnh theo đúng hợp đồng bảo lãnh. 4. Thực hiện ký quỹ bảo lãnh 1. Bảo lãnh ngân hàng phải được thực hiện bằng văn bản, bao gồm các hình thức sau: a. Hợp đồng bảo lãnh; b. Thư bảo lãnh; c. Các hình thức khác pháp luật không cấm và phù hợp với thông lệ quốc tế. 2. Nội dung của văn bản bảo lãnh, bao gồm: a. Tên, địa chỉ của tổ chức tín dụng, khách hàng, bên nhận bảo lãnh; b. Ngày phát hành bảo lãnh và số tiền bảo lãnh; c. Hình thức và các điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh; d. Thời hạn bảo lãnh; e. Ngoài các nội dung nêu trên, cam kết bảo lãnh có thể có nội dung khác như quyền và nghĩa vụ của các bên; giải quyết tranh chấp phát sinh; chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ của các bên và các thoả thuận khác. 3. Bảo lãnh ngân hàng có thể được sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ nếu các bên liên quan có thoả thuận. 5. Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh Phát hành văn bản bảo lãnh: Sau khi soạn thảo xong văn bản bảo lãnh, bản chính sẽ được chuyển trực tiếp cho người thụ hưởng hoặc thông qua ngân hàng thông báo. Ngân hàng phát hành cần thực hiện các công việc sau: Thu phí phát hành bảo lãnh từ người được bảo lãnh: phí bảo hành thường dược tính theo tỷ lệ % trên số tiền bảo lãnh và thời gian bảo lãnh, phí có thể giảm theo số tiền ký quỹ và uy tín của người được bảo lãnh. Quản lý tiền ký quỹ vào tài khoản riêng: tùy theo uy tín của khách hàng mà tỷ lệ ký quỹ có thể dao động từ 10 đến 100% số tiền bảo lãnh. Tiến hành các thủ tục nhận bảo lãnh Ghi giá trị bảo lãnh vào sổ theo dõi Sau khi phát hành thư bảo lãnh ngân hàng sẽ thực hiện việc trích quỹ bảo lãnh theo quy định và ghi vào sổ theo dõi. 6. Lập quỹ bảo lãnh theo quy định 7. Giải tỏa bảo lãnh Sau khi đã thanh toán cho người thụ hưởng, NHBL trở thành chủ nợ và có quyền đòi tiền bồi hoàn từ khách hàng lưu ý khi cam kết bảo lãnh được thực hiện thì nó trở thành một khoản cho vay thực sự. Ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh khi có đầy đủ các điều kiện bảo lãnh sau đây: Nghĩa vụ bảo lãnh đã đến hạn. Bên nhận bảo lãnh có văn bản đề nghị ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Các tài liệu chứng minh khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh, nếu cam kết bảo lãnh có đề cập như là một điều kiện để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Ngân hàng thông báo cho khách hàng kèm theo các tài lliệu liên quan yêu cầu khách hàng hoàn trả số tiền mà tổ chức tín dụng đã trả thay. Sau 15 ngày kể từ ngày thông báo khách hàng chưa hoàn trả hoặc chưa có văn bản xác nhận nợ thì ngân hàng hạch toán ghi nợ cho khách hàng. Khách hàng phải chịu lãi suất nợ quá hạn do các bên thỏa thuận nhưng không quá 150% lãi suất trong hợp đồng giữa khách hàng và bên nhận bảo lãnh hoặc lãi suất cho vay ngắn hạn mà ngân hàng đang thực hiện. Ngân hàng có quyền thực hiện các biện pháp như phát mại tài sản bảo đảm, trích tài khoản của khách hàng (nếu có thỏa thuận), khởi kiện ra cơ quan pháp luật và các biện pháp xử lý tài sản khác ( nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999) để thu hồi số tiền đã trả thay. Sau khi đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng yêu cầu khách hàng bồi hoàn theo các bước sau: Việc bảo lãnh chấm dứt trong các tường hợp sau: Nghĩa vụ bảo lãnh đã được ngân hàng thực hiện đầy đủ. Nghĩa vụ bảo lãnh chấm dứt theo quy định của pháp luật. Bên được bảo lãnh đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình với bên nhận bảo lãnh. Bên nhận bảo lãnh đồng ý hủy bỏ bảo lãnh theo các quy định của pháp luật. Việc bảo lãnh được thay thế bằng biện pháp bảo lãnh khác do các bên thỏa thuận. Thời hạn của bảo lãnh đã hết hiệu lực trong trường hợp bảo lãnh có quy định về thời hạn hiệu lực của bảo lãnh. Ngân hàng bảo lãnh chấm dứt hoạt động thì nghĩa vụ bảo lãnh được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.