Bài giảng ngôn ngữ báo chí

QUAN ĐIỂM CHUNG 1. Hướng tiếp cận: a. Hiện tồn tại nhiều quan điểm tiếp cận, nghiên cứu ngôn ngữ báo chí, trong đó nổi bật hai hướng sau: - Hướng nghiên cứu các vấn đề lớn trong việc sử dụng tiếng Việt trên các phương tiện truyền thông. (Thống nhất về mặt chính tả, phiên âm, phương ngữ, ). Các phong cách tiếng Việt trên báo chí.

pdf48 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 3817 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng ngôn ngữ báo chí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI GIẢNG NGÔN NGỮ BÁO CHÍ TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH 2 KHOA BÁO CHÍ BÀI GIẢNG NGÔN NGỮ BÁO CHÍ (Hệ cao đẳng) QUAN ĐIỂM CHUNG 1. Hướng tiếp cận: a. Hiện tồn tại nhiều quan điểm tiếp cận, nghiên cứu ngôn ngữ báo chí, trong đó nổi bật hai hướng sau: - Hướng nghiên cứu các vấn đề lớn trong việc sử dụng tiếng Việt trên các phương tiện truyền thông. (Thống nhất về mặt chính tả, phiên âm, phương ngữ, ). Các phong cách tiếng Việt trên báo chí. - Hướng nghiên cứu ngôn ngữ báo chí trong tương quan với đặc trưng lọai hình. Người sọan đề cương bài giảng nhận thấy: - Quan điểm 1 có thể được giải quyết trong học phần về Tiếng Việt thực hành hoặc là Cơ sở ngôn ngữ. - Hướng 2 phù hợp với đặc thù đào tạo của trường PTTH 2 hơn (Thiên về đào tạo kỹ năng và chú trọng vào ngôn ngữ theo lọai hình – cụ thể là PT-TH) Vì thế, đề cương bài giảng đi theo hướng 2. Tài liệu tham khảo mà sinh viên có thể đọc (ngòai bài giảng) là cuốn “Ngôn ngữ báo chí” của Nguyễn Tri Niên, nhà xuất bản tổng hợp Đồng Nai, 2003. b. Cũng với đặc thù đào tạo của trường, đề cương bài giảng của học phần này tập trung vào phần 2 – phần đặc trưng ngôn ngữ của từng lọai hình. Phần 1 – Khái quát ngôn ngữ báo chí chỉ đi sâu những đặc điểm chính, lược bỏ những đặc điểm không rõ nét hoặc giao thoa, chồng chéo, hoặc quá trừu tượng. 2. Mục đích yêu cầu: + Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về chức năng của phương tiện truyền thông tin của từng lọai hình báo chí; Đặc điểm của ngôn ngữ báo chí nói chung và ngôn ngữ của từng lọai hình: báo viết, báo nói, báo hình + Riêng ngôn ngữ báo trực tuyến đề nghị được dạy chung trong môn báo trực tuyến. Vì bản thân loại hình này mang tính tích hợp cao. + Giúp sinh viên hình thành kỹ năng sử dụng ngôn ngữ phù hợp và hiệu quả trong từng lọai hình báo chí. 3. Bài tập: a. Dạng bài tập phân biệt ngôn ngữ viết của các loại hình b. Dạng bài tập nhận định đánh giá ngôn ngữ báo chí của từng loại hình. b. Dạng bài tập chuyển đổi ngôn ngữ lọai hình này sang ngôn ngữ lọai hình khác 4. Đánh giá - Điểm kiểm tra là điểm của các bài tập thực hành (40%) - Tiểu luận: (60%) TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ngôn ngữ báo chí, Vũ Quang Hào, NXB ĐHQG HN, 2001 2. Báo phát thanh, Phân viện Báo chí Tuyên truyền, Đài TNVN, NXB VH-TT, 2003 3. Ngôn ngữ báo chí – Nguyễn Tri Niên, nhà xuất bản tổng hợp Đồng Nai, 2003 4. Làm tin - phóng sự Truyền hình, Tác giả: Neil Everton - Lê Phong dịch, Quỹ Reuters, xuất bản năm 1999 5. Nhà báo hiện đại – The Missouri Group - Nhà xuất bản trẻ, xuất bản năm 2007. BÀI GIẢNG: CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ NGÔN NGỮ BÁO CHÍ I.1 KHÁI NIỆM 1.1. Ngôn ngữ: a/ Các loại ngôn ngữ tồn tại trong cuộc sống: b/ Khái niệm ngôn ngữ: Là hệ thống tín hiệu được quy ước trong cộng đồng, dùng để giao tiếp, truyền tải thông tin. 1.2. Ngôn ngữ báo chí: Là hệ thống tín hiệu được quy ước, dùng để truyền tải thông tin trên các loại hình báo chí. 1.3 Chức năng của báo chí và ngôn ngữ báo chí a/ Thông tin – chính xác – khách quan - Đa dạng – phong phú - Nhanh chóng – kịp thời - Trung thực - Phù hợp với giá trị văn hóa b/ Giáo dục - giải trí (khuôn mẫu – hấp dẫn): - Các chương trình khoa giáo c/ Định hướng (rõ ràng ) + Câu chuyện đội mũ bảo hiểm: từ bắt buộc đến tự nguyện d/ Giám sát – tổ chức – quản lý xã hội (Kiên định - ) - Từ phóng sự “đường dây chạy án Giám đốc thẩm” đến việc quy định thời hiệu cho giám đốc thẩm (3 năm) I.2 TÍNH CHẤT 2.1. Khách quan (ngôn ngữ sự kiện) - Phản ánh sự kiện nguyên dạng – bám sát sự kiện – ghi nhận sự vận động của sự kiện - Phản ánh sự kiện cụ thể với tính chất – bản chất – khuynh hướng của nó – làm sự kiện thật sự là chính nó 2.2. Đại chúng - Phổ cập (ngôn ngữ dành cho số đông, nhiều thành phần và trình độ - lứa tuổi khác nhau) - Báo chí còn là nơi người đọc – nghe – xem – bày tỏ ý kiến bằng ngôn ngữ của họ. 2.3. Khuôn mẫu - Những hình thức diễn đạt cơ bản lặp đi lặp lại (ngữ pháp – từ vựng - - Cấu trúc tác phẩm, chương trình, trang báo, - Các quy ước trình bày ít khi bị phá vỡ - tạo tập quán tiếp nhận 2.4. Sinh động – linh hoạt - đa phong cách - Báo chí sử dụng nhiều phong cách ngôn ngữ khác nhau phù hợp với từng thể loại – nhóm thể lọai. - Bám sát sự kiện – cuộc sống nên ngôn ngữ báo chí cũng linh động da, dạng như chính cuộc sống. - Giọng điệu – phong cách của từng nhà báo tạo nên sự phong phú đa dạng - Các tiến bộ khoa học kỹ thuật làm cho ngôn ngữ báo chí có điều kiện thay đổi không ngừng. I.3. QUY TRÌNH THÔNG TIN 3.1. Giới thiệu khái quát về lý thuyết truyền thông Một cách chung nhất, “truyền thông (communication) là quá trình liên tục trao đổi hoặc chia sẻ thông tin, tình cảm, kỹ năng nhằm tạo ra sự liên kết lẫn nhau để dẫn tới sự thay đổi hành vi và nhận thức” (1). Lý thuyết truyền thông chỉ ra thuộc tính của quá trình của truyền thông và đưa ra mô hình để khái quát quá trình ấy: người phát tin – kênh truyền thông – người nhận tin. Đây được xem là mô hình truyền thông căn bản mà Harol D. Lasswell nêu lên (“Ai nói cái gì, bằng kênh nào, cho ai, và hiệu quả ra ra sao?”) (2). Tuy nhiên, giới hạn của công thức – mô hình này là chỉ hình dung quá trình truyền thông như một đường thẳng, không có tính tương tác. Nhà ngôn ngữ học Roman Jacobson đã đưa ra một mô hình truyền thông mà trong đó, quá trình truyền thông như một chu kỳ, một quá trình trao đổi thông tin, gồm 4 giai đoạn chính: phát tin – truyền tin – nhận tin – phản hồi. 3.2. Ngôn ngữ báo chí - nhìn từ lý thuyết truyền thông: a. Chủ thế phát: E: Hình thành tin – bài: bộc lộ quan điểm b. Chủ thể nhận: R: Tiếp nhận thông tin – thái độ - quan điểm của chủ thể phát c. Sản phẩm báo chí: M Quá trình truyền thông tin từ chủ thể phát tới chủ thể nhận d. Kênh truyền tin (tùy lọai hình): K: dạng thức thông tin e. Kênh phản hồi (Phản ứng từ phía người đọc – nghe – xem: R): r f. Mã (khả năng diễn đạt) của chủ thể phát: phương thức diễn đạt: C 3.3. Chức năng của các yếu tố: a. Chủ thế phát: E: Hình thành tin – bài: bộc lộ quan điểm b. Chủ thể nhận: R: Tiếp nhận thông tin – thái độ - quan điểm của chủ thể phát c. Sản phẩm báo chí: M Quá trình truyền thông tin từ chủ thể phát tới chủ thể nhận d. Kênh truyền tin (tùy lọai hình): K: dạng thức thông tin e. Kênh phản hồi (Phản ứng từ phía người đọc – nghe – xem: R) : r f. Mã: khả năng - phương thức diễn đạt – khả năng sử dụng ngôn ngữ của chủ thể phát: C - Chức năng quan trọng nhất của C là tạo ra siêu ngôn ngữ: cách diễn đạt phù hợp với từng hòan cảnh – đối tượng – phù hợp với “ngưỡng” - Siêu ngôn ngữ giúp nhà báo phản ánh trung thực chính xác – đảm bảo yêu cầu thông tin. - Muốn có được siêu ngôn ngữ - tức mã thông tin chính xác Vốn kiến thức của nhà báo là yếu tố vô cùng quan trọng: (thời sự chính trị xã hội – lịch sử - văn hóa – văn nghệ - ) + Vốn kiến thức là thước đo độ chính xác của thông tin + Vốn kiến thức có chức năng xác định ngưỡng (thông tin đến đâu – đến mức độ nào?) 4. Các mô hình hiệu ứng truyền tin: Thông tin : P Ngôn ngữ: M Hiệu quả: R a. Mô hình chuẩn mực: P – M – R Thông tin cần thông báo – ngôn ngữ phù hợp – hiệu quả thông tin tương ứng với thông tin cần thông báo. (không gây hiểu nhầm – nhiễu - ) b. Mô hình siêu ngôn ngữ: - P khác M – ý lời không khớp – không ăn nhập. - Khá phổ biến: giao tiếp thông thường cũng như giao tiếp thông tin trên báo chí cũng thường rơi vào tình trạng này. + Mô hình siêu ngôn ngữ 1: + Mô hình siêu ngôn ngữ 2: + Mô hình siêu ngôn ngữ 3: 5. Vài lưu ý: + Ấn tượng báo chí hình thành trong lòng người đọc qua ngôn ngữ sự kiện. Ngôn ngữ sự kiện tạo ra độ tin cậy – hấp dẫn – tính khách quan khi phản ánh. + Bản lĩnh chính trị - văn hóa nền – quyết định đến vịêc viết như thế nào – mã thông tin như thế nào + Xác định ngưỡng: (cần có năng lực phân tích lý giải – sự nhạy cảm chính trị ) + Mã – vốn kiến thức của nhà báo do bản thân nhà báo tích lũy. I.4. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NGÔN NGỮ BÁO CHÍ CỦA NHÀ BÁO: 4.1. Bản lĩnh chính trị: - Báo chí cách mạng Việt Nam ra đời cách đây 84 năm (21/6/1925 - 21/6/2009), khởi đầu từ báo Thanh niên do Nguyễn Ái Quốc sáng lập và trực tiếp chỉ đạo, đây là tờ báo đầu tiên của giai cấp vô sản Việt Nam. - Bản lĩnh chính trị của người làm báo được thể hiện ngay trong tác phẩm báo chí. Trong tác phẩm báo chí của mình, nhà báo bày tỏ quan điểm, thái độ với các sự kiện xảy ra; đấu tranh với các quan điểm sai trái và các tư tưởng thù địch; lên án phê phán, các hiện tượng tiêu cực, các thói hư tật xấu; bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của nhân dân. Bản lĩnh chính trị chỉ có được qua học tập, rèn luyện từ trong hoạt động thực tiễn của nhà báo. Đó là cái tâm, là phẩm chất chính trị của người làm báo. Cùng với bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp là yêu cầu hết sức quan trọng với người làm báo. Đạo đức nghề nghiệp báo chí được thể hiện trong mối quan hệ giữa những người làm báo với nhau; giữa người làm báo với các tổ chức, cá nhân liên quan đến nghề báo và được biểu hiện qua hoạt động của nhà báo, đó là lương tâm của nhà báo. Bên cạnh đó, lao động sáng tạo của người làm báo là sự tái tạo lại hiện thực khách quan một cách đúng đắn, chân thực nhưng không phản ánh một cách thô thiển, máy móc. Phản ánh như thế nào là tùy vào quan điểm tư tưởng và đạo đức của nhà báo. Trước một sự kiện xảy ra nhà báo phải biết chắt lọc thông tin, tìm ra cái bản chất nhất, mang tính định hướng dư luận, làm cho công chúng hiểu rõ vấn đề. Sự sáng tạo không phải là sự thêm thắt, hư cấu, thêu dệt trong tác phẩm của mình về sự kiện xảy ra nhằm mục đích cá nhân. Ví dụ cho thấy ĐẠO ĐỨC, QUAN ĐIỂM ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGÔN NGỮ ( Phải làm tròn đạo lý ! Bà Huỳnh Thị Nga, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, đã nhấn mạnh như vậy trong cuộc họp chiều 7-9 để bàn việc phục dựng di tích nhà lao, tổ chức tìm kiếm hài cốt tù chính trị > Sẽ tìm kiếm hài cốt liệt sĩ > Phục dựng di tích và tìm hài cốt > Nên phục dựng những hạng mục chính > Thương vụ xương máu > Hàng trăm hài cốt chưa được quy tập > Đánh đổi di tích lịch sử vì tiền ? > Bán cả đất nhà lao Chiều 7-9, sau loạt bài “Nhà lao Tân Hiệp: Chứng tích không ai được xóa!” khởi đăng trên Báo NLĐ từ ngày 3-8, lần đầu tiên, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Nai đã tổ chức buổi làm việc với sự tham dự đầy đủ của đại diện các sở, ngành trong tỉnh, Ban Quản lý dự án của Ngân hàng Công Thương VN, Ban Liên lạc cựu tù chính trị và đại diện Báo NLĐ để bàn việc phục dựng di tích nhà lao, tổ chức tìm kiếm hài cốt các tù chính trị đã chiến đấu, hy sinh tại nhà lao. Ông Nguyễn Văn Thông và bà Trần Thị Hòa, cựu tù chính trị, phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: N. Phú Lay động lòng người! “Tôi đã mong đợi cuộc họp như thế này từ rất lâu rồi. Khi biết nhà lao Tân Hiệp bị bán, tôi đã rất uất ức tưởng không thể nào thay đổi tình hình”. Tất cả dường như nín lặng khi người đàn ông cao tuổi nhất phòng họp đứng lên phát biểu. Ông là Nguyễn Văn Thông, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Biên Hòa, một trong những người tù chính trị đã tham gia cuộc phá nhà lao Tân Hiệp ngày 2-12-1956. Diễn tiến vụ nhà lao Tân Hiệp Theo đo đạc của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai, tổng diện tích đất nhà lao Tân Hiệp là 53.200 m2. Năm 1993, Thường trực UBND tỉnh Đồng Nai đã đồng ý cho Công an tỉnh Đồng Nai ký hợp đồng bán toàn bộ nhà, mặt bằng trại giam B5 cho Ngân hàng Công Thương VN Chi nhánh Đồng Nai. Ngày 5-4-1993, UBND tỉnh Đồng Nai đã ký quyết định, trong đó ghi rõ: “Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai chấp thuận cho Công an tỉnh được bán toàn bộ nhà cửa và vật kiến trúc của trại giam B5 cho Ngân hàng Công Thương kèm theo quyền sử dụng đất có tổng diện tích 53.200 m2 với giá 3,9 tỉ đồng”. Đến tháng 3-1994, UBND tỉnh ký quyết định thu hồi 1.908 m2 đất đã được bán cho Ngân hàng Công Thương, giao cho Sở VHTT (nay là Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch) quản lý. Phần đất nhỏ này, về sau được Bộ VHTT (cũ) công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia với danh xưng “Nơi diễn ra cuộc nổi dậy phá nhà lao Tân Hiệp”. Ông Thông tay run run lật từng trang tài liệu đã cũ, trưng ra những tấm hình và nói rành rọt: “Đây là thi thể của mấy chục chị em bị pháo địch bắn chết năm 1974 được chôn phía sau nhà lao Tân Hiệp. Và đây là tấm hình tôi chụp hai bia mộ của tù chính trị chôn phía sau nhà lao Tân Hiệp. Như vậy, không thể nói xung quanh đất nhà lao không có hài cốt liệt sĩ...”. Do nỗi đau chưa tìm ra hài cốt của đồng đội đã cùng mình tham gia cuộc phá khám năm xưa, ông Thông đã từng gửi văn bản đề nghị chính quyền tỉnh chấp thuận để ông tổ chức tìm kiếm hài cốt của 22 đồng đội. Nhưng đến nay, ông vẫn chưa nhận được phúc đáp. Ông từng khẳng định sẽ sẵn sàng bán đất, bỏ tiền túi để tìm hài cốt đồng đội. Ông kể: Sau khi biết tin đất nhà lao Tân Hiệp bị bán, ông đã đi gặp cơ quan chức năng của tỉnh mong làm thay đổi tình hình thì một vị lãnh đạo chất vấn ông bằng một câu rất lạnh lùng: “Đất đó bán chứ để làm gì”. Cùng sự phẫn uất như ông Thông, bà Trần Thị Hòa, hiện là Trưởng Ban Liên lạc cựu tù chính trị, kể lại: Một thành viên của Thường trực Tỉnh ủy đã trả lời: “Đất đó không bán thì cũng để trâu nằm!”. Tuy nhiên, theo ông Thông và bà Hòa, mọi chuyện đã qua, hiện nay, mong muốn lớn nhất của họ là tìm được hài cốt đồng đội, mở rộng di tích hiện hữu để làm nơi giáo dục truyền thống yêu nước cho con cháu. Bà Hòa khẳng định nhà lao Tân Hiệp là một trong những nhà tù lớn nhất VN. Quan trọng nhất, nhiều hạng mục của nhà lao này có giá trị lịch sử vì còn giữ được nguyên trạng như tháp canh, lô cốt, tường rào. Bà Hòa nói nếu được mở rộng, nhà lao Tân Hiệp sẽ là một địa chỉ cuốn hút nhiều đoàn khách vào tham quan, tìm hiểu lịch sử. Khẩn trương trùng tu, tìm kiếm Trước những lời tâm huyết lay động lòng người của hai cựu tù chính trị, bà Huỳnh Thị Nga, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, chia sẻ: “Tôi là bậc hậu sinh. Tôi rất khâm phục và ngưỡng mộ những người như chú Hai Thông, luôn trăn trở và đau đáu tìm hài cốt đồng đội. Vì vậy, khó khăn mấy chính quyền cũng phải làm tròn đạo lý”. Về việc trùng tu, tôn tạo di tích “nơi diễn ra cuộc nổi dậy phá nhà lao Tân Hiệp”, bà Nga yêu cầu Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch khẩn trương phục dựng nhà lao Tân Hiệp theo hướng khai thác giá trị truyền thống lịch sử. Ông Huỳnh Văn Tới, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Nai, cho biết mặc dù đã bán toàn bộ đất cho Ngân hàng Công Thương nhưng ý thức được giá trị lịch sử của nhà lao Tân Hiệp, đến nay, UBND tỉnh đã hai lần thu hồi đất của ngân hàng để xây dựng và mở rộng di tích. Hiện nay, UBND tỉnh đã có kế hoạch trùng tu mở rộng di tích “nơi diễn ra cuộc nổi dậy phá nhà lao Tân Hiệp” rộng gấp 3 lần diện tích hiện hữu. Về việc tìm kiếm hài cốt liệt sĩ, bà Huỳnh Thị Nga nhất trí phải tìm kiếm quy tập. Tuy nhiên, bà tỏ ra phân vân vì hiện nay, vẫn chưa có một hồ sơ tài liệu nào xác định vị trí có hài cốt. Tại cuộc họp, rất nhiều giải pháp như tìm hài cốt theo trí nhớ của người tù chính trị còn sống, tìm hài cốt căn cứ vào lời kể của những người sống gần nhà lao năm xưa... Ông Trần Quang Toại, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Đồng Nai, đề xuất trước mắt cho ngành văn hóa vào cuộc để liên hệ với các cựu tù xác định từ 1-3 địa điểm quanh khu vực nhà lao để khai quật. Có mặt tại cuộc họp, đại diện Ngân hàng Công Thương VN cho biết hiện nay, đã hoàn thành khâu san lấp mặt bằng để xây dựng trường nghiệp vụ ngân hàng trên khuôn viên đất nhà lao Tân Hiệp mà mình mua được. Dự kiến, đầu tháng 10 sẽ khởi công xây dựng tòa nhà. Vì vậy, ông Huỳnh Văn Tới cho rằng phải tổ chức tìm kiếm hài cốt trong tháng 9 để không ảnh hưởng đến tiến độ thi công của Ngân hàng Công Thương. Theo đó, căn cứ vào sự xác định của những nhân chứng sống, sẽ khai quật vài hố trên phần đất của Ngân hàng Công Thương. Ông Tới khẳng định khi khai quật sẽ có sự tham gia và giám sát của nhiều bên như các sở, ngành liên quan, Ban Liên lạc cựu tù chính trị, báo chí... “Đây là vấn đề đạo lý nếu không làm thì rất ray rứt”- ông Tới cương quyết. Ông Huỳnh Văn Tới, Trưởng Ban tuyên giáo Tỉnh Ủy Đồng Nai: Bảo đảm an toàn cho khu di tích Tôi kiến nghị UBND tỉnh khẩn trương nâng cấp, trùng tu nhà lao Tân Hiệp, chủ đầu tư cần có giải pháp bảo đảm an toàn cho khu vực đất di tích, phối hợp với Bảo tàng Đồng Nai, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch giám sát quá trình thi công, nếu phát hiện hài cốt phải báo với cơ quan chức năng để xử lý. Đồng thời, trước khi triển khai phương án xây dựng, chủ đầu tư là Ngân hàng Công Thương VN cần hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường, thăm dò hài cốt, di vật lịch sử. Bảo đảm khi triển khai dự án thì dưới nền đất xây dựng phải là “đất sạch”. Nhà báo Đình Xê, đại diện Báo Người Lao Động: Phản ánh tâm hồn, lẽ sống của chúng ta Loạt bài “Nhà lao Tân Hiệp: Chứng tích không ai được xóa!” thể hiện nỗi lo và ý nguyện của đông đảo bạn đọc về giá trị chiều sâu của di tích mang tính lịch sử này. Là cầu nối giữa tâm tư, ý nguyện người dân với các nỗ lực của chính quyền các cấp, những người làm báo chúng tôi vui mừng nhận ra phản ánh của mình đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo bạn đọc và phần nào lay động, thức tỉnh một số cơ quan trước yêu cầu bức thiết bảo vệ, tôn tạo di tích này, biến nó thành di sản tinh thần vô giá. Chúng tôi nghĩ rằng thái độ của chúng ta đối với di tích này phản ánh phần nào cách nghĩ của mình đối với sự hy sinh của các thế hệ đi trước. Con cháu sẽ nhìn vào cách đối xử ấy để hiểu thêm tâm hồn, phẩm hạnh và lẽ sống của thế hệ hôm nay. Công việc của các cơ quan chức năng, vì thế, không thể dừng lại ở những lời hứa hẹn. Như Phú- Kim Cương 4.2. Trí tuệ - vốn kiến thức: - Bác Hồ đã từng căn dặn các nhà báo: "Nhiệm vụ của người làm báo là quan trọng và vẻ vang. Muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ ấy thì phải cố gắng học tập chính trị, nâng cao tư tưởng; phải nâng cao trình độ văn hoá, phải đi sâu vào nghiệp vụ của mình". Như vậy, để đưa sự nghiệp báo chí cách mạng vững bước tiến về phía trước, phải hết sức coi trọng nhân tố con người, trong đó có công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, phóng viên các cơ quan báo chí. Cũng cần khẳng định rằng, đặc thù của nghề báo ngoài năng khiếu thì cần phải có được một vốn kiến thức phong phú, đa dạng, phải là những người nắm được những cái mới nhất, có trình độ hiểu biết về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, ngoại ngữ (3) - Tri thức là nền tảng của nhà báo. - Với nhà báo, không có thông tin cũng giống như không có nguyên liệu, nhưng thiếu hiểu biết sẽ giống như thiếu đi phương pháp. Đôi khi 90% sức hút của bài viết nằm ở cách thức diễn đạt và những kiến thức bổ trợ đi kèm. - Xu hướng truyền thông: đi đôi với chỉ dẫn, bổ sung kiến thức, giải trí (mở nhiều cửa sổ), không có kiến thức nhà báo sẽ không thể phát hiện đề tài, phát triển đề tài. - Những kiến thức bổ trợ sẽ giúp rất nhiều cho công việc của nhà báo từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng của quá trình sáng tạo tác phẩm. + Ví dụ câu chuyện em bé chết lâm sàng + Ví dụ câu chuyện bắn máy bay - Đời sống báo chí luôn biến đổi muôn hình vạn trạng. Biển học vốn mênh mông, vậy thì bao nhiêu kiến thức và kiến thức nào sẽ là cần thiết cho nhà báo? Câu trả lời nằm trong một câu hỏi: Học có bao giờ là đủ? - Thực tế báo chí không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới đã cho thấy có hai kiểu nhà báo: nhà báo là cử nhân báo chí và nhà báo chưa từng qua một trường lớp đào tạo về báo chí. Họ đã – đang cùng làm việc dưới vai trò những thư kí của công luận. Vậy đâu là sự khác biệt, điểm yếu, điểm mạnh của họ? - Đối với một nhà báo – cử nhân báo chí, điểm mạnh lớn nhất của họ có lẽ là nền tảng lý luận chính trị, những kiến thức chính thống và có hệ thống về ngành báo, nghề báo; những kĩ năng khai thác thông tin, triển khai thông tin, kĩ năng phỏng vấn. Tóm
Tài liệu liên quan